Tuy cùng là một họ nhưng sự khác nhau về chủng loại nên hành tím và hành hoa có tác dụng khác nhau trong chữa bệnh.
Hành được coi là thực phẩm có tính kháng viêm cao. Ngoài ra, nó lại rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn tiềm năng của a-xít folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt và chất xơ nên rất tốt cho sức khỏe.
Tuy cùng là một họ nhưng sự khác nhau về chủng loại nên hành tím và hành hoa có tác dụng khác nhau trong chữa bệnh.
Hành tím chứa 415 - 1.917 mg chất chống oxy hóa, trong khi đó hành hoa chỉ có 270 - 1.187 mg. Một trong những thành phần trong hành tím là quercetin, có tác dụng ngăn ngừa lão hóa.
Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa nên hành tím có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư mạnh mẽ. Các quercetin và allicin trong hành đã được chứng minh giúp giảm viêm, có lợi cho cả phòng và điều trị ung thư.
Ngoài ra, hành tím cũng cũng được chứng minh giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư thực quản, tử cung và vòm họng… Hành tím còn bổ máu vì chứa nhiều chất sắt. Trong khi đó, sắt là vi chất tham gia tích cực vào quá trình tạo máu, vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào.
Trong hành tím có hàm lượng phenoplast cao, có tác dụng tích cực vào quá trình thanh lọc, thải độc cho gan nên hạn chế nguy cơ mắc ung thư gan.
Hành tím có chứa nhiều flavonoid (chất chuyển hóa trung gian) và các hợp chất lưu huỳnh. Vì thế nó có tác dụng làm loãng máu, hòa tan máu đông và lọc các chất béo không lành mạnh.
Hành tím cũng giàu chất xơ nên giúp phòng chống chứng táo bón. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên tiêu thụ nhiều loại hành này vì nó chứa oitrosamin, khi vào cơ thể có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, gây hại gan, tim, phổi…
Hành hoa còn gọi hành lá, có tác dụng giúp xương chắc khỏe. Trong 12g hành hóa chứa khoảng 20 microgram vitamink; 1,6 miligran vitamin C, đáp ứng được 16% lượng vitamin K và 2% lượng vitamin C mà cơ thể 1 người đàn ông cần mỗi ngày. Với nữ giới thì lượng vi chất trên đáp ứng 22% vitamin K và 2,1 vitamin C mà cơ thể cần mỗi ngày. Hai loại vi chất này có tác dụng giúp xương chắc khỏe và phòng tránh nguy cơ loãng xương.
Ngoài ra, trong hành hoa có chứa tinh dầu có chứa sunfua và chất kháng sinh allin, a-xít malic, galantin và allinsufit; hạt chứa S-propenyllein sunfoxit tốt cho bệnh nhân bị viêm họng, ho.
Không chỉ tốt cho xương, các chất trong hành lá, đặc biệt là lượng vitaminA dồi dào, còn có lợi cho mắt. Bên cạnh đó, trong hành lá còn chứa nhiều vitamin khác, có tác dụng chống lại gốc tự do, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết ápvà đột quỵ.
Ngoài ra thành phần của hành lá còn chứa chất quercetin và anthocyanin, có vai trò như chất flvonoid, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống một số bệnh ung thư. Khi ăn hành lá thường xuyên, bạn cũng làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư cho chính mình. Điều này là do sự hiện diện của flavonoid trong hành lá. Bên cạnh đó, chất Kaempferol, một loại flavonoid khác trong hành lá cũng có tác dụng tích cực cho phụ nữ, làm giảm rủi ro liên quan với ung thư buồng trứng ít nhất là 40%.
Hành lá đóng vai trò 'cứu trợ' hữu hiệu khi trong cơ thể đang có tình trạng viêm. Điều này là do rau ngăn chặn enzyme gây viêm trong cơ thể, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.
Do đó, khi bị mắc các bệnh liên quan đến chứng viêm nhiễm thì bạn được khuyên là nên ăn nhiều hành lá để có được lợi ích chống viêm hiệu quả.
Theo Đông y hành là vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, diệt khuẩn, giải độc, thông khí huyết.
Theo Đông y, các loại hành nói chung có tính ấm nên tránh dùng cho người có dương thịnh, hỏa bốc. Ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng như có thể làm mắt mờ, tóc chóng bạc, thậm chí cản trở ra mồ hôi.
Phụ nữ có kinh sớm, kinh nhiều nên tránh ăn nhiều hành. Ngoài ra, người bị cao huyết áp cũng nên hạn chế ăn.
Không nên ăn hành lá và mật ong vì các loại enzym có trong mật ong và các chất trong hành khi kết hợp với nhau sẽ gây phản ứng có hại cho sức khỏe con người, đặc biệt có thể gây chứng tiêu chảy, khó chịu ở đường tiêu hóa.
Với phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn hành bởi ăn nhiều hành làm tăng chứng ợ nóng khi mang thai.
Một số người cơ địa dị ứng với hành có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban…