Công tác xã hội

Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về công tác xã hội. Có hai định nghĩa đáng chú ý là:

- Định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW - 1970): "Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó.

- Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW): "Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề".

Thúc đẩy sự thay đổi xã hội

Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những ngưòi bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già ...) . Sứ mạng của ngành công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu:

- Những rào cản trong xã hội

- Sự bất công.

- Và sự bất bình đẳng.

Giải quyết vấn đề

Tiến trình công tác xã hội tập trung vào việc: Phát hiện những mối quan tâm của con người (ví dụ như việc làm, thu nhập, tâm lý-tình cảm ...); Xác định các nhu cầu của con người (ví dụ nhu cầu về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi, giải trí...); Xác định các nguồn lực bên trong và bên ngoài của con người (Nguồn lực bên trong: sức khoẻ, mong muốn vượt qua hoàn cảnh khó khăn, trí tuệ, kỹ năng hoặc những tiềm năng khác; nguồn lực bên ngoài: sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức, đất đai...); Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và mục tiêu để dáp ứng các nhu cầu đó.

Con người và môi trường

Nghề công tác xã hội luôn quan tâm tới môi trường sống của những người được giúp đỡ. Môi trường sống bao gồm: môi trường tự nhiên, gia đình, bạn bè, họ hàng, hàng xóm, nhà trường, cơ quan & đồng nghiệp, chính quyền địa phương và hệ thống luật pháp...)

Tăng năng lực

Là một quá trình thay đổi từ bản thân con người về khả năng ( sức mạnh bên trong) hoặc sức mạnh chính trị để con người có được sức mạnh đề vươn lên và có khả năng kiểm soát được bản thân.

Các chức năng cơ bản của nghề Công tác xã hội

Nghề công tác xã hội có 4 chức năng:

Chắc năng phòng ngừa

Công tác xã hội ngoài việc giải quyết các vấn đề xã hội thì việc ngăn ngừa những vấn đề mới phát sinh cũng là nhiệm vụ rất quan trọng. Đề làm được việc này công tác nghiên cứu và dự báo xu hướng vận động của xã hội cần được làm tốt, tiếp theo là vận động, tư vấn để chính quyền có những chính sách phù hợp đê ngăn ngừa sự phát sinh các vấn đề xã hội.

Chức năng chữa trị

Đối với các vấn đề xã hội đang tồn tại thì nhiệm vụ của ngành Công tác xã hội là góp phần giải quyết các vấn đề đó thông qua việc cung cấp các dịch vụ xã hội như: chăm sóc sức khoẻ, cải thiện tình hình kinh tế & việc làm, hạ tầng cơ sở, nước sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ tâm lý tình cảm...

Chức năng phục hồi

Có những người hoặc nhóm người khi gặp vấn đề thì có những tổn thương về mặt thể chất cũng như tâm lý. Do vậy họ cần được giúp đỡ để vượt qua và hoà nhập với xã hội. Ví dụ như một người bị tai nạn dẫn tới khuyết tật về vận động. Họ cần giúp đỡ để phục hồi khả năng vận động và vượt qua tâm lý để tự tin hơn trong cuộc sống.

Chức năng phát triển

Là việc hỗ trợ để cho người gặp khó khăn có thể phát huy được những khả năng của bản thân vượt qua khó khăn để vươn lên tự lập trong cuộc sống

Các phương pháp của ngành Công tác xã hội

Bao gồm 3 phương pháp

- Công tác xã hội với cá nhân

- Công tác xã hội với nhóm

- Phát triển cộng đồng


(Theo vi.wikipedia.org)

công tác xã hội thi lam việc như thế nào và ở đau
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận