Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước

Việc cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng, đầy bụng...

Cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước hoặc các chất lỏng khác như trà, nước đường, nước hoa quả… cùng với sữa mẹ là thói quen của hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam. Lý do về văn hóa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quan niệm này. Phần lớn các bà mẹ đều học kinh nghiệm của những thế hệ trước. Họ rằng cho trẻ uống thêm nước trong những tháng đầu đời là rất cần thiết để bé hết khát, chữa cảm lạnh và táo bón, sạch miệng… Chị Hà, 28 tuổi tâm sự: “Dù có nghe nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhưng khi thấy bà nội giục cần phải cho bé uống thêm nước, tôi thấy lúng túng, băn khoăn không biết thế nào là đúng”.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các bà mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn bổ sung và tiếp tục cho bú mẹ đến ít nhất 24 tháng tuổi. Thực ra, cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé như gia tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Việc thay thế nguồn sữa mẹ bằng những chất lỏng không có nhiều chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng, sự lớn lên và phát triển của bé. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh còn rất nhỏ. Việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Bé được cho uống một lượng nước dù nhỏ cũng gây đầy bụng và không còn thèm sữa như trước. Do đó, lượng hấp thu sữa cũng giảm. Cho uống nước đường trong tuần đầu còn gây sụt cân và bệnh tật về sau.

Ngoài ra, nước còn có thể là mầm gây bệnh cho trẻ nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Nguy cơ bị tiêu chảy do môi trường thiếu vệ sinh ở trẻ sơ sinh cao hơn do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Trong khi đó, nguồn nước mà bé hấp thu trong sữa mẹ là sạch sẽ và đầy đủ nhất. Trẻ uống thêm nước có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những trẻ chỉ bú sữa mẹ.



rẻ sơ sinh uống quá nhiều nước lọc sẽ dễ bị còi cọc và chậm tăng cân (ảnh minh họa)
 

Bên cạnh đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp giữa mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương. Trẻ khóc ít và có thể phát triển tốt hơn. Sự tiếp xúc sớm của trẻ với bà mẹ sẽ mang đến cho bà mẹ những giây phút đầu tiên hạnh phúc. Đồng thời tình cảm mẹ con gắn bó tác động rất tốt đến việc trẻ phát triển nhận thức, tinh thần tối đa.

Sữa mẹ có tất cả các chất dinh dưỡng và lượng nước với hàm lượng thích hợp nhất, giúp bé lớn lên thông minh và khỏe mạnh. Việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục đến 24 tháng đều được các tổ chức y tế hàng khuyến nghị.

Nếu còn lo lắng bé khát nước, bạn có thể tham khảo một số điều sau: khi cảm thấy bé đang khát, cho con bú ngay để cung cấp lượng nước kịp thời và đảm bảo vệ sinh nhất. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn vì trẻ bú mẹ càng nhiều, cơ thể mẹ càng tiết ra nhiều sữa. Như vậy bé càng nhận được nhiều nước và năng lượng hơn. Khi cho con bú sữa mẹ, chính bạn đã mang đến cho con mình liều vắc xin hiệu quả cùng với lượng nước và dưỡng chất phù hợp nhất.

Các bác sỹ nhi khoa cho biết, trẻ ở độ tuổi dưới 12 tháng không nên bổ sung quá nhiều nước, bởi những hệ lụy đi kèm là rất lớn nếu cho trẻ uống dư thừa lượng nước. Trẻ lại còn quá nhỏ, chưa biết phản ứng trước những điều thích, không thích, đủ và không đủ nên cha mẹ phải chọn đủ liều lượng cho con.

Mẹ chồng của chị Ngọc Hà đưa ra giải thích rất đúng, sữa mẹ bản thân nó đã có chứa một lượng nước nhất định, ngoài cung cấp dinh dưỡng nuôi cơ thể bé thì đây cũng là lượng nước đủ cho bé trong một ngày. Trẻ sơ sinh, chủ yếu bú sữa mẹ và chia ra làm rất nhiều bữa nhỏ, thậm chí cứ 1 tiếng lại phải bú 1 lần nên các bà mẹ không nên lo con bị thiếu nước.

