Hoa thiên lý hay còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương được đông y cho rằng có tính ngọt, tính bình, có thể giải nhiệt, chống rôm sảy, còn là vị thuốc có công hiệu an thần, tư bổ tâm, giúp ngủ ngon giấc. Dưới đây là một số công dụng của nó.
1. Chữa trĩ ngoại: Lá thiên lý (chọn lá non) 100g, muối ăn 5g. Lá thiên lý rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông, đắp lên chỗ lòi dom (sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím); sau đó băng lại như đóng khố. Ngày làm 1-2 lần, thường sau 3-4 ngày thì khỏi.
2. Chữa sa dạ con: Cũng là như trên, thường cho kết quả sau 3-4 ngày. Tại bệnh viện Thái Bình, trong số 9 bệnh nhân sa dạ con được điều trị bằng phương pháp này, có 8 người khỏi bệnh.
Vì có mùi thơm rất đặc trưng ra nên hoa thiên lý có thể chữa bệnh mất ngủ. Ảnh: internet
3. Chữa mất ngủ: hoa thiên lý 30g, hoa nhài 10g, tâm sen 15g. Sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống liền 3-5 ngày.
4. Để có giấc ngủ ngon: dùng hoa thiên lý nấu canh với thịt nạc hoặc với cá diếc, ăn ngày một lần trong vài ngày liền.
5. Chữa mất ngủ thường xuyên: hoa thiên lý nấu canh cùng lá vông nem, mỗi vị chừng 30-50g, rửa sạch thái nhỏ nấu chung thành canh, nêm đủ mắm muối, bột nêm cần ăn trong 4-7 ngày.
6. Chữa giun kim: lấy lá hay hoa thiên lý chừng 40 - 50g nấu canh ăn hàng ngày, cần ăn từ 7 ngày trở lên sẽ khỏi. Hoặc dùng hoa thiên lý 30g, rau sam 20g, lá đinh lăng 25g. Sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày, cần dùng trong 3 ngày liền.
7. Chữa đau mình, xương cốt: hàng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò ăn hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ hiệu nghiệm.
Hoa thiên lý xào thịt bò là một món ăn ngon. Ảnh: internet
8. Chữa đinh nhọt: lấy lá cây thiên lý khoảng 30 - 50g giã nát đắp vào nơi mụn nhọt ngày 1 lần, vài ngày sẽ khỏi.
9. Chữa tiểu buốt, tiểu dắt, cặn trắng: lấy rễ cây thiên lý 10 - 20g, sắc lấy nước uống chia 2 - 3 lần/ngày, chỉ 5 - 7 ngày sẽ đỡ hẳn.
Ngoài ra, thân, rễ, lá của thiên lý cũng có những tác dụng chữa bệnh rất tốt.
- Rễ: Có tác dụng chữa đái buốt, nước tiểu lẫn máu hoặc có cặn trắng, dùng 12-20g/ngày dưới dạng thuốc sắc.
- Lá: Có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, kích thích mọc da non, thường dùng để đắp lên mụn nhọt, những vết loét, chữa trĩ ngoại (lòi dom) và sa dạ con, liều dùng 12-20g/ngày. Tại Thái Lan, cả hoa và lá cây thiên lý được dùng để chữa viêm kết mạc cấp và mạn, viêm kết mạc do lên sởi, mắt mờ không nhìn rõ do màng mộng.
Ngày xưa, xưa xưa, có một chàng trai thổi sáo rất hay. Hay đến mức, một con rắn lục mê tiếng sáo của chàng, đã quyết tâm tu luyện cho thành người để giành chàng làm chồng, mặc dù chàng đã có vợ. Lần ấy, sau một chuyến mang cây sáo trúc đi thổi thi và đoạt được giải nhất trở về, vừa đến đầu làng, chàng trai đã thấy người vợ trẻ vừa xinh, vừa hiền của mình ra đón. Chàng vui lắm, đâu biết đấy chính là con rắn lục đã biến thành người và đã giả dông giống y hệt vợ chàng từ vẻ mặt, lời nói đến dáng đứng, dáng đi... Về đến nhà, chàng trai bỗng rụng rời thấy một người vợ thứ hai bước ra... Chàng trai không còn biết ai là vợ thật của mình nữa. Hai người đàn bà trẻ giống nhau còn hơn cả hai giọt nước. Chàng liền tìm đến một ông cụ nổi tiếng là tài giỏi trong việc tìm ra chuyện phải trái ở trên đời, để nhờ giúp đỡ. Nghe chàng nói rõ ngọn ngành, ông cụ nhận lời ngay và cho gọi hai người đàn bà trẻ đến.
Cụ già lấy vải đen bịt mắt cả hai lại rồi đưa cho hai người ba cái áo có mùi mồ hôi của ba người đàn ông khác nhau và dặn:
Cứ ngửi đi và cái nào là của chồng thì gật đầu, không phải thì lắc đầu! Cô vợ thật được ngửi trước. Cô vợ giả ngửi sau. Mắt cô vợ giả vốn là mắt rắn nên có thể nhìn xuyên qua vải đen. Vì vậy cô ta liếc nhìn người vợ thật, thấy cô này lắc đầu thì cũng lắc đầu, thấy gật đầu thì cũng gật theo. Thế là cả hai đều đã ngửi đúng được mùi áo của người chồng có tài thổi sáo. Ông cụ liền cho mang đến ba bát canh, một bát có vị gừng, một bát có vị hành và một bát có vị lá hẹ. ông cụ dặn:
Thứ canh nào chồng thích ăn thì gật đầu, thứ nào chồng không thích thì lắc đầu. Sự việc lại diễn ra như lần thử trước. Thấy người vợ thật gật đầu khi nếm bát canh nấu với gừng, cô vợ giả cũng gật đầu theo. ông cụ cho cả hai cùng về, để cụ suy nghĩ thêm. Hôm sau, cụ lại cho mời hai người đến. Cụ để hai người đứng ở hai nơi, không trông thấy nhau nhưng cùng nhìn ra một con đường ở phía trước mặt, cách chỗ đứng khá xa.
