Chữa bệnh đau thần kinh tọa như thế nào?
Chữa bệnh tiêu chảy cho chó hiệu quả
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mực
Theo Đông y, thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, có tác dụng an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm… Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao… Hoa thiên lý được ưa chuông không chỉ được sử dụng như một món ăn ngon, đặc sản mà còn được xem như vị thuốc bổ dưỡng giúp hỗ trợ điều trị rất tốt trong những trường hợp sau đây:
Để tăng hiệu quả, bạn có thể dùng lá thiên lý giã đắp trực tiếp vào chỗ bị trĩ, kết hợp Kết hợp với uống 3 đến 4 bát nước lá thiên lý tươi, hoặc nấu canh ăn trực tiếp. Đây cũng là bài thuốc hiệu nghiệm chữa bệnh sa dạ con.
Liều dùng hoa thiên lý trong các bài thuốc phổ thông từ 20g đến 30g (100-200g tươi). Khi chế biến các món ăn với hoa thiên lý, chú ý không xào nấu quá chín sẽ làm giảm các dưỡng chất và dập nát cánh hoa, mất ngon.
Ngoài ra, hoa thiên lí chỉ chứa một lượng rất nhỏ calo nên bạn hoàn toàn co thể sử dụng hoa thiên lí hằng ngày cho thực đơn giảm cân hằng ngày của mình mà không cần phải sợ béo phì.
Đối với người mất ngủ thường xuyên nên dùng hoa thiên lý nấu canh cùng lá vông nem, mỗi vị chừng 30 - 50g, rửa sạch thái nhỏ nấu chung thành canh, nêm đủ mắm muối, bột nêm cần ăn trong 4 - 7 ngày.