Công thức làm sữa chua bằng sữa bột ngon nhất


Thêm một kinh nghiệm nữa, bạn đừng tham làm nhiều, chỉ làm vài ba hộp một lần thôi. Vì làm nhiều để lâu sữa sẽ chua, bé khó ăn. Mình cứ vài ngày làm một lần, vì đơn giản dễ làm, lại không mất nhiều thời gian.






Sữa chua làm từ sữa bột công thức cho bé yêu



6 tháng con bắt đầu tập ăn sữa chua. Sữa chua là món ăn vừa ngon lại vừa rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Ngoài ra, sữa chua còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, làm xương bé chắc khỏe hơn nhờ chứa hàm lượng canxi. Sữa chua mà lại làm từ sữa công thức, chẳng phải lượng dinh dưỡng lại càng tăng lên đó sao.

* Nguyên liệu :







1. Sữa bột Công thức Topfer Lactana Bio (Bạn có thể dùng sữa bột công thức bất kỳ để làm sữa chua cho con, tuy nhiên người viết bài đang cho con uống sữa Tofper nên lấy ví dụ và cách pha sữa Topfer)

2. Sữa cái : 2 muỗng sữa chua trắng ( chỉ dùng khi làm mẻ sữa chua đầu tiên, còn sau đó khi đã thành công mẻ đầu tiên bạn có thể dùng ngay sữa chua đó làm sữa cái nhé.

3. Nước ấm 40oC : 180ml (sữa Topfer pha với nước ấm nhiệt độ 40oC)

* Cách làm :

Cho 8 muỗng sữa bột ( muỗng trong hộp sữa ấy nhé ) vào 180ml nước ấm (40 oC) khuấy đều, bạn pha như pha sữa cho bé uống. Chỉ có điều nên cho nhiều sữa bột hơn thì khi thành sữa chua, sản phẩm sẽ ngon hơn. Sau đó cho 2 muỗng sữa cái vào dung dịch trên khuấy đều. Chia ra lọ, hộp đậy nắp lại và ủ vào hộp xốp .

Ủ trong khoảng 6 – 8h, nếu để lâu sữa chua em bé sẽ không thích ăn. Sau đó cho sữa vào tủ lạnh. Khi cho bé ăn nên lấy sữa ra khỏi tủ lạnh khoảng 1h đồng hồ cho sữa chua hết lạnh rồi mới cho bé ăn .


Sữa chua từ sữa công thức ngon hơn là làm từ sữa đặc, vì không quá ngọt, khi thành phẩm sữa chua rất đẹp, mịn ,đặc, có mùi vị sữa chua nhưng không quá chua. Mỗi ngày bạn có thể cho con ăn 1 hộp khoảng 50 ml.

Thêm một kinh nghiệm nữa, bạn đừng tham làm nhiều, chỉ làm vài ba hộp một lần thôi. Vì làm nhiều để lâu sữa sẽ chua, bé khó ăn. Mình cứ vài ngày làm một lần, vì đơn giản dễ làm, lại không mất nhiều thời gian.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Cách làm sữa chua ngon nhất từ sữa đặc có đường và sữa tươi


Cách làm sữa chua từ sữa tươi, sữa bột và sữa đặc có đường nhé các chị, rất chuẩn và ngon cho bà mẹ mang thai hoặc bà bầu hoặc trẻ em và bé mấy tháng tuổi.

Nguyên liệu:

1 lít sữa tươi
1/2 hộp sữa đặc có đường (nếu thích ngọt thì bạn có thể cho nhiều sữa đặc có đường hơn)
1 hộp sữa chua (mua sẵn) để làm men

Cách làm:

 




Lấy một cái âu to cho sữa tươi và sữa đặc có đường vào, ngoáy đều rồi cho vào lò vi sóng trong khoảng 4 - 5 phút.






Hoặc bạn có thể cho sữa lên bếp đun nóng già cũng được





Để sữa vừa đun nguội còn hơi ấm ấm thì cho sữa chua mua sẵn làm men vào.


 


Ngoáy đều từ từ.





Chia sữa ra các hộp hoặc cốc nhỏ rồi xếp các cốc nhỏ này vào hộp xốp ủ. Nếu không có hộp xốp bạn có thể cho vào một cái nồi to, đổ nước nóng già đến miệng hũ sữa, đậy vung nồi để qua đêm. Thời gian ủ sữa khoảng 5 – 8 tiếng, trong lúc ủ tránh va chạm vào nồi ủ.





Còn một cách ủ nữa là bạn bật lò nướng lên 200 độ trong 15 phút rồi tắt lò, sau khi chuẩn bị sữa và cho vào các cốc nhỏ thì bạn xếp các cốc này vào lò, đóng cửa lò lại ủ trong 4 – 5 tiếng. 
Không nên ủ ấm lâu quá, sữa lên men nhiều sẽ bị chua ăn không ngon.





Sau khi ủ sữa sẽ đông đặc lại, lấy ra cho vào tủ lạnh, sữa sẽ càng đặc và càng ngon hơn.





Ăn kèm các loại hoa quả hoặc xay sinh tố rất ngon miệng







Sữa đặc, vị ngọt, độ chua vừa phải lại mềm mịn






Để trong tủ lạnh bạn có thể ăn trong 3 ngày

Làm sữa chua theo kinh nghiệm các bà mẹ Việt Nam

1- Đun khô xoong (tránh dính nước lã, mà lại ko bị bén nồi sau khi đun, dễ cọ rửa), cho 1l sữa vào đun gần sôi (khoảng 80-85oC), kinh nghiệm: cảm quan thấy sữa nổi lăn tăn, bọt khí đều khắp mặt sữa là OK.

2- Tắt bếp , cho ngay vào chậu nước lanh, thay nước liên tục, hoặc thả vài cục đá, sữa sẽ lạnh nhanh xuống 40oC, (đừng để sữa ra ngoài èn èn chờ nguội nhé, sữa không được đứng lâu ở khoảng nhiệt độ nguy hiểm, ko tin các mẹ thử mà xem, đảm bảo 100% KHÔNG THÀNH CÔNG) kinh nghiệm là các mẹ nhúng cái đầu ngón tay đã rửa sạch của mình vào sữa mà thử, thấy nóng già, ko đến nỗi phải rụt tay lại mà cũng ko ấm như nước tắm của con là OK, vài lần là quen à.

3- Cho 100g đường (ai ko thích đường có thể bỏ qua, sữa sẽ phải ủ lâu hơn chút vì đường làm sữa chóng lên men), khuấy đều, sữa sẽ nguội chút nữa, còn khoảng 36-38oC

4- Cho men đã đánh đều (100ml) vào sữa, khuấy đều, kinh nghiệm là men phải bỏ khỏi tủ lạnh cho thật nguội, tránh vón cục khi cho vào sữa. Cẩn thận có thể thử trước, lấy ít sữa vào muôi thả ít men vào, thấy ko lợn cợn thì cho toàn bộ men vào nồi. Mẹ nào chưa có kinh nghiệm nên thử trước. Nếu men lỡ vón (do sữa nóng quá cũng ko sao), đừng đổ sữa kẻo hoài, lọc ngay sữa qua cái lưới, cho lại men mới, vẫn OK mà

5- Chia sữa ra cốc, ủ vào bất cứ đâu nếu giữ được nhiệt (nồi cơm điện, lò vi sóng, nồi áp xuất..), mình thường làm nhiều, thì ủ vào thùng xốp, dùng báo lót giữa các tầng, và thật nhiều báo trên cùng, báo giữ nhiệt rất tốt, mà hút ẩm, ko bị đọng nước, rớt vào mặt sữa chua, làm xấu sản phẩm. Ủ trong vòng 4-6h, trời nóng thế này 4h là OK, tiếp tục cho vào ủ lạnh 6h.
Nhớ phải ủ lạnh ít nhất 6h, thành phẩm mới đảm bảo cả về hình thức và chất lượng, ko qua ủ lạnh vẫn ăn được, nhưng ko ngon, ko đông đặc, vẫn thiếu vi sinh.
Làm đúng quy trình này đảm bảo thành công 100%, chúc các mẹ thành công

Tác dụng của sữa chua

Cách đây hàng ngàn năm trước Công nguyên, con người đã phát hiện ra sữa chua và đặt tên là yagourt (có nghĩa là “sống”).

Ngày nay, nó vẫn còn “sống” mãi và được xếp hạng trong nhóm 10 thực phẩm bổ dưỡng nhất thế giới. Những công trình khảo cổ cho thấy, 5.000 năm trước Công nguyên, một số bộ tộc đã “thử nghiệm” thành công món ăn lạ miệng, thơm ngon và bổ dưỡng này. Ngày nay, khi y học có được những bước tiến vượt bậc, các nhà khoa học đã công nhận sữa chua ăn là một phát kiến quan trọng của người xưa.




Công dụng của loại “thần dược sống” này càng được khẳng định rõ rệt hơn vào năm 1910, khi nhà bác học người Nga Ilya Metchnikoff đoạt giải Nobel cho những khám phá của ông về vai trò của sữa chua đối với sức khỏe con người. Chỉ riêng điều đó cũng đủ nói lên phần nào công dụng tuyệt diệu của sữa chua trong chế độ ăn hàng ngày.
Vào thập niên 70 thế kỷ trước, Georgia được xem là nước có tỷ lệ người sống thọ trăm tuổi cao hơn bất cứ nước nào khác. Bí quyết sống lâu của người dân Georgia là sữa chua, vốn là món thường thấy trong chế độ ăn hằng ngày của họ. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy những người ăn sữa chua 3 lần/tuần có thể tăng tuổi thọ hơn so với những người chỉ ăn món này 1 lần/tuần.
Mới đây, trong bài giới thiệu về danh mục thực phẩm có tác dụng cân bằng cơ thể tốt nhất, Tạp chí Self (chuyên về sức khỏe và tập luyện của Mỹ) đã đề cập đến sữa chua. Theo tạp chí này, với hàm lượng carbohydrate, protein ở mức vừa phải, sữa chua rất phù hợp cho những ai mong muốn có vóc dáng cân đối, gọn gàng. Sữa chua không chỉ là món ăn ngon miệng, cung cấp nhiều dưỡng chất mà nó còn có khả năng giúp con người tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật, cải thiện hệ tiêu hóa. Các thành phần trong sữa chua có tác dụng hữu hiệu với sức khỏe, giúp tạo sự cân bằng và bổ sung vi khuẩn tốt trong đường ruột, giảm thiểu những vi khuẩn có hại. Ngoài ra, sữa chua còn tự sản sinh ra loại “kháng sinh” riêng làm chậm quá trình phát triển của các loại vi khuẩn có hại.
Hàm lượng canxi dồi dào trong sữa chua còn giúp xương cứng cáp cũng như giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương. Protein trong sữa chua ngăn ngừa ung thư dạ dày, đường lactose làm tăng bifidobacteria trong ruột, calcium và sắt ngăn chặn bệnh thiếu máu hồng cầu, vitamin A tăng cường thị giác, pepton và peptid có tác dụng kích thích chức năng gan. Mặt khác, trong sữa chua còn có chất kháng sinh gọi là lactocidine, có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Đã có những nghiên cứu cho thấy việc ăn sữa chua 3 lần/tuần giúp hệ miễn dịch được tăng cường. Với phụ nữ, sữa chua ăn còn là một thứ “thần dược” giúp bảo vệ làn da, chống lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân.
Với những tác dụng rõ ràng cho cơ thể như thế, không có gì lạ khi loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe này đã được Cục Quản lý Dược - Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo nên sử dụng hàng ngày.


Những lưu ý khi tự làm sữa chua



  


Chọn nguyên liệu phù hợp

Thông thường, với những người thích ngọt, sữa đặc thường được lựa chọn do công thức đơn giản, dễ nhớ (1 hộp sữa bò cho 2 hộp nước sôi, 1 hộp nước lạnh). Muốn sữa chua đặc hơn có thể cho thêm sữa bột. Tuy nhiên, nhược điểm là không điều chỉnh được độ ngọt và sữa chua không thực sự láng mịn.

Còn khi chọn sữa tươi, cũng có thể thực hiện cách pha theo tỉ lệ như sữa bò (2 phần sữa tươi vừa thanh trùng, 1 phần sữa tươi để mát) và cho thêm đường tùy ý.

Về men làm sữa, có thể dùng 1 hộp sữa chua đặc là đủ cho 1 mẻ làm và chỉ cho vào sau khi đã có hỗn hợp sữa ấm nếu không sẽ làm chết men và sữa không bão hòa đều, gây ra hiện tượng trên trắng dưới có nước đục đục.

Không được cho sữa chua vào ngăn đá, men vi khuẩn trong sữa chua sẽ bị chết, mất tác dụng.

Quan trọng nhất là nhiệt độ ủ

Nhiệt độ khoảng 42-45 độ C là thích hợp cho quá trình lên men của sữa bò thành sữa chua. Do đó, dù thực hiện ủ bằng nước, nồi cơm điện, nồi chân không hay máy đều cần lưu ý vấn đề này.

Đối với cách ủ bằng nước: Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu, chia cốc, đặt vào nồi rộng và châm nước vào nồi (không để nước dâng quá gần miệng cốc) theo tỷ lệ 1 nguội 3 nóng. Sau 2 tiếng lại bớt nước đã nguội đi rồi chế thêm từng đó nước nóng vào. Sau 7 tiếng thì bỏ sữa chua ra cho vào ngăn mát tủ lạnh, chờ sữa chua đông lại là dùng được. Lưu ý, nếu không duy trì được nhiệt độ này thì sữa sẽ khó đặc như mong muốn.

Ủ bằng nồi cơm điện thì lưu ý khoảng cách ngắt điện bởi dù để ở chế độ hâm cũng có thể gây tăng nhiệt quá mức, khiến men bị chết.

 

Khi nào nên cho trẻ ăn sữa chua
Cách làm sữa chua ngon tại nhà vừa an toàn
Em bé mấy tháng ăn sữa chua?
Cách làm sữa chua mít hương vị hấp dẫn
Làm đẹp da với sữa chua không đường
Cách dùng sữa ong chúa thế nào cho đúng



(ST)