Công thức làm thức ăn cho chào mào chuẩn nhất


Với mong muốn mang đến cho những chú chim nuôi nhốt nguồn thể lực dồi dào , tạo đà cho những bước đột phá mà chủ chim hằng mong mỏi trong suốt quá trình theo đuổi niềm đam mê . Sau đây mình chia sẻ kinh nghiệm về cách thức chăm nuôi chim cũng như 2 công thức tạo ra sản phẩm tốt nhất dành cho loài chim
Chào Mào



Nhiều năm trở lại đây phong trào nuôi chim chào mào tăng lên. Nhiều người qua thú chơi tao nhã đã được biết đến chim các vùng miền và địa danh (xã, huyện) mà trước kia không hoặc chưa hề biết tới về các tỉnh miền Trung. Nơi sản sinh ra những chú chim chào mào có giọng hót đặc biệt và khả năng chịu áp lực cao khi cạnh tranh (đấu lồng).

Khi phong trào đi lên cũng là lúc người chơi m���i lúc một đông lên bao gồm già có, trẻ có, người mới chơi có, người nghỉ chơi chim bao năm rồi quay lại chăm chim cũng có. Sự đam mê tiếng hót 1 trong 3 chú chim được liệt vào sách đỏ chim đồng quê Việt Nam cần được bảo tồn này đã nối con người lại gần nhau hơn, không phân biệt giai cấp, địa vị, nghành nghề, hèn sang để các buổi sang cuối tuần tựu chung lại 1 điểm. Với mong muốn được giao lưu, nâng cao trình độ nghề chơi với những người cùng sở thích. Nâng cao khả năng cọ xát và áp lực của những chiến binh nhốt lồng.

Song song với đó là những câu chuyện về chim ở vùng nào, cách chăm chim ra sao, chim ăn uống ngủ nghỉ như thế nào và dinh dưỡng hàng ngày là cái gì cần cho sáng, trưa, chiều, tối. Tắm nắng, tắm nước đã đủ và đúng cách hay chưa. Hàng ngày chim dùng cám nào, Xuân – Hạ - Thu – Đông thay đổi thành phần ra sao để giúp chim thật tốt khi phải thích nghi với cuộc sống nuôi nhốt trong lồng. Trong đó cám là thức ăn chủ yếu để nâng cao thể chất cho chim không chỉ sống mà phải sống khỏe. Không phải hót mà phải hót to và nhiều. Không những đấu mà phải đấu hay, đấu đẹp và đấu bền. Cung không đủ cầu khiến nhiều chủ nhân nuôi chim tìm tòi, học hỏi và cho ra đời thập cẩm các loại thức ăn cho chào mào. Chính vì lẽ đó mà những người mới nuôi chim lầm tưởng rằng cứ cho ăn cám tốt là chim sẽ đẹp, cứ cho ăn cám chất là chim sẽ hay dẫn tới những trường hợp chẳng hiểu gì về chim vùng miền và thời tiết cũng sản xuất cám. Ỡm ờ còn có kẻ chưa nuôi chim thay lông lần nào cũng làm cám bán ra cho anh chị em. Khổ nỗi nhìn những chú chim sau khi ăn loại thực phẩm đó vào đi ỉa chảy lỏng bỏng nước, phân lên mùi hôi nồng nặc. Qua vài ngày chim bắt đầu xù lông và bỏ đấu dẫn tới tình trạng chim vào mùa hè đang căng lửa để chơi thì lại đứng ị ra thành 1 khối lù lù.

Thường thì những người nuôi chim lâu năm có thể nhìn nhiều điểm để nhận dạng rằng chú chim đó đang khỏe mạnh hay đau ốm, đang căng lửa hay chẳng có tí lửa nào. Mà yếu tố đầu tiên đó là nhìn phân của chú chim mình nuôi. Nhìn phân chim để đoán bệnh tật, nhìn phân chim để biết thức ăn có thích nghi được với nó hay không và đặc biệt hơn cả là nhìn phân chim để biết được thời tiết trong ngày và ngày tiếp đó. Nói vậy để biết cái thời khó khăn nhưng CÁC CỤ nuôi chim nhà ta cũng đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm dân gian mà chỉ có qua thời gian mới vỡ lẽ ra và có được. Nói vậy để ace biết được rằng lòng dạ của những chú chim nhỏ khá nhạy cảm so với thể trạng và trọng lượng của chúng.