Với người lớn, nước là thành phần cần thiết và phải bổ sung đủ lượng cần thiết, nhưng với trẻ sơ sinh lại khác, bổ sung nước khi cơ thể bé đã có đủ nước cần thiết sẽ gây ra những bệnh nghiêm trọng.


Trường hợp nào cần bổ sung nước?

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là không được cho trẻ uống nước khi dưới 12 tháng tuổi, có một số trường hợp bạn vẫn cần bổ sung nước cho con.

-    Khi trẻ bắt đầu ăn dặm (thường là từ tháng thứ 5 trở đi) thì bên cạnh việc bú sữa mẹ, bạn cũng nên để con uống một chút nước. Ngoài nước lọc, bé có thể uống nước hoa quả ép với liều lượng nhất định, không nên quá nhiều.

-    Khi bé bị sốt, lượng nước trong cơ thể bị mất đi nhanh chóng nên cần bổ sung nước và cho con bú nhiều hơn. Đây cũng là cách giúp nhiệt độ cơ thể bé giảm đi đôi chút.

-    Thời tiết quá nóng bức, bé vui chơi, vận động nhiều nên lượng mồ hôi mất đi nhiều, đồng nghĩa với lượng nước trong cơ thể bị hao hụt nhanh chóng. Lúc này, việc bổ sung nước cho bé là vô cùng cần thiết, bạn cũng nên để con ngồi chơi ở nơi thoáng mát để tránh mất nước quá nhiều.

-    Bé bị tiêu chảy, lượng nước bị mất đi khá nhiều nên ngoài việc cho con bú nhiều hơn bình thường, bạn cũng nên cho con uống thêm chút nước để bổ sung lượng nước bị mất.

-    Bé bị nôn cũng là nguyên nhân mất nước, nếu bé còn bú sữa mẹ thì cho bé bú sữa sau mỗi lần nôn để tránh bị đói và thiếu nước, còn với các bé đang ăn dặm thì có thể uống thêm nước lọc.

Tuy nhiên, đối với các bé không bú sữa mẹ mà dùng sữa ngoài thì nhất thiết phải bổ sung thêm nước, như thế bé mới có thể tiêu hóa tốt được vì sữa ngoài khô và nhiều chất hơn sữa mẹ nên nếu không đủ nước sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé sau này.

Thông thường, đối với bé dưới 3 tháng tuổi thì bạn có thể bổ sung khoảng 30ml nước mỗi ngày, còn trên 3 tháng tuổi thì khoảng từ 30 - 50ml. Đối với bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì chỉ cần cho bé uống một ngụm nước nhỏ tráng miệng sau khi bú xong để tránh bị tưa miệng.

Bạn cần thường xuyên theo dõi biểu hiện của con để biết bé có đủ nước hay không, dấu hiệu thiếu nước dễ nhận thấy nhất là bé bị táo bón, miệng khô và đòi uống nước. Sau khi sinh, bạn có thể tham khảo bác sỹ về chế độ uống nước cho con mình để tránh trường hợp cho con uống quá nhiều hoặc quá ít.

Nhưng tôi cho rằng nước có vai trò duy trì sự sống. Vậy xin bác sĩ giải đáp cho tôi vấn đề nói trên. Xin cảm ơn.

Trả lời:

Đúng như bạn nói, nước là thành phần không thể thiếu, là chất “xúc tác” tham gia vào các phản ứng trong cơ thể và duy trì sự sống. Một người đã trưởng thành luôn được khuyên uống từ 6 - 8 cốc nước mỗi ngày với mục đích đem lại những ích lợi về mặt sức khỏe.

Nhưng đối với những trẻ sơ sinh thì lại khác, các bé đang trong giai đoạn bú mẹ hoàn toàn, sẽ không nhất thiết phải bổ sung thêm nước, trừ khi bé có dấu hiệu bị táo bón.

Theo khuyến cáo của TT Chăm sóc Sức khỏe Trẻ em tại Hoa Kỳ, trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ không cần phải bổ sung thêm nước, bởi lẽ sữa chính là một dạng chất lỏng, ngoài việc cung cấp nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển của bé, sữa còn có khả năng đảm nhiệm vai trò giống như nước. Bởi vậy nên, cho đến khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm thì việc bổ sung nước cho trẻ mới là điều cần thiết.

Tuy nhiên, trong trường hợp bé bị sốt nóng, nhiệt độ trong cơ thể trẻ tăng lên hơn so với mức bình thường thì cũng có thể bổ sung thêm nước cho bé.

Theo ý kiến từ phía các chuyên gia,thời điểm thích hợp nhất để cho trẻ uống nước đó là sau khi bé đã được 6 tháng tuổi - đây chính là thời điểm cơ thể trẻ bắt đầu cần được “tiếp nhận” một số dạng florua. Cũng xin nhắc lại, đối với những trẻ trước 6 tháng tuổi, có sức đề kháng tốt, không nhất thiết phải bổ sung nước cho bé.

Mới sinh con được 2 tuần nhưng chị Ngọc Hà rất băn khoăn, không biết có nên cho con uống thêm nước không, bởi mẹ chồng chị bảo, bú sữa mẹ là bé cũng uống đủ nước rồi.

Thực ra, trẻ sơ sinh không thực sự cần nước. Bác sĩ nhi khoa khuyên các mẹ không nên cho ché uống nước khoáng hay nước cất khi bé chưa được 6 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh đã nhận được một lượng nước nước nhất định thông qua việc bú sữa mẹ hay sữa công thức. Cả hai loại sữa này đều có thể được gọi là nước.

Lý do tại sao các bác sĩ khuyên bạn không nên cho bé uống nước khi bé chưa được 6 tháng tuổi là bởi vì nước rất dễ khiến bé bị đầy bụng, chỉ cần một lượng ít nước thôi là cũng đã đủ khiến cho bụng các bé cảm thấy rất khó chịu rồi.


Bạn nên cho bé uống nước khi bé mọc răng. (Ảnh minh họa).

Khi bé bắt đầu mọc răng là thời điểm bé rất cần được cung cấp Fluoride để hỗ trợ cho việc mọc răng. Và cho bé uống nước là một cách đáp ứng được nhu cầu này. Nhưng bên cạnh đó, bạn vẫn nên tiếp tục cho bé bú sữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết thông qua sữa mẹ.

Trong trường hợp bé bị sốt, các bác sĩ cũng sẽ khuyên mẹ cho bé uống nhiều nước hơn. Thường thì bác sĩ sẽ khuyên các mẹ cho bé uống những loại nước như Pedialyte có chứa các chất dinh dưỡng giúp hồi phục sự cân bằng chất điện phân trong cơ thể.

Không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nhiều nước bởi nó có thể ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển thể chất của trẻ. Đó là lời khuyên của các bác sĩ tại trung tâm chăm sóc trẻ Johns Hopkins ở Baltimore đối với các ôn bố bà mẹ trẻ.

Phát biểu trên Reuters Health, bác sĩ Jannifer Anders cho rằng: “Khi còn bé, trẻ thường không bị khát và ít khi phải uống nước. Nhưng nếu chúng khát nước, cách tốt nhất là nên cho các bé bú sữa mẹ hoặc là uống sữa bột nhân tạo dành cho trẻ nhỏ. Bởi vì thận của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên việc cho chúng uống nhiều nước sẽ khiến cho cơ thể dễ bị mất muối - ảnh hưởng đến sự hoạt động của não bộ”.

Những triệu chứng do thừa nước trong cơ thể gây ra có thể thấy rõ như uể oải, buồn ngủ, bị phù hoặc sưng tấy ở mặt và thậm chí có thể bị những biến chứng khác. Những triệu chứng này không dễ phát hiện sớm nhưng khi phát hiện ra, bố mẹ nên tập trung chữa trị cho con ngay lập tức để tránh để lại những hậu quả về sau.

Theo Anders và các cộng sự của cô, nên hạn chế hoàn toàn nước uống đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống, “bố mẹ nên tránh sử dụng những loại sữa đòi hỏi phải pha quá loãng hoặc những đồ uống cho trẻ mà có chứa chất điện phân”.

