Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của chim câu
22 công dụng phổ biến của dầu dừa bạn nên biết
Tại sao lại nói rằng “khi cây ngô đồng rụng lá thì tất cả mọi người đều biết rằng mùa thu đã đến”? Từ trước tới nay, cây ngô đồng chính là một loại cây được trồng trong vườn nhà để ngắm rất nổi tiếng của người Trung Quốc, trong những bài thơ của các thời đại có rất nhiều các bài thơ miêu tả nó. Cây ngô đồng còn gọi là thanh đồng, là loài cây cao lá rụng. Trong bài thơ ” Quần Phương phổ ” của Vương Tượng Phổ thời nhà Minh đã niêu tả cây ngô đồng một cách rất sinh động: “Vỏ cây xanh biếc, lá thì như hoa, trông rất nhã nhặn và thanh tịnh, nhìn ngắm không chán mắt, mọi nhà đều có trồng loài cây này”. Thân cây ngô đồng rất thẳng, lá rập rạp, dày đặc như một cái nắp vậy, thật sự nó là một loại cây dùng để trồng trong vườn nhà rất thích hợp, do lá của nó mọc khá chậm, lá rụng lại sớm nhất nên nó mới có cái tiếng là “nhất diệp chi thu” (nhìn thấy lá là biết mùa thu).
Nguồn gốc của cây ngô đồng là ở Trung Quốc, được phân bố rất rộng rãi, nhưng do ngô đồng rất thích sự ấm áp và rất sợ rét nên ở phương Bắc mọc rất ít, ở phương Nam lại khá phổ biến. Cây ngô đồng bất luận là trồng một mình hay kết hợp với các loại cây hoa cỏ khác đều thích hợp. Đặc biệt là trồng kết hợp với trúc, cây ba tiêu…. đều rất thú vị.
Ngoài ra còn có một loại ngô đồng cảnh rất nổi tiếng đó là cây ngô đồng nước Pháp, nó cũng được gọi là ngô đồng bởi vì hình dáng rất giống với cây ngô đồng, tuy nhiên chúng không phải là người một nhà. Cây ngô đồng nước Pháp có tên gọi khác là “huyền linh mục”, do thế cây rất đẹp, lá dầy, sinh trưởng nhanh và có tác dụng làm sạch không khí nên được người dân trong thành phố trồng rất rộng rãi, nó còn có tên gọi rất đẹp là “hoàng đế của những loại cây hành đạo”.
Nguồn Bách khoa tri thức
Ngô đồng và Ngô đồng cây gỗ trong Đông y
Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu. Ngô đồng
Ngô đồng hay còn gọi Ngô đồng cây dầu lai có củ, Sen lục bình, tên khoa học: Jatropha podagrica Hook.f. Họ Thầu dầu EUPHORBIACEAE. Gốc phình to như cái lọ, xù xì, mập, phân nhánh ít. Lá có cuống đính gần gốc, màu xanh bóng, nhẵn, đẹp. Lá chia thành thuỳ (3 – 5 thuỳ to) và những phiến hẹp như kim. Cụm hoa to, đỏ như cụm hoa của cây San hô. Cuống chung dài, mập, màu xanh xám, thẳng. Cụm hoa cờ hình ngù màu đỏ. Hoa có 5 cánh dài 7 – 8mm, màu đỏ tưi. Bầu hình trái xoan, nhẵn, màu xanh bóng. Quả nang thường nổ mạnh tung hạt đi khắp nơi. Cây có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Cây có dáng đẹp, lá xanh quanh năm và cụm hoa độc đáo, lâu tàn (gần như có quanh năm). Ở nước ta cây Ngô đồng rất được ưa chuộng, trồng bằng hạt, phổ biến từ đồng bằng đến miền núi. Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu. Cây có tác dụng mạnh đến các mô bị viêm nhiễm khi các mô này có nguy cơ làm mủ như: Nhọt độc, viêm cơ, viêm hạch, viêm tuyến mang tai.
Cách dùng:
Nếu nhọt mới phát, giai đoạn sưng tấy ban đầu, ngắt một búp lá cho nhựa chảy ra, lấy nhựa đó bôi lên mặt da có nhọt, bôi rộng thêm ra phía ngoài, bôi nhiều lần, để một lúc cho khô, rồi bôi lại. Chú ý đừng để nhựa này dính ra quần áo sẽ không giặt tẩy sạch được.
Nếu nhọt đã đến thời kỳ lên mủ thì ngắt 1 – 3 lá rửa sạch, thêm một chút muối, giã nhuyễn rồi đắp lên mụn, bó lại. Mỗi ngày 1 lần, làm 3 – 5 ngày rồi tháo mủ.
Các mũi tiêm khi có nguy cơ bị áp-xe thì cần bôi ngay nhựa cây này lên vùng tiêm, ngày 2 – 3 lần là được.
Các vết thương nông, nhỏ như trẻ đứt tay, đứt chân, nếu bôi ngay nhựa của cây này trực tiếp lên vết thương, giữ gìn sạch sẽ là có thể yên tâm không bị nhiễm trùng.
Một số người lấy phần phình của thân cây đã trồng được vài năm đem gọt bỏ vỏ thái mỏng, phơi se rồi sao vàng, ngâm rượu làm rượu bổ. Tuy nhiên thực tế chưa phân tích hoạt chất nên phơi thận trọng khi dùng.
Ngô đồng cây gỗ
Tên khoa học là Firmiana simplex (L.) Họ Trôm STERCULIACEAE. Ở nước ta Ngô đồng cây gỗ còn được gọi là cây Bo rừng, Trôm đơn.
Cây gỗ to, cao tới 7m. Cành không dày lên ở đầu mút. Lá có phiến to rộng đến 25cm, chia 1 – 5 thuỳ hình chân vịt, không lông; thuỳ hình tam giác có mũi nhọn, ngăn cách nhau bởi những rãnh hẹp, thậm chí cưỡi lên nhau tới quãng giữa của phiến lá có 7 gân chính to ra. Cuống lá dài hn phiến tới 30cm. Chùm hoa dày lông, dài đến 30cm. Hoa vàng, tạp tính. Đài cao 9mm, không lông ở mặt trong. Trụ nhị không lông, 5 quả đại, dạng màng như giấy, dài 10cm, thắt lại đột ngột thành một cuống 15 – 20mm, tù ở ngọn. Vỏ quả mỏng, 2 – 4 hột, dài 8mm, rộng 6mm, có nhiều nội nhũ, lá mầm mỏng. Cây gặp mọc hoang trong rừng kín thường xanh, mưa mùa nhiệt đới; trên đất của núi đá vôi và cả trên đất chua hoặc trung tính. Được gây trồng bằng hạt để lấy sợi. Có nơi trồng làm cây cảnh.
Rễ và vỏ thu hái quanh năm, hoa thu hái vào mùa hè, hạt và lá vào mùa thu, phơi khô dùng. Hạt có dầu, hàm lượng tới 40%.
Rễ, vỏ có vị đắng, tính mát, có tác dụng trừ phong thấp, tiêu viêm, sát trùng, hoa và hạt vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận khí, hoà vị tiêu tích trệ. Lá có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm an thần, hạ huyết áp, tiêu viêm, gim cholesterol.
Vỏ phơi khô, đốt cháy, trộn với dầu dùng để nhuộm đen tóc.
Theo Bản thảo cương mục: Hạt có khả năng làm rụng tóc bạc và làm mọc tóc đen. ở Trung Quốc, hạt Ngô đồng dùng để điều trị các áp-xe ở miệng trẻ em và các bệnh ngoài da của trẻ. Rễ dùng chữa thấp khớp dạng thấp, lao phổi và thổ huyết, đòn ngã tổn thương, bạch đới, bệnh giun đũa. Vỏ dùng chữa trĩ, lòi dom.
Hạt trị thương thực, đau dạ dày, sán khí, ỉa chảy, chốc mép.
Lá dùng trị bệnh mạch vành; huyết áp cao; mỡ máu cao; thấp khớp dạng thấp; suy nhược thần kinh; bất lực; di tinh; ung nhọt và viêm mủ da. Hoa trị bỏng lửa và bỏng nước, thuỷ thũng. Liều dùng: 10 – 15g, dạng thuốc sắc, có thể tán bột hoa, hạt, lá để dùng.
Chữa thuỷ thũng: Hoa Bo rừng 10 – 15g, sắc uống.
Chữa huyết áp cao: Lá Bo rừng 5 – 10g, sắc uống.
Chữa thấp khớp: Rễ Bo rừng 15 – 30g, sắc uống.
Chữa bụng đau: Hạt Bo rừng tán bột hoà với nước uống, mỗi lần 3g.
GS. Vũ Văn Chuyên
Bà Nguyễn Thị Theo (thôn Bãi Làng, xã Tân Hiệp, Hội An) năm nay đã 72 tuổi, là một trong vài lão niên của xã đảo Tân Hiệp vẫn còn gắn bó với việc đan võng ngô đồng. Nhưng khi hỏi, bà không biết ai là người đầu tiên ở Cù lao Chàm dùng cây ngô đồng để đan thành võng. Bà kể, nghề này có từ mấy trăm năm trước và từng có thời kỳ nhà nào cũng có người biết đan võng. “Nghề đan võng chỉ có phụ nữ làm nên được mẹ truyền con nối. Tôi được mẹ dạy từ khi 15 tuổi nhưng mãi đến năm 18 tuổi mới đan được chiếc võng đầu tiên. Nghề này khó và công phu lắm”. Nhìn đôi tay trơn nhẵn, dấu vân tay mòn gần hết của cụ Theo, tôi tin là nghề này công phu thật. Để có được một chiếc võng ngô đồng, phải trải qua rất nhiều công đoạn. Nguyên liệu để làm nên chiếc võng là cây ngô đồng, một loại cây thân gỗ mọc nhiều trên các vách núi cheo leo ở Cù lao Chàm. Và muốn có nguyên liệu, người làm võng phải bất chấp nguy hiểm trèo lên núi chặt những thân cây hoặc cành nhánh cây ngô đồng về lấy phần vỏ, đem ngâm trong nước 20 ngày để vỏ cây mục ra. Khi ấy chỉ còn lại xơ của vỏ cây, xơ này sau khi rửa sạch và phơi khô sẽ cứng, chắc và bóng như cước vậy. Đến lúc đó mới bắt đầu đan võng…
Nếu như việc làm ra nguyên liệu đã công phu thì để đan một chiếc võng ngô đồng còn công phu gấp bội. Không giống những loại võng khác, võng ngô đồng được đan theo kỹ thuật riêng biệt và hoàn toàn bằng thủ công. Từ những sợi xơ vỏ cây, người đan dùng tay xe chúng lại thành những sợi dài, rồi khéo léo, tỉ mẩn bện chúng thành võng. Nói thì đơn giản nhưng để ra dáng chiếc võng ngô đồng, những người phụ nữ ở Cù lao Chàm phải mất gần một tháng mới đan xong. “Khi phơi khô, xơ của vỏ cây ngô đồng rất chắc, nên không thể đan nhanh được, đan nhanh tay sẽ tứa máu vì vậy nên bàn tay tôi mới mòn hết thế này. Còn nữa, phải đan cho chặt và không được phép đan lỗi vì nếu lỗi thì không sửa lại được. Võng ngô đồng có 2 cách đan, 4 hoặc 6 múi nhưng đan 6 múi khó và mất thời gian nên chừ không ai còn đan nữa”- cụ Theo nói. Mất nhiều công sức như vậy nhưng mỗi chiếc võng ngô đồng, cụ Theo bán ra cho du khách với giá 1 triệu đồng. Số tiền quá thấp so với công sức 1 tháng của cụ, biết vậy nhưng cụ vẫn làm, vừa tận dụng thời gian nhàn rỗi, vừa để giữ gìn nghề truyền thống, đó chính là lý do cụ Theo vẫn còn gắn bó với nghề này.
