Cơ thể sau khi hiến máu nên bồi dưỡng như thế nào?



Máu là món quà vô giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Hàng ngàn người không may mắn đang khao khát chờ có máu để được cứu sống. ''Thương người như thể thương thân'' xin đừng ngại ngần, máu của bạn là vô giá với người bệnh.



MÓN ĂN CHO NGƯỜI HIẾN MÁU


Sau khi hiến máu, trước tiên phải bổ sung chất sắt, chất không thể thiếu để tạo hồng cầu. Thức ăn có chứa nhiều sắt có mộc nhĩ, nấm hương, huyết động vật, thịt  nạc, gan động vật, cá, chế phẩm đậu tương, hồng táo, v.v.

Tiếp đó là phải bổ sung protein, như sữa bò, thịt cừu, thịt gà, cá. Trong thức ăn này có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác trong việc tạo máu cho cơ thể.

Ngoài ra còn phải bổ sung axit folic và vitamin B12. Không phải là thành phần tạo hồng cầu, nhưng sự hình thành và sinh tồn của hồng cầu không thể tách rời được chúng. Chúng có phổ biến trong các loại rau xanh và trái cây.

Sau khi hiến máu, không những phải ăn nhiều món mặn mà còn ăn nhiều rau xanh, đặc biệt phải ăn nhiều hoa quả loại táo, lê. Dưới đây là một số thực đơn cụ thể cho người sau khi hiến máu.

* Cải chân vịt nấu huyết:

Cải chân vịt và huyết heo mỗi thứ 500g. Nấm mèo 10g, một ít gừng, hành và rượu. Cải trụng sơ, cắt đoạn, huyết nấu chín thái sợi, nầm mèo ngâm nước ấm cho nở, thái sợi, bắc chảo nóng lên, cho chút dầu ăn vào, thêm hành gừng xào chín, thêm chút rượu và gia vị là được. Dùng cho bữa cơm.

* Táo đỏ, đậu phộng:

Táo đỏ 15g, đậu phộng 100g, đường cát 50g. Ngâm táo đỏ bằng nước ấm, đậu phộng luộc sơ, để nguội, bóc bỏ vỏ, cho táo đã ngâm vào nước luộc đậu, thêm nước vừa đủ, nấu khoảng 30 phút, với lửa nhỏ, vớt bỏ, thêm đường quấy tan là được.

*  Da heo, rượu:

Da heo 100 – 150g, rượu nửa chén, đường 50g. Pha loãng rượu bằng nước tương đương để nấu da heo. Da chín mềm thì thêm đường, chia ra ăn ngày hai lần.

*  Nấm mèo, táo đỏ:

Nấm mèo 15g, táo đỏ 50g, đường phèn vừa đủ. Nấm và táo ngâm nước ấm cho nở, thêm chén thêm nước và đường phèn hấp khoảng một giờ. Ăn cả xác lẫn nước hoặc chia nhiều lần dùng.

* Bong bóng cá, đương qui, táo:

Bong bóng cá và đương qui mỗi thứ 15g, táo đỏ 10 quả.

Bong bóng cá ngâm nước ấm cho mềm, táo bỏ hạt, cho chung vào nồi đất, sắc lấy hai nước, mỗi lần thêm 400 ml nước. Hoà chung hai nước sắc với nhau, chia hai lần trong ngày, ăn cả xác lẫn nước.

* Huyết vịt:

Huyết vịt (để đông) 100g. Huyết vịt cắt miếng nhỏ, cho trong tô sứ, thêm nước 150ml. Chưng cách thủy, thêm rượu. Chưng thêm giây lát, cho muối và dầu mè là được. Chia ăn hai lần trong ngày.

*  Gan dê, mè đen:

Theo tỷ lệ gan dê một cái và mè đen một cân. Gan rửa sạch hấp chín, cắt miếng mỏng, sấy hấp chín, cắt miếng mỏng, sấy khô nghiền bột. Mè sao vàng tán bột, trộn chung với bột gan dê, thêm chai để sẵn. Ngày ăn hai lần sáng tối, mỗi lần 10g với nước ấm. Dùng liên tục 30 ngày.



NHỮNG THỰC PHẨM BỔ MÁU


Bên cạnh việc bổ sung bằng thuốc thì thực phẩm là giải pháp an toàn và lâu dài không chỉ giúp bổ máu mà còn dưỡng sắc cho chị em. Vậy ăn thực phẩm nào thì tốt?
Nho –Tái tạo máu
Nho rất giàu phốt pho, canxi, sắt, các vitamin và axit amin. Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan "quét đi" lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu.
Vì là loại quả giàu năng lượng nên nho rất tốt cho những người cần nhiều năng lượng như người già, trẻ em, thanh thiếu niên, người chơi thể thao... Đối với thai phụ, thì ăn nho không chỉ mang lại lợi ích dinh dưỡng cho thai nhi mà còn tốt cho sức khỏe của người mẹ, giúp lưu lượng máu dồi dào.
Long nhãn – Bổ huyết, lợi não
Theo kinh nghiệm lâm sàng của Đông y, long nhãn là vị thuốc bổ huyết, ích tâm, kiện tỳ, ích trí. Đem so sánh với táo tàu thì tác dụng chữa bệnh của long nhãn còn tốt hơn. Nó vừa bổ huyết lại có hiệu quả điều trị chứng mất ngủ do suy nghĩ, lo lắng quá nhiều, tâm trạng bứt rứt, hồi hộp.
Y học hiện đại qua nghiên cứu đã phát hiện trong long nhãn có đường gluco, đường xacaro, lipid, vitamin B1, B2, C, P và các nguyên tố vô cơ như canxi, phốt pho, sắt... Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn long nhãn nhiều. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.
Cà rốt – Dinh dưỡng đặc biệt cho máu
Nhờ hàm lượng beta-carotene phong phú mà cà rốt được biết đến như một thực phẩm đem lại lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt. Không chỉ vậy, beta-carotene còn là một chất dinh dưỡng đặc biệt rất có công hiệu trong việc bổ máu.
Cà rốt có nhiều chất bổ khác như các vitamin A, B, C, D, E, axit folic, kali và sợi pectin (giúp hạ cholesterol máu). Những nguyên tố như canxi, đồng, sắt, magiê, mangan, phốt pho, lưu huỳnh... có trong cà rốt đều ở dạng dễ hấp thu vào cơ thể hơn bất kỳ thuốc bổ nào.

Bí đỏ - Tác phẩm nghệ thuật dành cho máu

Những danh y dưới triều đại nhà Thanh (Trung Quốc) vẫn ca ngợi bí ngô là “tác phẩm nghệ thuật dành cho máu”. Nguyên nhân bởi bí ngô hội tụ rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, carotene, vitamin, acid amin thiết yếu, canxi, kẽm, sắt, cobalt, phốt pho…
Trong đó có vitamin B12 là một trong những thành phần quan trọng giúp tăng cường hoạt động của các tế bào hồng cầu trong máu, kẽm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các tế bào máu trưởng thành, sắt sản xuất các nguyên tố vi lượng hemoglobin…
Cây mía – vua của sắt
Trong cây mía đường chứa số lượng lớn các nguyên tố vi lượng, bao gồm cả sắt, kẽm, canxi, phốt pho, mangan, … trong đó có hàm lượng sắt cao nhất lên đến 9mg cho mỗi kg, đây là mức sắt cao nhất trong thực phẩm nên rất tốt cho máu. Tuy nhiên, theo quan điểm của y học Trung Quốc, những người có gan, lá lách yếu nên hạn chế ăn mía.
Táo tàu - Dưỡng sắc
Táo tàu rất giàu vitamin, fructose, và các axit amin khác nhau. Theo Y học Trung Quốc táo tàu giúp nuôi dưỡng máu, cải thiện lưu thông máu. Nhiều nghiên cứu dược học khác cho thấy táo tàu có chứa thành phần nhất định có thể làm tăng các tế bào hồng cầu trong máu. Không chỉ nâng cao chất lượng máu, táo đỏ còn có thể làm đẹp da.
Rau diếp – Ngăn ngừa chứng thiếu máu
Trong rau diếp chứa các vi lượng nguyên tố kẽm và sắt nhất định. Chất sắt trong rau diếp khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ phòng ngừa được chứng thiếu máu do thiếu sắt. Đối với người mắc chứng cao huyết áp và bệnh tim mạch, rau diếp chứa hàm lượng kali phong phú, có tác dụng cân bằng lượng muối trong cơ thể, lợi tiểu, làm giảm huyết áp, và phòng tránh hiện tượng tim đập nhanh bất thường.


THỰC PHẨM BỔ MÁU CHO PHỤ NỮ



Thiếu máu là một loại bệnh phổ biến ở phụ nữ. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp phụ nữ điều trị bệnh thiếu máu hiệu quả. Nhiều loại thực phẩm có thể giúp làm phong phú thêm máu của bạn

Dưới đây là những thực phẩm có tác dụng bổ máu:
 
Đậu đen được coi như là một loại thực phẩm tốt để làm cho mái tóc đen và làm phong phú thêm máu trong cơ thể con người. Bạn có thể ăn đậu đen bằng nhiều cách. Ví dụ, bạn có thể nấu ăn đậu đen với xương gà đen để nuôi dưỡng máu của bạn.

Nho rất giàu phốt pho, canxi, sắt, các vitamin và axit amin. Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho có ích cho quá trình tái tạo máu.

Táo tàu có hàm lượng sắt cao, ăn táo tàu có thể tăng tốc độ sản xuất của máu trong cơ thể của bạn. Các nghiên cứu dược lý cho thấy rằng táo tàu làm nâng cao chất lượng máu, và tăng cường chức năng tủy xương. Bạn có thể cho táo tàu vào súp hoặc các món ăn.

Cà rốt chứa hàm lượng vitamin nhóm B, vitamin C phong phú. Ngoài ra còn có betacarotene là một chất dinh dưỡng đặc biệt rất có công hiệu trong việc bổ máu. Nhiều người thích nấu súp với cà rốt. Bạn cũng có thể uống nước ép cà rốt hoặc cùng các tráii cây khác.

Rau chân vịt  là loại rau bổ máu rất tốt. Trong rau chân vịt chứa hàm lượng betacarotene phong phú nên được coi là loại rau quan trọng cho việc bổ máu. Do đó, bạn có thể thường xuyên ăn rau bina trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Long nhãn có chứa hàm lượng sắt, vitamin A, vitamin B, glucose, ... có tác dụng quan trọng của điều trị mất trí nhớ, suy nhược thần kinh và mất ngủ. Giá trị y tế của arillus nhãn là rất cao. Bạn không thể bỏ qua arillus nhãn trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Củ cải là một món ăn phổ biến nhưng mang lại lợi ích. Nó chứa phong phú vitamin B phức tạp và sắt. Củ cải lại rẻ. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của nó là rất quan trọng. Bạn nên hình thành một thái độ đúng đắn đối với củ cải.

Rau diếp có chứa các vi lượng nguyên tố kẽm và sắt nhất định. Chất sắt trong rau diếp dễ được cơ thể hấp thụ, do đó ăn thường xuyên có thể phòng ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Các loại thực phẩm được đề cập ở trên có hiệu quả có thể làm phong phú thêm máu của bạn. Bạn thường nên ăn các loại thực phẩm này. Đồng thời, bạn nên tránh uống trà nhiều. Các acid tannic có trong trà có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt trong cơ thể của bạn. Ngoài ra, bạn không nên uống sữa và ăn các loại thực phẩm có chứa sắt cùng một lúc, hoặc hấp thu chất sắt cũng có thể bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây thiếu máu

Chế độ ăn uống: Việc thiếu máu có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Thời tiết thay đổi thất thường, cộng thêm các yếu tố như trạng thái sức khỏe không tốt...khiến nhiều chị em cảm thấy chán ăn, hoặc chỉ ăn những thực phẩm phù hợp với khẩu vị của mình, từ đó dẫn đến chế độ ăn không cân bằng, không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, cuộc sống hiện đại, thức ăn nhanh có thể khiến cơ thể phải hấp thụ một số loại chất gây cản trở cho quá trình hấp thụ sắt. Lâu dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu sắt, gây thiếu máu.

Trong ngày đèn đỏ: Thông thường chu kỳ đèn đỏ từ 24 đến 35 ngày, và mỗi lần kéo dài từ 2-7 ngày, với lượng kinh nguyệt trung bình 20-60ml. Dưới góc độ y học, lượng kinh nguyệt mỗi kỳ vượt quá 80ml, thời gian kéo dài quá 7 ngày sẽ được coi là kinh nguyệt quá nhiều.

Thời kỳ mang thai: Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nhu cầu về sắt cao gấp 4 lần trước khi mang thai. Tuy nhiên, trong thời gian này, do các triệu chứng ốm nghén như nôn nao, kén ăn, chán ăn... gây ảnh hưởng đến chế độ ăn của chị em, cộng thêm hoạt động của dạ dày và ruột trong thời gian đầu tương đối kém, sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.

Mất máu: Loại này bao gồm thiếu máu do mất máu cấp tính và mất máu mãn tính 
Do đặc điểm sinh lý, chị em rất dễ bị thiếu máu. Ngoài yếu tố bệnh lý, thiếu máu còn ảnh hưởng đến cả sắc đẹp, vẻ hồng hào, tươi tắn của làn da.
Bên cạnh việc bổ sung bằng thuốc thì thực phẩm là giải pháp an toàn và lâu dài không chỉ giúp bổ máu mà còn dưỡng sắc cho chị em. Vậy ăn thực phẩm nào thì tốt?
Nho –Tái tạo máu
Nho rất giàu phốt pho, canxi, sắt, các vitamin và axit amin. Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan "quét đi" lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu.
Vì là loại quả giàu năng lượng nên nho rất tốt những người cần nhiều năng lượng như cho người già, trẻ em, thanh thiếu niên, người chơi thể thao... Đối với thai phụ, thì ăn nho không chỉ mang lại lợi ích dinh dưỡng cho thai nhi mà còn tốt cho sức khỏe của người mẹ, giúp lưu lượng máu dồi dào.
Long nhãn – Bổ huyết, lợi não
Theo kinh nghiệm lâm sàng của Đông y, long nhãn là vị thuốc bổ huyết, ích tâm, kiện tỳ, ích trí. Đem so sánh với táo tàu thì tác dụng chữa bệnh của long nhãn còn tốt hơn. Nó vừa bổ huyết lại có hiệu quả điều trị chứng mất ngủ do suy nghĩ, lo lắng quá nhiều, tâm trạng bứt rứt, hồi hộp.
Y học hiện đại qua nghiên cứu đã phát hiện trong long nhãn có đường gluco, đường xacaro, lipid, vitamin B1, B2, C, P và các nguyên tố vô cơ như canxi, phốt pho, sắt... Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn long nhãn nhiều. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.
Cà rốt – Dinh dưỡng đặc biệt cho máu
Nhờ hàm lượng beta-carotene phong phú mà cà rốt được biết đến như một thực phẩm đem lại lợi ích tuyệt vời cho đôi mắt. Không chỉ vậy, beta-carotene còn là một chất dinh dưỡng đặc biệt rất có công hiệu trong việc bổ máu.
Cà rốt có nhiều chất bổ khác như các vitamin A, B, C, D, E, axit folic, kali và sợi pectin (giúp hạ cholesterol máu). Những nguyên tố như canxi, đồng, sắt, magiê, mangan, phốt pho, lưu huỳnh... có trong cà rốt đều ở dạng dễ hấp thu vào cơ thể hơn bất kỳ thuốc bổ nào.
Bí đỏ - Tác phẩm nghệ thuật dành cho máu
Những danh y dưới triều đại nhà Thanh (Trung Quốc) vẫn ca ngợi bí ngô là “tác phẩm nghệ thuật dành cho máu”. Nguyên nhân bởi bí ngô hội tụ rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, carotene, vitamin, acid amin thiết yếu, canxi, kẽm, sắt, cobalt, phốt pho…
Trong đó có vitamin B12 là một trong những thành phần quan trọng giúp tăng cường hoạt động của các tế bào hồng cầu trong máu, kẽm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của các tế bào máu trưởng thành, sắt sản xuất các nguyên tố vi lượng hemoglobin…
Cây mía – vua của sắt
Trong cây mía đường chứa số lượng lớn các nguyên tố vi lượng, bao gồm cả sắt, kẽm, canxi, phốt pho, mangan… trong đó có hàm lượng sắt cao nhất lên đến 9mg cho mỗi kg, đây là mức sắt cao nhất trong thực phẩm nên rất tốt cho máu. Tuy nhiên, theo quan điểm của y học Trung Quốc, những người có gan, lá lách yếu nên hạn chế ăn mía.
Táo tàu - Dưỡng sắc
Táo tàu rất giàu vitamin, fructose, và các axit amin khác nhau. Theo Y học Trung Quốc táo tàu giúp nuôi dưỡng máu, cải thiện lưu thông máu. Nhiều nghiên cứu dược học khác cho thấy táo tàu có chứa thành phần nhất định có thể làm tăng các tế bào hồng cầu trong máu. Không chỉ nâng cao chất lượng máu, táo đỏ còn có thể làm đẹp da.
Rau diếp – Ngăn ngừa chứng thiếu máu
Trong rau diếp chứa các vi lượng nguyên tố kẽm và sắt nhất định. Chất sắt trong rau diếp khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ phòng ngừa được chứng thiếu máu do thiếu sắt. Đối với người mắc chứng cao huyết áp và bệnh tim mạch, rau diếp chứa hàm lượng kali phong phú, có tác dụng cân bằng lượng muối trong cơ thể, lợi tiểu, làm giảm huyết áp, và phòng tránh hiện tượng tim đập nhanh bất thường.
 

SAU HIẾN MÁU, NÊN BỒI DƯỠNG NHƯ THẾ NÀO?



Tôi rất muốn đi hiến máu nhân đạo, nhưng không biết người hiến máu phải đạt những tiêu chuẩn gì? Mỗi lần hiến máu bao nhiêu thì không ảnh hưởng tới sức khỏe? Sau khi hiến máu cần bồi dưỡng thế nào?

Lê Thu Hiếu(Hòa Bình)

 Máu của chúng ta có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có thời gian sống nhất định và luôn luôn được đổi mới, vì thế, việc hiến máu khoa học sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo quy chế truyền máu, mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng. Như vậy, người từ 45kg có thể hiến từ trên 350ml máu mỗi lần mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Việc hiến máu với lượng như thế nào là tùy vào cân nặng và lượng huyết sắc tố của người hiến máu, bác sĩ sẽ quyết định mỗi người hiến được lượng máu bao nhiêu là phù hợp, có thể từ 250ml, 350ml hoặc 450ml...
Ảnh minh họa (nguồn Internet)


Với người hiến máu nhắc lại, phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai lần cho máu là 84 ngày. Tuy nhiên, để bảo đảm sức khỏe khi hiến máu, người tình nguyện không nên thức khuya, ăn nhẹ, không nên uống rượu, bia trước và sau khi hiến máu. Trong 2-3 ngày sau nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các hoạt động gắng sức. Nên tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu như: thịt, gan, trứng, sữa; dùng thêm thuốc bổ máu nếu có thể.            




Hiến máu có tốt không?
Món ăn cho người hiến máu
Nguyên nhân chảy máu âm đạo ở bà bầu
Bà bầu chảy máu âm đạo: khi nào là bình thường
Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu
Đường niệu và âm đạo
Dịch âm đạo thế nào là bình thường

Bài tập cho âm đạo




(st)