Trong tháng đầu tiên mang thai, bạn thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Vì thế bạn cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều loại thức ăn có chứa protein, sắt.
Tín hiệu khi đã thụ thai
Những vết nám da xuất hiện ở tuần thứ 3. Sau đó mẹ mất kinh, hơi căng và đau ở đầu ngực, đi tiểu nhiều. Hiện tượng “nghén” rõ ràng hơn với những cơn buồn nôn vào buổi sáng. Mẹ hay mỏi mệt, đau lưng và thay đổi cảm xúc bất thường. Đó là những biểu hiện dễ thấy khi mang thai.
Sự phát triển của con trong 2 tháng đầu
Từ tuần thứ 3, yếu tố di truyền và giới tính hình thành. Tuần 4, nhau thai thể hiện vai trò kỳ diệu là mang dưỡng chất của mẹ cho con. Từ tuần 5 đến tuần 8, con đã “to” bằng hạt đậu ngực! Phần lớn các cơ quan chính yếu phát triển trong giai đoạn này như não, tim, hệ tuần hoàn, đường tiêu hoá, xương và các cơ.
Dinh dưỡng – nên và không nên
Kiểm soát mức độ tăng cân từ 1 – 1,5 ký trong 3 tháng đầu. Khi mang thai, mẹ cần 2.300 – 2.700 calorie/ngày, với các dưỡng chất cần thiết. Chất đạm (50gr/ngày) giúp tạo hình cơ quan của bé, có trong thịt, trứng, cá, đậu nành. Mẹ cần cung cấp máu nhiều hơn để tạo xương cho bé nên nhu cầu về sắt, acid folic, canxi, và phốt pho tăng nhiều. Chất béo giúp tăng cường tế bào não, nhưng không nên ăn nhiều mỡ động vật. Bổ sung vitamin để đẩy mạnh quá trình chuyển hoá cơ thể, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ mang thai. Uống sữa giúp mẹ kiểm soát chính xác lượng dưỡng chất được nạp vào cơ thể hàng ngày. Hơn thế nữa, sữa chứa đầy đủ các dưỡng chất giúp nuôi dưỡng, hoàn thiện, bảo vệ thể chất và trí não của bé. Các mẹ nên chăm sóc con đầy đủ vào 2 tháng đầu giúp trẻ mau lớn./.
Mang thai tháng thứ nhất nên ăn gì?
Bạn phải ăn 3 bữa mỗi ngày theo các giờ thông thường và không được hà tiện thức ăn. Thời kỳ mang thai không phải là lúc để giữ eo hay giảm cân. Bạn sẽ phải chuẩn bị tư tưởng là sẽ lên cân nhưng sau khi sinh con xong thì sẽ giảm cân lại nhanh chóng. Nhất là nếu bạn cho con bú và tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để mình tăng trọng quá mức như một quả bóng.
Nhiều phụ nữ nghĩ rằng họ phải ăn với số lượng nhiều và ăn cho 2 người trong suốt thời kỳ mang thai. Họ tự nhồi nhét nào là bánh ngọt, bích quy, rượu, bánh snack và nhiều thứ ít chất bổ dưỡng khác nữa với sự tin tưởng sai lầm rằng họ đang làm đúng
Nhưng cho dù nhu cầu và calo của bạn có tăng cao hơn trước thì nó cũng chỉ tăng một chút và bạn không cần phải ăn nhiều gấp đôi. Đúng là bạn đang ăn cho 2 người thật nhưng đó là nói về chất lượng chứ không phải số lượng.
Dù bạn bận rộn, điều quan trọng là không nên bỏ một bữa ăn nào hoặc nhịn đói quá lâu. Nếu bạn đi làm hãy đem theo bữa ăn nhỏ vào văn phòng, vài cái bánh quy, một ít trái cây, đậu phộng. Tránh mang kẹo, khoai tây chiên, bánh bao nhân nho và sôcôla. Chúng có nhiều calo không cần thiết mà lại không tốt.
Bạn phải có một kế hoạch cho việc ăn uống của mình nhưng không cần phải khắc khe quá mà phải linh hoạt để bạn chọn món mình thích và thay đổi các món ăn trong suốt tuần miễn sao đầy đủ chất là được.
Một nguyên tắc thông thường là bạn nên ăn gan tối thiểu 1 lần 1 tuần. Uống nhiều nước mỗi ngày.