Ta sẽ cho ba chàng trai đi ngang qua đường. Nhận ra ai là chồng mình thì cứ vẫy gọi. Ai gọi đúng chàng thổi sáo tài giỏi thì người đó là vợ thật, ai gọi sai là vợ giả và sẽ phải chịu tội với dân làng. Cô vợ giả lúc đầu lo lắm. Nhưng sau cô ta đã nghĩ ra được một lối thoát. Cô ta định bụng khi nào nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng sẽ gọi ngay theo. Một người trai trẻ đi qua. Rồi hai người. Cô vợ giả không nghe tiếng cô vợ thật gọi thì cũng im lặng theo. Cô ta mừng lắm. Như thế thì người còn lại đúng là chàng trai thổi sáo tài giỏi. Vì vậy khi chàng trai thứ ba vừa xuất hiện thì cô vợ giả đã vẫy tay và gọi to:
Anh ơi! Em ở đằng này này! Trong lúc người vợ thật vẫn đứng im. Vì đó vẫn chưa phải là chồng cô. Cụ già liền dẫn chàng trai thứ ba đến trước cô vợ giả và nói:
Như vậy, cô đã tự nhận cô là kẻ manh tâm đi cướp đoạt chồng của người khác. Chàng trai này đâu phải là người mà cô đã nhận là chồng cô. Rồi cụ lại cho gọi cô vợ thật đến và hỏi:
Trong ba chàng trai, không có ai là chồng cô sao?
Thưa cụ, nếu là chồng cháu thì dẫu ở xa trăm dặm, ngàn dặm, cháu cũng nhìn ra! Cụ già liền cho ba chàng trai khác tiếp tục đi qua đường. Đến người thứ năm thì người vợ thật kêu to lên mừng rỡ:
Anh ơi! anh ơi! Đúng đó là chàng trai thổi sáo tài giỏi. Sự việc đã rõ ràng. Cụ già liền theo lệ của làng, nọc cô vợ giả ra đánh một trăm roi. Nhưng chỉ đánh được chục roi thì đau quá, cô vợ giả đã hiện nguyên hình con rắn lục và bò nhanh vào bụi cây trốn mất. Hai vợ chồng chàng thổi sáo vui mừng lạy tạ ông cụ. ông cụ tươi cười bảo:
Tìm ra được kẻ gian cho đời là lão vui rồi. Bây giờ lão chỉ muốn được nghe điệu sáo hay nhất của ônh thôi! Chàng trai liền rút cây sáo trúc luôn giắt ở bên mình ra thổi. Tiếng sáo của chàng nghe réo rắt như tiếng chim, của trời, của sông, của nước nhưng nổi lên rõ hơn cả là tiếng của con người vui mừng được sống trong lẽ phải và tình thương. ai nghe cũng ngơ ngẩn say mê... Hai vợ chồng sau đó liền kéo nhau trở về nhà. Họ sống bên nhau đầm ấm vui vẻ. Hai vợ chồng cùng làm ruộng. Lúc rảnh chồng lại đem sáo ra thổi cho vợ và hàng xóm cùng nghe. Ngày hội, ngày Tết, tiếng sáo của chàng càng làm cho mọi người thêm yêu đời và quý mến nhau. Một buổi chiều, người vợ đang gội đầu, người chồng đang thổi sáo thì bỗng có con chim gì thả rơi ở bên chân người vợ một chùm hoa màu xanh phớt vàng có mùi thơm thoang thoảng. Đêm đến mùi hoa càng thơm hơn. Người vợ liền bảo chồng đặt bông hoa bên cạnh cửa sổ để có gió, hương hoa càng bay thơm khắp nhà.
Sáng hôm sau, thức dậy, cả hai vợ chồng đều lạ lùng thấy bông hoa đã kết liền vào một loại dây leo mọc ở cạnh cửa sổ. Và sau đó, không phải chỉ có một chùm hoa, mà rất nhiều chùm hoa khác lại nở tiếp theo. Hoa màu xanh phớt vàng hình giống như ông sao năm cánh, hương thơm dịu ngọt. Loại hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa thiên lý. Vì sao lại có cái tên ấy? Các cụ xưa giải nghĩa: Vì tên cô vợ thật là Lý. Còn thiên lý là vì ông cụ có tài tìm ra mọi việc phải trái, đã dựa vào câu trả lời của cô vợ thật mà đặt tên mới cho cô và trêu cô:
Tên cô từ nay không phải là Lý mà là Thiên Lý. Thiên Lý nghĩa là nghìn dặm, nghìn dặm mà vẫn nhận ra được chồng mình...! Các cụ còn nói thêm: Cô vợ giả, tuy đã trở lại kiếp rắn lục nhưng vẫn giữ trong lòng mình mối hận đối với cô vợ thật... Vì vậy ai yêu hoa Thiên Lý, rắn lục không thích đâu. Rắn lục thường bò nấp vào các dây hoa Thiên Lý để mổ cắn những ai thích ngắm hoa Thiên Lý, yêu mùi hương Thiên Lý. Nhưng cho đến nay càng ngày mọi người càng quý càng yêu loại hoa có mùi hương rất dung dị và mộc mạc này.
Hoa thiên lý - vị thuốc bổ tâm thận
Hoa thiên lý là loại cây được trồng và ra hoa vào mùa hè. Không những là những giàn hoa lý tỏa hương thơm làm mát cả thềm nhà, mà đây còn là loại thực phẩm mỗi khi ăn những món chế biến từ thiên lý đã làm cho tâm thần trở nên thư giãn.
Hoa thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương, Tonki creeper hay Chinese violet. Tên khoa học của thiên lý là Telosma cordata (Burm. F) Merr, thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Là loại cây có nguồn gốc từ các nước thuộc Đông Nam Á. Ngày nay đã lan rộng, không những tại Hoa Kỳ mà còn nhiều nước khác nữa trên thế giới cũng trồng thiên lý. Thiên lý là loài cây dây leo, vào loại nhỡ, phân chia làm nhiều nhánh, non có lông và nhựa nước. Cây thiên lý có lá đơn nguyên, mọc đối, gốc hình tim, có màu xanh lục bóng. Hoa mọc thành xim dạng tán ở nách lá, có nhiều hoa màu vàng lục nhạt, cánh hoa hợp thành ống dài, trên chia thùy hẹp dài, quả hạt dài. Hoa thơm về đêm nên mới có tên gọi là “dạ lý hương”. Mùa hoa nở chủ yếu vào hè.
