Công thức làm sữa chua từ sữa đặc có đường

Sữa chua là món ăn bổ dưỡng cho mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người già và là thực đơn ăn kiêng không thể thiếu của gia đình mình.




Cách làm sữa chua từ sữa đặc có đường

Sữa chua đặc có đường sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao, bởi sữa đặc có đường có nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại nhiều chất đạm và ít béo. Vì vậy, nếu có điều kiện bạn nên tự làm sữa chua yaourt và dự trữ tại nhà vì yaourt rất dễ làm và không mất nhiều thời gian để thực hiện nếu bạn có “bí quyết riêng” cho mình.

 


Với cách làm sữa chua này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu:

(Cách dễ nhớ là 1 nóng, 2 lạnh)
- 1 lon sữa đặc
- 1 lon sữa bò nước sôi nóng (lấy lon sữa đặc đong)
- 2 lon sữa tươi (lấy lon sữa đặc để đong)
- 1 – 2 hộp sữa chua cái, sữa chua cái là sữa không hoặc có đường, có màu trắng. Bạn có thể dùng sữa của hãng nào cũng được.
- Hũ thủy tinh hoặc hộp nhựa để đựng sữa chua.

Cách làm sữa chua từ sữa đặc có đường
Bước 1:
Khui hộp sữa đặc, đổ sữa vào một thố to.
Dùng lon sữa bò đã khui, đong một lon đầy nước sôi.
Bước 2:
Đổ từ từ nước sôi vào thố có đựng sữa đặc, dùng thìa gỗ lớn khuấy đều để hỗn hợp sữa đặc tan (A).

Bước 3:
Dùng lại lon sữa bò đã khui, đong 2 lon sữa tươi (sữa bò tươi Long Thành là ngon)
Đổ từ từ sữa tươi vào hỗn hợp (A), khuấy cho tan đều.
Bước 4:
Hộp sữa chua cái phải để hết lạnh và khuấy đều cho mịn sau đó đổ vào hỗn hợp sữa đặc và sữa tươi ở trên, trộn đều. Nếu thích ăn chua nhiều bạn có thể dùng 2 hộp sữa chua cái, còn không bạn dùng 1 hộp sữa chua cái là được.

Bước 5:
Đổ vào cốc thuỷ tinh, hủ nhựa, bịch tuỳ ý thích của mọi người

Bước 6: (Ủ sữa chua) có 2 cách
Cách ủ 1:
Xếp các vào 1 cái nồi nhỏ đậy nắp, rồi đặt vào nồi nước nóng khoảng 50-60oC, sau 3 tiếng thay nước 1 lần nữa để khoảng 6 -8 tiếng là có thể dùng được. Tuỳ theo sở thích ngọt hay chua của mọi người mà ủ 6 hoặc 8 tiếng, Tốt nhất là 6 tiếng mình mở 1 hủ ra ăn thử xem vừa miệng chưa trước khi lấy ra cho vào tủ lạnh (Để trong tủ lạnh ít nhất 5 tiếng ăn mới ngon).
Cách ủ 2:
Xếp các hộp vào 1 cái nồi, thùng xốp hay bất kỳ vật vào kín gió đem ra phơi nắng trong 6h là ok. Ủ cách 2 rất đơn giản và không tốn bất kỳ chi phí nào, nhưng chỉ làm được vào buổi sáng thôi.

Lưu ý: Khi dùng bạn nên để dành lại 1 lọ sữa chua để làm hủ cái cho lần sau.

Trời mùa hè nắng nóng, bạn có thể làm sữa chua đặc có đường như này rồi trộn cùng trái cây ăn rất ngon. Sữa chua làm đúng cách sẽ rất đặc, bạn úp ngược hộp sữa chua cũng không bị đổ ra.

Vậy nhé, các bạn kiên trì làm theo cách này thì sẽ rất ngon…Chúc bạn thành công với cách làm sữa chua từ sữa đặc có đường thơm ngon này nhé !

Cách làm sữa chua từ sữa đặc và sữa tươi

Hãy cùng cập nhật những công thức, hình ảnh mới, hấp dẫn, dễ làm về sữa chua. Nếu bạn đang sở hữu kinh nghiệm làm sữa chua cực ngon, độc đáo, đừng ngần ngại chia sẻ nhé!

Sữa chua là sữa được lên men tạo độ chua. Đây là món ăn ngon miệng, bổ dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa và thích hợp cho mọi lứa tuổi. Cùng học cách làm sữa chua đãi cả nhà nào!

Nguyên liệu:

- 1 lít sữa tươi
- ½ lon sữa đặc có đường (160g)
- 60-80g sữa chua (để làm men cái) (1 hũ)
- Tí xíu muối
- ½ muỗng café vani dạng lỏng (nếu thích mùi vani)



Cách làm:


Bước 1: Hòa sữa đặc với sữa tươi, muối. Nếu muốn ngọt hơn có thể thêm 2 muỗng canh đường hoặc tăng lượng sữa đặc. Bước này nếm thử cho vừa khẩu vị nhà mình nhé. Đun nóng sữa đến khoảng 37-40 độ C (nếu không có nhiệt kế thì thử thấy ấm như nước tắm em bé). 

 


Bước 2:
 Cho sữa chua cái vào khuấy đều cho sữa chua cái hòa cùng sữa. Nếu thích sữa chua thơm mùi vani thì lúc này cho thêm ½ muỗng café vani dạng lỏng vào, khuấy đều. Nếu thích mùi tự nhiên của sữa thì không thêm vani. Rót sữa vào hũ hay ly.



Bước 3: 
Ủ sữa chua: Sữa chua muốn lên men được thì cần phải giữ sữa có độ ấm để men hoạt động. Sữa nóng quá gây “chết” men, nguội quá thì men không phát triển được. 
Do vậy các cách ủ sửa đều nhằm mục đích duy trì nhiệt độ cần thiết để men hoạt động.
 


Xếp các hũ sữa chua vào vật chứa. Vật chứa (giúp giữ nhiệt tốt) có thể là thùng xốp, hoặc nồi cơm điện (không mở lửa nhé), nồi ủ, nồi kim loại bình thường hoặc thậm chí là thau nhựa… 



Bước 5:
 Chế nước ấm (khoảng 50 độ C) vào vật chứa sao cho ngập độ ½ hũ sữa chua. Đậy kín vật chứa lại, để 6-8 giờ hoặc qua đêm (nếu làm buổi tối). 
Đối với vật chứa là nồi kim loại hoặc thau nhựa, cần thăm chừng nếu nước nguội bớt thì châm thêm nước nóng để nước ủ luôn đạt độ ấm cần thiết cho men hoạt động. Lưu ý là chế nước nhẹ nhàng tránh sữa chua bị “long chân”. 

Bước 6: Nếu nhà mình có lò nướng thì ủ bằng lò nướng rất tiện lợi như sau: mở nhiệt độ lò 100 độ C chừng 5 phút (giúp lò ấm, tạo môi trường ấm) rồi tắt bếp. Đặt khay đựng hũ sữa chua (đã rót nước ấm ngập ½ hũ) vào. Đóng kín lò, ủ 6-8 giờ hoặc qua đêm là được. Với cách làm này không cần canh nước để châm thêm nước nóng.



Mình thấy cách ủ bằng lò nướng như thế này rất tiện lợi nên nhà mình thường làm cách này và thường làm buổi tối, ủ qua đêm, sáng ra cho vào tủ lạnh là vừa.


Sữa sau khi ủ đủ thời gian sẽ đặc lại (như hình mình đặt nghiêng hũ, sữa chua vẫn không bong khỏi hũ), mịn màng, độ chua vừa phải.



Độ chua của sữa tùy thuộc độ chua của sữa chua cái và thời gian ủ. Nếu mới ủ xong ăn thử thấy chưa chua như ý thì lần sau tăng thêm ít sữa chua cái hoặc ủ lâu hơn một tí. Cho sữa chua vào tủ lạnh, dùng dần.



MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
 

Một số lưu ý khi ăn sữa chua


 


Ăn càng nhiều càng tốt

Nhiều người rất thích ăn sữa chua, thậm chí xem sữa chua là đồ uống, hàng ngày đềuăn liền mấy hộp. Chuyên gia cho biết, sữa chua không phải ăn càng nhiều càng tốt, đặc biệt là loại sữa chua đảm nhiệm chức vụ thực phẩm chức năng càng cần khống chế lượng. Sữa chua thực phẩm chức năng có chức năng, công dụng đặc trị, không thể tùy tiện dùng như các thực phẩm bình thường và cần chú ý đến liều dùng và phù hợp với thể chất. Liều dùng tốt nhất là mỗi ngày 1 cốc.

Làm nóng sữa chua

Rất nhiều người biết trong sữa chua có vạn vạn vi khuẩn có lợi, nhưng lại không biết làm thế nào để lưu giữ chúng. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khi sữa chua vừa mới chế biến xong, phía trong đều là khuẩn sống, chỉ có để lạnh mới giữ được các khuẩn sống này. Có người thích ăn sữa chua nóng nhưng đây là cách làm sai trái.

Sữa chua thêm đồ uống chế biến sẵn

Chuyên gia khuyến cáo, nếu muốn tăng mùi vị thơm ngon của sữa chua, hãy thêm hoa quả tươi vào trong sữa chứ không phải các đồ uống được gia công như thạch hay nước chế biến từ hoa quả vì trong quá trình chế biến đã thêm vào nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe.

