Công dụng của củ thiên ma

Thiên ma là một loài thực vật đặc biệt có tác dụng chữa trị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, chân tay tê dại…



Thiên ma

Tên khoa học:

Rhizoma Gastrodiae elatae

Nguồn gốc:

Dược liệu là thân rễ đã làm khô của cây Thiên ma (Gastrodia elata Bl.), họ Lan (Orchidaceae).
Cây này chưa thấy ở Việt Nam, vị thuốc nhập từ Trung Quốc.

Thành phần hoá học chính:

Tinh bột, alcaloid.

Công dụng:

Chữa nhức đầu, hoa mắt (huyết áp cao), chân tay co quắp, méo mồm, lệch mặt.

Cách dùng, liều lượng:

Ngày dùng 4-10g dưới dạng thuốc sắc.

Chú ý:

Trên thị trường người ta thường dùng nhiều loại củ khác nhau ché biến thành “Thiên ma”.


Thiên ma: Vị thuốc trị tê nhức, giúp cơ thể cường tráng
.

Thiên ma thuộc họ lan, tên khoa học là: Rhizoma Gastodiae. Thiên ma còn gọi là định phong thảo, thần thảo, vô phong tự động thảo, chân tiên thảo, minh thiên ma, hợp ly... Thiên ma là một loài thực vật đặc biệt, kỳ lạ không có chất diệp lục, toàn thân màu vàng đỏ, trông xa như một mũi tên, rễ thẳng đứng giống hình chân người, lá hình vẩy cá, vì vậy còn được gọi là "cây mũi tên đỏ".

Theo y học cổ truyền, thiên ma có vị ngọt, tính bình, vào kinh can. Công dụng: bình can tức phong, định kinh, trấn kinh, an thần, chỉ thống.

Chữa trị: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, chân tay tê dại, chứng yếu nửa người, các chứng co giật ở trẻ em, các chứng động kinh. Ngoài làm thuốc trị bệnh, thiên ma còn được dùng để ngâm rượu, pha trà uống, làm canh dưỡng sinh, nấu cháo... để điều trị các chứng tê nhức, đau mỏi hay bồi dưỡng cơ thể có kết quả rất tốt, phương pháp làm lại giản đơn. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Rượu xoa bóp: Thiên ma, ngưu tất, phụ tử, đỗ trọng mỗi thứ 60g ngâm với 5lít rượu tốt, xoa bóp điều trị các chứng tê nhức, đau mỏi tại chỗ hoặc toàn thân.

Trà thiên ma: Làm giảm huyết áp, bổ huyết, sáng mắt; điều trị chứng hoa mắt, chóng mặt đối với bệnh nhân tăng huyết áp. Thiên ma 10g, cúc hoa 10g, kỷ tử 10g, tang thầm 20g dùng nước sôi pha trà uống hàng ngày.



Thịt gà nấy thiên ma, món canh giúpcơ thể cường tráng, khỏe mạnh, chống được phong hàn...

Canh thiên ma - thịt gà: Thiên ma tươi: 250g, gà trắng 1 con, nấm tươi 250g, dầu ăn 1 thìa canh nhỏ, muối, nước sạch lượng vừa đủ. Rửa sạch thiên ma, cắt từng miếng mỏng; thịt gà rửa sạch, chặt miếng; nấm tươi rửa sạch thái sợi. Cho dầu ăn vào rồi cho nấm, thịt gà, muối vừa đủ đảo cho ngấm kỹ rồi cho thêm nước, thiên ma vào đun chín là có thể dùng được. Công dụng: bình can, tức phong, trừ phong, giảm đau; tư bổ can âm, ích tinh, sáng mắt; làm cho cơ thể cường tráng, khỏe mạnh, chống được phong hàn...

Thuốc sắc có thiên ma: Điều trị chứng đau, tê do thoái hóa đốt sống cổ, gai đôi:cát căn 36g, thiên ma 12g, uy linh tiên 15g, bạch thược 15g, tử đan sâm 15g. Nếu cổ vai đau nhiều gia ô tiêu xà, ngô công; nếu tay tê nhiều gia tang chi, tần giao; đau đầu nhiều gia xuyên khung, mạn kinh tử; hoa mắt chóng mặt nhiều gia thạch quyết minh, câu kỷ tử. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, trong 2 tuần.

Điều trị tăng huyết áp tiên phát thể can dương thượng nghịch (đau đầu, chóng mặt, mặt đỏ, phiền táo, hay cáu gắt, miệng đắng, khát nước, mạch huyền); không có biểu hiện suy tim, cơn đau thắt ngực hay suy giảm chức năng gan thận: thiên ma 9g, câu đằng 12g, thạch quyết minh 18g, chi tử 9g, hoàng kỳ 9g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 9g, ích mẫu thảo 9, tang ký sinh 9g, dạ giao đằng 9g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, liền trong 4 tuần.

Thiên ma làm giảm các chứng run

Thiên ma có tên khoa học là: Gastrodia elata Blume, họ Lan - Orchidaceae.

Bộ phận dùng làm thuốc là thân củ phơi khô, thường để cả củ khô, khi dùng đem ngâm nước gừng thái lát.

Theo Y học cổ truyền

Thiên ma có vị cay ngọt, tính bình, quy vào kinh Can - có tác dụng bình can, trừ phong, chống co giật, được dùng trị can phong nội động, run, co giật, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Đông y đã tóm tắt tác dụng của thiên ma là: "Tam kháng" + "Tam trấn": Tam kháng (3 chống) bao gồm: chống động kinh, chống hôn mê và chống phong thấp; Tam trấn bao gồm trấn tĩnh, trấn kinh (chống co giật) và trấn thống (cắt cơn đau).

Theo Y học hiện đại

Thiên ma có tác dụng làm trấn tĩnh, giảm căng thẳng lo âu. Cơ chế gây trấn tĩnh của Thiên ma là do tác dụng ức chế tính hưng phấn của thần kinh trung ương. Tác dụng tăng trương lực và co bóp của hệ cơ trơn đường ruột. Thiên ma được dùng làm thuốc chống co giật, an thần, giảm đau, chữa hoa mắt chóng mặt đau đầu, chân tay tê bại, bán thân bất toại, nói năng phát âm khó khăn, kinh phong ở trẻ em

Thiên ma và Câu đằng thường được phối hợp trong các bài thuốc điều trị chứng nội phong tại gan gây ra các biểu hiện run, cứng cơ, đau đầu, hoa mắt,chóng mặt…

Ngoài ra, Thiên ma còn có tác dụng giảm đau, chống viêm, tăng cường lưu lượng máu ở tim và não, làm giảm lực cản của mạch máu, giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, tăng sức chịu đựng thiếu oxy của động vật thí nghiệm. Polysaccharide của Thiên ma có hoạt tính miễn dịch.

Theo một nghiên cứu tại Viện y học cổ truyềnTrung Quốc,Thiên ma có tác dụng bảo vệ và thúc đẩy quá trình hồi phục của các tế bào thần kinh bằng cách ức chế các protein liên quan đến stress và huy động các gen bảo vệ tế bào thần kinh như Nxn, Dbnl, Mobkl3, Clic4, Mki67 và Bax. (Tạp chí Quốc tế Hóa sinh và Sinh học phân tử 2012:3(2):219-241)

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng Thiên ma và các chế phẩm của nó đóng vai trò bảo vệ thần kinh thông qua việctác động đến các độc tính kích thích thần kinh,nhiễm độc thần kinh oxy hóa, tăng cường chức năng của tế bào thần kinh đệm, và làm chậm lại quá trình thoái hóa, lão hóa của tế bào thần kinh.

Nhờ những cơ chế này, Thiên ma được sử dụng trong nhiều bài thuốc giúp làm giảm các chứng run (run tay, run chân, run giật toàn thân…) do bệnh lí, với nguyên nhân chính bắt nguồn từ sự tổn thương tế bào thần kinh, dẫn đến rối loạn chức năng vận động như trong bệnh và hội chứng Parkinson, run ở người cao tuổi,…
 

Thiên ma trị đau đầu

Thiên ma còn có tên là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Tên khoa học là Gastrodia elata Blume.), họ lan (Orchidaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là thân củ phơi khô của cây thiên ma. Thường để cả củ khô, khi dùng đem ngâm nước gừng thái lát.

Theo Đông y, thiên ma vị ngọt, tính bình; vào kinh can. Công năng: bình can tức phong hoạt lạc thông tý. Dùng cho các trường hợp đau đầu, hoa mắt, chóng mặt (can phong huyễn vững, đầu phong, đầu thống), tay chân tê bì, liệt nửa người, chứng phong thấp dính cứng khớp...

Thiên ma được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Tức phong, cắt cơn kinh giật: Thiên ma, phòng phong, khương hoạt, bạch phụ chế, nam tinh chế; liều lượng như nhau. Nghiền chung thành bột mịn. Mỗi lần uống 4 - 8g, ngày 2 - 3 lần, uống với nước đun sôi hoặc rượu trắng. Trị các chứng bệnh: trúng phong, động kinh, sài uốn ván, chân tay tê bại hoặc co quắp.

Trừ phong, giảm đau: Dùng cho các chứng do can phong bốc lên gây nhức đầu, chóng mặt và phong thấp, đau khớp, lưng gối yếu mềm.

- Thiên ma 20g, xuyên khung 6g, bào chế thành hoàn. Mỗi lần uống 4 - 8g, ngày 3 lần. Trị thiên đầu thống, hoa mắt, váng đầu.

 Cây thiên ma.

- Thiên ma 12g, bán hạ 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, quất hồng 8g, cam thảo 4g, sắc uống. Trị nhức đầu, hoa mắt do phong đàm.

- Thiên ma 12g, ngưu tất 12g, bọ cạp 4g, nhũ hương 6g, nghiền thành bột mịn, trộn với hồ làm hoàn hoặc sắc uống. Trị đau khớp, tê bại do phong hàn thấp.

- Thiên ma 12g, đỗ trọng 12g, ngưu tất 12g, tỳ giải 12g, phụ tử 12g, đương quy 12g, sinh địa 12g, huyền sâm 16g, nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g. Trị đau khớp, người yếu mất sức do phong hàn thấp.

Món ăn, bài thuốc có thiên ma:

Canh cá chép thiên ma: Cá chép 1 con, thiên ma 10g, xuyên khung 10g, phục linh 10g. Cá chép làm sạch bỏ ruột, ba vị thuốc thái lát cho vào bụng cá. Đặt trong nồi, dùng nước nấu đậu phụ hay xương bò hoặc xương lợn, cánh gà, thêm gừng, hành tươi gia vị, đem chưng hầm trong 30 - 45 phút. Dùng cho các bệnh nhân tăng huyết áp, suy nhược thần kinh, đau đầu, chóng mặt.

Canh óc lợn thiên ma: Óc lợn 1 cái, thiên ma 10g. Óc lợn, thiên ma cho vào nồi nhỏ, thêm chút nước, đun nhỏ lửa trong khoảng 1 giờ thành dạng canh đặc, bỏ bã thiên ma, thêm gia vị thích hợp. Dùng cho các bệnh nhân đau nửa đầu, suy nhược thần kinh. Ăn thường ngày.

Thịt gà thiên ma xào om: Thịt gà 60 - 100g, thiên ma 10g, nấm hương 12-15g. Thịt gà, thiên ma thái lát, nấm hương ngâm mềm thái lát, thêm gừng, hành, gia vị, nước dùng. Xào nhỏ lửa trong 30 phút. Dùng trong các trường hợp đau nửa đầu, tê bại tay chân; đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng huyết áp gây đau đầu chóng mặt...

Rượu thiên ma: Thiên ma 100g, rượu trắng 500ml. Thiên ma thái lát, đem ngâm sau 7-10 ngày, mỗi ngày dùng 30ml uống trong bữa ăn. Dùng trong các trường hợp phong thấp tê bại tay chân.

Thiên ma trần bì ẩm: Thiên ma 10g, trần bì 6g, phục linh 15g. Sắc lấy nước, khuấy thêm đường trắng. Ngày làm 1 lần, chia 2 lần uống. Dùng trong các trường hợp đau đầu choáng váng, ù tai, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn xúc cảm, mất ngủ.

(St)
Ðình chỉ lưu hành thuốc Linh chi thiên ma thấu cốt hoàn
Các món ăn bài thuốc từ não động vật
Món ăn chữa đau đầu
Cách ngồi thiền đúng phương pháp