Công dụng của củ hành tím

Củ hành là thực phẩm có tính kháng sinh không thua bất kỳ loại thuốc nào đang lưu hành, kể cả thuốc dùng trong trường hợp lao phổi.

Dù không thiếu dược liệu có tác dụng diệt khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc nhưng cho đến nay, chuyên gia ngành dược vẫn trước sau xếp củ hành vào nhóm đứng đầu về tính kháng sinh theo cơ chế sinh học, nghĩa là ít gây phản ứng phụ.

 

Như thuốc kháng sinh

Thầy thuốc ở Nga, sau khi so sánh tác dụng của hàng trăm loại dược liệu theo tiêu chí của dược lý hiện đại, đã quả quyết củ hành là thực phẩm có tính kháng sinh không thua bất kỳ loại thuốc nào đang lưu hành, kể cả thuốc dùng trong trường hợp lao phổi. Tác dụng thanh trùng đường hô hấp càng rõ nét nếu dùng dưới dạng ăn sống hay trộn dầu giấm.

Do đó, nếu chưa quen ăn củ hành cũng nên tập để tận dụng hiệu năng của củ hành nhằm phòng chống bội nhiễm đường hô hấp. Nhai củ hành sống đúng là không hẳn ngon miệng nhưng là biện pháp hữu hiệu để thanh trùng vùng hầu họng bằng cách mượn cơ chế chảy nước mũi, trào nước mắt để đào thải tạp chất bám chặt trên niêm mạc đường hô hấp trước khi độc chất tập trung đủ lực lượng để gây hiện tượng viêm tấy hay dị ứng. Củ hành nào thiếu ở xứ mình, cớ sao lại để viêm xoang, viêm mũi tung hoành đến thế!

Nói nghe dễ nhưng không dễ áp dụng cách ăn tươi nuốt sống củ hành vì nhiều người không quen với mùi hăng vị cay của nó. Những người này nên nhớ đến Sebastian Kneipp, thầy tu nổi tiếng vì từng là một ngự y của Hoàng gia nước Áo. Ông này đã “thiết kế” một loại nước súc miệng rất đơn giản. Đó là xắt nhỏ củ hành, ngâm trong mật ong một đêm. Sau đó pha thêm nước lọc theo tỉ lệ 1 mật, 3 nước rồi dùng dung dịch này súc miệng mỗi giờ một lần cho người gặp trục trặc với đường hô hấp.

Khắc tinh của mỡ trong máu

Nếu chỉ dựa vào tính kháng sinh để tán dương củ hành đúng là nhìn củ hành qua lớp vỏ. Nhiều kết quả nghiên cứu trong 2 thập niên gần đây cho thấy củ hành là khắc tinh của chất mỡ trong máu. Khác với cơ chế tác dụng thông thường của nhiều loại thuốc chống mỡ trong máu theo kiểu giảm thiểu cholesterol một cách thụ động, nghĩa là đợi đến lúc cholesterol đã thao túng “thị trường” mới bắt đầu có biện pháp “chế tài”, củ hành có tác dụng rốt ráo hơn nhiều thông qua ảnh hưởng trực tiếp trên chức năng biến dưỡng chất béo của lá gan. Nói cách khác, thay vì đuổi theo để đôi co với chất mỡ trong máu, củ hành chủ động chiếm thế thượng phong bằng cách thúc đẩy phản ứng tổng hợp các loại chất béo hữu ích cho cơ thể để tạo thế tương tranh. Chất béo loại hữu ích, như HDL, trong cơ thể càng nhiều thì chất béo loại gây xơ vữa mạch máu, loại gây xơ gan, hại thận như LDL, triglyceride phải chịu phần lép vế. Điều chỉnh chất béo như thế mới khéo vì không làm mệt lá gan vốn đã không khỏe trước đó.

Điểm khó xưa nay cho nhà điều trị là không thiếu thuốc giảm chất béo độc hại nhưng phải đánh đổi với nhiều phản ứng phụ, trong khi phương tiện để cải thiện hàm lượng chất béo loại hữu ích lại rất hiếm. Đáng tiếc vì nhiều nhà điều trị không nhớ đến củ hành. Món này không nên thiếu trong khẩu phần của người bị bệnh tim mạch, hay toàn diện hơn nữa, trong chế độ dinh dưỡng của bất cứ ai muốn chủ động kiểm soát lượng chất mỡ trong máu. Nếu phải sụt sùi thương tiếc trong góc bếp khi xắt lát củ hành thì vẫn đáng công vì đổ lệ do củ hành dù gì cũng dễ chịu hơn bật khóc vì bệnh nặng.