Thực đơn mỗi ngày
Đây là một ví dụ về thực đơn hàng ngày để giúp bạn lập ra bữa ăn của bạn. Ngoài những đề nghị này bạn cũng có thể uống nước trái cây ép, nước khoáng và ăn thêm trái cây tươi, đậu phộng và rau nếu bạn thấy thích.
Bạn có thể làm các món ăn từ thịt, cá hay gia cầm. Chúng đều là những nguồn cung cấp đạm. Đừng quên rằng phomat, trứng, đậu khô, đậu lăng, vài loại rau, gạo đỏ, ngũ cốc cũng chứa protein và nhiều chất dinh dưỡng khác.
Bổ sung vitamin B11, axit folic
Ngoài việc đảm bảo cung cấp đầy đủ protein, chất sắt bạn còn phải bổ sung thêm vitamin B11 và axit folic.
Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên uống thêm thuốc có chứa vitamin B11, mỗi ngày khoảng 0,4 mg. Vitamin B11 giúp tránh dị hình ở ống huyết quản, bệnh tim, hở hàm ếch,… bẩm sinh cho bé.
Axit folic đặc biệt có vai trò quan trọng đối với bạn, bởi nó cần thiết cho sự phát triển não, các dây thần kinh và sự phát triển của bào thai. Nếu thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn và trẻ sinh ra dễ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. Vì vậy, bạn cần bổ sung lượng axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ
Câu hỏi đầu tiên của mỗi người phụ nữ khi phát hiện ra mình có thai là: “Tôi phải làm gì bây giờ?”. Chế độ dinh dưỡng hoàn hảo là rất quan trọng trong giai đoạn này để thai nhi phát triển toàn diện.
Nhiều thai phụ sẽ nghĩ rằng, họ cần bổ sung năng lượng cho cả hai người ngay từ bây giờ, tuy nhiên đây là một quan niệm không thực sự đúng đắn vì khi mới được 4 tuần, em bé chưa cần quá nhiều năng lượng. Dù vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại vitamin mà bà bầu giai đoạn này cần ‘nạp’ ngay lập tức.
Bổ sung vitamin
Nếu bạn chưa sử dụng vitamin từ trước khi mang bầu thì thời gian này bạn cần bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày ngay lập tức. Bạn cần đến sự chỉ dẫn của bác sĩ để biết cơ thể mình đang thiếu những loại vitamin gì và cần bổ sung những loại nào. Dù vậy, vitamin không phải là nguồn dinh dưỡng thay thế cho chế độ ăn uống hàng ngày của bạn được. Bạn cũng cần thực hiện một chế độ ăn uống với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh chống chọi với thời gian ốm nghén sắp tới.
Bổ sung chất dinh dưỡng
Phụ nữ mang thai cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng cao hơn người bình thường đặc biệt là với acid folic và sắt. Ngoài việc bổ sung vitamin, dinh dưỡng cũng được bổ sung thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Acid folic và sắt được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm như rau xanh, các loại quả và đậu.
Acid folic đặc biệt quan trọng trước và trong 3 tháng đầu mang thai. Nó giúp ngăn chặn sự phát triển các bệnh về khuyết tật hệ thần kinh cho thai nhi. Còn sắt cũng rất cần thiết trong giai đoạn đầu mang thai, giúp bổ sung lượng máu hỗ trợ sự phát triển của em bé. Các loại thực phẩm có chứa nhiều chất sắt bao gồm: rau bina luộc, ngũ cốc, thịt đỏ, bột yến mạch, cam, quả mơ…
Bổ sung bao nhiêu năng lượng là đủ?
Rất nhiều phụ nữ khi biết tin mình mang thai đã ngay lập tức bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể. Nhưng trên thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Hầu hết thai phụ không cần bổ sung thêm nhiều calo ở 4 tuần đầu mang thai và trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất nếu sức khỏe của người mẹ trước khi mang bầu hoàn toàn tốt. Xác định thai phụ cần thêm bao nhiều calo còn phụ thuộc vào chiều cao, độ tuổi, và cân nặng của mỗi người. Theo các chuyên gia, bà bầu nên bổ sung khoảng 300 calo cho khẩu phần bình thường là đủ.
Chống chọi với ốm nghén
Căn bệnh phổ biến của thai phụ trong 4 tuần đầu mang thai cũng như trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất là ốm nghén. Hiện tượng này có thể làm các mẹ bầu gặp khó khăn về vấn đề ăn uống ở tất cả các bữa ăn. Để đối phó với triệu chứng ốm nghén, bà bầu nên chuẩn bị cho mình những đồ ăn khô như bánh mì, bánh quy giòn và ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ chứ không nhất thiết chỉ ăn 3 bữa chính.