Người ta đã phân tích thành phần dinh dưỡng có trong hoa thiên lý như chất xơ là 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamine như C, B1, B2, PP và tiền vitamine A (carotene), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phosphor, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) chứa hàm lượng khá cao, vì vậy cây thiên lý cả lá non, ngọn và hoa đều là thực phẩm quý có tác dụng bổ dưỡng giúp trẻ chóng lớn, lại giúp người già giảm được chứng phì tuyến tiền liệt, làm tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng. Ngoài ra sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam giới do nhiễm chì bởi thường xuyên tiếp xúc với vật liệu chứa chì như ắc quy, công nhân in, xăng pha chì, các động cơ có chì v.v. Ngoài ra hoa thiên lý còn tác dụng trợ dương cho nam giới rất tốt nên trong dân gian đã có câu: Thương chồng nấu cháo le le. Nấu canh hoa lý, nấu chè hạt sen, thật là có cơ sở khoa học vì con le le và hoa lý đều có tác dụng trợ dương giúp cho người nam thêm mạnh mẽ trong chốn phòng the.
Đông y cho rằng hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, bớt đi đái đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tính chống viêm và làm tan màng mộng, thúc đẩy chóng lên da non, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và viêm mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, hoa trị giun kim.
Sau đây xin giới thiệu cụ thể các phương thuốc từ cây hoa lý để có thể tự chọn lựa sử dụng sao cho phù hợp và hiệu quả.
Phòng rôm sảy ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho ăn dặm.
Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 – 10 ngày sẽ hiệu quả.
Chữa lòi dom, dạ con: Lấy 1 nắm lá thiên lý rửa sạch, giã nát cho vào 5% muối ăn, vắt lấy nước cốt tẩm vào bông rịt vào hậu môn, hay âm hộ ngày thay 1 – 2 lần, sử dụng liền 5 – 7 ngày sẽ có tác dụng co dần phần dom hay dạ con lòi ra.
Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng.
Làm thư giãn sau các buổi làm việc căng thẳng, người khoan khoái, ngủ dễ ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm tiểu đêm: Hằng ngày lấy hoa thiên lý nấu canh ăn.
Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 – 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài 3 ngày sẽ khỏi.
Chữa đái buốt, đái ra máu, đái dắt, cặn trắng: Lấy rễ cây thiên lý từ 10 – 20g, sắc lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày.
Chú ý: Không ăn chung hoặc xào nấu cùng thiên lý với các thức ăn giàu chất sắt như gan, tiết, thịt nạc, lợn, rau muống v.v. vì chất sắt (Fe) có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm (Zn) ra khỏi cơ thể.
Món ngon từ hoa thiên lý.
hiên lý là loại hoa có tính giải nhiệt cao, không chỉ được trồng để làm cảnh, mà còn được sử dụng để chế biến những món ăn ngon và bổ.
Thiên lý xào trứng & thịt bò
Nguyên liệu:
200g hoa thiên lý, 200g thịt bò thăn hoặc bắp, 1 quả trứng gà, 1 củ hành tây.
Thực hiện:
Hoa thiên lý giữ nguyên chùm, rửa nhẹ tay trong nước lạnh rồi thả nhanh vào nước sôi, vớt ra, dội nước nguội, để ráo. Thịt bò cắt mỏng ngang sớ, ướp muối, tiêu, đường và tỏi giã nhuyễn, ướp 10-15 phút. Củ hành tây lột bỏ vỏ, cắt mỏng dọc múi cam. Xào thịt bò trên chảo nóng dầu ăn, vừa tái thì thả hành tây vào, trộn đều nhanh tay, vừa chín tái tắt lửa ngay và cho thịt ra tô riêng. Hoa thiên lý thả nhanh vào nước sôi, vớt ra, dội nước nguội, để ráo và xào chung với trứng gà đã đánh tan trên chảo dầu nóng để lửa nhỏ, chỉ cần 1 phút là vừa ăn. Trộn thiên lý đã xào với thịt bò, dùng nóng.
Thiên lý xào sò điệp
Nguyên liệu:
200g hoa thiên lý, 200g sò điệp, 100g cà chua bi, 100g cà rốt, 3 tép tỏi, 1 ít tiêu xay, 1 thìa cà phê hạt nêm, đường, 2 thìa cà phê nước mắm.
Thực hiện:
Hoa thiên lý trụng sơ, ngâm nước lạnh, vớt ra, để ráo. Sò điệp trụng chín, tách thịt để riêng. Cà chua bi cắt làm bốn. Cà rốt thái mỏng, trụng sơ. Tỏi thái mỏng. Đun nóng dầu, cho tỏi vào phi vàng, cho sò điệp vào đảo nhanh tay. Cho cà rốt, cà chua bi vào xào rồi nêm đường, nước mắm, hạt nêm, cho hoa thiên lý vào xốc đều rồi nêm lại lần nữa cho vừa ăn. Cho ra đĩa, rắc tiêu lên trên dùng nóng.
Gỏi thiên lý nghêu và tôm
Nguyên liệu:
150g hoa thiên lý, 100g tôm sú, 200g nghêu, 3 củ hành tím, 1 trái ớt, 1 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường, 1 thìa canh nước chanh, 1 thìa canh tương ớt.
Thực hiện:
Hoa thiên lý trụng chín, ngâm nước lạnh cho xanh, vớt ra, để ráo. Tôm sú luộc chín, bóc vỏ, lấy bỏ chỉ lưng chẻ đôi. Nghêu hấp chín, tách thịt để riêng. Ởt thái chỉ, hành tím thái lát mỏng. Cho nước mắm + đường + nước cốt chanh + tương ớt vào chén, khuấy đều làm nước trộn gỏi. Cho thiên lý, tôm, nghêu, ớt vào tô, trộn đều. Đổ nước trộn gỏi vào, dùng đũa trộn đều, nêm lại cho vừa ăn. Món này dùng ngay.
Canh thiên lý cua đồng
Nguyên liệu:
150g cua đồng, 200g hoa thiên lý, gia vị: muối, bột ngọt, hạt nêm.
Thực hiện:
Cua đồng bóc mai, bỏ yếm, rửa sạch, cho vào một thìa muối, xay nhuyễn. Lọc xác cua với nước sạch qua rây từ 3 đến 4 lần, gạn bỏ cấn để làm nước dùng. Lấy gạch cua từ mai cua, cho chút nước vào lọc vài lần để gạn bỏ hoi và chất bẩn. Hoa thiên lý rửa sạch, để ráo. Đun nước dùng cua, cho thêm 2 muỗng hạt nêm. Khi nước sôi lăn tăn, ta dùng muỗng khuấy đều theo một chiều để xác cua đông kết tạo thành gạch cua không bị bám vào đáy nồi và không bị vỡ nát. Nước sôi thì cho gạch cua vào khuấy đều. Sau đó cho hoa thiên lý vào nấu chung, đảo nhẹ tay để hoa không bị nát cánh. Khi nước sôi lại là được. Múc ra bát, ăn nóng.
Canh chua cá hú hoa thiên lý
Thời gian chuẩn bị và chế biến khoảng 15 phút
Dành cho 4 người ăn
Nguyên liệu:
- 300g cá hú hoặc cá bông lau
- 300g hoa thiên lý
- 2 quả cà chua
- 1 vắt me nhỏ
- Vài nhánh rau ngổ
- 1 thìa súp tỏi xay
- ½ lít nước dùng
- Dầu ăn. Đường. Nước mắm. Hạt nêm
Cách làm:
1. Cà chua thái múi cau. Rau ngổ, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ. Đun nóng chút dầu, cho tỏi vào phi thơm.
2. Đun sôi nước dùng, cho me vào, nêm 3 thìa súp đường, 1 thìa súp hạt nêm, 1 thìa súp nước mắm. Cho cá, cà chua vào, nêm lại cho vừa ăn. Cho thiên lý vào, chờ nước sôi lại, tắt bếp
Thưởng thức:
Múc canh ra tô, cho rau ngổ, mùi tàu, tỏi phi lên trên.Thiên lý là loại cây được trồng và ra hoa vào mùa hè, không những toả hương thơm làm mát dịu cả không gian quanh nhà, mà còn là loại thực phẩm bổ dưỡng.
Thiên lý có tên khoa học Telosma cordata (Burm. F) Merr, là dây leo quấn, thường trồng leo lên giàn, cành non có lông mịn, mủ trắng, lá có phiến hình tim, hoa ăn được, thuộc họ thiên lý (Asclepiadaceae). Trong khi đó cây dạ lý hương, có tên khoa học Cestrum nocturnum L., là cây bụi, thân nhỏ (tiểu mộc), hoá gỗ, thuộc họ cà (Solanaceae), hoa thơm nồng lúc chiều tối, không ăn được. Sự nhầm lẫn trong tên gọi hai loại hoa này có lẽ do tên địa phương, vì miền Bắc có nơi gọi thiên lý là dạ lý hương, dạ lài hương...
Độc ít bổ nhiều
Theo bảng “Thành phần hoá học thức ăn Việt Nam” của Bộ Y tế, trong 100g hoa thiên lý chứa 2,9g chất đạm; 2,8g bột đường; 3g chất xơ; 52mg canxi; 53mg phốtpho; 1,2mg sắt; 1,17mg caroten (tiền sinh tố A); 0,19mg vitamin B1; 0,13mg B; 1,1mg PP và 45mg vitamin C.
Ngoài ra, một số nghiên cứu còn ghi nhận hoa thiên lý chứa rất nhiều vitamin E, đặc biệt là kẽm và một số khoáng vi lượng khác, là chất thiết yếu cho hoạt động của cơ quan sinh dục của cây cũng như của con người. Riêng về chất alkaloid, chỉ ghi nhận có một ít trong thân dây, lá già (ngắt cuống lá sẽ thấy có một chất keo trong, lấy ngón tay bôi vào, thấy chất nhựa hơi dính tay), chưa đủ để gây ngộ độc trên động vật thí nghiệm, và hầu như hiện diện không đáng kể trong hoa. Cũng cần nói thêm, khi nhắc đến alkaloid, chúng ta thường nghĩ ngay đến hợp chất gây độc. Nhưng không hoàn toàn như thế, alkaloid là những hợp chất hữu cơ thường gặp trong nhiều loài thực vật (khoai tây, tắc, cà chua, vông nem, dừa cạn…) Alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh.
Với một lượng nhỏ alkaloid có thể là chất độc gây chết người, nhưng có khi với một liều lượng hợp lý nó là dược phẩm trị bệnh đặc hiệu (như dùng bào chế morphine có tác dụng giảm đau rất tốt hay thuốc codein giảm ho).
Hoa thiên lý, độc ít bổ nhiều
Thương chồng nấu canh hoa lý
Vì giàu dưỡng chất, hoa thiên lý ngoài tác dụng làm rau ăn, còn được dùng chữa một số bệnh cho kết quả khá tốt, có tác dụng giải nhiệt, bổ dưỡng, giúp trẻ chóng lớn, giúp người già giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt, tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng. Đặc biệt, sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, hỗ trợ tích cực trong cải thiện tình trạng vô sinh ở nam giới bị nhiễm chì.
Ông bà xưa có câu: “Thương chồng nấu cháo le le/ Nấu canh hoa lý, nấu chè hạt sen”; cho thấy kinh nghiệm dân gian dùng hoa thiên lý làm thuốc trợ dương cho nam giới là có cơ sở khoa học.
Trong đông y, hoa thiên lý ghi nhận có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là vị thuốc an thần, giúp ngủ ngon giấc, khắc phục tình trạng lao lực, tư bổ tâm, thận, bớt đi tiểu đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, chống viêm, chóng lên da non, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, trị giun kim…
Liều dùng hoa thiên lý trong các bài thuốc phổ biến từ 30g – 50g. Khi chế biến các món ăn với hoa thiên lý, lưu ý không xào nấu hoa quá chín, sẽ làm giảm đi các dưỡng chất và nát cánh hoa, mất ngon.
Trong thư gửi về chuyên trang Khoẻ & Vui, bạn đọc Phan Thị Cúc Tần, 53 tuổi, ngụ ở An Giang hỏi công dụng của hoa thiên lý. Bà Tần cho biết ở quê bà hoa thiên lý dùng nấu canh, xào với thịt ăn rất ngon. Mới đây ra Hà Nội du lịch, bà được giới thiệu hoa dạ lý hương cũng giống y như thiên lý. “Có phải dạ lý hương cũng là thiên lý? Có tài liệu nói trong thiên lý có chứa chất alkaloid, ăn nhiều có thể chết người, đúng không?” Chúng tôi giới thiệu ý kiến trao đổi của TS.DS Lê Thị Hồng Anh, thầy thuốc ưu tú, Trung ương hội Đông y Việt Nam.
Hoa thiên lý thuộc loại thực phẩm “chồng ăn vợ thích”. Ảnh: Tân Lập
|
Lý này khác lý kia
Thiên lý là loại cây được trồng và ra hoa vào mùa hè, không những toả hương thơm làm mát dịu cả không gian quanh nhà, mà còn là loại thực phẩm bổ dưỡng.
Thiên lý có tên khoa học Telosma cordata (Burm. F) Merr, là dây leo quấn, thường trồng leo lên giàn, cành non có lông mịn, mủ trắng, lá có phiến hình tim, hoa ăn được, thuộc họ thiên lý (Asclepiadaceae). Trong khi đó cây dạ lý hương, có tên khoa học Cestrum nocturnum L., là cây bụi, thân nhỏ (tiểu mộc), hoá gỗ, thuộc họ cà (Solanaceae), hoa thơm nồng lúc chiều tối, không ăn được. Sự nhầm lẫn trong tên gọi hai loại hoa này có lẽ do tên địa phương, vì miền Bắc có nơi gọi thiên lý là dạ lý hương, dạ lài hương...
Độc ít bổ nhiều
Theo bảng “Thành phần hoá học thức ăn Việt Nam” của bộ Y tế, trong 100g hoa thiên lý chứa 2,9g chất đạm; 2,8g bột đường; 3g chất xơ; 52mg canxi; 53mg phốtpho; 1,2mg sắt; 1,17mg caroten (tiền sinh tố A); 0,19mg vitamin B1; 0,13mg B; 1,1mg PP và 45mg vitamin C. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn ghi nhận hoa thiên lý chứa rất nhiều vitamin E, đặc biệt là kẽm và một số khoáng vi lượng khác, là chất thiết yếu cho hoạt động của cơ quan sinh dục của cây cũng như của con người. Riêng về chất alkaloid, chỉ ghi nhận có một ít trong thân dây, lá già (ngắt cuống lá sẽ thấy có một chất keo trong, lấy ngón tay bôi vào, thấy chất nhựa hơi dính tay), chưa đủ để gây ngộ độc trên động vật thí nghiệm, và hầu như hiện diện không đáng kể trong hoa. Cũng cần nói thêm, khi nhắc đến alkaloid, chúng ta thường nghĩ ngay đến hợp chất gây độc. Nhưng không hoàn toàn như thế, alkaloid là những hợp chất hữu cơ thường gặp trong nhiều loài thực vật (khoai tây, tắc, cà chua, vông nem, dừa cạn…) Alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh. Với một lượng nhỏ alkaloid có thể là chất độc gây chết người, nhưng có khi với một liều lượng hợp lý nó là dược phẩm trị bệnh đặc hiệu (như dùng bào chế morphine có tác dụng giảm đau rất tốt hay thuốc codein giảm ho).
Thương chồng nấu canh hoa lý
Vì giàu dưỡng chất, hoa thiên lý ngoài tác dụng làm rau ăn, còn được dùng chữa một số bệnh cho kết quả khá tốt, có tác dụng giải nhiệt, bổ dưỡng, giúp trẻ chóng lớn, giúp người già giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt, tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng. Đặc biệt, sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, hỗ trợ tích cực trong cải thiện tình trạng vô sinh ở nam giới bị nhiễm chì. Ông bà xưa có câu: “Thương chồng nấu cháo le le/ Nấu canh hoa lý, nấu chè hạt sen”; cho thấy kinh nghiệm dân gian dùng hoa thiên lý làm thuốc trợ dương cho nam giới là có cơ sở khoa học.
Trong đông y, hoa thiên lý ghi nhận có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là vị thuốc an thần, giúp ngủ ngon giấc, khắc phục tình trạng lao lực, tư bổ tâm, thận, bớt đi tiểu đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, chống viêm, chóng lên da non, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, trị giun kim… Liều dùng hoa thiên lý trong các bài thuốc phổ biến từ 30g – 50g. Khi chế biến các món ăn với hoa thiên lý, lưu ý không xào nấu hoa quá chín, sẽ làm giảm đi các dưỡng chất và nát cánh hoa, mất ngon.
Theo Đông y, hoa thiên lý vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi gan, thanh nhiệt, giải độc, an thần, kích thích lên da non, làm sáng mắt, tiêu viêm mắt, làm tan màng mộng. Nó còn được dùng để giúp ngủ ngon và chữa giun kim. Liều dùng hằng ngày: 5-10 g hoa khô hoặc 15-30 g hoa tươi. Nhiều bộ phận khác của cây thiên lý cũng được dùng làm thuốc: - Rễ: Có tác dụng chữa đái buốt, nước tiểu lẫn máu hoặc có cặn trắng, dùng 12-20 g/ngày dưới dạng thuốc sắc. - Lá: Có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, kích thích mọc da non, thường dùng để đắp lên mụn nhọt, những vết loét, chữa trĩ ngoại (lòi dom) và sa dạ con, liều dùng 12-20 g/ngày. Tại Thái Lan, cả hoa và lá cây thiên lý được dùng để chữa viêm kết mạc cấp và mạn, viêm kết mạc do lên sởi, mắt mờ không nhìn rõ do màng mộng. Từ nhiều năm trước, Bệnh viện Thái Bình đã thử nghiệm dùng lá cây thiên lý chữa trĩ ngoại và sa dạ con, đạt kết quả tốt. Cách làm như sau: 1. Chữa trĩ ngoại: Lá thiên lý (chọn lá non và bánh tẻ) 100 g, muối ăn 5 g. Lá thiên lý rửa sạch, giã nhỏ với muối, thêm chừng 30 ml nước cất, lọc qua vải gạc. Dùng nước này tẩm vào bông, đắp lên chỗ lòi dom (sau khi đã rửa sạch bằng thuốc tím); sau đó băng lại như đóng khố. Ngày làm 1-2 lần, thường sau 3-4 ngày thì khỏi. 2. Chữa sa dạ con: Cũng là như trên, thường cho kết quả sau 3-4 ngày. Trong số 9 bệnh nhân sa dạ con được điều trị bằng phương pháp này, có 8 người khỏi bệnh.
