Công dụng của huỳnh đàn

Huỳnh Đàn là tên gọi khác của cây sưa, tên này thường được dùng ở miền trung và miền nam Việt Nam. Đôi khi bị đọc lệch là Huỳnh Đường, Hoàng đàn, hay Quỳnh đàn… Vậy công dụng thực sự của cây huỳnh đàn là gì?


Cây Huỳnh Đàn (Gỗ Huỳnh Đàn, Huỳnh Đàn đỏ)

Để chính xác nhất thì ta sử dụng tên khoa học của cây sưa là: Dalbergia Tonkinensis Prain.
Trên một số website tin tức hay diễn đàn có những bài viết về cây sưa nhưng dẫn ra tên khoa học bị sai, tệ hơn nữa là chỉ ra những đặc điểm nhận dạng sai hoàn toàn. Việc này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuyện làm kinh tế của người dân.
 


Hình ảnh cận cảnh gỗ huỳnh đàn [cây gỗ sưa]

Huỳnh đàn là tên gọi khác của cây sưa, cũng giống như sưa nên có thêm tên gọi khác để phân biệt là huỳnh đàn vàng, huỳnh đàn đỏ…

 

Giống cây huỳnh đàn đỏ [giống cây sưa đỏ]
 


Vì sao Huỳnh đàn có giá trị cao?.
 

Cây Sưa đỏ, hay còn gọi là cây huỳnh đàn lõi đỏ, huê, trắc thối…, tên khoa học là Dalbergia tonkinensis (Prain) thuộc họ đậu. Là cây gỗ nhóm IA (Được xếp vào loại cực kì quý hiếm.

Cây Sưa đỏ rất dễ trồng và sinh trưởng nhanh hơn cả cây cẩm và cây xà cừ. Ngoài mục đích lấy gỗ, hoa sưa đẹp nên cũng có thể dùng làm cây cảnh
 


 

Có nhiều ý kiến về công dụng của gỗ Sưa, nhưng đến nay chỉ có 1 công dụng rõ ràng nhất là dùng để làm hàng gia dụng, nói chính xác hơn là bàn ghế thờ cúng, tượng phật, thần tài, ông địa… Được lau sạch hàng ngày, do có lực ma sát nên bàn thờ toát ra vẻ đẹp kỳ diệu và linh thiên của nó.

Ngoài ra gỗ Sưa đỏ còn được làm bàn ghế để sử dụng, nhưng hiện tại còn hiếm gỗ sưa nên gỗ sưa đỏ vẫn ưu tiên cho mục đích tâm linh.
 


 

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, trên Báo Nông Nghiệp Việt Nam mới đây cho biết: “Gỗ Sưa có màu vàng nhạt, lõi màu thẫm hơn, có mùi thơm như trầm, đặc biệt nó có vân gỗ bốn mặt chứ không chỉ hai mặt như các loại gỗ khác và khi đưa ra ánh sáng thấy óng ánh 7 màu. Thời vua chúa phong kiến, gỗ Sưa dùng để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu.
 


 

Những năm gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc quay ra săn lùng Sưa để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế Đại Hán trước đây. Được biết quan tài đóng bằng gỗ Sưa có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy. Tuy nhiên giá trị đích thực của nó lại thuộc về vấn đề tâm linh. Người ta quan niệm nếu chết được chôn bằng quan tài hoặc được ướp bằng bột Sưa thì linh hồn người chết dễ được siêu thoát, đem lại điều may mắn cho gia đình. Ngoài ra, cây Sưa thường gắn với các điển tích của Phật giáo, do đó ngày nay người ta làm những khâu tràng hạt có giá vài nghìn USD để bán cho các nhà sư và thiện nam tín nữ ở Trung Quốc. Đây chính là nguyên nhân khiến giá của Sưa được đẩy lên đến mức kinh hoàng”.
 


 

Giá trị đích thực cây Sưa đỏ hiện nay chỉ có người buôn gỗ Sưa mới biết được. Thị trường tiêu thụ là xuất khẩu. Hiện tại người ta lùng mua đồ gia dụng làm bằng gỗ Sưa như đi mua đồ cổ: Giường, tủ, bàn ghế cũ với giá 2.500.000đ – 4000.000đ/kg tùy theo tốt xấu.

(St)

Làm sao để biết là gỗ sưa thật?
Lừa ngoạn mục, bán cây huỳnh đàn giá 4 tỷ
Hướng dẫn trồng cây sưa đỏ cho hiệu quả kinh tế cao
'Siêu giường' của đại gia Lê Ân còn kém của công tử Bạc Liêu