Chuẩn bị tâm lý trước khi cưới

Chuẩn bị tâm lý trước khi cưới như thế nào để có đám cưới trọn vẹn nhất. Những lời khuyên hữu ích cho các tân lang, tân nương

Tâm trạng “từ trên trời rơi xuống”

Khi tình yêu đã chín muồi và mỗi người ý thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình cũng là lúc cả hai tính đến chuyện kết hôn. Tuy nhiên không phải cặp đôi nào cũng suôn sẻ, nồng nàn đến tận ngày cưới. Một cô dâu sắp cưới trên Diễn đàn Webtretho chia sẻ: “Em đã rất hạnh phúc khi anh ấy cầu hôn. Hai tháng nữa là đến ngày đám cưới nhưng sao em thấy lòng rất trống rỗng, không có cảm giác mong chờ, hồi hộp như các cô dâu trước ngày cưới. Đôi khi em còn băn khoăn muốn hoãn đám cưới lại, vì càng gần đến ngày cưới người yêu em không còn quan tâm đến em như trước nữa. Em biết khi yêu nhau và khi kết hôn con người ta cũng sẽ thay đổi nhiều, nhưng bây giờ mới chỉ sắp kết hôn mà đã như vậy rồi nên em thấy băn khoăn quá. Trước đây có những việc làm thể hiện sự quan tâm nhau đã từng làm em rất cảm động và nhận lời yêu anh, thì giờ đây anh ấy không còn coi trọng nữa, mà bỏ qua hoàn toàn”. Đấy là tâm trạng hụt hẫng của một cô dâu sắp cưới khi cảm nhận được sự thay đổi từng ngày trong tình cảm và hành động của người chồng tương lai của mình.

Hạnh phúc tương lai rồi sẽ ra sao đây trong tâm trạng thế này?Ảnh: Inmagine


Một cô dâu khác tâm sự: “Mình cũng cận kề ngày cưới rồi, nhưng sao tâm trạng vẫn hoang mang quá… Lúc thì anh rất quan tâm, khi lại cáu bẳn, lạnh lùng. Cứ bắt tay vào làm một chuyện gì đó là lại tranh luận, mâu thuẫn hoặc chịu đựng nhau cho xong mọi chuyện. Đã có những lúc mình nghĩ, hay là dừng hết mọi chuyện lại xem sao, nhưng không đành lòng quyết tâm khi nghĩ đến bố mẹ, gia đình và cả tương lai của mình nữa. Vậy là cứ vừa chuẩn bị cho đám cưới, vừa băn khoăn, lo lắng… Hạnh phúc tương lai rồi sẽ ra sao đây trong tâm trạng thế này?”.

Thay vì hạnh phúc khi tìm được người tâm đầu ý hợp để yên bề gia thất, có người lại cảm thấy mệt mỏi, quá sức: “Nói thật là mình không thích lấy chồng, mình ko muốn thay đổi. Chuẩn bị cưới mà mình không thấy thoải mái tí nào. Có nói với mọi người trong nhà mình thì ai cũng bảo đừng có dở hơi. Nhưng thật sự là mình ko muốn cưới tí tẹo nào. Mình nên làm gì trong trường hợp này. Có nên nói thật cảm xúc này với người yêu mình để hoãn cưới không?”.

Cùng chung tâm trạng, một thành viên khác bị anh chồng tương lai “bỏ rơi” phải lúi húi tự lo liệu, tính toán công việc để chuẩn bị cướii hỏi một mình đã phải gào lên “bộ thấy tui lụy tình, ham chồng lắm hay sao mà quăng cho tui làm hết vậy?”.

Nguyên nhân là do những anh chồng tương lai thay đổi?

Thực ra, đây là tâm trạng chung, xảy ra hầu hết đối với các cô dâu sắp cưới. Việc chuẩn bị công việc cưới hỏi làm bạn thực sự lo lắng và mệt mỏi, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tinh thần, dễ phát sinh cáu gắt. Chưa kể đến những bất đồng quan điểm của hai người, những ý kiến, yêu cầu của bố mẹ hai bên đôi khi cũng làm cho bạn khó chịu và dễ “phát điên” lên.

Chàng “quên” mang theo bạn
Ảnh: Inmagine

Thời điểm sắp kết hôn, có thể bạn sẽ chứng kiến nhiều sự thay đổi ở chàng. Qua cái thời tìm hiểu, yêu đương và chiều chuộng, suốt ngày quấn quýt bên bạn. Chàng sẽ “ vớt vát” chút tự do trước hôn nhân bằng cách la cà, bù khú với bạn bè ở quán sá mà “quên” mang bạn theo. Cũng có không ít chàng sắp là trụ cột của gia đình nhỏ, đang cố tình giãn bớt cường độ chăm sóc, nuông chiều người yêu, thực hiện triệt để kinh nghiệm của ông bà từ xưa để lại “dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về”, dần đưa bạn về “đúng vị trí” làm vợ, làm dâu trong gia đình. Điều này làm không ít cô dâu hụt hẫng, hoang mang.

Những lo lắng về việc hòa nhập cuộc sống với gia đình chồng làm bạn căng thẳng. Liệu bố mẹ chàng có khó khăn quá không?. Liệu sống chung có xảy ra xung đột gì không? Nên giải quyết những rắc rối trong quan hệ gia đình như thế nào? Tương lai của bạn sau khi lấy chồng sẽ ra sao… Bạn nôn nóng muốn câu trả lời ngay, nhưng đáp án của vấn đề lại nằm đằng sau, khi hôn nhân của bạn thực sự bắt đầu.

Khi “ván đã đóng thuyền” bạn mới phát hiện ra những khuyết điểm và tật xấu của người chồng tương lai: luộm thuộm, vô tư, hời hợt, ham chơi… Thật khó để bạn có thể thay đổi chàng, điều này cũng làm bạn buồn phiền, chán nản. Thậm chí có người còn nghi ngờ quyết định tiến tới hôn nhân của mình có phải là sai lầm?

Giải pháp cho vấn đề

Đừng vội “thất vọng” rồi lo sợ nghĩ rằng sau này cuộc sống chung sẽ gặp trắc trở. Cuộc sống hôn nhân còn vô vàn những lần “va chạm ý kiến” giữa hai người, hãy xem những thay đổi về tâm lý trước khi cưới là những thử thách lớn cho sự khởi đầu của hai bạn, đó cũng là minh chứng cho việc tình yêu có thể vượt qua những sóng gió đời thường.

Hãy nghĩ đến lớp học tiền hôn nhân.      Ảnh: Inmagine


Nếu bạn đã quyết định từ giã cuộc sống độc thân và sẵn sàng làm một người vợ hiền, dâu thảo. Hãy tham gia vào lớp học tiền hôn nhân để trang bị những kiến thức cơ bản về bản chất tâm lý trong ứng xử vợ chồng, những quy luật cảm xúc điều khiển tình yêu – hôn nhân. Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Tìm hiểu về tình dục, văn hóa phòng the cũng như diễn biến tâm lý và cách giải quyết xung đột trong gia đình… sẽ giúp bạn dễ dàng đón nhận và thích nghi dần với những thay đổi trong gia đình chồng mà không cảm thấy thất vọng về nửa kia của mình.

Hãy chia sẽ những vấn đề của bạn cho bạn bè, gia đình và thẳng thắn trao đổi những gì bạn đang nghĩ cùng chàng. Giải tỏa những cơn lo lắng bằng cách chơi thể thao, mua sắm, gặp bạn bè hoặc đơn giản là nằm nghỉ ngơi. Mềm mỏng, thuyết phục chàng tham gia vào lớp học tiền hôn nhân, đấy cũng là cách để chàng sẽ chia những khó khắn mà bạn mắc phải, cùng bạn vượt qua cơn khủng hoảng tâm lý trước khi cưới.

Đám cưới là sự khởi đầu cho hạnh phúc thăng hoa, nếu bạn không vượt qua được những diễn biến tâm lý trước khi cưới thì cuộc hôn nhân của bạn có thể bắt đầu xuất hiện vết rạn nứt ngay từ khi hai người mới “khởi động”. Chỉ mất một phút để nhận lời cầu hôn, nhưng bạn mất cả đời để yêu thương, gắn bó và sống chung với nửa kia. Hãy thận trọng đặt từng viên gạch đầu tiên để xây dựng cuộc sống hôn nhân thật vững chắc bằng cách bắt đầu học làm vợ, làm dâu ngay từ bây giờ.

Mẹo khắc phục stress trước đám cưới:

Cảm giác sợ hãi, căng thẳng, lo lắng những vấn đề xảy ra đột xuất thường là trải nghiệm của phụ nữ trước đám cưới. Vì vậy, những đôi uyên ương nên có sự chuẩn bị về tinh thần và những điều kiện vật chất trước ngày cưới.

Đầu tiên là lập danh sách tất cả những áp lực và lo ngại của bạn trước ngày cưới. Ngoài danh sách đó, hãy viết ra những lý do khiến bạn sợ hãi, lo lắng.

Nếu bạn cảm thấy bạn không thể tự mình xử lý các vấn đề đó, hãy xin lời khuyên từ gia đình hoặc bạn bè thân thiết hoặc bàn luận về những lo sợ và quan tâm của bạn với nửa kia của mình để bạn không cảm thấy mình đơn độc luôn có người sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Dưới đây là một số mẹo để đối phó với sự căng thẳng trước đám cưới.

Thư giãn

Căng thẳng là điều phổ biến trong các gia đình và những cặp vợ chồng tương lai trước ngày cưới. Nếu bạn trải nghiệm những căng thẳng này, đừng nghĩ rằng hôn nhân của bạn không may mắn. Những điều như thế thường xảy ra trước ngày trọng đại và nếu không khéo, thậm chí mọi người sẽ đổ lỗi cho nhau.

Hãy cố gắng thư giãn, chẳng hạn như thiền, nghe nhạc với những âm thanh mang sắc thái tự nhiên như chim hót líu lo và tiếng sóng biển. Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một nơi bạn đã từng đến thăm và đánh thức cảm giác thú vị tại nơi đó của bạn trước đây.

Chuẩn bị tinh thần

Cần sự can đảm đáng kể để bắt đầu cuộc sống với người khác. Vì vậy, việc chuẩn bị tinh thần là điều rất cần thiết. Bạn làm điều này một cách trung thực và cởi mở. Tiết lộ những điểm yếu và thế mạnh của mỗi người cho nhau.

Nếu vẫn còn những vấn đề khúc mắc, hãy dứt khoát giải quyết. Tìm hiểu để đánh giá cao sự tương đồng. Hãy tin rằng, các cặp vợ chồng càng hiểu nhau, cả hai bạn càng tự tin sống với nhau. Đừng sợ mất tự do vì những trách nhiệm mới.

Trao đổi thông tin

Bạn và anh ấy phải là một cặp hòa hợp trước mặt gia đình của các bạn. Đôi khi người phụ nữ bị căng thẳng là do thái độ của người chồng thiếu quan tâm lo lắng cho sự kiện trong gia đình.

Vì vậy, hãy rủ đối tác của bạn tham gia vào việc chuẩn bị cho đám cưới (lên kế hoạch đám cưới). Thường xuyên thảo luận về kế hoạch đám cưới hoặc trách nhiệm khiến anh ấy cảm thấy bạn cần anh ấy.

Lịch hàng ngày
Viết ra một cuốn sổ những gì hai bạn đã thực hiện vào một ngày và những việc sẽ phải làm ngày hôm sau. Với việc văn bản hóa lịch làm việc như thế, bạn có thể đánh giá hoạt động của bạn và người bạn đời. Điều này làm cho bạn an tâm rằng đã làm nhiều điều để chuẩn bị trước ngày cưới.

Yêu cầu sự giúp đỡ của gia đình

Để bạn không căng thẳng, nên yêu cầu sự trợ giúp của gia đình. Hãy thành lập “Ban tổ chức” đám cưới. Giao trách nhiệm đủ lớn cho người bạn tin tưởng cho khâu chuẩn bị.

Nếu bạn không muốn bận tâm, hãy sử dụng các dịch vụ tổ chức đám cưới đã được tin cậy.

Giảm stress

Chuẩn bị cho cơ thể bạn bước vào thế giới của tiệc tùng đám cưới. Nghỉ ngơi nhiều và tiêu thụ thực phẩm lành mạnh để cơ thể trở nên khỏe khoắn trong những ngày bận rộn và trọng đại đó.

Hãy tận hưởng hạnh phúc sắp tới của mình. Thông thường, stress sẽ biến mất một khi bạn có đối tác thích hợp và cùng chia sẻ niềm vui và sự bận rộn với bạn.

Thưởng thức


Hãy biến những trải nghiệm cho một đám cưới một lần trong đời như những hạnh phúc bất ngờ. Đừng biến ngày cưới thành một kỳ thi hoặc quá lo lắng về việc lễ cưới diễn ra có tốt đẹp hay không.

Hãy tận hưởng từng giây phút quan trọng sẽ xảy ra trong cuộc sống của bạn.

Thiền định và ngẫm nghĩ

Đó là một hoạt động mà bạn nên làm. Hầu như tất cả mọi người đều cảm thấy nghi ngờ trước khi bước vào một con ngõ, lối đi. Họ tự hỏi là mình đã đi đúng hướng hay chưa. Hãy dành ít phút để suy nghĩ về những quyết định của bạn.

Nhìn vào mặt tích cực của hôn nhân và hãy nghĩ rằng bạn không đơn độc trong cuộc sống. Bạn sẽ có một người bạn trong việc giải quyết tất cả các vấn đề, cùng với niềm vui và nỗi buồn của bạn.


(st)
E moj 24tuoi.a ay 28.bon e da wen nhau 4nam.jo a ay mun ket hon.e thj cong vjec chua on dinh.gjo e rat hoang man.a ay bao k doi them duoc.1phan vj ba noi a ay nay da lon tuoj.e k biet lam sao.
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Năm nay e đã 27 tuổi r.và 1 tháng nữa là bọn em cử hành hôn lễ.Nhưng thời gian gần đây bọn em có một số hiểu lầm nhỏ, nhưng nó lại đủ lớn để 2 đưa giận nhau và đã nghĩ tới chuyện dừng lại. Nhưng bố mẹ thì định ngày cưới r. Ai là người việt nam cũng vậy,trước khi hôn nhân bố mẹ có đi xem va chọn ngày đẹp, bất ngờ khi mẹ nói tuổi của 2 đứa không hợp và tuy đã định ngày cưới mà thầy bói lại nói sẽ chẳng có đám cưới đâu. Dù không muốn tin, nhưng nhiều sự việc đến cùng một lúc khiến e thấy mông lung quá, em không biết nghĩ gì trong lúc này ? hãy cho em một lời khuyên
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Đúng đấy bạn ạ, đừng có tin vào bói toán mà đánh mất niềm tin bạn ạ, cuộc sống có lúc này lúc kia mới gọi là cuộc sống, quan trọng là tình cảm của 2 bạn đấy...Nếu thầy bói họ giỏi như thế thì họ đã ko làm thầy bói bạn ạ!! Đừng suy nghĩ nhìu nhé! Chúc 2 bạn hạnh phúc1
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
bạn ơi đừng tin mấy ông thầy tào lao ! anh chị minh cũng giống bạn rùi bay h có hai đứa con rồi , làm an rất khá nữa , quan trọng là tình cảm thôi
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Gửi hỏi đáp - bình luận