Tuy nhiên, nước cũng có những tác dụng nhất định đối với trẻ nhỏ. Khi trẻ lớn hơn một chút, uống một lượng nước phù hợp có thể giúp chúng tránh được chứng táo bón hoặc đỡ nóng nực hơn trong những ngày hè chói chang. Nhưng các bậc phụ huynh nên kiểm soát lượng nước trẻ uống vào và chỉ nên cho chúng uống từ từ, từng ít một (khoảng 25 - 50ml/lần).

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng nước là thức uống vô hại và vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Điều này đúng với hầu hết người trưởng thành.

Tuy nhiên, đây lại là điều cực kì nguy hại đối với bé mới sinh nếu bạn không biết chăm sóc bé hợp lý.

Nhu cầu nước của bé trong những năm đầu tiên:

Nhu cầu nước của bé mới sinh được đáp ứng bởi nguồn sữa mẹ và sữa ngoài. Tất cả các nhu cầu về nước đã được đáp ứng bởi sữa mẹ dù đôi khi bé vẫn có biểu hiện của việc khát nước. Sữa mẹ chứa tới 88% là nước. Đặc biệt, sữa mẹ có khả năng cân bằng tốt các chất điện giải hơn bất kì chất hỗ trợ nào. Bên cạnh đó, các bác sĩ còn cho biết, thêm quá nhiều nước vào chế độ ăn uống của mẹ đang cho con bú có thể ảnh hưởng xấu tới nguồn sữa mẹ. Khi bé bắt đầu bước vào quá trình ăn thức ăn rắn, mẹ mới nên bổ sung một lượng nước thích hợp cho cơ thể bé.

Bé dưới 6 tháng tuổi không nên bổ sung thêm bất cứ loại nước nào khác ngoài sữa mẹ.

Bé từ 6 tới 12 tháng cần khoảng 200 - 300ml/ngày.

Bé từ 1 tuổi trở lên nên uống nước theo nhu cầu.

Những triệu chứng xấu bé thường gặp khi uống nhiều nước:

Nhiễm độc nước

Một trong những triệu chứng nguy hiểm bé có thể gặp phải do uống nhiều nước là nhiêm độc nước. Hiện tượng này xảy ra ở bé dưới sáu tháng tuổi do thận còn yếu. Phải sau một tuổi, thận của bé mới có thể hoạt động như người lớn. Nếu lượng nước đưa vào cơ thể nhiều hơn mức cần thiết, thận bé không kịp đào thải, phần nước dư thừa sẽ bị tích lại trong cơ thể, máu bị loãng quá độ khiến lượng Natri trong máu bị hạ thấp và dẫn tới ngộ độc nước, ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ.

Ngoài ra, những triệu chứng khác mà bé thường hay gặp bao gồm co giật, khó chịu, buồn ngủ; nặng hơn có thể dẫn tới mê sàng, nhiệt độ cơ thể giảm xuống, bé bị phù hoặc sưng tấy ở mặt, thậm chí có thể gặp phải những biến chứng khác.

Các bệnh nhiễm khuẩn

Nước uống không an toàn còn là nguyên nhân khiến cơ thể bé bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn và kí sinh trùng hoặc nhiễm độc chì có trong nước uống không an toàn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé thông qua đường ăn uống. Để tránh tình trạng này, ba mẹ nên sử dụng bộ lọc nước để hạn chế tới mức thấp nhất sự nguy hiểm bé có thể gặp phải. Ngoài cách này, cho bé uống nước sôi để nguội cũng là cách làm được áp dụng khá phổ biến với bé sơ sinh. Trước khi cho bé uống, mẹ nên kiểm tra nhiệt độ để đảm bảo bé không bị nóng cổ họng.

Bé sơ sinh uống quá nhiều nước không hề tốt, nhưng nếu quá ít nước, sức khỏe bé sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Bé không được cung cấp đủ nước từ sữa mẹ sẽ gặp phải tình trạng mất nước, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và nội tiết, không tăng được cân nặng ở những tháng tiếp theo.

Đâu là giải pháp?

Khi bé bắt đầu ăn thức ăn rắn từ sau 4 tới 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé uống một chút nước để hệ tiêu hóa tốt hơn, tránh tình trạng táo bón.

Mẹ nên cho bé uống thành từng ngụm nhỏ, từ từ (khoảng từ 25-50ml/ lần).

Mẹ không nên cho bé uống các loại nước có chứa đường, chứa calo, gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và sâu răng từ khi còn nhỏ. Trong giai đoạn ăn dặm, mẹ nên cho bé uống một lượng nhỏ nước ép trái cây.

Tuy nhiên, tới gặp bác sĩ vẫn là biện pháp an toàn nhất là khi bé gặp phải những vấn đề về ăn uống.

Cách làm lông mi cong tự nhiên

Làm mặt nạ dưỡng da trắng hồng

(ST)

be em duoc 11 thang tuoi nhung chi bu sua me thoi chu ko chiu uong them nuoc loc .me chong e noi it uong nuoc se co hai gio e phai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Trẻ uống bao nhiêu mới không bị thiếu nước?Kiểm tra màu nước tiểu của bé; nếu nước tiểu có màu trong hay màu vàng nhạt là dấu hiệu cho thấy bé đang uống đủ nước. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm như nước táo hay nước trà, bố mẹ phải cương quyết cho con uống thêm nước vì cơ thể bé đang bị thiếu nước trầm trọng đấy. Gợi ý: Cho đá viên làm bằng nước trái cây vào ly nước của bé. Những viên đá thơm, ngọt này không chỉ làm tăng hương vị mà còn ướp lạnh ly nước. Vị ngọt sẽ thỏa mãn vị giác của bé trong khi cơ thể đang nóng sẽ hấp thụ nước lạnh tốt hơn nước không lạnh.Tuy nhiên, đừng nên cho bé uống nước trái cây nguyên chất khi bé đang vận động mạnh. Lượng carbohydrate cao trong nước trái cây nguyên chất có thể làm bé đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Các thức uống chứa cafein như trà đá hay nước ngọt có ga cũng là thủ phạm gây mất nước cho bé vì bản thân chất caffeine có tác dụng lợi tiểu.
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Con e da duoc 4 thang tuoi,hien nay be uong sua ngoài,vay cho e hoi 1 ngay luong sua cho be uong la bao nhieu?va luong nuoc can cung cap cho be la bao nhieu? E xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
be em duoc hon 10 thang be rat hieu dong an va uong sua rat it xin hoi lam cach nao cho be an va uong ngon
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Be nha e luc truoc bu me thi ngay ị khoang 3 lan,nhung tu ngay uong sua bot thi 1 ngay 1 lan,co khi 2 ngay mot la.nhu vay co phai la bi thieu nuoc k?moi lan ị be rặn đỏ cả mặt vay do
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Chào chị! 6 tháng đầu, lượng sữa mẹ cho bé đã đầy đủ dinh dưỡng rồi.,Ngoài ra từ tháng thứ 5 bạn có thể cho trẻ uống sữa ngoài và ăn dặm, lượng tùy theo sức ăn của bé. Ở độ tuổi này, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn trong tháng, dạ dày bé rất nhỏ nên chỉ cần nuôi bằng sữa mẹ cũng đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và hoàn toàn có thể dùng sữa mẹ thay thế nước uống. Trẻ nuôi bằng sữa bột thì giữa 2 lần bú nên cho uống thêm 10 – 20ml nước là đủ.
hơn 1 tháng trước - Thích (5)
Con toi dc 1thang nhung chau 2tuan nay bi tao chau uong sua ngoai nen toi pai mua thut ve thut cho chau. Xin bsi cho toi biet thut vay co anh huong ji khong va cachkhac phuc .cam on bac si
hơn 1 tháng trước - Thích
toi co 1 dua con moi 16 ngay ma ba noi no cu bat no uong nuoc va doi khi cho no uong nuoc tieu va noi la lam nhu vay la rat tot cho suc khoe tre
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Trời đất bà í bị điên rồi
hơn 1 tháng trước - Thích
Con mìh đc 4 ngày tuổi bé hay nất sau mỗi lần uốg sữa vậy cho uốg nước có s ko ?
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
hjmjjhjhj
hơn 1 tháng trước - Thích
em nghe noi trẻ moi sinh chưng sả cho em be uong .sau nay be khong khò khè .co dung ko vay
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận