Các bước chuẩn bị cho cuộc họp chuyên nghiệp nhất
Lễ vật cưới hỏi cần chuẩn bị những gì
Các bước chuẩn bị cho buổi họp báo
7 Bước chuẩn bị trước khi Cưới .
Đối với cô dâu tương lai
1.Chọn nhà hàng ít nhất từ 4 tháng tới 7 tháng trước hôn lễ: Bạn đừng cho đây là sự lo xa, vì sự lo xa này hoàn hoàn không thừa. Các nhà tư vấn cưới hỏi cho rằng để không phải gặp sự cố “vắt chân lên cổ mà chạy” vì tới nhà hàng, khách sạn nào cũng bị từ chối vì đã hết chỗ, đôi tân hôn cần liên hệ với nhiều nhà hàng, xem xét thực đơn để chọn cho mình một nơi đặt tiệc hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện mọi mặt của mình nhất.
2. Chọn mẫu và in thiệp cưới đầy đủ: Nhiều đôi tân hôn đã sai lầm khi xem nhẹ vịêc này. Vấn đề ở chỗ là cần lập danh sách khách mời thật kỹ để tránh trường hợp sát ngày cưới mới “ vắt chân lên cổ” chạy đôn chạy đáo để in thêm thiếp mời.
3. Không nên may trang phục cưới quá sớm: Thực tế cho thấy số đo của cô dâu tương lai có thể thay đổi trong những tháng sát hôn lễ. Vì vậy nếu cô dâu may trang phục cưới quá sớm rất dễ vừa mất công sửa chữa và áo sẽ mất đẹp. Các nhà tư vấn khuyên rằng: tốt nhất cô dâu nên chọn kiểu dáng trước cùng với việc chuẩn bị sẵn sàng chất liệu vải. Và chỉ nên may trang phục cưới trước khi lên xe hoa khoảng 1 tháng.
4. Chọn cách trang điểm phù hợp nhất: Các cô dâu không nên chủ quan khi quá trông cậy vào chuyên viên trang điểm. Các chuyên gia tư vấn khuyên rằng khi có thời gian rảnh rỗi, cô dâu tương lai nên tự trang điểm một vài kiểu, từ đó chọn ra cách trang điểm phù hợp nhất với mình dành cho ngày trọng đại của mình.
5. Cần lập một quỹ riêng để phòng bội chi: Giống như làm nhà, tổ chức cưới thường bao giờ cũng có những khoản phát sinh. Vì vậy, đôi tân hôn phải chuẩn bị để luôn chắc chắn rằng mình có gần gấp đôi số tiền định chi trong ngày cưới. Và đôi tân hôn cần bỏ số tiền dư ấy vào một quỹ riêng để dự phòng.
6. Ăn ngủ điều độ để giữ sức khoẻ: Nếu cô dâu không muốn thường xuyên mệt mỏi, da khô, lên cơn đau dạ dày bất chợt hoặc nổi mụn đúng vào ngày cưới…thì nhất thiết cần tập một môn thể dục và ăn ngủ điều độ để tự bảo vệ sức khoẻ.
7. Cần học thuộc quy trình và các bước của hôn lễ: Các nhà tư vấn khuyên cô dâu phải hỏi rõ ý bố mẹ đôi bên về quy trình làm lễ cưới. Đôi tân hôn cũng cần học thuộc điều đó để tránh bỡ ngỡ, vấp váp và lúng túng vào những thời điểm quan trọng nhất.
Dịch vụ tổ chức tiệc cưới
Nếu bạn đã xem bộ phim “Wedding Planner” do nàng ca sĩ nổi tiếng của Mỹ, Jannifer Lopez thủ vai chính thì bạn sẽ không mấy ngạc nhiên về sự xuất hiện của loại hình dịch vụ tương đối là mới mẻ này trong thời buổi mà ai cũng có vẻ như “đầu tắt, mặt tối.” Nếu tất cả những số lượng công việc trên khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và quá sức, giải pháp tốt nhất là tìm đến một nhà cung cấp dịch vụ tổ chức tiệc cưới. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn về ngân sách tổ chức, các thủ tục pháp lý, các nghi lễ truyền thống, danh sách các việc cần phải làm, đơn giản là họ có hàng núi kinh nghiệm về công việc này. Đương nhiên, bạn sẽ phải tốn một khoản tiền cho dịch vụ, nhưng rõ rang lợi ích lớn nhất chính là nó giúp cho bạn có một tâm trạng thảnh thơi, thoải mái để có nụ cười tươi nhất trong ngày trọng đại. Các nhà cung cấp dịch vụ thường đảm nhận trọn gói các dịch vụ tổ chức tiệc cưới cho bạn và tất cả những việc bạn phải làm là chỉ việc mặc áo cưới và xuất hiện lộng lẫy tại buổi tiệc.
Những thứ cô dâu cần chuẩn bị trong ngày cưới
Nếu bị say xe, cô dâu có thể nhờ mẹ chuẩn bị cho một ít vỏ quýt, kẹo cao su hoặc dùng miếng dán chống say.
Trong ngày cưới, hàng loạt những việc trọng đại sẽ "lấn lướt", làm cô dâu không thể tập trung nhớ hết được các chi tiết nhỏ nhặt khác. Một cô dâu vừa làm đám cưới tiếc nuối chia sẻ, do người lớn cứ sắp đặt hết các bước tiến hành trong đám cưới, khiến vợ chồng cô chỉ răm rắp làm theo như một cái máy và không có sự chuẩn bị sẵn, nhất là những tình huống bất ngờ xảy ra, ví dụ như đứng quá lâu nên cô dâu bị đau chân.
Để tránh những rắc rối xảy ra trong ngày cưới, dưới đây là những điều cô dâu nên lưu ý và chuẩn bị sẵn sàng trước khi bị cuốn vào "vòng bận rộn" của ngày cưới:
- Chuẩn bị sẵn một đôi giày bệt để thay khi chân đau do đứng nhiều. Bạn có thể nhờ phù dâu hoặc một người thân trong nhà cầm giúp và mang theo.
- Một vài viên thuốc giảm đau đầu (cô dâu có thể bị đau đầu do tiếng nhạc quá lớn, tiếng ồn từ phòng cưới, do đội mấn hoặc voan cài đầu, tóc búi quá chặt...).
- Nếu bị say xe, bạn nên nhờ mẹ chuẩn bị sẵn một ít vỏ quýt, kẹo cao su hoặc miếng dán chống say. Một số nhà thuốc hiện nay có bán loại thuốc chống say không gây buồn ngủ và mệt mỏi, bạn có thể mua và dùng thử trước đám cưới vài ngày xem có tác dụng không.
- Ngày cưới, cô dâu gần như sẽ không ăn được gì nên trước khi nhà trai đến đón dâu, bạn có thể uống tạm một chút sữa, ăn cháo hay nước yến... Ngoài ra, nên mang theo sữa và nước khoáng bên mình trong suốt bữa tiệc cưới.
- Mang theo phấn trang điểm để dặm lại khi đám cưới kéo dài quá lâu.
- Chuẩn bị sẵn trà gừng để phòng trường hợp cô dâu bị tụt huyết áp do đói, do hoạt động quá sức.
|
Trong túi mang theo nên có trà gừng, sữa, nước, thuốc giảm đau đầu... Ảnh: IM. |
Những vật dụng này cô dâu có thể chuẩn bị sẵn trước hôm đón dâu và cho vào một chiếc túi nhỏ, nhờ người nhà mang theo. Ngoài ra, trước ngày cưới, cô dâu nên dùng mật ong thoa đều khắp môi để có làn môi mềm, không thâm và "ăn" son trang điểm. Uống vitamin E trước ngày cưới vài tháng để làn da không bị khô, mịn màng và hồng hào hơn.
Một mùa cưới lại đến, bên cạnh niềm vui có được người bạn đời sau những tháng ngày yêu thương gắn bó, không ít bạn trẻ lo lắng để làm sao chuẩn bị cho đám cưới của mình vừa chu toàn lại vẫn mang "bản sắc" riêng để mỗi người đến dự nhớ mãi về ngày trọng đại của hai người.
