Công dụng của hạt Đình Lịch

Công dụng của hạt Đình Lịch. Những điều cần biết về công dụng của hạt đình lịch đối với sức khỏe!


Cây đình lịch

Hygrophila Salicifolia (Vahl) Nees

Hygrophila angustifolia R.Br

Acanthaceae



Đại cương :

Đồng nghĩa : Hygrophila angustifolia.

Cây đình lịch còn có tên là mịch lịch, bình lịch, huỳnh lịch,

Thực vật và môi trường :

Nguồn gốc- phân phối : Ruộng, đất hoang nhiều rác

Mô tả thực vật :

Cây thảo rất đa dạng, cao đến 1m, không lông hay có rất ít lông nhất là dưới cụm hoa; thân vuông, mọc đứng hay mọc nằm, phình ở các mấu. Lá có phiến xoan, thường thon dài hay thuôn dài đến hẹp, nguyên hay khía tai bèo. Hoa thành chùm ở nách lá, tiền diệp hẹp; lá đài 6-10 mm, dính nhau đến 1/2 hay toàn bộ; vành màu tim tím, dài 12-18mm; tiểu nhụy thụ 4. Quả nang nâu đậm, nở rất mạnh khi thấm nước, chứa 20-35 hạt có lông hút nước.

Hoa tháng 5-12

Bộ phận sử dụng :

Hạt và toàn cây

Thành phận hóa học và dược chất :

Thành phần chưa được nghiên cứu nhiều.

Lá chứa 18% tro giàu kalium.

Hạt chứa 25% dầu béo và có vết của một alcaloid đắng

Đặc tính trị liệu :

Vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỏa ứ giảm đau

Ơ Mả Lai dân gian dùng :

- lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù.

- Dung dịch lá nấu  dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da.

- Hạt dùng ở Java làm thuốc đắp trị đau đầu và sốt.

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị :

- viêm yết hầu, cổ họng,

- viêm tuyến vú,

- thổ huyết,

- chảy máu mũi,

- ho gà,

Dùng ngoài trị gãy xương, đánh ngã tổn thương.

Ứng dụng :

Tất cả những phương pháp trị liệu đều do kinh nghiệm dân gian lưu truyền :

► Trị nhọt rút mủ : trong phương pháp người ta dùng hạt đình lịch ngâm trong nước nóng cho trương nở thành một thể nhầy nhảo, đắp thẳng lên chổ mụn nhọt làm mủ, hạt đình lịch nhão có tác dụng làm cho nhọt mau chín mùi và « gom mủ », đắp cho đến khi mụn nhọt vỡ miệng.

Khi vỡ miệng, người ta dùng bông gòn vô trùng để nặn hết cùi và tẩy trùng …..

► Theo Giáo sư Phạm hoàng Hộ trong quyển « cây cỏ Miền Nam », Cây đình lịch được thí nghiệm « in vitro », trong phòng thí nghiệm thì hạt đình lịch có tính kháng vi trùng chống lại virus .

● Trong phương pháp trị nhọt rút mủ, hạt đình lịch đã ức chế sự phát triển của vi khuẩn và gôm tụ mủ mềm da vở miệng.

Tuy nhiên những kinh nghiệm nầy vẫn chưa được sự xác nhận bằng những thí nghiệm nghiên cứu khoa học và y khoa mà chỉ là những kinh nghiệm dân gian truyền khẩu. 

Vì thế nên cẩn thận khi áp dụng phương pháp này nhất là vấn đề vệ sinh và thanh trùng.

Mụn nhọt (hay đinh nhọt) là tình trạng viêm nang lông sâu, thường do tụ cầu khuẩn gây ra. Khuẩn này làm hoại tử nang lông và mô bì lân cận tạo thành mủ.


Đắp mụn nhọt bằng hạt đình lịch

Dân gian có lưu truyền một phương cách trị mụn nhọt là dùng hạt đinh lịch ngâm nước cho trương nở và kết dính thành khối nhão rồi đắp lên để “gom mủ” và làm nhọt vỡ miệng.

Cây đình lịch.

Cây đình lịch còn có tên là mịch lịch, bình lịch, huỳnh lịch; tên khoa học Hygrophila salicifolia, thuộc họ ôrô-Acanthacea. Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, chuyên gia về thực vật học, lá cây đình lịch ở Malaysia được dùng đắp chữa vết thương bị sưng phù. Ở ta, hạt đình lịch nhỏ, tròn, dẹp được thu hái để dành. Khi bị mụn nhọt, lấy ngâm nước nóng cho trương nở, tạo chất nhầy kết dính, dùng tay ép lại thành khối và đắp lên mụn nhọt. Cách chữa trị như thế được ghi nhận là giúp mụn nhọt mau “chín”, mềm, gom mủ, dễ vỡ và dễ nặn “ngòi”. Trong sách “Cây cỏ Việt Nam, giáo sư Phạm Hoàng Hộ cho biết, đình lịch khi thử trong ống nghiệm có tác dụng chống virus. Tuy nhiên, tác dụng gọi là “có tính kháng sinh, đắp nhọt hút mủ tốt” vẫn chưa được chứng minh bằng nghiên cứu khoa học.

Mụn nhọt (hay đinh nhọt) là tình trạng viêm nang lông sâu, thường do tụ cầu khuẩn gây ra. Khuẩn này làm hoại tử nang lông và mô bì lân cận tạo thành mủ, đặc biệt có “còi” gồm xác tế bào, bạch cầu. Lưu ý “đinh râu” là thể đinh nhọt nặng mọc ở vùng quanh miệng, có thể gây biến chứng viêm tắc tĩnh mạch các xoang đưa đến nhiễm trùng huyết nguy hiểm. Tuyệt đối không được nặn khi còn non vì sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ tổ chức của cơ thể, làm cho vi khuẩn phát tán tràn ngập trong máu gây nhiễm trùng huyết.

Ngoài đình lịch, kinh nghiệm dân gian còn dùng lá cây dâm bụt giã nát rồi đắp lên mụn nhọt để giúp nhọt mau “chín”, mềm, làm miệng và dễ nặn “ngòi”. Tuy nhiên, chỉ nên dùng các kinh nghiệm dân gian này khi không có điều kiện chữa trị nào khác. Đặc biệt, khi mụn nhọt đã vỡ, không nên đắp kín bằng đình lịch hay lá dâm bụt vì nguy cơ bị nhiễm trùng do chế biến hạt hoặc lá trong điều kiện không tiệt trùng, làm vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào chỗ tổn thương, gây nhiễm khuẩn nặng hơn. Khi muốn trị nhọt, nên rửa xung quanh chỗ bị tổn thương với nước sạch và xà phòng, thường xuyên bôi dung dịch sát khuẩn như Povidine (có chứa iod sát khuẩn), có thể làm mềm nhọt bằng cách đắp bông gòn tẩm dung dịch thuốc tím loãng.

Khi mụn nhọt chín, cách tốt nhất là đến cơ sở y tế để được nhân viên y tế giúp lấy mủ, nặn “ngòi” và chăm sóc đúng cách. Có khi người bệnh được cho uống kháng sinh (để trị tụ cầu khuẩn hoặc phải dùng kháng sinh oxacillin hoặc dicloxacillin) khi mụn nhọt to và có vẻ nặng.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

(St)

cho hoi neu bhu mat k co mun nhug ma muon dap cho mat duoc khog a.co bi sao k a?
hơn 1 tháng trước - Thích
cho hoi da mat khog co mun nhot ma chi co mun cam thoi .nhug ma muon dap bih lich cho mat .co bi sao k vay?
hơn 1 tháng trước - Thích
sao k tra loi cau hoi vay
hơn 1 tháng trước - Thích
l co mun dap dih lich cho mat duoc k vay?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận