Đào tiên có nguồn gốc từ Brazil. Trong thịt của quả đào tiên người ta tìm thấy có một số acid hữu cơ (acid citric, acid clorogenic, acid creosentic...). Chưa thấy tài liệu nào nghiên cứu về công dụng kéo dài tuổi thọ của quả đào tiên, tuy nhiên, trong các chùa ở Lào, các vị sư dùng thịt quả đào tiên nấu với đường như mứt dẻo, dùng ăn tráng miệng hằng ngày để giúp sống lâu.
Quả đào tiên còn có tên gọi là quả trường sinh. Đào tiên thuộc họ núc nác. Đào tiên có thân gỗ, cao từ 7-10m, lá mọc hình tán, xanh tươi quanh năm. Hoa thì mọc đơn độc ngay trên thân hay cành cây, có mùi hơi khó chịu. Quả đào tiên hình cầu, đường kính 6-12cm, trông gần giống với trái bưởi lúc còn xanh, vỏ trái cứng, cơm màu trắng, vị chua chua, có nhiều hạt dẹp, nhỏ cũng màu trắng.
Theo các tài liệu của thế giới, thì người dân ở châu Phi, Nam Mỹ thường dùng quả đào tiên để chế biến thuốc bằng cách: Dùng quả đào tiên đã già (vỏ cứng, trái to màu hơi vàng bóng) nạo lấy phần thịt trắng bên trong, thái nhỏ cho vào nồi, đun nóng và đảo qua lại cho đến khi chín ( lúc đầu thịt quả màu trắng, đến khi chín chuyển sang màu đen nhánh) thì thêm đường vào, tạo thành sản phẩm giống như sirô (gọi là sirô calebasse) dùng để chữa ho và tốt cho phổi.
Còn theo kinh nghiệm dân gian trong nước (ở miền Nam), người ta thường dùng quả đào tiên để chữa các bệnh như: nhuận trường, tẩy xổ, bằng cách dùng ruột quả đào tiên làm mứt dẻo, ngày dùng 3 lần, mỗi lần chừng 10 gr sau bữa ăn. Làm thuốc trị tình trạng ăn uống kém, mất ngủ và dùng làm thuốc bổ , bằng cách: hái quả đào tiên để từ quả có vỏ màu xanh chuyển sang màu đen, đập lấy phần thịt bên trong (cũng màu đen) để ngâm rượu. Cứ ngâm 200 gr thịt đào tiên thì kèm 10 trái chuối sứ khô nướng vàng và đem ngâm với hai lít rượu ngon, ngâm 10 ngày là có thể lấy ra dùng được. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần một ly nhỏ (30 ml), dùng trước bữa ăn. Tiếp nữa là kinh nghiệm dân gian dùng đào tiên để trị đau lưng, đau nhức xương, phong tê thấp, bằng cách: cũng làm giống như cách làm ở bài thuốc trị tình trạng ăn uống kém, mất ngủ và dùng làm thuốc bổ ở trên, nhưng thêm vào 200 gr rễ cây lá lốt (đã rửa sạch, sao vàng hạ thổ). Cách dùng và lượng dùng tương tự.
Đào tiên có từ rất lâu đời, tên khoa học là Crescentia cujete Lin thuộc họ núc nác (bignoniacae).
Quả giống như quả bưởi, mọng lớn hình cầu với đường kính từ 6 - 12cm, vỏ quả xanh cứng hóa gỗ bóng, có nhiều hạt dẹt trắng. Khi bổ quả đào tiên ra thấy phần thịt có màu trắng, nhưng khi để một lúc thì lại chuyển sang màu đen. Dưới đây là một vài phương thuốc chữa trị từ quả đào tiên.
- Làm thuốc khai vị: Lấy cơm của quả đào tiên 100g cho vào 500ml gạo ngâm trong 7 - 10 ngày. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 30ml vào trước bữa ăn.
Hiện nay, có nhiều người ở Việt Nam đang trồng và sử dụng các sản phẩm đào tiên như một loại thuốc nam để tăng cường, bảo vệ sức khoẻ. Mặc dù vậy, vẫn chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ về tác dụng dược lý của loài cây quý này.
Quả đào tiên còn gọi là quả trường sinh (tên khoa học Crescentia cujete Lin), thuộc họ Núc nác Bignoniaceae. Tên đào tiên của cây Crescentia cujete đã được nhà thực vật người Pháp ghi rõ trong cuốn 'Những cây thuốc ở Campuchia, Lào và Việt Nam\'\' từ năm 1953. Vậy đào tiên là tên gọi đã có từ lâu của cây này trong nhân dân ta.
Đào tiên mọc hoang dại và được trồng ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Cây này cũng mọc ở Nam Mỹ và châu Phi. Theo A.Petelot thì cây này có nguồn gốc Braxin. Trước đây, hầu như không thấy sử dụng. Vào năm 1987, một đoàn cán bộ dược của Việt Nam ghé thăm một ngôi chùa ở thủ đô Viêng Chăn, được sư cụ trụ trì ngôi chùa giới thiệu tác dụng kéo dài tuổi thọ của quả đào tiên hay quả trường sinh. Ở Viêng Chăn có 13 vị sư nhờ ăn đào tiên này mà thọ hơn 130 tuổi. Lúc phái đoàn tới thăm còn 7 vị vẫn khoẻ mạnh, hàng ngày tụng kinh, lễ Phật.
Ở nước ta cũng như ở Lào, người ta truyền miệng nhau tác dụng kéo dài tuổi thọ của đào tiên. Tuy nhiên, chưa rõ có phải sử dụng chúng với các vị thuốc khác hay không. Trong thịt quả đào tiên người ta phát hiện có một số axít hữu cơ như axít xitric, axít tactric, axít clorogenic, axít creosentic... Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu khác cũng như chưa thấy có tài liệu nào nghiên cứu về tác dụng kéo dài tuổi thọ của đào tiên. Theo tài liệu nước ngoài thì người dân ở châu Phi và Nam Mỹ cũng có đào tiên chế thuốc chữa ho, nhuận tràng.
Theo ông Nguyễn Văn Duy, Trạm khuyến nông Hiệp Hoà, Bắc Giang, một vài năm trở lại đây, theo kinh nghiệm dân gian, nhiều người ở tỉnh Hà Tây, Bắc Giang và một số địa phương khác dùng các bài thuốc từ đào tiên để điều trị một số bệnh mạn tính, thấy có thuyên giảm rõ rệt. Nước lá đào tiên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị táo bón, mất ngủ, say bia, buốt giải, đái dắt, viêm nhiệt. Thịt quả đào tiên già sao khô ngâm mạnh trong 100 ngày có tác dụng suy giảm đau lưng, tê mỏi chân tay, đau đầu lâu năm, suy nhược cơ thể, yếu sinh lý, viêm đại tràng co thắt, bại liệt do di chứng mạch máu não, xơ gan cổ trướng do virus, béo phì...
Đến nay Bắc Giang đã trồng trên 1.000 cây đào tiên tại các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên, thị xã Bắc Giang, Lục Nam, Yên Thế, Yên Dũng, Việt Yên. Hy vọng là trong thời gian tới các nhà khôạhc sẽ có những nghiên cứu cụ thể về loài cây quý này.
(Theo Khoa học và Đời sống số Tết Ất Dậu)
- Làm thuốc tẩy độc: Lấy cơm quả đào tiên 600g, gạo 500ml, ngâm cơm quả đào tiên cất đi để làm thuốc tẩy độc ở đường tiêu hóa, nhờ khả năng khi uống này vào sẽ kích thích co bóp ruột tống chất độc ra ngoài theo đường hậu môn.
- Làm thuốc trường thọ: Thường xuyên ăn quả đào tiên chín hằng ngày. Vì theo một số tài liệu cũng có nói rằng quả đào tiên có tác dụng tăng cường tuổi thọ, trị được suy nhược cơ thể, dưỡng sinh lực và điều hòa được kinh lạc...
- Làm siro trị viêm họng, ho: Lấy lớp cơm chua của quả đào tiên điều chế thành siro chữa ho, viêm họng mạn.