Tác dụng thanh trùng đường hô hấp của củ hành càng rõ nét nếu dùng dưới dạng ăn sống hay trộn dầu giấm.

Theo Bác sĩ LƯƠNG LỄ HOÀNG (Người lao động)



Những công dụng khác từ củ hành:

Trị côn trùng cắn

Trong hành có một chất được biết đến với tác dụng chống viêm rất hiệu quả. Khi bị ong đốt, muỗi đốt hay côn trùng cắn... hãy cắt một lát hành rồi chà lên vết thương. Sau một vài giờ, cảm giác đau, ngứa và sưng sẽ giảm dần.

  Khử mùi

Các mùi hóa chất có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu bạn hít vào. Lúc này thay vì đi mua một chất khử mùi đắt tiền hãy dùng hỗn hợp hành và nước bôi lên vùng có mùi. Trong hành tây có chất loại bỏ hoàn toàn mùi hôi thối, khó chịu và làm bầu không khí dễ chịu hơn. Lúc cơm bị khê, hãy cắt vài lát hành cho vào và mùi khó chịu cũng sẽ được hấp thụ.

 

Thuốc giảm đau

Bị bỏng dễ dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này điều trị cùng viêm bằng cách trộn vài lát hành với nước, để như thế trong vài giờ. Đau đớn và mức độ ảnh hưởng của vết bỏng sẽ giảm dần. Bôi lại nếu thấy cần thiết.

Xua đuổi côn trùng

Cắt hành vào một cái bát, đặt vào vùng có côn trùng hoạt động, các chất khí phát ra từ hành khi cắt có mùi nặng và kích thích. Không lâu sau côn trùng sẽ biến mất. Bạn có thể đặt vài sợi hành lên bát đồ ăn chuẩn bị nấu, ruồi sẽ không dám bâu vào. Tương tự, cắt lát hành đặt cạnh giường ngủ, muỗi cũng không dám đến gần.

  Đẩy lùi mụn cóc, tàn nhang

Trộn hành tây cắt lát và vài viên aspirin và một ít nước, bôi nó lên mụn cóc. Thành phần trong hành và thuốc aspirin sẽ làm dịu dần mụn cóc và làm nó mất dần. Để tối đa hóa mẹo này hãy dùng băng keo băng hỗn hợp này lại khi bôi lên mụn cóc. Sau vài giờ, mụn chỉ còn trong kí ức. Với tàn nhang, bạn cũng kiên trì bôi hỗn hợp nước ép hành, sau một thời gian ngắn sẽ được cải thiện.

Đánh bóng kim loại

Nghiền nát hành rồi trộn với ít nước, lấy một miếng vải nhúng vào hỗn hợp này và đánh bóng kim loại xỉn màu, bị gỉ. Nó sẽ không trắng và hiệu quả nhanh như đáng bóng thương mại nhưng chắc chắn đánh bóng bằng hành xứng đáng được thay thế.

  Đẩy lùi mụn trứng cá

Cũng giống như lúc bị bỏng, bị mụn cóc, hành tây cũng được sử dụng để loại bỏ mụn trứng cá. Được biết tinh chất từ hành tây sẽ liên kết với các cologen dư thừa và sắp xếp nó có trật tự trở lại. Trộn hành tây nghiền nát với nước và bôi lên mặt. Nó khá hiệu quả để giảm mụn, sẹo mụn, vết thâm do mụn trứng cá, tuy nhiên có thể làm nóng vùng mắt. Bạn nên cẩn thận với mắt khi trị trứng cá theo cách này.

Ngoài ra, hành tây cũng được dùng để kích thức mọc tóc, giảm tóc rụng. Nó là vị thuốc tuyệt vời giảm cholesterol, trị cảm cúm, tiêu chảy, phong thấp, cải thiện đời sống tình dục, chống đông máu...

Giảm cholesterone: Chất sắt có trong hành tây chính là lý do tại sao hành tây được cho là rất tốt trong việc điều trị thiếu máu.

Chống đông máu: Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim.

Chống viêm: Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.
Chống nhiễm khuẩn: Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.

Tốt cho huyết áp:Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huyết áp một cách tự nhiên. Nó cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.

Phòng chống ung thư ruột kết: Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.

Táo bón và đầy hơi:Ăn nhiều hành tây sẽ giúp giảm táo bón mãn tính và đầy hơi.

Tiểu đường:Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.

Lợi tiểu và làm sạch máu: Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút.

Chữa ù tai: Trong một số nền văn hóa, người ta nhúng bông vào nước ép hành và chấm vào tai để chống lại sự ù tai.

Rụng tóc:Một nghiên cứu đã cho thấy việc bôi nước ép hành tây trên da đầu hai lần một tuần trong 2 tháng sẽ làm cho tóc mọc lại. Biện pháp này hiệu quả mà chi phí lại chắc chắn rẻ hơn những loại thuốc mọc tóc khác.

Tăng cường miễn dịch:Vị hăng của hành làm tăng lưu thông máu và sự tiết mồ hôi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh và cúm rất tốt.

Loãng xương: Trong hành có chứa một hợp chất có thể ngăn ngừa các hoạt động phá vỡ xương. Đặc biệt nó có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương khi họ đi qua thời kỳ mãn kinh.

Hô hấp: Mỗi ngày bạn nên uống 3-4 thìa cà phê hỗn hợp nước ép hành và mật ong để làm tiêu đờm và ngăn chặn sự tạo đờm trong cơ thể. Hỗn hợp này cũng là vị thuốc để chống lại bệnh cảm lạnh thông thường.

Nâng cao chất lượng “chăn gối”: Hành là một chất kích thích tình dục mạnh, chỉ đứng thứ hai sau tỏi.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đun sôi hành trong nước cho đến khi nước bốc hơi. Lọc lấy nước củ hành, để nguội và uống. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.

Trị chai chân:

Hương vị cay thơm của hành tím tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Loại củ này rất có ích cho việc điều trị bệnh chai chân – một căn bệnh khó chữa, khó khi phẫu thuật rồi mà vẫn tái bệnh trở lại.

Theo mẹo của người dân tộc thiểu số thì để chữa chứng chai chân, mỗi tối trước khi đi ngủ, rửa chân cho thật sạch.

Lấy củ hành tím giã cho thật nhuyễn rồi rịt vào vết chai sau đó dùng một miếng vải sạch cố định lại. Kiên trì làm chừng 10 ngày là hết đau.

Mẹo chọn và bảo quản hành

Khi mua hành tây, chọn những củ có hình dáng rõ ràng, vỏ khô. Không chọn những củ đã nảy mầm hoặc có dấu hiệu thối rữa, héo hoặc vỏ đổi màu.

Hành có thể được lưu trữ ở nhiệt độ trong phòng nhưng vẫn nên đặt ở nơi thông gió, tránh xa ánh sáng để tránh mọc mầm. Không để hành cùng với khoai tây vì chúng sẽ hấp thụ độ ẩm và khí ethylene từ khoai tây và thối nhanh hơn.

Để không bị cay mắt khi thái hành, hãy để lạnh hoặc cho nó vào nước khoảng một giờ trước khi làm.

Mặc dù hành tây có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng nó cũng có những nguy cơ tiềm ẩn. Vì vậy chỉ nên dùng ở mức vừa phải.

(St)

Củ hành tím chữa bệnh viêm xoang hay không?
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Đây là bài thuốc dân gian trị viêm xoang trong đó có hành tím: Gừng tươi, củ hành khô Giã 2 thảo dược trên lấy nước, trộn đều 2 vị dùng để nhỏ mũi. Bệnh nhân nNhỏ liên tục trong 2 tuần, mỗi ngày 3 - 5 lần.
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Minh an hanh tim hang ngay co anh huong xi ko ? Xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
cu hanh tim gâm voi dấm đường ăn vao nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (1)
Dung hanh tim đăp lên vêt mo co doưc ko
hơn 1 tháng trước - Thích
Bài viết thì nói hành tây, hình ảnh thì hành tím. Vậy hiểu thế nào cho đúng?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận