Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Đồ ăn nhiều muối cần tránh khi mang thai
Giải đáp về vấn đề ăn trứng gà nhiều liệu có tốt cho mẹ lẫn bé hay không. Các mẹ nên biết rằng, trứng gà có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3 rất cần thiết cho sức khỏe của mỗi người. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ thì trứng gà rất cần thiết vì nó chứa khá nhiều các loại chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của bé và đối với phụ nữ mang thai thì cũng cần bổ sung loại thực phẩm này. Tuy nhiên ăn như thế nào là đúng cách và ăn nhiều trứng thì liệu có tốt cho thai phụ, phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ hay không?
Hãy tham khảo những thông tin bên dưới đây để biết được những mặt lợi và hại của trứng gà đối với người mẹ và con trẻ nhé!
Trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của bé. Tuy nhiên khi cho bé ăn trứng gà bạn nên chọn lựa những loại trứng an toàn, đảm bảo vệ sinh cho bé
Trứng gà rất tốt cho sức khỏe?
Vì giá trị dinh dưỡng của nó khá cao. Protein trong trứng gà trứng gà là loại aminoacid cần thiết cho cơ thể. Trong trứng gà còn có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3 rất cần thiết cho sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ. Các chất lecithin, ovoflavin, linolenin, cholesterol trong trứng có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của cơ thể và giúp ích rất nhiều trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi cũng như trẻ nhỏ.
Ngoài ra, trứng gà còn có một số công dụng tuyệt vời khác như: chất protein trong trứng có tác dụng hồi phục tổn thương của tế bào gan, lecithin trong lòng đỏ có tác dụng thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan, có khả năng nâng cao khả năng chuyển hoá và miễn dịch của cơ thể. Vitamin B2 trong trứng gà có tác dụng phân hủy và oxy hoá các chất gây ung thư trong cơ thể và các yếu tố vi lượng trong trứng gà như selen, kẽm cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
Tác dụng của trứng gà đối với cơ thể thì rất nhiều, nhưng nếu trẻ ăn nhiều trứng gà thì nó có còn thực sự tốt?
Ăn nhiều cũng không có lợi
Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng của trứng gà khá cao, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều trứng gà. Một là vì các nếu ăn quá nhiều cơ thể sẽ không thể tiêu hóa hết năng lượng được nạp từ trứng mà sẽ đào thải ra ngoài, đôi khi có trẻ còn đi cả phân sống.
Hai là trứng gà rất giàu hàm lượng protein, nếu ăn quá nhiều khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể gặp trục trặc do thận phải làm việc quá tải. Ăn trứng quá nhiều có thể gây ra hiện tượng táo bón.
Mặt khác các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng protein trong trứng gà không được phân giải hết dễ sinh ra những độc chất như amine, phenyl hydrad gây nguy hại cho sức khoẻ. Ngoài ra, trong trứng có chứa một hàm lượng lớn cholesterol nên nếu trẻ ăn nhiều trứng trong một thời gian dài có thể dẫn đến xơ hoá động mạch.
Ăn thế nào cho đúng?
Theo ý kiến của các chuyên gia y tế thì người lớn tuổi không nên ăn quá 5 quả trứng 1 tuần, thanh niên tối đa là 7 quả và trẻ dưới 1 tuổi thì không nên ăn trứng.
Nên ăn trứng đã được nấu chín kỹ vì trứng chưa chín thì sẽ khiến cơ thể khó tiêu. Các nhà dinh dưỡng học cho biết: nếu ăn trứng gà sống thì tỷ lệ hấp thu và tiêu hoá chỉ chiếm 40%, ở trứng luộc là 100%, trứng rán chín tới 98,5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%, trứng ốp 97%, do đó các nhà dinh dưỡng học khuyên tốt nhất là nên ăn trứng luộc, không những bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất… mà các vitamin bị mất đi ít.
Trứng chưa nấu chín có thể sẽ chứa vi khuẩn gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Vì thế, phụ nữ mang thai tốt nhất là nên luộc hoặc chế biến kỹ trứng gà trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.
Khi ăn, trẻ nên ăn chậm, nhai kỹ để đảm bảo hấp thu chất dinh dưỡng và tiêu hóa tốt. Và những trẻ đang bị sốt, tiêu chảy hoặc sỏi mật cũng nên hạn chế ăn trứng gà vì trứng gà giàu protein, vì sau khi ăn trứng sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn không tốt cho người bị sốt và có thể gây sốt kéo dài. Còn trẻ đang bị tiêu chảy thì khả năng chuyển hóa chất kém hơn, cơ thể sẽ khó hấp thu các chất từ trứng gà.
Các mẹ nên biết rằng, dù hàm lượng dinh dưỡng trong trứng gà khá cao nhưng cần cho trẻ ăn với một mức độ vừa phải để không phải xảy ra trường hợp xơ hóa động mạch, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé. Còn đối với phụ nữ mang thai thì nên làm chín trứng trước khi đưa vào cơ thể để không xảy ra các tác dụng phụ gây hại cho thai nhi trong bụng và cũng cần thiết nên ăn ở một tiêu chuẩn nhất định chứ không được ăn quá nhiều. Hi vọng rằng, với những thông tin trên đây sẽ giúp các mẹ biết được những mặt lợi và mặt hại của trứng gà mà có cách bổ sung hợp lý cho chính mình lẫn bé yêu.