Công dụng của gan heo

Gan heo có tác dụng làm đẹp da, giúp giải độc, bảo vệ sức khỏe và cũng là món ăn ngon, bổ


Gan heo giúp chống lão hóa
 

Gan heo là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có độ đạm cao hơn thịt heo, bò, dê; chứa vitamin A, B, D cùng acid folic, acid nicotilic cần thiết cho cơ thể.

Lượng vitamin A trong gan heo cao hơn nhiều so với sữa, trứng, thịt, cá; có tác dụng duy trì sự sinh trưởng, làm sáng mắt, phòng trừ bệnh khô mắt, mỏi mắt. Gan heo cũng có thể chế biến thành thức ăn làm đẹp da, giúp giải độc.

Do chứa nhiều vitamin C và vi lượng selen (Se) là chất mà trong các loại thịt khác không có nên món ăn chế biến từ gan heo sẽ giúp tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể, chống ôxy hóa, chống lão hóa, ức chế các tế bào ung thư. Những người thiếu máu hay suy nhược nên thường xuyên ăn gan heo. Gan heo vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ gan, được dùng trị huyết hư, vàng da, quáng gà, mắt đỏ, sưng vú, cước khí.

Khi bị thiếu máu, quáng gà, người bệnh có thể nấu gan heo với lá dâu non để ăn. Gan heo xắt mỏng tẩm bột quả lộc vừng, nướng chín ăn lúc đói, trị tiêu chảy kéo dài rất hiệu quả. Tuy nhiên, gan heo chứa nhiều cholesterol, trong 100 g có tới 368 mg cholesterol, nên nếu ăn nhiều và thường xuyên thì sẽ bất lợi đối với người cao huyết áp. Gan heo chứa nhiều vitamin A nhưng đồng thời cũng có nhiều mỡ. Do vậy, những người cần bổ sung vitamin A thì ăn gan heo sẽ rất tốt cho sức khỏe nhưng bệnh nhân bị tăng mỡ máu hoặc bị bệnh gan... thì không nên ăn.

Trước khi chế biến gan heo, cần rửa thật kỹ, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn. Không nên vì muốn ăn gan mềm mà chỉ xào chín tái vì cách nấu này không diệt được vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng trong gan.

Sau đây là món ăn ngon từ gan heo và rất có lợi cho sức khỏe: Gan heo 300 g xắt mỏng, ướp với rượu, nước mắm, nước bột năng. Cho dầu vào chảo đun nóng, đổ gan đã ướp vào xào chín tới rồi vớt ra để ráo. Để lại ít dầu trong chảo, phi hành, tỏi cho thơm. Sau đó, bỏ 50 g mộc nhĩ và 1 quả dưa chuột đã xắt cùng với muối, bột ngọt và ít nước vào chảo nấu sôi; hớt bỏ bọt; đổ nước bột năng vào tạo sánh rồi rưới lên gan để dùng khi còn nóng.

Coi chừng gan heo bệnh

Gan heo tươi ngon có màu xám hoặc tía, trông óng ánh; bề mặt của gan hoặc mặt cắt không có bọt nước, dùng tay tiếp xúc thấy có tính đàn hồi. Nếu gan heo có màu nhạt tối, không óng ánh, bề mặt nhăn nhúm, mùi khác lạ là loại không tốt. Ngoài ra, có một số gan heo  bề mặt nổi những chấm trắng như hạt rau. Đó là gan của heo bị bệnh, không nên ăn.

Cấm kỵ khi ăn gan lợn

Khi ăn gan lợn cần phải chú ý một số điều cấm kỵ để tránh gây rắc rối cho sức khỏe của bạn.

Gan lợn là thực phẩm giàu vitamin A và chất sắt. Trong 100g gan lợn có 25mg sắt do đó, đây là món ăn có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt.
Tuy nhiên, gan cũng là nơi tập trung các chất cặn bã gây hại sức khỏe. Các ký sinh trùng như sán lá cũng thường trú ngụ ở bộ phận này. Ngoài ra, ở những con lợn bị viêm gan hoặc ung thư, gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh.
Vì vậy, khi ăn gan lợn cần phải chú ý một số điều cấm kỵ để tránh gây rắc rối cho sức khỏe của bạn.
Trước hết, tuyệt đối không được ăn quá nhiều gan lợn. Hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao. Nếu ăn quá nhiều trong một lần, lượng cholesterol nạp vào cơ thể nhiều quá sẽ gây ra các bệnh như xơ vữa động mạch và làm bệnh tim nặng hơn, do đó những người mắc bệnh huyết áp cao hoặc tim mạch vành nên hạn chế ăn gan lợn.
Thứ hai, cấm ăn gan lợn cùng với vitamin C. Bởi vì hàm lượng nguyên tố đồng trong gan lợn khá cao, nó có thể kết hợp với vitamin C, khiến vitamin C mất đi chức năng ban đầu. Ví dụ, bạn không nên xào gan lợn với giá đỗ. Vì trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C, khi xào chung hai loại thực phẩm này với nhau, vitamin C trong giá đỗ sẽ bị oxy hóa hết và giá đỗ lúc này gần như không còn chất dinh dưỡng.

Ảnh minh họa
Thứ ba, không ăn gan lợn chưa qua chế biến. Do gan lợn là cơ quan chủ yếu giải độc cho cơ thể lợn, cho nên bên trong chúng còn sót lại rất nhiều chất độc. Hơn nữa thức ăn hàng ngày của lợn tuy cũng qua chế biến, nhưng thỉnh thoảng vẫn còn lưu lại nhiều chất độc, cho nên khi ăn gan lợn tốt nhất phải xử lý chúng thật kĩ. Bạn có thể ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến, thậm chí có thể phải ngâm trong nước muối trên nửa tiếng đồng hồ, như vậy mới có thể để phân hủy được phần nào các chất độc.
Bạn cần rửa thật sạch loại thực phẩm này, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn. Gan lợn nấu quá nhanh sẽ không thể giết chết các loại vi khuẩn và trứng ký sinh trùng trong gan, do đó, cần chế biến gan chín kĩ trước khi ăn.
Bạn có thể kết hợp gan lợn với cà rốt. Cà rốt chứa nhiều caroten, trong đó hàm lượng của betacaroten nhiều nhất, vào cơ thể betacaroten được gan và ruột non phân giải thành vitamin A. Ngoài ra caroten có tác dụng quan trọng trong phòng ngừa ung thư đặc biệt là ung thư phổi, dạ dày, da, miệng... giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tim mạch và đục thủy tinh thể. Do đó bạn kết hợp gan và cà rốt là 2 loại thực phẩm rất tốt và cần thiết cho cơ thể.
Trong các bữa cơm hàng ngày, ăn gan lợn rất tốt cho sức khỏe, bởi vì nó thuộc một trong những thực phẩm bổ máu, hơn nữa trong gan còn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng… có thể giúp cơ thể điều tiết chức năng hệ thống máu và giảm tình trạng thiếu máu, thậm chí có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt hoặc còi xương… Nhưng để tốt cho sức khỏe, bạn đừng bỏ qua những lưu ý trên nhé.

Gan lợn giúp chữa ù tai, khô mắt

Thịt có chứa nhiềuaxit amin cần thiết, các chất béo, chất khoáng, vitamin và một số các chất thơmhay còn gọi là chất chiết xuất. Thịt các loại nói chung nghèo canxi, giàuphotpho...

Theo y học cổ truyền, thịt lợn có vị hơi chua,ngọt, tính bình, có tác dụng bổ dưỡng cao, giúp phục hồi sức khoẻ cho ngườiốm. Một số thành phần của thịt lợn có thể chữa bệnh.

Chữa tắc kinh: Lấy 2 móng chân từchân giò lợn, nướng vàng, 30g lá ngải cứu rửa sạch, 10g đường đỏ, sắc lấy 150mlnước thuốc, uống 2 lần lúc đói, uống liên tục 7 ngày, trước kỳ kinh 13 ngày.

Chữa băng huyết: Thịt lợn nạc 100g;Mộc nhĩ mọc ở cây dâu 60g; Đường đỏ 20g. Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ, mộc nhĩ câydâu ngâm nước ấm, thái nhỏ trộn đều với đường, thịt lợn nạc đem hấp cách thủy,khi chín cho bệnh nhân ăn lúc đói, ngày ăn 2 lần.

Chữa ít sữa sau khi đẻ: Chân giò lợn500g, lạc nhân 60g, đậu tương 50g. Chân giò lợn làm sạch, nướng vàng chặt miếng,ninh cùng lạc, đậu tương, khi nhừ cho sản phụ ăn ngày 1 lần, ăn liền 7 ngày, cóthể thêm ít muối cho vừa miệng

Óc lợn (Trư tâm): Vị ngọt, tínhlạnh, có tác dụng bổ tâm, bổ huyết, ích khí, an thần; Trị kinh giản, thươngphong, suy nhược thần kinh và cơ thể. Theo sách "Chứng trị yếu quyết", dùng timlợn đực (1 quả) cùng nhân sâm và đương quy (mỗi thứ 10g) đem luộc lên ăn, sẽ đặctrị bệnh mất ngủ, chứng ra mồ hôi trộm.

Chữa đái dầm: Bong bóng lợn 1 cái,ích trí nhân 15g. Đem ninh nhừ lấy 150ml nước thuốc chia 2 lần uống trong ngày,uống liền 5 ngày.

Chữa tiểu tiện ra máu: Thịt lợn nạc100g, mướp đắng 120g ninh nhừ chia 3 lần ăn trong ngày ăn liền 3 - 5 ngày.

Chữa vàng da: Thịt lợn nạc 100g, rễthanh hao 100g, đường đỏ 30g. Làm sạch thịt, thái miếng, cho cùng với thuốc,450ml đun sôi, còn 250ml nước thuốc chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng thuốctrong 7 ngày.

Chữa đau đầu ù tai, hoa mắt, chóng mặt đau lưng, mờ mắt, giảm thịlực, khô mắt: Gan lợn 500g, huyền sâm 60g, đemhuyền sâm nấu lấy nước; Đem gan và nước huyền sâm thêm muối gia vị nấu tiếp, đunnhỏ lửa, khi gần cạn và gan chín nhừ cho thêm dầu thơm đảo đều.

Hỗ trợ bệnh tiểu đường: Dùng xươngsống lợn (12 đốt), đại táo (49 quả), liên nhục (49 hạt), chích cam thảo (60g),mộc hương (6g), tất cả cho vào 5 bát nước, sắc lấy khoảng 3 bát uống trong mộtngày.

TheoTS Lê Thị Thanh Nhạn
Bee.net.vn

(St)

Cách chế biến gan heo
Canh cải bó xôi và gan lợn
Bí quyết luộc gan heo ngon giòn không bị tanh
Vỏ dưa nấu cùng gan lợn
Gan heo xào chua ngọt |