L.H.A ( Nguồn CADN.COM.VN)
Cô Dịu – hướng dẫn viên du lịch của Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, TP Hội An, Quảng Nam – nói trong hành trình đưa khách đi thăm đảo ngoài giới thiệu chiếc giếng cổ, ngôi chùa hơn 300 tuổi, cô sẽ đưa khách đến thăm một “di sản” khác của Cù Lao Chàm. Đó là hai người còn lại vẫn còn đan võng ngô đồng. Không nói võng đẹp hoặc xấu, vừa đi đường Dịu vừa kể: “Khi xưa còn sống, nội em cũng biết đan võng. Nhưng trong nhà em không ai học cách làm vì quá mất công và tỉ mỉ. Có chiếc võng nội đan từ trước khi sinh em đến giờ vẫn còn, sợi võng không hề bị mủn dù bao năm tháng. Đó cũng là chiếc võng nội thích nằm nhất”. Căn nhà nhỏ. Bên cạnh cửa sổ sát đường là bà lão tóc bạc trắng, lưng hơi còng đang cần mẫn, mải miết đan võng. Đó là cụ Phan Thị Môn, 87 tuổi, ở thôn Cấm.
Không một ai ở Cù Lao Chàm biết được nghề đan võng và xe sợi cây ngô đồng có từ bao giờ. Cụ Môn cũng không nhớ: “13 tuổi tui đã bắt đầu học làm võng. Cha mẹ mất sớm nên phải tự tần tảo kiếm ăn. Thân gái, không đi biển được nên chỉ ở nhà đan lưới và đan võng. Đến giờ cũng đã hơn 70 năm tui gắn bó với công việc này”. Tóc cụ Môn đã bạc trắng, y như màu những sợi vỏ ngô đồng. Dáng cụ bé nhỏ, còng gập bên cửa sổ đón chút ánh sáng ban ngày. “Mỗi chiếc võng làm mất hai tháng, có khi còn nhiều hơn”. Đôi tay người già không nhanh nhẹn nhưng đôi mắt cụ còn rất tinh. Dù chậm chạp nhưng tất thảy đều được làm hết sức tỉ mỉ và cẩn thận. Hàng ngàn mắt võng đều tăm tắp, hàng trăm hoa võng xòe ra không khác nhau một li. Và dù phải xe nối hàng ngàn vỏ sợi mảnh nhưng trên từng mắt võng không hề nhìn thấy một mối nối nào. Cụ Môn nói bí quyết này phụ thuộc vào sự khéo léo của người làm võng. Vì phải làm thủ công, tỉ mỉ, vừa xe sợi vừa tết lại đan nên mỗi ngày cụ chỉ làm được một phần rất nhỏ: “Khó nhất là làm “óc” và “viền” võng. Đây là phần quan trọng nhất, dùng để mắc võng nên cần chắc chắn và bền. Không làm cẩn thận phần này thì dù có làm thân võng tốt bao nhiêu cũng chẳng giá trị gì”. Người đan võng vừa tỉ mẩn xe sợi, vừa tính chi li từng khoảng cách giữa các mắt võng sao cho các sợi võng căng đều mà không có sợi nào trùng. Được đan bằng sợi vỏ cây ngô đồng, một loại cây thân gỗ mọc tự nhiên rất nhiều trên những cánh rừng của đảo Cù Lao Chàm. Cây ngô đồng có lá màu xanh thẫm, mùa xuân ra hoa đỏ tươi. Trước khi đan võng, cụ Môn thường đem theo con dao quắm dài lần lên cánh rừng sau nhà chặt những cành ngô đồng bằng cổ tay: “Mỗi năm tui đan được sáu chiếc võng. Không bao giờ đủ để bán. Mỗi năm cũng chỉ chặt cành ngô đồng chừng ấy lần vì cây ngô đồng còn phải để cho lớn, chỉ tỉa cành để tước lấy vỏ thôi”. Cành ngô đồng mang về được chặt ngắn thành từng khúc, mỗi khúc dài từ 40cm trở lên. Dùng cán dao quắm đập giập vỏ cây rồi lột ra khỏi thân. Mang những vỏ ấy ngâm dưới suối mười ngày cho nát hết phần vỏ thịt. Thứ còn lại là xơ màu trắng như ngọc trai. Giặt sạch, phơi khô, tước nhỏ rồi xe lại dùng dần.
Theo HOÀNG ĐIỆP (nguồn Tuổi Trẻ cuối tuần)
Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu.
Ngô đồng hay còn gọi Ngô đồng cây dầu lai có củ, Sen lục bình, tên khoa học: Jatropha podagrica Hook.f. Họ Thầu dầu EUPHORBIACEAE.
Gốc phình to như cái lọ, xù xì, mập, phân nhánh ít. Lá có cuống đính gần gốc, màu xanh bóng, nhẵn, đẹp. Lá chia thành thuỳ (3 – 5 thuỳ to) và những phiến hẹp như kim. Cụm hoa to, đỏ như cụm hoa của cây san hô. Cuống chung dài, mập, màu xanh xám, thẳng. Cụm hoa cờ hình ngù màu đỏ. Hoa có 5 cánh dài 7 – 8mm, màu đỏ tươi. Bầu hình trái xoan, nhẵn, màu xanh bóng. Quả nang thường nổ mạnh tung hạt đi khắp nơi.
Cây có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Cây có dáng đẹp, lá xanh quanh năm và cụm hoa độc đáo, lâu tàn (gần như có quanh năm). Ở nước ta cây Ngô đồng rất được ưa chuộng, trồng bằng hạt, phổ biến từ đồng bằng đến miền núi.
Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu
Cây có tác dụng mạnh đến các mô bị viêm nhiễm khi các mô này có nguy cơ làm mủ như: nhọt độc, viêm cơ, viêm hạch, viêm tuyến mang tai.
Cách dùng: Nếu nhọt mới phát, giai đoạn sưng tấy ban đầu, ngắt một búp lá cho nhựa chảy ra, lấy nhựa đó bôi lên mặt da có nhọt, bôi rộng thêm ra phía ngoài, bôi nhiều lần, để một lúc cho khô, rồi bôi lại. Chú ý đừng để nhựa này dính ra quần áo sẽ không giặt tẩy sạch được. Nếu nhọt đã đến thời kỳ lên mủ thì ngắt 1 – 3 lá rửa sạch, thêm một chút muối, giã nhuyễn rồi đắp lên mụn, bó lại. Mỗi ngày 1 lần, làm 3 – 5 ngày rồi tháo mủ.
Các mũi tiêm khi có nguy cơ bị áp-xe thì cần bôi ngay nhựa cây này lên vùng tiêm, ngày 2 – 3 lần là được. Các vết thương nông, nhỏ như trẻ đứt tay, đứt chân, nếu bôi ngay nhựa của cây này trực tiếp lên vết thương, giữ gìn sạch sẽ là có thể yên tâm không bị nhiễm trùng. Một số người lấy phần phình của thân cây đã trồng được vài năm đem gọt bỏ vỏ thái mỏng, phơi se rồi sao vàng, ngâm rượu làm rượu bổ. Tuy nhiên thực tế chưa phân tích hoạt chất nên phải thận trọng khi dùng.
