Công dụng của củ nén

Công dụng của củ nén. Những công dụng bất ngờ của củ nén trong ẩm thực và y học không phải ai cũng biết


Công dụng của củ nén


Củ nén thuộc họ hành tỏi, có tên khoa học là Allium Odorum L. trong dân gian hay gọi là hành tăm.




Củ nén chữa bệnh

Củ nén hay có tên thông dụng là hành tăm có tác dụng giải cảm rất tốt và là một loại gia vị được nhiều bà nội trợ ưa dùng. Loại củ này chỉ được trồng đại trà và có chất lượng tốt ở vùng đất từ Quảng Nam ra Quảng Trị, nhiều nhất là ở Nghệ An. Củ nén được trồng từ tháng 6 và lấy lá, thân ăn cho đến tháng 3 năm sau, thân có thể trữ được bằng cách để trong cát, tủ lạnh… nên củ nén có hầu như quanh năm. Và ngâm rượu là cách tốt nhất để dự trữ và chế biến củ nén thành bài thuốc giải cảm công hiệu. Trong khoảng thời gian ngâm rượu, tinh dầu, các sulfit hữu cơ, kháng sinh alliin có trong củ nén sẽ được hòa tan cùng với rượu cay vừa giữ được lâu vừa gia tăng hiệu quả giải cảm, giải mỏi.
Củ nén khô: Làm rượu dùng trong gia đình, bạn mua khoảng 1 kg củ nén, lựa những củ già, chắc mẩy, rửa sạch rồi để cho ráo nước. Sau đó đem sấy qua than củi rồi đổ ra cái mẹt, rổ tre cho nguội. Dùng chai, lọ, thẩu bằng thủy tinh, rửa sạch và để khô, cho củ nén vào rồi đổ rượu trắng loại ngon vào sao cho cao gần đến cổ chai. Để nơi thoáng mát chừng 3 tháng là có thể dùng được.
Loại rượu này dễ uống, chỉ một ly nhỏ cũng có tác dụng giải cảm mưa, cảm nắng, giải mỏi, đau bụng, thấp nhiệt, nóng rét, nhức đầu…+
Khi bị viêm họng, ho dai dẳng trị nhiều thuốc Tây không khỏi, những người quê ở Quảng Nam thường lấy củ nén vắt lấy nước uống, sau ba ngày thì hết bệnh không ho nữa và không còn bị tái phát.
Củ nén cùng họ với hành tỏi. Những nghiên cứu mới đây cho thấy, lá và củ nén chứa hợp chất có lưu huỳnh (tinh dầu) đặc biệt hơn hành tỏi là metylpen - tyldisulfid, pentylhydrodisulfid, nhiều silicium. Lá giàu tiền sinh tố A, sinh tố C, sinh tố nhóm B. Củ nén có tính kháng sinh, có tác dụng kiện vị, trợ tiêu hóa, sát trùng đường hô hấp, tiêu hóa, chống sình bụng, cảm cúm, ho, viêm họng. Nén cũng có tác dụng chống ung thư.

Củ nén trong ẩm thực

Dù là bài thuốc, nhưng khi kết hợp với món ăn, củ nén không hề làm cho món ăn “khó nuốt” mà ngược lại còn giúp món ăn có mùi vị hấp dẫn riêng. Ví như món cháo nén. Nếu dùng tỏi, cháo sẽ có mùi hăng, khó chịu, mất đi vẻ thanh vốn có của món cháo. Nếu dùng hành thì đúng điệu, nhưng không tạo được vị ngọt. Còn với nén, chính độ cay thanh vừa phải cùng vị ngọt tiết ra giúp món cháo vừa thơm, vừa ấm. Ăn tới đâu, thấm tới đó, không quá cay để hít hà mà the the vừa phải, mùi cháo cũng rất bắt.
Nén dùng nấu cháo đã đành, nấu chè cũng ngon lạ. Nấu chè nén ăn để trị bệnh thì dùng đường đen, thường là chưng chứ không nấu. Khi đường quyện với nén là có thể dùng và nên dùng nóng khi mùi nén còn hăng, cay. Ăn vào chừng độ một muỗng là cơ thể bắt đầu dễ chịu, sang hôm sau là hết cảm.
Củ nén có thể dùng ướp món này, món kia hay cho vào kho cá. Tuy nhiên, dù dùng để làm gì, cũng không nên băm củ nén quá nhuyễn, chỉ đập giập là được, để lúc ăn, người ta còn có thể nhẩn nha thưởng thức loại gia vị này một cách trọn vẹn.
Củ nén dùng làm gia vị ướp thịt bò nướng thì không gì bằng. Thịt bò phi lê thái mỏng, ướp với sả băm, ớt bột, dầu mè và các gia vị cho vừa ăn. Cho thật nhiều củ nén đập giập vào, khoảng bằng một phần ba lượng thịt bò, như vậy khi nướng mùi củ nén mới dậy mùi. Bọc thịt bò bằng lá chuối và đem nướng, thịt chín sẽ thơm và ngọt vô cùng. Với món cá, nếu ướp nén rồi đem kho thì vị sẽ đậm đà và “bắt cơm” hơn rất nhiều.
Đi đâu về mắc mưa thì ăn cháo nén giải cảm (giã 10 - 15 củ nén khô hoặc cả cây tươi cho vào tô cháo nóng để ăn) hoặc dùng 1 nắm củ nén khô hoặc cây tươi rửa sạch, giã vắt lấy nước ngậm, uống, sẽ có tác dụng ngừa cảm cúm, chữa ho, viêm họng, viêm amiđan. Khi đã bị cảm cúm, ho, viêm họng cũng dùng như trên nhưng dùng sớm thì hiệu quả hơn.
Người Huế gọi là “củ ném”, các nơi khác gọi là "hành tăm", “hành tung”, loại củ nhỏ trong trong như củ hành thường dùng để nấu ăn. Nhưng nó cũng có tác dụng tốt trong việc chống một số bệnh:
- Củ ném giã nhỏ trộn với muối để xoa đắp trên trán và trong người mỗi khi sốt vì cúm.
-Xâu ném thành một chuỗi như chiếc vòng để đeo quanh cổ tay, cổ chân hoặc như một cái kiềng ở cổ để chữa bệnh suyễn.
- Chè ném: Củ ném được rửa sạch cho nước vào nấu sôi khoảng 30 phút là được. Sau đó cho nửa bánh đường đen (chừng 4 lạng). Chặt nhỏ cho mau tan. Đi làm gặp mưa bất ngờ hay bị cảm nắng, chỉ ăn một chén chè ném là giải cảm rất tốt. Nếu vì đột xuất gặp mưa cũng có thể ăn sống chừng mười hạt ném và uống một ly rượu trắng cũng có tác dụng giải cảm.
Ngoài Hà Nội không có củ ném nên mình thường nhờ mua từ Nghệ An hoặc Huế để dùng. Vì vậy mình phải đem ngâm: 1kg củ ném, chọn củ già rửa sạch rồi để cho khô nước sấy qua cho khô sau đó đổ ra cái mẹt đặt giữa đất nhà (gọi là hạ thổ), khi ném đã nguội thì cho vào chai lọ, đổ rượu trắng ngon vào ngâm chừng 3 tháng là dùng được

Rượu củ nén - bài thuốc cảm dùng lâu dài

Củ nén (hành tăm) ngâm rượu là cách tốt nhất để dự trữ và chế biến thành bài thuốc giải cảm công hiệu.

Củ nén hay có tên thông dụng là hành tăm có tác dụng giải cảm rất tốt và là một loại gia vị được nhiều bà nội trợ ưa dùng. Loại củ này chỉ được trồng đại trà và có chất lượng tốt ở vùng đất từ Quảng Nam ra Quảng Trị, nhiều nhất là ở Nghệ An. Củ nén được trồng từ tháng 6 và lấy lá, thân ăn cho đến tháng 3 năm sau, thân có thể trữ được bằng cách để trong cát, tủ lạnh… nên củ nén có hầu như quanh năm. Và ngâm rượu là cách tốt nhất để dự trữ và chế biến củ nén thành bài thuốc giải cảm công hiệu. Trong khoảng thời gian ngâm rượu, tinh dầu, các sulfit hữu cơ, kháng sinh alliin có trong củ nén sẽ được hòa tan cùng với rượu cay vừa giữ được lâu vừa gia tăng hiệu quả giải cảm, giải mỏi.




Củ nén khô

Làm rượu dùng trong gia đình, bạn mua khoảng 1 kg củ nén, lựa những củ già, chắc mẩy, rửa sạch rồi để cho ráo nước. Sau đó đem sấy qua than củi rồi đổ ra cái mẹt, rổ tre cho nguội. Dùng chai, lọ, thẩu bằng thủy tinh, rửa sạch và để khô, cho củ nén vào rồi đổ rượu trắng loại ngon vào sao cho cao gần đến cổ chai. Để nơi thoáng mát chừng 3 tháng là có thể dùng được.
Loại rượu này dễ uống, chỉ một ly nhỏ cũng có tác dụng giải cảm mưa, cảm nắng, giải mỏi, đau bụng, thấp nhiệt, nóng rét, nhức đầu…

theo monanbaithuoc

Làm củ kiệu ngon bằng bí kíp đơn giản
Hướng dẫn làm củ kiệu ngon hết chê
Mép bò trộn củ kiệu
Cách làm củ kiệu ngâm đường
Cách làm các loại dưa chua để bữa ăn không ngấy