Theo Ths Tâm lý Phạm Thị Tâm, mỗi bạn trẻ trước ngày cưới nên có một quá trình chuẩn bị về tâm lý, tình cảm, kinh tế, sức khỏe... để có thể bước chân vào ngày quan trọng nhất cuộc đời một cách vui vẻ và thoải mái. Nếu có thể, mỗi cô dâu nên đi học một lớp "Tiền hôn nhân" để trang bị cho mình những kĩ năng sống, cách ứng xử cho quá trình làm vợ, làm mẹ sau này. Nhiều vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng nếu như không có cách xử trí thì sẽ rất dễ gây nên mâu thuẫn lớn, ảnh hưởng đến ngày trọng đại.
Dưới đây là những tư vấn dành cho cô dâu để có một đám cưới tốt nhất.
1. Đầu tư lâu dài cho làn da
Gần đến ngày cưới, cả cô dâu - chú rể phải lo lắng nhiều việc, chính vì thế dễ gặp stress, ảnh hưởng đến làn da của cô dâu, da dễ bị sạm, mọc mụn... Do đó, bạn gái không nên sử dụng các phương pháp dưỡng da trong thời gian gấp mà phải có sự đầu tư lâu dài cho làn da từ trước đó. Tốt nhất là nên uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây để có Vinamin C và có thể bổ sung thêm Vitamin E giúp làn da luôn khỏe mạnh, căng tràn sức sống.
Cô dâu nên nói rõ quan điểm sở thích khi chụp ảnh cưới
2. Nói rõ quan điểm khi chụp hình cưới
Một trong những lo lắng của bạn gái khi chụp ảnh cưới là sợ bộ hình của mình giống với những bộ album cưới khác. Để "hóa giải" điều này, tốt nhất khi đi chụp, bạn nên nói rõ quan điểm, sở thích, mong muốn của mình về một bộ hình đẹp, mang bản sắc riêng, khi đó nhiếp ảnh gia sẽ nhìn đặc điểm vợ chồng bạn cùng những mong muốn để tạo cho hai người những kiểu chụp độc đáo và đẹp mắt.
3. Trang điểm tùy theo không gian
Có nhiều cô dâu khi trang điểm cưới quá đậm khiến bạn bè, người thân đến dự không nhận ra bạn khi đến dự tiệc. Nhằm tránh điều này, tốt nhất bạn nên căn cứ vào từng hoàn cảnh để có cách trang điểm phù hợp. Tốt nhất, khi đãi tiệc ở nhà, nên trang điểm nhẹ nhàng, đơn giản, còn khi ở khách sạn hay buổi tối thì có thể trang điểm đậm hơn, tránh trường hợp ngược lại khiến cho khách đến dự "choáng" vì thấy cô dâu lạ lẫm.
4. Nên tổ chức vào ngày thường
Ngày thứ bẩy chủ nhật nhiều đôi tổ chức cưới, chính vì thế các nhà hàng sẽ đầy chỗ, khiến cho bạn khó lòng đặt được nhà hàng ưng ý, chính vì thế, tốt nhất, nếu có thể, hãy chọn những ngày thường như thứ 5 thứ 6 (vừa gần ngày cuối tuần, vừa ít người đặt), khi đó, bạn có thể được nhà hàng ưu đãi cho những khuyến mại mà nếu đặt vào thứ 7, chủ nhật sẽ không thể có được. Ngày thường bạn bè cũng ít nhận được thiếp cưới, do vậy họ có thể đi dự đám cưới của bạn đầy đủ và đông vui hơn.
Chọn được nơi tổ chức tiệc cưới là điều không phải dễ, vì thế bạn nên đặt trước, nếu có thể thì chọn ngày thường, sẽ được hưởng nhiều ưu đãi
5. Nhờ đến người thân, bạn bè
Nếu như bạn và người yêu ở hai vùng quê khác nhau, hai người lại cùng gặp gỡ, sinh sống ở TP lớn như Hà Nội, TP HCM, vì thế, khi tổ chức cưới phải làm đến 2,3 lần ở những nơi các nhau khá xa. Tốt nhất trong trường hợp này, bạn nên nhờ người thân, họ hàng, bố mẹ ở quê tổ chức và mời mọi người hộ. Khi đó, bạn sẽ không phải mất quá nhiều công sức trong việc sắp xếp mọi việc ở quê, lại có nhiều thời gian, sức khỏe để tập trung vào đám cưới của mình ở từng nơi.
6. Có thể mời bạn thân riêng
Nhiều bạn trẻ lo lắng khi thấy đám cưới của mình phần tổ chức giống với những bữa tiệc khác, không có "điểm nhấn" gì độc đáo nên muốn sáng tạo đám cưới theo phong cách và cá tính của riêng mình. Tuy nhiên, điều này sẽ khó chấp nhận nếu như bố mẹ, họ hàng bạn là người gia trưởng. Do đó, cách tốt nhất, ngoài việc vận động tâm lý bố mẹ, bạn có thể chia đám cưới mình thành hai bữa tiệc, một tiệc nhỏ dành cho bạn bè, bố trí như ý mình, còn tiệc lớn mời họ hàng, những người lớn tuổi theo phong cách truyền thống.
7. Đảm bảo sức khỏe cho cô dâu mang thai
Xã hội hiện đại không hiếm những trường hợp các bạn gái "ăn cơm trước kẻng" rồi mới kết hôn. Do đó, khi rơi vào trường hợp này, cả cô dâu và chú rể cần "đồng tâm hiệp lực" thực hiện "bài toán tư tưởng" với bố mẹ họ hàng hai bên trước để hai họ hiểu và thông cảm. Chú rể là người quan trọng để cho cô dâu có tâm lý thoải mái nhất nhằm có sức tiếp khách trong ngày người để tránh ảnh hưởng đến mẹ và con. Không nên chọn áo cưới eo nhỏ vì dễ ảnh hưởng đến em bé. Tốt nhất, nên định thời gian cưới với thời gian đang mang bầu thì nên đặt may áo cưới phù hợp cũng như kiểu thiết kế nhằm che khuất bụng nhằm cô dâu tự tin hơnSức khỏe, tâm lý, sắc đẹp là những điều cần thiết mà cô dâu cần chuẩn bị trước ngày chính thức lên xe hoa về nhà chồng.
Một ngày trước đám cưới, cô dâu cũng như các thành viên trong gia đình sẽ bận rộn với rất nhiều công đoạn chuẩn bị như dọn dẹp nhà cửa, dựng rạp, chuẩn bị đồ ăn, đón tiếp họ hàng... Tuy vậy, để ngày hôm sau rạng rỡ trước chú rể và quan khách hai họ, cô dâu cần dành thời gian cho riêng mình để chuẩn bị những thứ cần thiết.
- Chuẩn bị sẵn vali quần áo, đồ dùng mang theo sang nhà chồng và nhờ sẵn người mang theo để hôm sau không vội vàng.
- Dù bận rộn với công việc nhà nhưng nên nghỉ ngơi, ăn đúng bữa và đủ chất, đi ngủ sớm.
- Kiểm tra giày, váy cưới, phụ kiện... xem còn phải chỉnh sửa gì không.
- Cho thêm túi đồ trang điểm, keo xịt tóc hay máy sấy tóc vào một túi nhỏ để phù dâu mang theo đề phòng trường hợp bạn cần dùng trong ngày cưới. Để sẵn một lọ nước hoa yêu thích để xịt khi thay váy áo hoặc trong trường hợp bị bay mùi. Vài túi khăn ướt cũng là vật không thể thiếu, nhất là khi cô dâu cưới vào mùa nóng.
- Nhờ mẹ hoặc anh (chị, em) trong gia đình chuẩn bị trước cho bạn sữa và bánh mỳ, phòng trường hợp do quá bận rộn, cô dâu không kịp ăn gì.
- Gọi điện cho cửa hàng hoa nhắc về hoa cầm tay và xe hoa cô dâu. Hẹn lại giờ để chú rể qua lấy.
- Gọi điện nhắc người trang điểm, làm tóc đến đúng giờ để bạn không bị muộn giờ đón dâu.
- Nhắc chú rể chuẩn bị quần áo vest cho ngày rước dâu, không quên để sẵn nhẫn cưới trong túi áo phòng trường hợp chú rể quên.
- Dù tổ chức lễ cưới ở nhà hàng hay ở nhà thì bạn vẫn phải cắt cử người thân phụ trách từng việc cụ thể. Một ngày trước đám cưới, việc phân chia công việc phải hoàn tất và rõ ràng trách nhiệm của từng người.
- Trò chuyện với mẹ về đám cưới, về cảm xúc trước ngày xuất giá.
(St)