Sữa chua càng đặc càng tốt

Rất nhiều người cho rằng sữa chua càng đặc càng nhiều dinh dưỡng, nhưng trên thực tế, nhiều loại sữa chua đặc chỉ là do khi chế biến thêm vào các loại nước làm đặc, ví dụ như tinh bột phốt phát hydroxypropyl, pectin, gelatin… Mặc dù sữa đặc đáp ứng được hương vị thơm ngon nhưng lại không có lợi cho cơ thể.

Không tùy tiện kết hợp

Sữa chua và rất nhiều thực phẩm khác đều có thể phối hợp rất tốt, đặc biệt là buổi sáng ăn sữa chua kết hợp với bánh mỳ, bánh bao chay, thì sẽ tăng thêm khẩu vị và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên sữa chua không nên kết hợp với thuốc uống ví dụ như kháng sinh, bởi vì sự kết hợp đó sẽ giết chết hoặc gây nguy hại cho vi khuẩn acid lactic trong sữa.

Ăn nhiều sữa chua giảm béo

Sữa chua do chứa đại lượng vi khuẩn acid lactic sống nên có thể điều tiết hữu hiệu sự cân bằng nhóm vi khuẩn trong cơ thể, thúc đẩy dạ dày, đường ruột nhu động. Nghiên cứu chứng minh, táo bòn thời gian dài có quan hệ nhất định với việc trọng lượng cơ thể tăng. Sữa chua còn có cảm giác no nhất định, khi hơi đói ăn một cốc có thể giảm nhanh cảm giác đói, từ đó giảm bớt lượng đồ ăn dung nạp vào cơ thể.

Tuy nhiên, bản thân sữa chua cũng là một loại có nhiệt lượng nhất định, nếu ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ tăng thể trọng. Cách tốt nhất là lựa chọn loại sữa chua có chất béo và nhiệt lượng thấp, mặc dù mùi vị của loại này không đặc, thơm như sữa chua có chất béo, nhưng nhiệt lượng sẽ thấp hơn nhiều, không dễ làm cho cơ thể phát phì.

Thịt xông khói kết hợp với đồ uống sữa chua

Những người thường ăn bánh sandwich kèm với đồ uống sữa chua cần cẩn thận. Thịt xông khói, dăm bông ở trong sandwich ăn cùng với đồ uống chế biến từ sữa chua dễ gây ra ung thư. Để giữ đồ chế biến gia công như thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, nhà chế biến thường thêm nitrate để phòng tránh thực phẩm hư hỏng và trực khuẩn phát triển. Khi nitrate gặp gỡ với acid hữu cơ (axit lactic, axit citric, axit tartaric, axit malic) sẽ chuyển biến thành nitrosamine gây ung thư.

Lấy sữa chua chống đói

Khi bụng cồn cào, kêu réo, có người lấy một hộp sữa chua húp một hơi đến cạn. Điều này đích thực có thể giúp bụng đỡ réo gọi, vượt qua cơn đói. Tuy nhiên tốt nhất không nên lấy sữa chua chống đói, bởi vì khi đói bụng, độ acid trong dạ dày lớn ( mức ph là 2), các vi khuẩn acid lactic đặc có trong sữa sẽ bị acid dạ dày giết chết, làm yếu tác dụng bảo vệ sức khỏe của sữa chua.

Sữa chua tốt nhất ăn sau bữa cơm 1-2 tiếng, lúc này dịch dạ dày đã bị loãng, mức độ cân bằng trong dạ dày thích hợp để acid lactic sinh trưởng. Ngoài ra, ăn sữa chua buổi tối cũng có nhiều ưu điểm hơn. Hãy nhớ sau khi ăn xong sữa chua, đặc biệt là buổi tối nên kịp thời đánh răng bởi vì một số loài khuẩn trong sữa chua và chất acid sẽ gây thương tổn cho răng.

Sữa chua tuổi nào cũng phù hợp

Trên thực tế, sữa chua mặc dùtốt nhưng không phải đều thích hợp với tất cả mọi người. Người bệnh đường ruột,hoặc đau bụng đi ngoài nên thận trọng khi ăn sữa chua. Trẻ em dưới 1 tuổi cũng không thích hợp ăn sữa chua. Ngoài ra, người bị tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm mật và viêm tuyến tụy tốt nhất không ăn sữa chua béo có đường, nếu không bệnh càng thêm nặng.

Những nhóm người thích hợp ăn sữa chua bao gồm: những người hay uống rượu, hút thuốc, làm công việc IT hay liên quan nhiều đến máy tính, người bị táo bón, loãng xương, và bị bệnh huyết quản tim.



Khi nào nên cho trẻ ăn sữa chua
Cách làm sữa chua ngon tại nhà
Cách làm sữa chua mít hương vị hấp dẫn
Cách làm thạch sữa chua cực ngon
Làm đẹp da với sữa chua không đường
Công thức làm kem sữa chua



(ST)