Ngoài ra những loại thức ăn để nguội một chút cũng giúp giảm hiện tượng buồn nôn do mùi thức ăn. Bạn cũng có thể sử dụng thêm một ly trà gừng, nước chanh hoặc trà bạc hà để khắc phục những triệu trứng ói nôn khi ốm nghén
THAM KHẢO: Có nhiều đồ ăn mà bạn nên tránh trong thời gian mang bầu.
Dinh dưỡng là rất quan trọng, nhất là khi bạn đang mang thai. Tuy nhiên những món như thịt chưa nấu chín, hải sản hun khói hay trứng lòng đào... thì nên tránh vì chúng có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn coliform, toxoplasmosis và salmonella.
Hải sản hun khói
Hải sản hun khói được đông lạnh bán trong siêu thị có thể bị nhiễm khuẩn listeria, do đó, nếu muốn ăn bạn cần phải nấu chín trước. Tuy nhiên, hải sản hun khói đóng hộp lại an toàn cho bà bầu.
Hải sản hun khói được đông lạnh bán trong siêu thị có thể bị nhiễm khuẩn listeria, do đó, nếu muốn ăn bạn cần phải nấu chín trước (Ảnh minh họa)
Cá có thủy ngân
Bà bầu nên tránh cá có hàm lượng thủy ngân cao. Sử dụng thủy ngân khi mang thai có liên quan tới chậm phát triển và tổn thương não bào thai. Ví dụ về cá nhiều thủy ngân là cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình.
Cá ngừ đóng hộp ít thủy ngân hơn cá ngừ tươi nhưng chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải. Một số loại cá được sử dụng trong món sushi cũng nên tránh do lượng thủy ngân.
Cá tiếp xúc với chất ô nhiễm công nghiệp
Tránh ăn cá từ sông, hồ bị ô nhiễm. Nếu bạn đang sinh sống trong khu vực có ao, hồ nhiễm hóa chất công nghiệp thì nên tránh những loại cá được đánh bắt ở địa phương rồi bán tại chợ.
Động vật có vỏ nấu chưa chín
Động vật có vỏ như trai, hến, hàu, sò... dù được nấu chín thì ở một số trường hợp, chúng vẫn gây bệnh nhiễm trùng cho người (do mang một loại tảo biển gây bệnh).
Trứng sống hoặc trứng lòng đào
Trứng lòng đào hoặc những món có trứng lòng đào (mayonnaise, tự làm kem hoặc custards) nên tránh khi mang thai vì tiềm ẩn khuẩn salmonella. Còn mayonnaise, kem hay custards công nghiệp, đóng gói bán sẵn đã được tiệt trùng nên an toàn.
Phômai mềm
Phômai mềm nhập khẩu có thể chứa khuẩn listeria, có nguy cơ gây sảy thai. Listeria có khả năng đi qua nhau thai, vào bào thai khiến bào thai bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc máu. Bà bầu nên tránh những loại phômai mềm như Brie, Camembert, Roquefort, Feta, Gorgonzola và một số loại phômai Mexico.
Pate
Pate có thể chứa vi khuẩn listeria nên có hại cho mẹ và thai.
Caffein
Dù hầu hết nghiên cứu khẳng định, tiêu thụ caffein ở mức vừa phải là an toàn khi mang thai nhưng có tài liệu chứng minh, caffein liên quan tới sảy thai. Bạn nên tránh caffein trong 3 tháng đầu để hạn chế nguy cơ sảy thai.
Caffein là một chất lợi tiểu nên dễ dẫn tới mất nước và mất canxi cho bà bầu. Thai phụ nên uống nước lọc, nước quả và sữa thay cho đồ uống chứa caffein.
Rượu
Không có giới hạn nào về lượng rượu an toàn cho thai kỳ. Do đó, nên tránh rượu khi mang thai. Người mẹ uống rượu có thể gây hội chứng chất cồn cho bào thai hoặc rối loạn phát triển khác. Nên tránh rượu cả trước khi định mang thai và trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
Rau quả bẩn hoặc nhiễm chất độc hại
Rau củ quả cần được rửa sạch và chế biến đúng cách mới tốt cho sức khỏe người mẹ.
(st)