Thực phẩm giúp dễ sinh khi chuyển dạ
Cách chữa kiến ba khoang cắn mà không phải đến bệnh viện
Làm sao để hạ sốt nhanh cho trẻ mà không cần phải tới bệnh viện?
Bình thường sinh ở nhà cũng an toàn như ở bệnh viện, nhưng trong một số trường hợp thì bắt buộc phải sinh tại bệnh viện.
Có một số các yếu tố bắt buộc bạn phải sinh tại bệnh viện, ví dụ như nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường, thì phải lên kế hoạch sinh tại bệnh viện, hoặc nếu bị tiền sản giật thì phải bỏ kế hoạch sinh tại nhà mà chuyển khẩn cấp vào bệnh viện
Những yếu tố nhất thiết không cho phép sinh ở nhà gồm có:
. Đã có biến chứng trong các lần sinh trước.
. Khi xương chậu nhỏ.
. Khi thai ngồi mông.
. Có một vấn đề y khoa nào đó khiến cho cả hai mẹ con gặp nguy cơ, ví dụ như cao huyết áp, thiếu máu, đái tháo đường, thừa dịch ối, mụn rộp, nhau tiền đạo, nhau bong non, tiền sản giật và sản giật.
. Khi mang đa thai.
. Có nguy cơ sinh non.
. Thai già tháng.
Danh sách kiểm tra của bạn
Khi bụng bắt đầu co thắt, hãy giữ bình tĩnh, đừng hấp tấp vội vã. Chuyển bụng con so có thể kéo dài từ 12 đến 14 tiếng đồng hồ, còn chuyển bụng con dạ khoảng 7 tiếng đồng hồ.
Khi bắt đầu vào cơn chuyển dạ, bạn phải:
. Báo với bác sĩ.
. Gọi taxi nếu như chồng hoặc người nhà bạn không đưa bạn đi sinh.
. Gọi chồng hoặc người giúp đỡ lúc sinh.
. Nhờ người trông nom trẻ con ở nhà.
. Kiểm tra túi xách đựng đồ của bạn cũng như dụng cụ hỗ trợ khi sinh và túi đồ dùng của con để mang đi bệnh viện.
. Ngồi bình tĩnh chờ xe.
. Uống một ly nước ấm và ngọt.
Đi bệnh viện
Khi mọi sự đã sẵn sàng từ trước, các thứ cần đem đi bệnh viện đã được xếp đặt cẩn thận thì bạn sẽ không phải lo lắng rằng sắp chuyển dạ đến nơi mà thiếu chuẩn bị.
Đồ vật mà bạn đem theo vào bệnh viện thuộc 3 loại như sau: quần áo và các đồ dùng cho bạn; quần áo, tã lót và đồ dùng của bé; và cuối cùng là những thứ giúp bạn được dễ chịu.
Đồ dùng của bạn
Bạn sẽ cần hai hoặc ba áo ngực cho sản phụ, vài cái áo ngủ có nút phía trước, áo choàng và đôi dép, quần lót dài, khăn siêu thấm và có băng dính (có nơi bệnh viện sẽ cấp). Có một túi nhỏ đựng lược, dầu gội đầu, khăn lông, khăn lau, kiếng soi nhỏ, đồ trang điểm, các dung dịch vệ sinh và giấy vệ sinh. Bạn cũng nhớ đem theo bảng kế hoạch sinh của mình.
Đồ dùng của bé
Mang theo đầy đủ tã lót và quần áo cho bé. Khi bế con về nhà, bạn phải cần thêm quần áo cho bé, nón, khăn lông lớn để quấn em bé.
Đã tới giờ chưa?
Khi gần đến giờ sinh, bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu cho biết cơ thể đã sẵn sàng. Bạn sẽ có triệu chứng sắp chuyển dạ hoặc có khi là chuyển dạ thật sự. Dù bạn không phải vội vàng chạy đến bệnh viện khi những dấu hiệu sau đây xuất hiện nhưng bạn nên biết trước để thực hiện nhưng bước chuẩn bị sau cùng: trước hết là chảy nhớt hồng kế đó là vỡ ối kèm theo cơn co thắt, hoặc vỡ ối sau những cơn co thắt.
Chảy nhớt hồng
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển dạ, nút nhầy có vết máu, đóng kín cổ tử cung trước khi sinh, chạy tuột ra. Rất dễ nhận ra dấu hiệu này.
Vỡ ối
Áp lực do các cơn co thắt hoặc do đầu của bé đè mạnh vào lớp màng mỏng của bọc nước ối làm cho nó vỡ ra. Nước ối sẽ thoát ra từ từ hoặc ồ ạt.
Các cơn co thắt đều đặn
Dù trước đây bạn có thấy các cơn co thắt hay không, thì bây giờ bạn cũng phải chịu đựng những cơn đau dữ dội xảy ra từng chập đều đặn, càng lúc càng kéo dài và khoảng thời gian giữa các cơn co càng lúc càng ngắn đi.
Khi nào đi sinh?
Khi trong hơn một tiếng đồng hồ xuất hiện các cơn co thắt đều đặn cách nhau từ 5 đến 15 phút, mỗi lần kéo dài chừng một phút và không mất đi khi bạn đi qua đi lại, hoặc là khi bạn thấy không thể chịu nổi thì đó là lúc bạn đi sinh. Bây giờ thở chậm không còn đủ nữ, bạn phải sử dụng đến các kiểu thở khác. Đây là lúc cơn chuyển dạ đã bước vào giai đoạn thứ nhất. Vẫn còn đủ thời gian cho bạn đi bệnh viện và hoàn tất việc kiểm tra vào giây phút cuối cùng bạn sẽ đỡ mất công chờ lâu tại bệnh biện
Không nhất thiết phải vội vã đi bệnh biện, bởi vì giai đoạn đầu tiên kéo dài tối thiểu phải khoảng 2 - 8 tiếng đồng hộ, nếu là con đầu lòng. Dù sao ở nhà cũng thoải mái hơn ở bệnh viện. Tuy nhiên, nếu chỗ ởcủa bạn xa bệnh viện hoặc lo sợ có thể đi đến không đúng giờ, thì cứ đi sớm.
Phương tiện di chuyển
Có thể đi taxi, xe cứu thương hoặc xe hơi. Đừng bao giờ tự lái xe. Nếu có gọi xe cứu thương hoặc taxi, nhớ nói đầy đủ địa chỉ, nếu cần nên chỉ dẫn rõ ràng làm sao có thể đến nhà đón bạn, như vậy sẽ không mất thời gian chờ đợi vô ích. Nếu bạn đi bằng xe thì phải đảm bảo xe của bạn đã được sữa chữa thật tốt (từ tuần thứ 38) trong xe phải có sẵn nguồn xăng dự trữ.
Đến bệnh viện
Nếu bạn đi bằng xe hơi, chuyến đi phải được an toàn và thoải mái.
Trong những tuần sắp sửa đi sinh, bạn và người lái xe phải thông thuộc đường, cần biết thời gian đi đường bao lâu vào các thời điểm khác nhau trong ngày và phải tính toán lộ trình thay đổi trong trường hợp bị kẹt xe. Bạn cũng nên xem lại các lối vào bệnh viện và lối vào phòng sinh, nhất là vào ban đêm.
Chiếc xe
Xe càng rộng bao nhiêu thì càng thoải mái bấy nhiêu. Ngồi băng sau sẽ thoải mái và an toàn hơn. Nếu có đủ chỗ thì bạn cứ nằm.
Sinh đột ngột.
Nếu con bạn chuẩn bị ra đời trên đường đi, bạn cứ giữ bình tĩnh. Nếu gần tới bệnh viện có thể bạn sẽ đến đúng lúc. Nếu còn quá xa, tốt hơn là nên ngừng lại chỗ có điện thoại và gọi xe cấp cứu, sau đó phải tự mình chuẩn bị vì lỡ có thể sinh gấp.
(St)