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường phải đối mặt với rất nhiều bệnh như ốm nghén, ngứa vùng kín, đau lưng, đau bụng…và nếu mẹ bầu nào bị mắc trĩ thì sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn rất nhiều. Đặc biệt khi mẹ bầu có dấu hiệu chảy máu ở hậu môn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé do gia tăng sự thiếu máu ở giai đoạn này.
Bạn sẽ dễ mắc bệnh trĩ khi thai nhi trong bụng ngày một lớn dần lên vì vậy sẽ dẫn đến áp lực bụng tăng cao, nhất là cuối thai kỳ làm cho sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho chùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là bạn sẽ bị bí đại tiện tăng cộng với quá trình bồi bổ lượng canxi và sắt khiến cho cơ thể bạn bị nóng, hậu môn bị nứt khiến bạn dễ mắc trĩ. Có khoảng 50% chị em khi mang thai và sau sinh đều mắc bệnh trĩ vì vậy việc bổ sung một lượng thức ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước, thường xuyên luyện tập những bài tập liên quan tới xương chậu hay giảm thiểu triệu chứng táo bón sẽ giúp bạn cải thiện phần nào xong để bệnh trĩ không bị tái phát nhiều người đã phải tìm đến y bác sĩ để cắt bỏ hoặc có nhiều người phải chịu cảnh sống chung với lũ.
Trĩ là căn bệnh khá phổ biến trong thai kỳ. (ảnh minh hoạ)
Nhưng với mình thì khác bệnh trĩ đã hoàn toàn biến mất khi mình phát hiện sau một thời gian mang thai và mình đã điều trị bằng biện pháp dân gian rất hiệu quả vì đến tận bây giờ khi mình đang mang thai bé thứ bệnh trĩ đã không quay trở lại với mình nữa và mình cảm thấy rất yên tâm với cách dân gian này. Hy vọng với những chia sẻ của mình sẽ giúp mẹ bầu tránh được bệnh trĩ, giúp cho cơ thể mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong thai kỳ.
Ngày mình lấy chồng cũng là ngày mình rời xa mảnh đất nơi chôn rau cắt rốn, theo anh về làm dâu của mẹ. Mảnh đất quê lúa Thái Bình nơi có những cánh đồng lúa xanh mướt trải dài đến bất tận. Quê anh nghèo lắm nhưng người dân quê anh sống rất cởi mở, chân tình. Những con người nông dân chân chất một nắng hai sương chỉ biết “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Ấy vậy mà họ truyền tai nhau từ đời này cho đến nay bài thuốc dân gian về cây thiên lý. Những tác dụng ngoài sức tưởng tượng của mình khi nghe chuyện về cây thiên lý như một câu chuyện cổ tích, vị thuốc thần dược của chị em. Mẹ mình bảo cây thiên lý tuy thân hình nhỏ bé nhưng mang nhiều công dụng. Hoa và lá thiên lý là món ăn dân giã của miền quê nghèo này. Từ phần rễ cây thiên lý có tác dụng chữa đái buốt, hoa thiên lý giúp thanh nhiệt, giải độc, an thần làm sáng mắt, tiêu viêm mắt, lá thiên lý có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn trị những vết loét, mụn nhọt đặc biệt chữa được cả bệnh trĩ ngoại và sa dạ con…
Khi nghe mẹ kể chuyện đến đây mình như được cởi tấm lòng, mình đã kể cho mẹ nghe chuyện thầm kín của mình bấy lâu. Ngày còn con gái mình đã từng mắc bệnh trĩ nhưng có lẽ ở cấp độ nhẹ vì mình để ý những ngày mình ăn nhiều rau, uống nhiều nước và tập thói quen đi đại tiện hàng ngày thì không thấy dấu hiệu gì đáng lo ngại nhưng chỉ khi những ngày đông rét mướt, nước chẳng buồn uống, lười nhác mỗi khi đi đại tiện nên có tuần mình mới đi một lần và dấu hiệu là máu ở hậu môn xuất hiện…Và dấu hiệu chảy máu ở hậu môn thường xuyên xuất hiện nhiều hơn khi mà mình mang thai bé Chip. Những tháng đầu khi bị cơn nghén hành hạ, cứ nhìn hay gửi thấy mùi thức ăn thì ôi thôi mình nôn ọe mãi, cơ thể luôn trong tâm trạng mệt mỏi, chỉ cố gắng tự ép mình uống hai ly sữa mỗi ngày. Ba tháng liền mình sút đi 2 kg nên mình rất lo cho em bé trong bụng.
Hoa thiên lý có rất nhiều công dụng chữa bệnh. (ảnh minh hoạ)
Sang tháng thứ tư, thứ năm chứng ốm nghén có phần thuyên giảm mình ăn có phần khấm khá hơn và việc bổ sung sắt, canxi hàng ngày khiến cơ thể mình bị nóng và mụn ngứa cứ thế phát tán ra lên mặt, tay, chân. Tệ hại hơn là mình bị táo bón trầm trọng nhất là khi đi đại tiện, đó là những lần kinh hoàng đối với mình và rồi bệnh trĩ đã quay trở lại...Sau đó, mẹ đã hướng dẫn cho mình cách chữa trĩ rất đơn giản nhé. “Lá thiên lý non 100 g, muối hạt to 5 g. Rửa sạch lá thiên lý rồi giã nhỏ với muối thêm khoảng 30 ml nước hòa tan rồi lọc lấy nước. Vệ sinh vùng hậu môn sạch bằng thuốc tím hoặc nước ấm sau đó dùng nước cất thiên lý tẩm bông gòn đắp lên chỗ lòi dom rồi băng lại. Ngày làm 1-2 lần, trong 1 tuần thì tình trạng lòi dom sẽ khỏi.”. Mẹ mình còn kết hợp nấu canh thiên lý với một số thực phẩm khác như thịt nạc, thịt bò, sò điệp cho mình ăn hàng ngày vì hoa thiên lý rất tốt cho thai phụ với những thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú như chất xơ chiếm 3%, chất đạm 2,8 %, chất bột đường, các vitamin C, B1, B2, PP, tiền vitamin A (caroten) cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm có hàm lượng cao…Mình đã khỏi bệnh trĩ từ khi dùng lá thiên lý và đến bây giờ khi mang thai bé thứ hai, mình không thấy bệnh trĩ tái phát nữa. Mình vô cùng vui sướng và cảm thấy an tâm hơn rất nhiều.
Như các bạn cũng biết hoa và lá thiên lý thường xuất hiện trong bữa ăn của mỗi gia đình nhưng ít ai biết đến công dụng tuyệt vời này. Hy vọng với những chia sẻ của mình sẽ giúp mẹ bầu thêm món ăn với hoa thiên lý vào thực đơn trong chế độ dinh dưỡng cũng như một mẹo vặt nhỏ để xử lý tình huống khi mẹ bầu hoặc một vài thành viên trong gia đình bị mắc bệnh trĩ.
Ở nông thôn, nhiều nhà có giàn thiên lí. Đây là một loại dây leo, tên khoa học là Telosma cordata (Burm.f. Merr.) thuộc họ thiên lí, có những lá xanh hình trứng đầu nhọn, mép hơi cong. Hoa thiên lí mọc thành chùm ở kẽ lá, màu xanh dịu, tỏa hương thơm nhẹ nhàng.
Thiên lí là một loài hoa giản dị, rất thân thuộc với nhân dân ta. Bà con ta trồng thiên lí vừa để làm cảnh, vừa lấy bóng mát, hưởng hoa thơm, vừa để hái hoa và những lá non nấu canh ăn, xào nấu làm nhiều món ăn ngon và làm thuốc.
Hoa thiên lí nở vào mùa hè, những buổi chiều hè oi ả, ngồi dưới bóng râm của giàn thiên lí, thoang thoảng hương thơm dịu, ăn bát canh nấu với hoa thiên lí ngọt mát thực là thú vị. Cũng vì vậy, từ lâu đời giàn thiên lí đã đi vào đời sống và thơ ca của nhân dân ta.
Điều rất đáng quý là cây hoa giản dị này còn là một cây thuốc. Từ lâu đời nhân dân ta đã dùng hoa và lá thiên lí làm thuốc.
Bát canh nấu với hoa và lá thiên lí non không những có giá trị dinh dưỡng mà còn được coi là một bài thuốc mát và bổ, còn trừ được giun kim. Có thể nấu canh thiên lí suông, hoặc nấu với giò sống, cua, tôm, thịt nạc đều tốt.
1- Canh giò sống hoa thiên lí:
Đây là một thức ăn ngon và bổ, rất thích hợp trong những bữa cơm mùa hè của chúng ta. Cách chế biến cũng đơn giản, tốt nhất là nấu với nước xương hầm khi nước sôi cho giò sống vào, đợi giò nổi lên là chín, cho tiếp hoa thiên lí, rồi cho gia vị (mắm, muối, hạt tiêu...) đủ dùng.
Canh này ăn ngon ngọt, giầu chất dinh dưỡng, có mùi thơm hoa thiên lí rất quyến rũ, đồng thời được coi là một bài thuốc mát, giải nhiệt, tẩy giun kim thông dụng.
2-Canh cua hoa thiên lí:
Cách làm cua và nấu cũng giống các loại canh cua khác, chỉ thay các loại rau thông thường bằng hoa thiên lí. Đun canh cua sôi, rồi thả hoa thiên lí vào, đun sôi lại, cho gia vị đủ dùng.
Canh này ăn ngon ngọt, có mùi thơm đặc trưng của hoa thiên lí và cũng có tác dụng chữa bệnh như trên.
Trên đây là mấy món canh ngon, đồng thời cũng là những bài thuốc mát, bổ, có tác dụng giải nhiệt và trừ giun kim. Nếu không sẵn giò sống và cua, chúng ta có thể nấu canh hoa lí với thịt nạc, tôm. Cũng giống các loại canh tôm, canh thịt khác.
Ngoài giá trị làm thức ăn và làm thuốc nói trên, gần đây người ta còn nghiên cứu dùng lá thiên lí chữa trĩ (lòi dom) có kết quả tốt. Cách dùng như sau:
Lấy 100g lá thiên lí non và bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với 5g muối ăn, thêm 30ml nước cất, lọc qua gạc sạch. Rửa sạch chỗ lòi dom bằng nước pha thuốc tím, lấy bông tẩm nước thiên lí đắp lên. Băng như đóng khố. Ngày làm 1-2 lần. Thường chỉ chữa 4-5 ngày như trên đã thấy có kết quả tốt.
Được biết đến với tên gọi Dạ lý hương, Dạ lài hương, không chỉ là một món ăn mát, bổ, hoa Thiên lý còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh.
Thành phần dinh dưỡng
Thiên lý là loại cây nhỏ, mọc leo. Lá hình tim, thuôn. Hoa màu vàng xanh lục nhạt, được trồng ở nhiều nơi để lấy hoa, lá nấu canh ăn, mát và bổ.
Thành phần dinh dưỡng có trong hoa thiên lý như chất xơ là 3%, chất đạm 2,8%, chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP, tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao, vì vậy cây thiên lý cả lá non, ngọn và hoa đều có thể sử dụng làm thực phẩm. Hoa thiên lý giàu chất kẽm, rất tốt cho trẻ em đang lớn, không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cửa cơ thể mà còn giúp người già giảm được chứng phì đại tuyến tiền liệt.
Các phương chữa bệnh từ cây hoa thiên lý qua các món ăn :
Tuy nghiên khi sử dụng hoa thiên lý làm thức ăn, bạn nên chú ý tránh xào nấu chung (hoặc ăn cùng bữa) với các chất giàu sắt như tiết, gan, thịt nạc bò, lợn, rau muống… vì chất sắt sẽ đẩy chất kẽm ra khỏi cơ thể.
1. Tác dụng của hoa lá và hoa Thiên Lý:
2. Bài thuốc từ lá, ngọn và hoa Thiên Lý
3. Các món ăn chế biến từ là, ngọn và hoa Thiên Lý
Một bát canh hoa thiên lý thơm ngọt đậm đà hay những đóa hoa mào gà đỏ rực tươi tắn lại là những vị thuốc rất hiệu nghiệm để chữa mất ngủ, bổ sung kẽm cho trẻ em đang lớn, người già yếu mệt, giảm được chứng phì đại tuyến tiền liệt hay chữa sốt xuất huyết, tiêu chảy...
Hoa thiên lý. Ảnh: Internet |
Thiên lý được trồng để lấy lá non, lấy hoa nấu canh ăn vừa mát, vừa bổ. Ngoài tác dụng làm rau ăn, thiên lý còn được dùng chữa một số bệnh cho kết quả tốt. Ngoài chất xơ, chất đạm, chất bột đường, các vitamin C, B1, B2, tiền vitamin A (caroten), photpho, sắt, đặc biệt còn có kẽm với hàm lượng khá cao rất tốt cho trẻ em đang lớn, người già yếu mệt và giảm được chứng phì đại tuyến tiền liệt.
Canh hoa thiên lý có tác dụng bổ dưỡng, an thần, bớt mệt mỏi, ngủ ngon giấc, chữa được chứng sốt nhẹ, lao lực, nóng trong người.
Chữa chứng mất ngủ: Lấy 30g hoa thiên lý, 10g hoa nhài, 15g tâm sen. Các vị trên sắc kỹ lấy nước uống trong ngày. Dùng từ 3 - 5 ngày.
Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt: Hoa thiên lý, bạch cúc, mỗi vị 10g, lá đinh lăng, rau má mỗi vị 8g, ngải cứu 12g rửa sạch, sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Chữa chứng đau người, nhức xương: Hoa thiên lý xào thịt bò, hoặc luộc chấm muối vừng ăn hằng ngày.
Phòng rôm sảy mùa hè: Trẻ lớn và người lớn ăn canh hoa thiên lý, lá thiên lý non còn trẻ ăm dặm có thể nghiền lá non và hoa thiên lý, quấy bột, cháo cho trẻ rất tốt, rất mát.
Trị giun kim: Dùng 40g hoa thiên lý nấu canh ăn liên tục 7 - 10 ngày cho kết quả rất tốt (theo kinh nghiệm dân gian)
Trị chứng sa dạ con ở phụ nữ (độ 1 - 2) và chứng trĩ ngoại: Lấy 100g lá thiên lý, 5g muối ăn. Lá thiên lý tươi non và bánh tẻ rửa sạch, giã nhỏ, thêm muối bọc trong miếng gạc sạch đắp vào búi trĩ hay dạ con bị sa (đã được rửa sạch bằng nước thuốc tím)
Hoa mào gà. Ảnh: Internet |
Hoa mào gà
Hoa mào gà còn có tên là kê công hoa, kê quan hoa, kê cốt tử hoa, mồng gà hay lão lao thiểu. Theo Đông ý hoa mào gà tính mát, vị ngọt. Có tác dụng thanh nhiệt, lưỡng huyết, chỉ huyết, trừ thấp, tiêu viêm, cầm máu. Toàn bộ cây hoa mào gà đều dùng làm thuốc được.
Chữa sốt xuất huyết: 20g hoa mào gà, 15g ké đầu ngựa, 15g hoa hòe, 20g lá trắc bá, 20g lá dâu. Sao đen các vị thuốc trên rồi sắc với nước uống ngày 1 thang.
Chữa viêm đường tiết niệu (đái rắt, đái buốt): 20g hoa mào gà, 15g râu ngô, mã đề, bồ công anh, rau má mỗi vị 20g. Sắc lấy nước uống ngày một thang.
Chữa ho ra máu: 30g hoa mào gà, 30g trắc bá diệp, 30g cỏ nhọ nồi sắc uống. Hoặc 15g hoa mào gà đỏ, lá huyết dụ, cỏ nhọ nồi, lá trắc bá mỗi vị 20g. Sao cháy lá trắc bá, lá huyết dụ rồi sắc cùng hoa mào gà và cỏ nhọ nồi uống.
Chữa rong kinh: hoa mào gà, ngải cứu mỗi vị 20g sao cháy, sắc uống ngày 1 thang.
Chữa lỵ lâu ngày: hoa mào gà, cỏ seo gà, lá mơ long mỗi vị 20g sắc uống ngày 1 thang.
Chữa chảy máu cam: 20g hoa mào gà đỏ, 20g cỏ nhọ nồi, 10g hoa hòe. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa tiêu chảy: 10g hoa mào gà, 10g vỏ quả lựu, 8g vỏ dộp cây ổi. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa lòi dom (trĩ) chảy máu: 30g hoa mào gà trắng, 30g tong lư thán, 30g khương hoạt tán bột mịn, uống mỗi lần 6g với nước cơm.
Chữa bệnh lở loét: 3g hoa mào gà, 3g ngũ bội tử, một chút băng phiến. Tất cả tán bột trộn với mật lợn rồi bôi lên vùng thương tổn.
Chữa chứng di tinh: 30g hoa mào gà trắng, 15g kim ti thảo, 15g kim anh tử. Sắc uống ngày 1 thang.
Ý nghĩa các loài hoa
Các loại hoa màu tím kiêu sa
Những loài hoa có độc
Ý nghĩa của các loại cây cảnh
Những loại cây mang lại may mắn
Ý nghĩa của loài hoa diên vĩ
Hoa treo ban công đẹp mê li luôn nè
Ý nghĩacủa loài hoa tigon
Ý nghĩa của những bông hoa hồng
(ST).