Nói đến đào, người ta dễ liên tưởng đến câu chuyện Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung ăn trộm đào tiên trong "Tây du ký". Thứ đào tiên 3000 năm nở hoa, 3000 năm kết qủa khiến cho Mỹ Hầu Vương ăn không biết chán. Đào thường nặng 250 gam, có qủa to nặng hơn 500 gam. Qủa đào có hình dáng và màu sắc đẹp, ăn ngọt thơm, nước qủa rất nhiều.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta ghép "đào" với "tiên" với "trường thọ" thành "đào tiên", "đào trường thọ". Hoa đào rực rỡ, qủa đào dáng đẹp, ăn ngon, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, có giá trị chữa bệnh bảo vệ sức khỏe rất cao. Trong 100 gam cùi thịt của qủa đào chứa 0,8 gam prôtêin, 0,1 gam lipit, 7 gam gluxit, 8 mg vitamin B1, 2 mg vitamin B2, 6 mg vitamin C, cùng một số loại axit hữu cơ, đường glucô, glucôza. Có thể thấy qủa đào đúng là thứ qủa thượng hạng, kéo dài tuổi thọ.
Nhân hạt đào, hoa đào, lá, cành, rễ đào, nhựa đào đều là những vị thuốc qúy.
Nhân hạt đào (đào nhân) vị đắng ngọt, tính bình, có công hiêu phá huyết tan ứ, nhân táo trơn ruột, có tác dụng hoạt huyết hành huyết, làm tan huyết tự ứ, làm tan đờm, nhuận tràng, điều hòa chức năng cơ quan hô hấp, giảm ho. Trong điều trị lâm sàng, đào nhân còn thường dùng chữa trị bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do chấn thương. Đối với chứng liệt nửa người do tắc nghẽn mạch máu, đào nhân cũng có tác dụng điều trị nhất định.
Rễ đào dùng ngoài da có tác dụng chữa sưng đau, sắc uống có thể chữa bệnh viêm gan vàng da.
Nhựa đào có thể chữa kiết lỵ ra máu, đái tháo đường, viêm phế quản.
Cành đào: Lấy 6 - 8 cành non, mỗi cành có 6 - 8 lá nhỏ, sắc uống trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ có khả năng không chế được sốt rét cơn.
Hoa đào: Dầu hoa đào trộn với kem bôi mặt làm da mặt mịn màng. Hoa đào trộn với cùi bí đao chữa được tàn nhang trên mặt, nếu uống có tác dụng lợi tiểu, điều trị phúc thủy (báng nước) có hiệu qủa khá tốt. Hoa đào nấu cháo là bài thuốc hay làm hạ khí, tiêu báng nước.
Lá đào chẳng những tôn vẻ đẹp của hoa đào mà còn là thứ thuốc diệt sâu bọ, lá đào đem ngâm vào chỗ nước tù đọng dùng diệt bọ gậy, thả xuống hố xí giết được giòi. Lá đào đun lấy nước chữa lở ngứa, ghẻ, phụ nữ viêm âm đạo. Nếu bị ghẻ nặng, đem lá đào phơi khô trong bóng râm, nghiền tro trọn đều với mỡ lợn bôi.
Cây đào thuộc họ tường vi, là cây thân gỗ rụng lá, dễ trồng và cho qủa. Vào tiết xuân, hoa đào nở rộ, trở thành thứ cây cảnh đẹp. Qủa đào ăn lại ngon, có giá trị dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, không nên ăn nhiều đào vì đào tính ấm, vị ngọt, chua, cay, ăn nhiều dễ sinh nhiệt bốc hỏa, đầy chướng bụng, sinh mụn nhọt.
Tất cả các bộ phận trên cây đào đều là những vị thuốc hay.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng đào:
- Phù thũng, báng bụng: Hoa đào phai 9 gam sắc uống, mỗi ngày 1 -2 lần.
- Đau bụng: Rễ đào 30 gam sắc uống.
- Đái đục: Nhựa cây đào 10 - 15 gam, cho đường vừa đủ, hấp cách thuỷ ăn.
- Đái tháo đường: Nhựa cây đào 15 gam, râu ngô 60 gam, sắc uống.
- Hư hàn, ra mồ hôi trộm: Bích đào khô 15 gam sắc uống.
