Khẩu phần ăn của trẻ 6 tháng tuổi cho các mẹ tham khảo
Khi nào cho trẻ ăn cơm thì thích hợp
Cho trẻ ăn đa dạng có lợi trong việc giữ cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên sẽ là lợi bất cập hại nếu cho trẻ ăn quá nhiều những thứ dưới đây:
Thức ăn đóng hộp: Các loại thức ăn đóng hộp dành cho trẻ xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, tạo nên sự hấp dẫn đối với các bậc phụ huynh phần nhiều vì sự tiện lợi và nhanh gọn.
Tuy vậy, thức ăn đóng hộp thường được bổ sung các chất phụ gia như hương liệu, màu nhân tạo, chất bảo quản… ảnh hưởng rất bất lợi đến quá trình phát triển thể chất của trẻ, ngoài ra còn dễ gây ngộ độc. Mì tôm cũng là một loại đồ ăn được khuyên nên hạn chế dùng cho trẻ vì có chứa màu thực phẩm và chất bảo quản là những chất bất lợi cho cơ thể.
Rau bina và đậu: Rau bina (cải bó xôi) chứa nhiều axit oxalic khiến cơ thể trẻ không hấp thu được canxi và kẽm. Rau củ quả họ đậu thường chứa một chất kích thích sự phát triển của tuyến giáp, nếu ăn nhiều dễ gây ra bệnh bướu cổ.
Gan lợn và mỡ động vật: Gan lợn chứa nhiều cholesterol, trẻ thường ăn hoặc ăn nhiều gan sẽ khiến lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao, dễ gây ra bệnh tai biến mạch máu não. Mỡ động vật không chỉ gây ra béo phì mà còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi của trẻ. Khi cần bổ sung chất béo vào bữa ăn của trẻ, nên chọn dầu thực vật hoặc dầu cá hồi…
Đồ uống: Trà và coca là hai thức uống nên hạn chế cho trẻ dùng. Trà có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, như kháng khuẩn thải độc, ngăn bức xạ nguyên tử, tăng tính đàn hồi của mạch máu… Tuy vậy, trà không hề tốt với trẻ em. Trong trà có rất nhiều axit tannic, khiến cơ thể khó hấp thu chất sắt trong thực phẩm, gây ra tình trạng thiếu sắt.
Đồ ăn vặt: Bỏng ngô có hàm lượng chì cao, tích lâu ngày trong cơ thể trẻ sẽ gây ra bệnh ở hệ thống thần kinh, ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa. Hạt hướng dương chứa chất béo không bão hòa, trẻ ăn nhiều ảnh hưởng đến chức năng gan. Chocolate sẽ khiến trung khu thần kinh ở trong trạng thái hưng phấn quá độ, khiến trẻ lo lắng bất an, tim đập nhanh hơn. Kẹo cao su thường chứa thành phần chất dẻo và phenol, đều có hại cho cơ thể. Thạch chứa nhiều thành phần phụ gia hóa học, không có lợi cho sự phát triển trí óc và cơ quan sinh dục của trẻ.
Theo thống kê chưa đầy đủ ở nước ta, mì ăn liền (MAL) đã trở thành một loại đồ ăn quen thuộc, với mức tiêu thụ từ 1- 3 gói/người/tuần.
Tuy nhiên, mì tôm phải đạt tiêu chuẩn hàm lượng dinh dưỡng nào thì chưa có quy định. Những phân tích của các nhà khoa học trong buổi toạ đàm "Hiểu đúng về dinh dưỡng của mì tôm" do Báo Khoa học - Đời sống tổ chức ngày 30.8 cho thấy, người tiêu dùng không nên lạm dụng loại thức ăn nhanh này.
Mì ăn liền: Ít đạm, ít vitamin, nhưng giàu chất béo
Mới đây, Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm (Sở KHCN TPHCM) đã phát hiện con số đáng giật mình: Có 38% mẫu mì gói đang tiêu thụ trên thị trường được khảo sát có chứa trans fat - dạng chất béo không có lợi cho cơ thể. Điều này sẽ làm cho người tiêu dùng phải cẩn thận khi chọn mua sản phẩm MAL.
Theo PGS-TS Phan Thị Sửu - GĐ Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm (thuộc Hội HKKT ATVSTP): Trong thành phần của MAL chứa rất nhiều chất béo bão hoà (shorterning), carbonhydrates (chất bột), ít chất xơ. Đáng chú ý là trong MAL có thành phần chất béo chiếm từ 15 - 20% - một lượng tương đối lớn và chủ yếu là dạng axít béo no, không có lợi cho sức khoẻ.
Về giá trị dinh dưỡng: MAL chủ yếu cung cấp chất bột từ bột mì và 9% chất đạm thực vật - cũng từ bột mì. Nếu trộn khoai tây vào thì hàm lượng đạm sẽ rất thấp, khoai tây chỉ chứa 1 - 2% protein. Giá trị dinh dưỡng của MAL là không cân bằng vì thiếu đạm động vật và vitamin từ rau quả tươi. Chính bởi MAL thường chỉ cung cấp nhiều calo, chứ không cung cấp đủ vitamin hay protein cho cơ thể, vì vậy không nên dùng MAL thay cho các bữa ăn.
Theo bà Lê Thị Hải - GĐ Trung tâm Khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia - năng lượng từ protein cần thiết cho cơ thể ở mức 12 – 14%. Tuy nhiên, năng lượng từ protein trong MAL chỉ khoảng 6 - 7%. Do đó, nếu trẻ em ăn mì tôm thường xuyên có thể bị thiếu máu, hạn chế phát triển chiều cao. Hoặc người lớn nhiều khi vì không có thời gian để nấu ăn hoặc thậm chí chỉ muốn để tiết kiệm tiền mà ăn MAL quá nhiều thì sẽ không có lợi cho sức khoẻ. Theo các chuyên gia tại Viện Dinh dưỡng của Học viện Khoa học Nga, thường xuyên sử dụng các sản phẩm ăn liền sẽ hại đến gan, tuyến tụy và gây chứng viêm dạ dày. Ngoài ra, MAL còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, mạch máu, gây tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất.
Trên thế giới, các nhà sản xuất phải cam kết không dùng dầu chiên chứa trans fat và ghi rõ sản phẩm không chứa chất béo độc hại này trên bao bì. Còn tại VN, chưa có bất cứ quy định nào của cơ quan quản lý thực phẩm về trans fat. Trong khi đó, đây là dạng chất béo có hại cho hệ tim mạch, làm tăng 132% nguy cơ gây ung thư vú.
Theo khảo sát mới đây của Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm (Sở KHCN TPHCM), 38% mẫu mì gói chứa trans fat. Vì vậy, với những sản phẩm không có trans fat, nhà sản xuất cần phải công bố rõ ràng trên nhãn mác.
MAL đã trở thành một trong những loại đồ ăn quen thuộc với ưu điểm là rẻ tiền, tiện dụng, tiết kiệm thời gian. Việt Nam được xem là một trong những nước tiêu thụ MAL nhiều nhất Châu Á. Theo dự báo của các chuyên gia, ngành sản xuất MAL sẽ tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ cao, sản lượng sẽ tăng lên khoảng 6 - 7 tỉ gói trong vòng 3 năm tới. Tuy nhiên, PGS-TS Lê Bạch Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia - khuyến cáo đối với nhà sản xuất: Tăng hàm lượng protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất, giảm hàm lượng chất béo. Đặc biệt là công bố rõ từng thành phần dinh dưỡng có trong sản phẩm.
Sử dụng MAL thế nào là hợp lý?
+ Trong mì tôm, hàm lượng chất béo khá cao, có loại lên đến 30 – 35% Trước khi nấu mì, những người cần hạn chế chất béo nên chần qua nước sôi 1 lần, nước trần này đổ đi sẽ kéo theo một phần chất béo trong mì, sau đó mới nấu cùng rau, thịt.
+ Cần bổ sung rau xanh và các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, khoáng chất và protein thiếu hụt của MAL. Mì ăn kèm rau là chất xơ cũng sẽ giảm tốc độ hấp thụ chất béo của cơ thể.
+ Những người cần hạn chế ăn muối (người già, người bị bệnh thận, bị huyết áp cao, trẻ em) không nên dùng thêm gói gia vị trong gói mì, bởi nó chứa rất nhiều chất phụ gia, tuy có tác dụng tạo sự ngon miệng. Người huyết áp cao hoặc thân nhiệt cao nên hạn chế hoặc dùng ít loại mì có gia vị cay.
+ Không nên ăn MAL hằng ngày vì sẽ dẫn đến thiếu vitamin và dưỡng chất, nhất là đối với những người bị bệnh tim mạch.Trong lúc chờ những quy định về việc hạn chế trans fat trong các sản phẩm thực phẩm ở VN, người tiêu dùng cần nên mua sản phẩm của các nhà sản xuất có thương hiệu, nhất là các cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý ATVSTP theo tiêu chuẩn quốc tế HACCP/ISO 22000 và thực hiện sản xuất các sản phẩm đảm bảo chất lượng và VSATTP.
Khi mới tập cho bé mới ăn dặm, phụ huynh cần lựa chọn những món ăn đơn giản, không có khả năng làm bé bị dị ứng hay bị rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là những nhóm thực phẩm lý tưởng để bé có thể bắt đầu ăn dặm.
Một số loại rau củ như carrot, khoai lang, bí ngô và một số loại rau rất “lành” cho bé tập ăn dặm. Những loại củ như carrot, khoai lang thì khiến bé dễ chấp nhận hơn vì nó có vị ngọt dịu, sánh mịn khi xay nhuyễn.
Rau củ cho bé mới ăn dặm cần được nấu thật chín đến khi mềm nhừ, đủ để bé tiêu hóa tốt. Có thể pha loãng với sữa mẹ, sữa bột hay nước sôi để nguội, nước từ nồi hấp rau củ để chế biến món ăn cho bé.
Cần lựa chọn những nhóm thực phẩm thật an toàn cho bé ăn dặm, đặc biệt là trong thời kỳ đầu
Bột ăn dặm là thực phẩm hoàn hảo cho giai đoạn tập ăn chất rắn. Các loại bột khi mới ăn dặm (còn gọi là bột ngọt) thường nhạt nhẽo, không gây dị ứng nên dễ để trộn cùng sữa mẹ hay sữa công thức, khiến bột lỏng, ngọt và sánh mịn – kết cấu tuyệt vời cho bé vốn đã quen với sữa.
Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm bột ngũ cốc ăn dặm trong các siêu thị hay cửa hàng bán đồ cho bé. Các loại ngũ cốc này được làm từ gạo, kê, lúa mạch, mầm lúa mỳ… kết hợp với vị sữa, đào, lê, chuối… với nhiều mùi vị đa dạng. Sản phẩm thường đính kèm độ tuổi của bé trên bao bì nên dễ cho mẹ khi chọn lựa.
Dù vậy, mẹ nên tránh các loại ngũ cốc có gluten (tìm thấy trong lúa mỳ, lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch) khi bé mới ăn dặm vì nó có thể khiến bé khó tiêu.