Viêm lộ tuyến cổ tử cung bẩm sinh
Video Clip: Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể chữa khỏi ?
Viêm lộ tuyến tử cung là bệnh thường gặp. Trường hợp bị nhẹ, chỉ cần đặt thuốc sẽ khỏi. Trường hợp nặng thì phải điều trị bằng đốt điện, áp lạnh nitơ lỏng và lazer, dao leep. Trong 3 phương pháp này, thông thường dùng phương pháp đốt điện và áp lạnh nitơ lỏng cho những người ít có nhu cầu sinh sản vì nó để lại sẹo và gây xơ cứng cổ tử cung.
Với người có nhu cầu sinh sản, thì dùng phương pháp lazer CO2 vì lazer làm hoá hơi và quang đông tổ chức lộ tuyến, gây thương tổn không quá 1mm nên phục hồi sẽ nhanh hơn nhiều với phương pháp khác.
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung phổ biến ở phụ nữ hiện đại
Viêm lộ tuyến cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ thời hiện đại. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tác động xấu đến chất lượng cuộc sống hàng ngày như: ngứa ngáy, ẩm ướt khó chịu, mùi hôi gây mất tự tin…
Bệnh không khó chữa nhưng các phương pháp truyền thống thường không chữa dứt hẳn.
Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào tuyến bình thường nằm trong ống cổ tử cung phía dưới lớp tế bào lát đã phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung. Bản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính, nhưng chính lộ tuyến là khởi nguồn cho một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như:
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung và vô sinh: Các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi nằm phía dưới lớp tế bào lát nên bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, dễ dẫn đến viêm nhiễm (khi đó gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung). Lộ tuyến có thể đẩy nhanh sự phát triển của nhiễm khuẩn ở cổ tử cung vì đây là vị trí ưa thích để một số vi khuẩn tấn công như trùng roi âm đạo, nấm, tạp khuẩn hoặc các tác nhân lây qua đường tình dục khác, ví dụ nhiễm khuẩn chlamydia, vi khuẩn lậu, vi rút gây mụn rộp… Các tác nhân này đều là nguyên nhân chính gây viêm cổ tử cung, sau đó viêm ngược dòng lên, gây viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm tiểu khung…
Ngoài ra, lộ tuyến làm cho lượng dịch trong âm đạo thường xuyên nhiều hơn bình thường gây cản trở tinh trùng đi vào gặp trứng, đồng thời dễ làm PH âm đạo thay đổi sẽ tiêu diệt tinh trùng ngay khi vừa vào đến âm đạo. Do đó, lộ tuyến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và gây vô sinh.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung gây ung thư cổ tử cung: Bản thân lộ tuyến là một tổn thương lành tính. Nhưng trong quá trình chúng xâm lấn ra, các tế bào lát bên ngoài cổ tử cung sẽ phản ứng tăng sinh nhằm đẩy lùi sự xâm lấn, làm xuất hiện những tổn thương bị nghi ngờ là có thể dẫn đến ung thư. Tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần cũng có thể gây ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, bị lộ tuyến kèm viêm cổ tử cung, nếu kéo dài, sẽ làm cổ tử cung to và dài ra, nên nhiều khi tưởng lầm là sa dạ con. Vì vậy việc điều trị sớm lộ tuyến rất cần thiết.
Thực tế, nhiều trường hợp mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung có kèm hoặc không kèm viêm phần phụ, đã được điều trị bằng thuốc đặt và kháng sinh… nhưng vẫn bị tái phát hoặc tái nhiễm nhiều lần sau khi bệnh đã tạm ổn nhờ được điều trị bằng thuốc Tây. Các phương pháp diệt tuyến hiện đại như đốt điện, đốt lazer, đông lạnh cũng không giúp bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn.
Một thời gian sau, bệnh lại dần phát triển, chu kỳ tái nhiễm ngày một nhiều hơn do mất cân bằng PH âm đạo. Đây là hậu quả của việc điều trị bằng kháng sinh (uống, đặt âm đạo), diệt hết vi khuẩn có hại nhưng diệt luôn cả vi khuẩn có lợi. Mất cân bằng PH âm đạo cùng với lộ tuyến làm cho khí hư ra nhiều hơn là môi trường thuận lợi cho nhiễm nấm, trùng roi, tạp khuẩn… Đây chính là nguyên nhân cơ bản làm cho viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng như viêm âm đạo dễ bị tái phát và khó điều trị dứt điểm.
Khi đã có kết quả điều trị tốt, để phòng tránh tái phát bệnh, cần chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín đúng cách. Vệ sinh không tốt sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây hại phát triển.