Gia đình của ca sĩ Tùng Dương và những chuyện đời tư của chàng ca sĩ đầy chất "ma mị"
Những chuyện tình của Thanh Thảo
Các nhà tâm lý học cho rằng các cụ già thường xuyên ngồi nói chuyện vui với nhau sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Có năm cái lợi cụ thể như sau:
Rèn luyện trí óc
Nói chuyện vui có thể ví như một bài tập thể dục cho trí óc. Người ta thường nói, “càng hoạt động nhiều thì trí óc càng thông minh”. Vì khi nói chuyện vui phải tìm tòi, suy nghĩ một chuyện gì đó làm cho người nghe say mê, như vậy là bắt óc phải suy nghĩ, phải lục lọi “những hàng dự trữ trong kho” của bộ não, tư duy, sắp xếp hợp lý rồi nói ra thành một câu chuyện. Chính vì thế mà vô hình chung trí não đã được rèn luyện.
Tăng thêm hiểu biết, kiến thức, mở mang trí tuệ
Trong khi nói chuyện vui, sẽ biết thêm nhiều thông tin, học được nhiều điều mới mẻ, đồng thời lại có thể nhớ lại những chuyện cũ, rút ra các bài học kinh nghiệm, ôn cổ tri tân. Đối với các cụ có năng khiếu viết, còn có thể thu thập những chuyện phiếm, tích lũy tài liệu để sáng tác. Bồ Tùng Linh, nhà văn đời Thanh đã dùng phương pháp nói chuyện phiếm để thu thập những câu chuyện dân gian rồi chỉnh lý lại thành tập “Truyện cười thiên hạ”.
Giải tỏa buồn phiền, duy trì thái độ lạc quan, tâm hồn thoải mái
Khi gặp những chuyện buồn phiền, tốt nhất nên tìm gặp các bạn thân để tán chuyện phiếm, như thế sẽ giúp cho tâm lý được ổn định, giảm bớt bệnh tật cho cơ thể.
Giao lưu bạn bè, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người
Người già, nhất là sau khi đã nghỉ hưu, phải xa môi trường công tác quen thuộc và các bạn đồng nghiệp, thường cảm thấy hụt hẫng, cô đơn. Tán chuyện phiếm có thể giúp cho người già giao du rộng rãi, thoát khỏi cảnh cô độc.
Giao lưu tư tưởng tình cảm giữa vợ chồng, phòng ngừa các bệnh tật như bệnh tim, chảy máu dạ dày, huyết áp cao v.v..
Đương nhiên việc nói chuyện vui giữa vợ chồng phải chú ý đến cách thức và nội dung câu chuyện, phải nói bằng giọng tỉ tê, có nội dung tao nhã, nhưng không nên nói dông dài, nếu nói dông dài sẽ dễ làm huyết áp tăng cao.