- Hen suyễn: Đào nhân, hạnh nhân, hạt tiêu mỗi thứ 6 gam, gạo nếp 10 hạt cùng tán thành bột, hòa với lòng trắng trứng, bôi vào lòng bàn tay, bàn chân.
- Thổ huyết: Tầm gửi đào, ngó sen đốt thành than, cỏ lác, mỗi thứ 9 gam, sắc uống.
- Có nhọt trong mũi: Lá đào non giã nát nhét vào mũi, mỗi ngày thay 3 lần.
- Nấm ăn chân, ghẻ: Lấy lá đào tươi giã nát, đắp.
- Bệnh trĩ: Lá đào, có thể dùng cả rễ cây đào đun lấy nước rửa.
- Viêm bóng đái: Đào nhân 15 gam, hoạt thạch 30 gam, tán thành bột uống với nước lã đun sôi.
- Đau bụng sau khi đẻ: Đào nhân 9 gam, đan bì 5 gam, hồng hoa 3 gam, sắc uống.
Quả đào tiên còn có tên gọi là quả trường sinh. Đào tiên thuộc họ núc nác. Đào tiên có thân gỗ, cao từ 7-10m, lá mọc hình tán, xanh tươi quanh năm. Hoa thì mọc đơn độc ngay trên thân hay cành cây, có mùi hơi khó chịu. Quả đào tiên hình cầu, đường kính 6-12cm, trông gần giống với trái bưởi lúc còn xanh, vỏ trái cứng, cơm màu trắng, vị chua chua, có nhiều hạt dẹp, nhỏ cũng màu trắng.
Đào tiên có nguồn gốc từ Brazil. Trong thịt của quả đào tiên người ta tìm thấy có một số acid hữu cơ (acid citric, acid clorogenic, acid creosentic...). Chưa thấy tài liệu nào nghiên cứu về công dụng kéo dài tuổi thọ của quả đào tiên, tuy nhiên, trong các chùa ở Lào, các vị sư dùng thịt quả đào tiên nấu với đường như mứt dẻo, dùng ăn tráng miệng hằng ngày để giúp sống lâu.
Theo các tài liệu của thế giới, thì người dân ở châu Phi, Nam Mỹ thường dùng quả đào tiên để chế biến thuốc bằng cách: Dùng quả đào tiên đã già (vỏ cứng, trái to màu hơi vàng bóng) nạo lấy phần thịt trắng bên trong, thái nhỏ cho vào nồi, đun nóng và đảo qua lại cho đến khi chín ( lúc đầu thịt quả màu trắng, đến khi chín chuyển sang màu đen nhánh) thì thêm đường vào, tạo thành sản phẩm giống như sirô (gọi là sirô calebasse) dùng để chữa ho và tốt cho phổi.
Còn theo kinh nghiệm dân gian trong nước (ở miền Nam), người ta thường dùng quả đào tiên để chữa các bệnh như: nhuận trường, tẩy xổ, bằng cách dùng ruột quả đào tiên làm mứt dẻo, ngày dùng 3 lần, mỗi lần chừng 10 gr sau bữa ăn. Làm thuốc trị tình trạng ăn uống kém, mất ngủ và dùng làm thuốc bổ , bằng cách: hái quả đào tiên để từ quả có vỏ màu xanh chuyển sang màu đen, đập lấy phần thịt bên trong (cũng màu đen) để ngâm rượu. Cứ ngâm 200 gr thịt đào tiên thì kèm 10 trái chuối sứ khô nướng vàng và đem ngâm với hai lít rượu ngon, ngâm 10 ngày là có thể lấy ra dùng được.
Ngày dùng 3 lần, mỗi lần một ly nhỏ (30 ml), dùng trước bữa ăn. Tiếp nữa là kinh nghiệm dân gian dùng đào tiên để trị đau lưng, đau nhức xương, phong tê thấp, bằng cách: cũng làm giống như cách làm ở bài thuốc trị tình trạng ăn uống kém, mất ngủ và dùng làm thuốc bổ ở trên, nhưng thêm vào 200 gr rễ cây lá lốt (đã rửa sạch, sao vàng hạ thổ). Cách dùng và lượng dùng tương tự.
(ST)