Theo Caythuocquy
Phụ nữ động thai dùng hành tươi 60g thêm một bát nước, sắc kỹ, lọc bỏ bã, uống.
Thận hư, mắt nhìn kém: giã nát củ hành viên với mật ong thành hoàn cỡ hạt bắp, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-20 hoàn, uống sau bữa ăn với cháo gạo.
Chữa chân tay tê dại: củ hành to 60g, gừng tươi 16g, ớt 3g, nấu nước uống ngày 2 lần.
Chữa cảm gió ho: hành cả rễ 7 cây, 1 trái lê, tất cả xắt nhỏ, đường trắng 50g, cùng sắc lấy nước uống, ăn hành và lê ngày 2 lần.
Theo Đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, thông sữa, chữa đinh nhọt, viêm mũi, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu……
Cây thuốc dòi còn gọi là cây bọ mắm, bơ nước tương, đại kích biển… có tên khoa học: Pouzolzia zeylanica (L) Benn. (Pouzolzia indica Gaud). Thuộc họ Gai (Urticaceae). Cây thuốc dòi là loại thân thảo, thân nhiều, phân nhánh, bắt nguồn từ cổ của rễ, nằm dưới đất, nhẵn, dạng sợi, dễ gãy… Đây là loại cây mọc hoang ở những vùng đất trống, bụi bờ khắp nước ta. Theo Đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho dai dẳng, ho sơ nhiễm lao, tiêu viêm, thông tiểu, thông sữa, chữa đinh nhọt, viêm mũi, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu… Liều dùng trung bình cho mỗi ngày từ 10 đến 20 g sắc lấy nước thuốc uống. Sau đây là một số cách chữa bệnh từ cây thuốc dòi: – Chữa đinh nhọt, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu: Lấy một nắm cây thuốc dòi đem giã nát rồi đắp lên nơi sưng đau. – Chữa viêm mũi sưng đau: Lấy lá hay hoa cây thuốc dòi chừng 15-20 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước, dùng bông y tế thấm bôi vào mũi nơi bị viêm, ngày 3-4 lần. – Chữa ho, viêm đau họng: Cây thuốc dòi khô 10-20 g, sắc lấy nước uống hoặc lấy lá hay hoa cây thuốc dòi chừng 20-30 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước chia ra ngậm nuốt dần, ngày 1 thang trong 7 ngày liền. – Chữa viêm mũi sưng đau: Lấy lá hay hoa cây thuốc dòi chừng 15-20 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước, dùng bông y tế thấm bôi vào mũi nơi bị viêm, ngày 3-4 lần.
DS. Mỹ Nữ
Nhiều bà nội trợ thường mua các bó lá bán sẵn về nấu nước uống để thanh nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, mỗi loại có những lưu ý và kiêng cử riêng, khi sử dụng cần phải nắm rõ.
Phó giáo sư Nguyễn Thị Bay, Trưởng bộ môn Bệnh học, Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM cho biết, nước mát là tên dân gian dùng để gọi các loại nước nấu từ dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, làm cho mát, hạ sốt, thường được nấu và dùng trong gia đình vào mùa nắng nóng.
Nguyên nhân làm cơ thể bị nhiệt là uống không đủ nước, do ảnh hưởng của khói, bụi, sức nóng của môi trường, do nhiễm siêu vi, vi trùng, mất nước do táo bón, tiêu chảy. Ngoài ra còn là do chức năng giải độc của cơ thể kém, mắc các bệnh mãn tính, phải dùng thuốc dài ngày… Vì thế, việc thanh nhiệt, giải độc là vô cùng cần thiết.
Hiện nay, nhiều bà nội trợ thường mua các bó lá bán sẵn ngoài chợ, thường có các loại rễ cỏ tranh, mía lau, mã đề, rau bắp, cây thuốc dòi… về nấu uống với mục đích thanh nhiệt, giải độc. Đây là những thảo mộc có công dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Có thể nấu riêng từng thứ hoặc kết hợp với nhau. Tuy nhiên, mỗi loại đều có những lưu ý và kiêng cử riêng khi sử dụng cần phải nắm rõ.
Theo đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho do viêm họng, viêm thanh phế quản, ho khan, tiêu viêm, thông tiểu… Liều dùng trung bình cho mỗi ngày từ 10 đến 20 g, sắc uống. Loại thuốc này còn được dùng như thuốc điều kinh và cả để gây sẩy thai. Vì vậy phụ nữ có thai không nên uống nhiều loại thảo dược này.
Trong đông y, thuốc từ rễ cỏ tranh có tên gọi là mao căn. Tùy mục đích sử dụng mà được bào chế và có tên gọi khác nhau, ví dụ:
– Bạch mao căn (rễ cỏ tranh): Rửa sạch, tẩm nước cho hơi mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụn…
– Mao căn thán (rễ cỏ tranh sau khi đốt): Lấy những đoạn bạch mao căn cho vào nồi sao tới màu nâu đen, phơi khô…
– Sinh mao căn (rễ tranh tươi): Rửa sạch, thái nhỏ.
Rễ cỏ tranh đã được dùng làm thuốc từ 2000 năm trước và là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cỏ tranh có ở nhiều quốc gia và ở mỗi nước, nó lại được dùng để chữa trị các loại bệnh khác nhau. Rễ cỏ tranh được kết hợp với vài loại thảo mộc khác để trị bệnh trĩ. Ngoài ra, rễ loại cây này được dùng để hạ sốt, trị nôn ói, phù thũng, trị bệnh lậu và các rắc rối ở đường tiết niệu.
Rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn, vào các kinh Tâm, Phế, Tỳ, Vị và Bàng quang. Có công năng thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế nhiệt. Chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu… Lưu ý người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng.
Cây mía lau
Theo đông y, mía lau vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, hạ khí, trợ tỳ, kiện vị, lợi đại tiểu trường, chỉ khát tiêu đàm, trừ phiền, giải độc rượu, giải được các sức nóng của thuốc. Mía lau trị hôi miệng, ho, họng sưng đau, hạ đường huyết, tân dịch bất túc, táo bón.
Nước uống ngày nắng nóng: Mía lau 3 khúc, bỏ vỏ, chẻ ra thành những miếng mỏng, rễ cỏ tranh 20 g, nấu lấy nước uống.
Lưu ý: Ho do phong hàn (ho kèm đờm màu trắng) thì không nên dùng. Nếu mía mốc, có mùi rượu là mía đã bị axit hóa không ăn được, nếu không có thể bị ngộ độc.
Cây mã đề
Còn gọi là mã đề thảo, xa tiền thảo, xa tiền tử, nhả én.
Xa tiền tử là hạt mã đề phơi khô hay sấy khô. Mã đề thảo (xa tiền thảo) là toàn cây mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô. Lá mã đề tươi hoặc sấy khô cũng có công dụng rất tốt.
Toàn thân mã đề chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.
Mã đề có tác dụng lợi tiểu, chữa ho, kháng sinh…
Tác dụng lợi tiểu: Uống nước sắc mã đề, lượng nước tiểu tăng, trong nước tiểu lượng ure, axit uric và muối đều tăng.
Tác dụng chữa ho: Nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm, tác dụng này kéo dài 6-7 giờ, mạnh nhất sau khi uống 3-6 giờ.
Tác dụng kháng sinh: Nước mã đề có tác dụng ức chế đối với một số vi trùng bệnh ngoài da.
Râu bắp (râu ngô)
Râu bắp còn có tên gọi là ngọc mễ tu. Râu bắp loại có sợi dài, dai, màu nâu hung, vị ngọt, khô mà mềm được coi là loại tốt cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, râu bắp có vị ngọt, tính bình. Quy kinh thận, bàng quang, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết. Râu bắp tươi và râu bắp khô đều dùng được. Râu bắp có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (, vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Vì thế khi uống nước râu bắp, có cảm giác ngọt, ngậy và mát..
Uống nước râu bắp hàng ngày có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng, ngoài ra còn làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông. Sử dụng thường xuyên nước luộc râu bắp cho người sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat.
Cây lẻ bạn lá lớn
Cây lẻ bạn lá lớn hay còn gọi là cây hoa sò huyết, là một cây thảo, sống nhiều năm. Thường dùng hoa hoặc lá làm thuốc, dùng tươi hay phơi khô.
Theo y học cổ truyền, cây lẻ bạn vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, nhuận phế, giảm ho, giải độc.
Hoa cúc – cúc hoa
Theo đông y, hoa cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hỏa, mát gan, làm sáng mắt.
Một số nghiên cứu còn cho thấy hoa cúc có thể giúp kháng khuẩn, kháng siêu vi gây cảm cúm, làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, làm dịu căng thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon.
Như vậy, theo phó giáo sư Bay, các loại thảo dược trên đều thuộc vào nhóm thanh nhiệt, lợi tiểu… nên sẽ có tác dụng làm mát, giải độc cho cơ thể. Công thức phổ biến thường dùng thay nước uống hàng ngày trong mùa nóng là lá thuốc dòi 100 g, mã đề 100 g, rễ tranh 100 g, râu bắp 50 g, mía lau 2-3 khúc, cây lẻ bạn lá lớn 2 lá. Tất cả đem rửa sạch rồi nấu trong 2-3 lít nước đến khi sôi, giữ sôi thêm 10-15 phút là dùng được.
Ngoài ra có thể dùng vài khúc mía lau, phối hợp với các loại tùy địa phương có sẵn như kèm một nắm râu bắp, hoặc rễ tranh hay mã đề… rửa sạch nấu với 2-3 lít nước để sôi rồi giữ lửa sôi thêm 10 phút, để nguội uống dần.
Lê Phương
Thiếu máu cơ tim là một bệnh phức tạp, muốn dùng thuốc Nam để chữa trị, tốt nhất nên tìm đến phòng khám đông y có uy tín…
Thiếu máu cơ tim là bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi và những người cơ thể suy nhược. Chứng trạng điển hình của bệnh là bỗng nhiên đau thắt ở ngực trái, ở vùng trước tim và sau xương ức; đau thường lan lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái; đau có thể xuyên ra sau lưng hoặc từ lưng xuyên ra vùng tim. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, nhất là những lúc phải gắng sức, khi bị nhiễm lạnh, ăn uống quá no say, tình cảm kích động mạnh. Tuy nhiên, cơn đau cũng có thể xuất hiện bất chợt vào thời điểm bất kỳ trong ngày. Thông thường, cơn đau chỉ kéo dài 1-5 phút, nghỉ ngơi một lát hoặc uống thuốc là lại bình thường. Trường hợp bệnh nặng, có thể đau kịch liệt, cơn đau kéo dài, mặt trắng bệch, môi tím tái, vã mồ hôi lạnh, chân tay tê dại, thậm chí đột tử. Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới đau thắt ngực là do nhu cầu về máu của cơ tim vượt quá lượng máu được cung cấp từ động mạch vành và thường do động mạch vành bị xơ vữa. Thành mạch vành bị xơ vữa, lòng mạch bị hẹp lại, khiến lưu lượng máu trong mạch giảm, không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ tim… Thiếu máu cơ tim là một bệnh phức tạp, muốn dùng thuốc Nam để chữa trị, tốt nhất nên tìm đến phòng khám đông y có uy tín, để được các thầy thuốc chẩn bệnh và hướng dẫn dùng thuốc một cách cụ thể. Dưới đây là vài cách có thể sử dụng thử một số loại cháo thuốc như sau: * Cháo sơn tra: Có thể sử dụng chữa thiếu máu cơ tim, kèm theo kém ăn, đầy bụng, đại tiện lỏng nhão, người uể oải. Dùng sơn tra 30g khô hoặc 60g tươi, gạo tẻ 60g, đường kính 10g; nấu cháo ăn. * Cháo hà thủ ô: Chữa thiếu máu cơ tim, kèm theo những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, lòng bàn chân bàn tay và giữa ngực hâm hấp nóng, sốt nhẹ về chiều, đại tiện táo bón. Dùng hà thủ ô chế 30 – 60g, gạo tẻ 60g, hồng táo 3 – 5 trái, đường đỏ lượng thích hợp; nấu cháo ăn. * Cháo củ kiệu: Củ kiệu 20g, gừng tươi 9g, củ riềng 15g, gạo tẻ 60g; sắc các vị thuốc lấy nước, sau cho gạo vào nấu thành cháo ăn.
BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI
Cây thuốc dòi (ảnh) còn gọi là cây bọ mắm, bơ nước tương, đại kích biển, thuộc họ thầu dầu – Euphorbiaceae.
Đây là loại cây mọc hoang ở những vùng đất trống hay trên các bãi cát ven biển khắp nước ta. Cây thuốc dòi còn có ở Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Malaysia, Philippines, Indonesia…
Cây thuốc dòi là loại thân thảo, sống lâu nhờ gốc rễ. Thuốc dòi thân nhiều, phân nhánh, bắt nguồn từ cổ của rễ, nằm dưới đất, nhẵn, dạng sợi, dễ gãy. Lá loài cây này hình trái xoan, gần như không cuống; cụm hoa ở ngọn; quả nang, nhẵn, kết vào các tháng 7 – 11 hằng năm; hạt nhiều, màu hung, nhẵn. Theo đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho dai dẳng, ho sơ nhiễm lao, ho lao, viêm họng, viêm thanh phế quản, ho khan, tiêu viêm, thông tiểu, thông sữa… Liều dùng trung bình cho mỗi ngày từ 10 đến 20 g sắc lấy nước thuốc uống. Cũng có thể thu hái về nấu thành cao thuốc dòi, còn gọi “cao bò mắm”. Ở Tân Đảo, người ta dùng cả cây ngâm nước, vò ra làm thành một loại thuốc để xổ tẩy. Phụ nữ ở đây còn dùng nó như thuốc điều kinh và cả để gây sẩy thai. Nhựa và toàn cây thuốc dòi đều có thể dùng làm thuốc.
Dưới đây là một số cách trị bệnh từ cây thuốc dòi:
– Hỗ trợ chữa ho lao: Lấy nhựa cây, chế biến, chưng cách thủy với mật ong dùng uống ngày 2-3 lần.
– Chữa ho, viêm đau họng: Cây thuốc dòi khô 10-20 g, sắc lấy nước uống.
– Chữa đinh nhọt, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu: Lấy một nắm cây thuốc dòi đem giã nát rồi đắp lên nơi sưng đau.
– Chữa viêm mũi sưng đau: Lấy lá hay hoa cây thuốc dòi chừng 15-20 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước, dùng bông y tế thấm bôi vào mũi nơi bị viêm, ngày 3-4 lần.
– Chữa họng viêm đau, ho: Lấy lá hay hoa cây thuốc dòi chừng 20-30 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước chia ra ngậm nuốt dần, ngày 1 thang trong 7 ngày liền.
Bác sĩ Dương Minh Nguyệt
Phân biệt cây ngô đồng (bắp) và ngô đồng cây gỗ, và những tác dụng nổi bật của nó
Ngô đồng và ngô đồng cây gỗ là 2 cây thuộc 2 họ hoàn toàn khác nhau, cùng cây thuốc quý điểm lại những đặc điểm cũng như tác dụng chữa bệnh của chúng nhé!
Ngô đồng hay còn gọi Ngô đồng cây dầu lai có củ, Sen lục bình, tên khoa học: Jatropha podagrica Hook.f. Họ Thầu dầu EUPHORBIACEAE.
Gốc phình to như cái lọ, xù xì, mập, phân nhánh ít. Lá có cuống đính gần gốc, màu xanh bóng, nhẵn, đẹp. Lá chia thành thuỳ (3 – 5 thuỳ to) và những phiến hẹp như kim. Cụm hoa to, đỏ như cụm hoa của cây San hô. Cuống chung dài, mập, màu xanh xám, thẳng. Cụm hoa cờ hình ngù màu đỏ. Hoa có 5 cánh dài 7 – 8mm, màu đỏ tươi. Bầu hình trái xoan, nhẵn, màu xanh bóng. Quả nang thường nổ mạnh tung hạt đi khắp nơi.
Cây có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Cây có dáng đẹp, lá xanh quanh năm và cụm hoa độc đáo, lâu tàn (gần như có quanh năm). Ở nước ta cây Ngô đồng rất được ưa chuộng, trồng bằng hạt, phổ biến từ đồng bằng đến miền núi.
Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu.
Cây có tác dụng mạnh đến các mô bị viêm nhiễm khi các mô này có nguy cơ làm mủ như: nhọt độc, viêm cơ, viêm hạch, viêm tuyến mang tai.
Cách dùng:
Nếu nhọt mới phát, giai đoạn sưng tấy ban đầu, ngắt một búp lá cho nhựa chảy ra, lấy nhựa đó bôi lên mặt da có nhọt, bôi rộng thêm ra phía ngoài, bôi nhiều lần, để một lúc cho khô, rồi bôi lại. Chú ý đừng để nhựa này dính ra quần áo sẽ không giặt tẩy sạch được.
Nếu nhọt đã đến thời kỳ lên mủ thì ngắt 1 – 3 lá rửa sạch, thêm một chút muối, giã nhuyễn rồi đắp lên mụn, bó lại. Mỗi ngày 1 lần, làm 3 – 5 ngày rồi tháo mủ.
Các mũi tiêm khi có nguy cơ bị áp-xe thì cần bôi ngay nhựa cây này lên vùng tiêm, ngày 2 – 3 lần là được.
Các vết thương nông, nhỏ như trẻ đứt tay, đứt chân, nếu bôi ngay nhựa của cây này trực tiếp lên vết thương, giữ gìn sạch sẽ là có thể yên tâm không bị nhiễm trùng.
Một số người lấy phần phình của thân cây đã trồng được vài năm đem gọt bỏ vỏ thái mỏng, phơi se rồi sao vàng, ngâm rượu làm rượu bổ. Tuy nhiên thực tế chưa phân tích hoạt chất nên phải thận trọng khi dùng.
NGÔ ĐỒNG CÂY GỖ
Tên khoa học là Firmiana simplex (L.) Họ Trôm STERCULIACEAE. Ở nước ta Ngô đồng cây gỗ còn được gọi là cây Bo rừng, Trôm đơn.
Cây gỗ to, cao tới 7m. Cành không dày lên ở đầu mút. Lá có phiến to rộng đến 25cm, chia 1 – 5 thuỳ hình chân vịt, không lông; thuỳ hình tam giác có mũi nhọn, ngăn cách nhau bởi những rãnh hẹp, thậm chí cưỡi lên nhau tới quãng giữa của phiến lá có 7 gân chính toả ra. Cuống lá dài hơn phiến tới 30cm. Chùm hoa dày lông, dài đến 30cm. Hoa vàng, tạp tính. Đài cao 9mm, không lông ở mặt trong. Trụ nhị không lông, 5 quả đại, dạng màng như giấy, dài 10cm, thắt lại đột ngột thành một cuống 15 – 20mm, tù ở ngọn. Vỏ quả mỏng, 2 – 4 hột, dài 8mm, rộng 6mm, có nhiều nội nhũ, lá mầm mỏng.
Cây gặp mọc hoang trong rừng kín thường xanh, mưa mùa nhiệt đới; trên đất của núi đá vôi và cả trên đất chua hoặc trung tính. Được gây trồng bằng hạt để lấy sợi. Có nơi trồng làm cây cảnh.
Rễ và vỏ thu hái quanh năm, hoa thu hái vào mùa hè, hạt và lá vào mùa thu, phơi khô dùng. Hạt có dầu, hàm lượng tới 40%.
Rễ, vỏ có vị đắng, tính mát, có tác dụng trừ phong thấp, tiêu viêm, sát trùng, hoa và hạt vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận khí, hoà vị tiêu tích trệ. Lá có vị ngọt, tính bình, có tác dụng làm an thần, hạ huyết áp, tiêu viêm, giảm cholesterol.
Vỏ phơi khô, đốt cháy, trộn với dầu dùng để nhuộm đen tóc.
Theo Bản thảo cương mục: Hạt có khả năng làm rụng tóc bạc và làm mọc tóc đen. Ở Trung Quốc, hạt Ngô đồng dùng để điều trị các áp-xe ở miệng trẻ em và các bệnh ngoài da của trẻ.
Rễ dùng chữa thấp khớp dạng thấp, lao phổi và thổ huyết, đòn ngã tổn thương, bạch đới, bệnh giun đũa. Vỏ dùng chữa trĩ, lòi dom.
Hạt trị thương thực, đau dạ dày, sán khí, ỉa chảy, chốc mép.
Lá dùng trị bệnh mạch vành; huyết áp cao; mỡ máu cao; thấp khớp dạng thấp; suy nhược thần kinh; bất lực; di tinh; ung nhọt và viêm mủ da. Hoa trị bỏng lửa và bỏng nước, thuỷ thũng. Liều dùng: 10 – 15g, dạng thuốc sắc, có thể tán bột hoa, hạt, lá để dùng.
Chữa thuỷ thũng: Hoa Bo rừng 10 – 15g, sắc uống.
Chữa huyết áp cao: Lá Bo rừng 5 – 10g, sắc uống.
Chữa thấp khớp: Rễ Bo rừng 15 – 30g, sắc uống.
Chữa bụng đau: Hạt Bo rừng tán bột hoà với nước uống, mỗi lần 3g.
Theo – Caythuocquy
Cây thuốc Thục hoàng – Loại cây thuốc gúp sinh tân, ích huyết
Thục hoàng là dạng chế biến của củ hoàng tinh (Polygonatum kingianum Coll.et Hemsley) còn gọi là củ cơm nếp, một dược liệu quý của y học cổ truyền. Củ hoàng tinh được thu hái vào mùa thu – đông, khi phần trên mặt đất sắp tàn lụi, lúc này dược liệu chứa ít nước rất thuận lợi cho việc chế biến, bảo quản. Củ hoàng tinh phải được chế biến mới dùng được vì rất ngứa.
Dược liệu có tính bình, vào các kinh tỳ, phế, thận, có tác dụng bổ khí, dưỡng âm, kiện tỳ, nhuận phế, ích thận, chữa tỳ vị hư nhược, suy kiệt, mệt mỏi, miệng khô, kém ăn, phế hư, háo khát, tinh huyết bất túc, nội nhiệt, tiêu khát.
Theo kinh nghiệm dân gian, thục hoàng thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
Thuốc bổ chống mệt mỏi, sinh tân dịch: thục hoàng 25g, ba kích 20g, đẳng sâm 10g, thục địa 10g. Tất cả thái mỏng, ngâm với 1 lít rượu 350, thỉnh thoảng lắc đều. Khi dùng pha thêm 100ml sirô đơn. Ngày uống 3 lần trước hai bữa ăn và khi đi ngủ, mỗi lần một chén nhỏ. Hoặc thục hoàng 10g, ý dĩ 10g, sa sâm 8g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống 1 lần trong ngày.
Chữa thiếu máu: thục hoàng 20g; hà thủ ô, thục địa, rễ đinh lăng, mỗi vị 10g; tam thất 8g. Tất cả tán bột, mỗi ngày dùng 10g sắc uống.
Chữa yếu sinh lý: thục hoàng 20g; hà thủ ô, ý dĩ, rễ đinh lăng, hoài sơn, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa ho ra máu: thục hoàng 50g, bách bộ 25g, bạch cập 25g. Tất cả tán bột mịn, luyện với mật làm viên. Ngày 3 lần, mỗi lần 6g.
Ở Trung Quốc, thục hoàng cũng được dùng phổ biến để chữa những bệnh sau:
Chữa đau thắt ngực, bệnh mạch vành tim: thục hoàng, côn bố, mỗi vị 15g; bá tử nhân, thạch xương bồ, uất kim, mỗi vị 10g; diên hồ sách 6g, sơn tra 24g. Ngày dùng một thang, sắc uống, chia làm 3 lần. Mỗi đợt điều trị 4 tuần.
Chữa đái tháo đường: thục hoàng 20g, sinh địa 20g, hoàng kỳ 20g, trạch tả 10g, hoàng liên 10g, nhân sâm 10g, địa cốt bì 10g. Tất cả tán bột, rây mịn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5g.
Chữa huyết áp thấp: thục hoàng 30g, đẳng sâm 30g, cam thảo (chích) 10g. Sắc nước uống ngày một thang.
Chữa rối loạn thần kinh thực vật: thục hoàng 180g; câu kỷ, sinh địa, bạch thược, hà thủ ô mỗi vị 90g; đương quy, hoàng kỳ, đẳng sâm, táo nhân (sao) mỗi vị 60g; mạch môn, cúc hoa, hồng hoa, bội lan, xương bồ, viễn chí mỗi vị 30g. Tất cả ngâm với 6.000ml rượu trắng trong 2-4 tuần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-10ml.
Theo – SKDS
Người Tày gọi là mác nam coi. Là loại cây nhỏ mọc thành bụi. Thân cành có gai, lá kép, mép khía răng nhọn, có lá kèm nhỏ. Hoa to, màu trắng, mọc riêng lẻ ở đầu cành. Quả giả (đế hoa), hình trứng, có gai và đài còn lại, khi chín màu vàng nâu. Hạt (quả thật) nhiều, dẹt. Mùa hoa quả: vào tháng 3 – 6; Quả vào tháng 7 – 9. Bộ phận được dùng làm thuốc là quả giả (đế hoa lõm biến thành) bổ dọc, hình bầu dục, dài 2 – 4 cm, rộng 0,3 – 1,2 cm. Mép cắt thường quăn gập lại.
Mặt ngoài hơi nhăn nheo, có vết của gai đã rụng. Đầu trên mang vết tích của lá đài, nhị và nhụy. Đầu dưới còn sót lại một đoạn cuống ngắn. Cây mọc hoang ở vùng núi thấp ở các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn… và thường được trồng làm hàng rào. Kim anh tử thường được thu hái vào tháng 10 – 11, khi quả chín tới biến thành màu đỏ, phơi khô, loại bỏ gai cứng.
Theo y học cổ truyền, kim anh tử có vị hơi ngọt, chát, tính bình; có công dụng chữa di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái rắt, đái dầm, suy nhược thần kinh…
Bài 1:Chữa di mộng hoạt tinh, lưng gối mỏi đau: Quả kim anh 20g, củ sung 16g, cẩu tích 16g. Rửa sạch, cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước đun nhỏ lửa còn 150ml. ngày một thang, chia 2 lần, mỗi liệu trình 5-10 ngày.
Bài 2: Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Với thể chất yếu ớt, dễ mệt mỏi, đái dầm thường xuyên, nước tiểu trong, da nhợt, tay chân lạnh, lưng đau gối mỏi, trí lực kém, hay quên: Kim anh tử 20g, khiếm thực 50g, đường trắng vừa đủ. Kim anh tử sắc kỹ lấy chừng 100ml dịch chiết rồi cho khiếm thực vào nấu thành cháo, chế thêm đường, chia ăn 2 lần trong ngày. Mỗi liệu trình 10-15 ngày.
Bài 3: Chữa suy nhược thần kinh: Kim anh 500g, ba kích 250g, tua sen 50g. Hai vị kim anh và ba kích thái mỏng, sao vàng, tán nhỏ, cho vào một túi nhỏ cùng với tua sen. Tất cả cho vào nồi thêm 2000ml nước đun nhỏ lửa còn 1000ml. Lọc lấy nước cốt bỏ riêng. Sau đó thêm 1000ml nước đun nhỏ lửa còn 500ml. Lọc lấy nước, trộn đều 2 loại nước với nhau thêm đường đun nhỏ lửa còn 1000ml. Để nguội, thêm vài giọt tinh dầu cam cho thơm. Mỗi ngày chia 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.
Bài 4: Chữa tiểu són, tiểu rắt: Kim anh 10g, tang phiêu tiêu 10g, tua sen 10g, sơn dược 12g. Tất cả phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng liền 10 ngày.
Theo – SKDS
Cây thuốc Sau Sau (Bạch Giao Hương) dùng để chữa rất nhiều bệnh
Sau sau còn gọi sau trắng, phong hương, bạch giao hương, cây thau, cổ yếm. Tên khoa học: Liquidambar formosana Hance., họ sau sau (Hamamelidaceae).
Cây sau sau có ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tây, Hòa Bình… Bộ phận dùng làm thuốc là quả (lộ lộ thông), lá (phong hương diệp), rễ (phong hương căn), nhựa (phong hương chi). Ngọn lá non được dùng làm thực phẩm. Lá sau sau chứa nhiều tanin. Quả chứa acid liquidamric, acid liquidamric lacton, acid beturonic. Nhựa chứa tinh dầu và nhiều chất khác.
Theo y học cổ truyền, quả sau sau có vị đắng, tính bình, mùi thơm; tác dụng khứ phong, hoạt lạc, lợi thủy thông kinh. Lá sau sau có vị đắng, tính bình; tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ huyết. Nhựa có vị ngọt, cay, tính ấm; tác dụng thông khiếu, khai uất, khứ đàm, hoạt huyết giảm đau. Rễ vị đắng tính ấm; tác dụng khư thấp, chỉ thống. Quả có tác dụng khứ phong, hoạt lạc, lợi thủy thông kinh; chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, tâm vị đau trướng, thủy thũng, đái khó, mề đay, viêm da, chàm. Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thu liễm chỉ huyết; chữa viêm ruột, đau vùng thượng vị, thổ huyết, chảy máu cam, dùng ngoài trị mẩn ngứa, eczema. Nhựa có tác dụng thông khiếu, khai uất, khứ đàm, hoạt huyết giảm đau; trị ho có đờm, kinh giản, thổ huyết, nôn ra máu, chảy máu cam. Rễ có tác dụng khứ thấp, chỉ thống; chữa thấp khớp, đau răng.
Sau sau được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
– Chữa sâu răng, đau răng: nhựa cây sau sau đốt cháy, phần còn lại tán nhỏ, chấm vào chỗ đau.
– Chữa nổi mẩn, mề đay, lở ngứa: dùng lá hoặc vỏ cây nấu lấy nước, lau rửa hoặc tắm.
– Chữa mụn nhọt, đòn đánh đau nhức, phong thấp sưng đau: nhựa sau sau 40g, nhựa thông 40g, sáp ong 10g, dầu vừng 10g. Tất cả đun cho tan, đánh đều cho loãng, để nguội phết lên giấy và dán vào chỗ đau.
– Chữa phong thấp, lưng gối đau, chân tay co quắp, toàn thân tê buốt: lộ lộ thông 20g, tùng tiết 20g. Sắc uống. Không dùng cho phụ nữ có thai.
Theo – SKDS