Khu vực miền Bắc nói chung không có được thời tiết thiên phú như các tỉnh của 2 miền Trung và Nam. Quanh năm có Nắng, Gió, đây chính là yếu tố cơ bản để những chiến binh nhốt lồng dễ dàng thích nghi hơn. Độ ẩm cao hơn chính là yếu tố quyết định tới hình thể, dáng bộ cũng như thể lực của chim khi ráp lồng. ACE có thể để ý và thấy rõ 1 điều đó là những ngày có độ ẩm cao hơn bình thường thì chim sẽ thường xuyên bù lông đứng lắc qua lắc lại mặc cho thời tiết có ổn định và nắng nóng đến mức nào.

Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý khiến những chú chim được liệt vào danh sách các chú chim chất lượng, hung dữ, có tuổi lồng vẫn không bứt lên được. Nước chơi (đấu) vật vờ, thất thường là điều rất dễ nhận ra. Lúc thì như điên loạn, lúc lại cụp mào mà chủ nhân của chúng chẳng hiểu lý do vì sao?

Xin nêu lên 1 số biểu hiện thường gặp khi nuôi chim Chào Mào tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc để các cụ lâu nắm cũng như ace mới chơi chiêm nghiệm và tìm cách khắc phục:
- Chim thường xuyên có hành động tự nhổ lông (mặc cho đó là lông máu và lông mới nhú)
- Chim thường ăn tất tần tật các loại vỏ hoa quả (Chuối – Cam...)
- Chim thường mổ vào tai cóng, áo lồng và đặc biệt là xuống đáy lồng xé ăn giấy báo (giấy lót phân). Thậm chí ăn cả phân của chúng.
- Chim thường đứng co ro và chỉ đứng bằng 1 chân.
- Cuối cùng là lông chim rất khô và xơ xác.

Gặp những biểu hiện như trên nghĩa là chim chưa đạt yêu cầu về chế độ dinh dưỡng trong thức ăn hàng ngày và chế độ vệ sinh an toàn. Điều đó đồng nghĩa với việc chim không đạt được phong độ đỉnh cao như chúng ta mong muốn.

Ở phần trên của bài viết minh đã nhắc tới trường hợp thời tiết 4 mùa của miền Bắc và các hiện tượng thường gặp phải của chim chào mào khi nuôi nhốt trong lồng để các cụ cùng toàn thể ace thấy được phần ảnh hưởng khá lớn do thời tiết tác động lên những chú chim. Qua đó cần bổ sung và cân bằng các chất cần thiết trong thành phần cám nuôi để giúp chim thích nghi được với thời tiết cũng như áp lực nhằm thúc đẩy và giúp chim luôn đạt phong độ đỉnh cao mà chủ nhân của chúng hằng mong muốn.

Nguyên liệu chính thì từ trước tới nay người nuôi chim vẫn dựa chủ yếu vào các thành phần trong Ngũ Cốc Thực. Nhưng cái khó nhất chính là sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần nhằm phát huy được công dụng của các chất có trong ngũ cốc. Ngoài ra chế biến cũng hết sức quan trọng giúp thành phẩm khi hoàn thành không bị biến chất và mất đi công hiệu của nó.

Qua trải nghiệm thực tế nhiều năm mình xin gửi tới ace 2 công thức cám dành cho Chào Mào đang được nuôi dưỡng tại khu vực thời tiết 4 mùa như Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang rất được ưu chuộng đã mang lại những bước đột phá về sự thành công và làm hài lòng các ông chủ khó tính nhất.

Công thức thứ nhất: (Xin lấy cách đong đo bằng cân để có được sự chính xác)

Thành phần nguyên liệu:
Cám dùng từ tháng 02 đến tháng 08 (dương lịch)
- Bột Ngô: 500g (có thể dùng bằng cám Ba vì)
- Đỗ xanh (có vỏ): 500g
- Đỗ tương: 300g
- Gạo lứt đỏ: 400g (có thể dùng gạo thường)
- Vừng (vàng): 250g
- Tôm tươi: 400g (Loại tôm nước ngọt hay còn gọi là tép gạo )
- Đường vàng: 40g
- Cà rốt: 500g
- Bột canh: 20g (Có thể thay bằng 10g muối trắng)
- Trứng gà: 40 quả (Chỉ lấy lòng đỏ )
Cám dùng từ tháng 08 đến tháng 02 (dương lịch) Mùa lạnh
- Bột ngô: 500g (có thể dùng bằng cám ba vì)
- Đỗ xanh (có vỏ): 300g
- Đỗ tương: 500g
- Gạo lứt (đỏ): 250g (có thể dùng gạo thường)
- Lạc (đậu phộng): 250g
- Tôm tươi: 400g (Loại tôm nước ngọt hay còn gọi là tép gạo )
- Mật ong: 100g
- Cà rốt: 500g
- Bột canh: 20g (Có thể thay bằng 10g muối trắng)
- Trứng gà 50 quả (Chỉ lấy lòng đỏ)
- Bột Khoáng PROMIX: 20g
- Nghệ tươi: 20g (chỉ cho vào 3 tháng mùa đông)
Công thức thứ 2: (Xin lấy cách đong đo bằng cân để có được sự chính xác)
Cám dùng từ tháng 02 đến tháng 08 (dương lịch)
- Gạo lứt (đỏ): 500g (có thể dùng gạo thường)
- Đỗ tương: 300g
- Đỗ xanh: 500g
- Tinh bột ngô: 400g (cái này có bán tại các đại lý thực phẩm và siêu thị)
- Vừng vàng: 300g
- Tôm tươi: 500g (Loại tôm nước ngọt nhỏ hay còn gạo là tép gạo)
- Trứng gà: 50 quả (chỉ lấy lòng đỏ)
- Thịt bò: 300g
- Mật ong: 200g
- Cà rốt: 1kg
- Kỳ tử: 150g
- Bột xương cá: 50g
- Khoáng tổng hợp PROMIX: 20g
Cám dùng từ tháng 08 đến thàng 02 (dương lịch)
- Gạo lứt (đỏ) : 500g (có thể dùng gạo thường)
- Đỗ tương : 500g
- Đỗ xanh : 300g
- Tinh bột ngô : 400g
- Lạc (đậu phộng) : 300g
- Tôm tươi : 500g (Loại tôm nước ngọt nhỏ hay còn gạo là tép gạo)
- Trứng gà : 40 quả (chỉ lấy lòng đỏ)
- Thịt bò : 300g
- Mật ong : 200g
- Cà rốt : 1kg
- Kỳ tử : 300g
- Bột xương cá : 50g
- Khoáng tổng hợp PROMIX : 20g
- Nghệ tươi : 20g (Chỉ dùng vào 3 tháng mùa đông)

Với công thức thứ 2 này khá nặng nên tôi thấy chỉ nên áp dụng đối với chim có tuổi lồng từ 18 tháng trở lên .
Cách chế biến :
- Gạo lứt đỏ ta rang lửa to và đều tay đến khi gạo nổ hoa chanh là được (Đối với gạo thường chúng ta rang đến khi hạt gạo trắng đều là được).
- Đỗ tương ta rang tới khi vỏ đỗ nứt đều là OK.
- Đỗ xanh ta chỉ rang qua cho tới khi đỗ méo hạt là được.
- Vừng ta rang tới khi hết tiếng nổ lét đét là OK. Nếu là lạc thì chúng ta rang chín vàng .
- Tôm ta rửa sạch cho vào nồi rang tới khi tôm chín đỏ là OK .
- Thịt bò ta băm nhỏ hoặc xay ngay tại hàng thịt là OK .
- Cà rốt luộc chín mềm để nguội .
- Nghệ tươi cạo sạch vỏ rồi giã nhỏ .
Sau khi làm chín hoàn toàn các thực phẩm cần thiết các bạn chế như sau:
Ta trộn: Gạo + Đỗ tương + Đỗ xanh + Vừng (Lạc) + Kỳ tử . Rồi cho vào xay nhuyễn (bột càng mịn càng tốt).

Cái này giúp chim tiêu hóa càng nhanh càng tốt . Vì như chúng ta đã biết hệ tiêu hóa của giống chim chào mào là rất nhanh , chúng chỉ có thể tiêu hóa và hấp thụ trong thời gian tối đa là 3 phút , do vậy nếu chúng ta xay bột chưa nhuyễn khiến chim ăn nhưng không hấp thụ được hết các thành phần dinh dưỡng thì cám có tốt cũng như không và dẫn tới tình trạng: Đi phân sống.
Tiếp theo ta trộn: Tôm + Lòng đỏ trứng + Mật ong + Cà rốt + Bột xương cá + Khoáng tổng hợp + Nghệ tươi (nếu có) thành hỗn hợp. Sau đó dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn thành thể lỏng (Với các tỉ lệ các thành phần và cách chế biến như trên chúng ta không cần dùng đến nước. Nếu cần dùng đến nước các bạn có thể dùng nước luộc cà rốt để nguội chế thêm vào. Vì theo như quan điểm và cách làm của tôi thì tuyệt đối không nên dùng nước máy pha chế khi làm cám).

Trộn đều 2 loại trên vào với nhau sau đó dùng máy đùn ra dạng hạt.
Cách sấy khô:
Từ trước đến nay tôi đều thấy ace làm cám dùng rất nhiều cách để làm khô cám. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi thì từ khi trộn 2 loại hỗn hợp nêu trên vào với nhau tới khi sấy khô mà thời gian kéo dài 2 đến 6 giờ đồng hồ thì chất lượng cám không đảm bảo. Vì như chúng ta biết các loại thực phẩm ngũ cốc trên bị làm ướt trong thời gian quá lâu sẽ khiến chúng biến chất và không còn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết mà chúng mang lại (Các bạn hãy hình dung và thử nghiệm ngâm các loại ngũ cốc trên trong thời gian 2-6 tiếng thì sẽ biết mùi vị và hiểu tác hại của nó như thế nào).

Do vậy cách sấy cám tốt nhất là nên dùng lò vi sóng hoặc lò nướng có tần suất và nhiệt độ cao như dưới đây để giúp chúng ta sấy trong thời gian ngắn nhất có thể (tùy vào khối lượng cám làm).

Thường thì tôi sấy trong khoảng thời gian 1-2h đồng hồ là cám phải khô. Qua đó cám luôn giữ được các dưỡng chất cần thiết mà không bị biến chất. Mang lại nguồn dinh dưỡng có độ ổn định cao và khả năng giữ lửa rất tốt. Giúp chim duy trì thể lực để có khả năng ra giọng đều trên giàn đấu .

Trên đây là 2 công thức tôi đã làm trong 2 năm trở lại đây và cho công hiệu hoàn toàn phù hợp với chim được nuôi dưỡng tại miền bắc với khí hậu 4 mùa. Giúp những chú chim bứt phá và phát huy được hết khả năng mà ngoài tự nhiên cũng không hề có được.

Có 1 số nguyên liệu mang tính kích ứng cho những chú chim thay lông xong, chuyển vùng miền, qua mùa đông dẫn đến xù lông quá lâu, bỏ hót, bỏ đấu tôi xin không đưa vào đây vì sử dụng nó khá cầu kỳ và tác dụng như con dao 2 lưỡi).

Thú chơi nào cũng đòi hỏi người chơi kiên trì, tìm hiểu và bao quát tổng thể. Nhìn nhận 1 cách khách quan và tự chiêm nghiệm – suy ngẫm... Để rồi đúc rút được kinh nghiêm cho bản thân và nâng nhìn về nghề chơi mình đang hướng tới.

Xin đưa ra 1 số dẫn chứng cụ thể để các cụ và ace dễ hình dung:
- Với 1 Cần Thủ khi đi câu đòi hỏi phải có kinh nghiệm, thính câu hợp lý để xác định được mục tiêu mình muốn bắt là loài cá nào. Nếu thính câu tốt gặp ngày cá đi ăn cộng kinh nghiệm lâu năm thì thường sẽ bắt được cá to và nhiều hơn so với người ngồi kế cạnh.
- Với bất cứ 1 vận động viên của môn thể thao nào cũng cần có năng khiếu, thời gian rèn luyện + Nguồn Dinh Dưỡng cần thiết để có thể duy trì nhịp độ và thể lực trong suốt quá trình thi đấu.
* Nói tóm lại , theo quan điểm của tôi nguồn dinh dưỡng (cám) chỉ là yếu tố thứ 3 cộng hưởng trong sự thành công khi giúp những chú chim phát huy được hết khả năng và đạt đỉnh cao về phong độ.
Tôi xin chia ra làm 3 phần khi chú chim đạt phong độ đỉnh cao (chim hay) như sau : 100% = 30% là tố chất chú chim + 40% cách chăm nuôi đúng cách + 30% nguồn dinh dưỡng hợp lý , hợp với cơ địa của chú chim.

Chúc các bạn làm phù hợp với chú chim của mình.

Theo nhanonglamgiau.com

Tham khảo thêm: Kỹ thuật chăm sóc chim Chào Mào

1) Sơ lược về các loại Chào Mào: Khi vào thú chơi gì đi nữa cũng phải cần sự đam mê và siêng năng, chứ chỉ thích theo phong trào thì không tài nào bền được và giỏi được. Khi mới vào thú nuôi Chào Mào, một ai đó tình cờ do có duyên, hay sở thích muốn nuôi chim gì đó mà cơ duyên đưa đến.

Giá chim giao động từ 20 nghìn cho tới bạc triệu, và loại: Gián Cánh, Bạch Đề, Bạch Tạng, Chào Mào Bông, Mơ, là giống dị tướng bị đột biến, chim có màu trắng lạ thường, như có cánh trắng, lông đốm đốm trắng trên lưng, đầu, hoặc đuôi nguyên một hoặc vài cọng lông trắng, cánh trắng có một vài cọng lông trắng và cả móng trắng tùy vào con, có con toàn móng trắng hết. Đặc biệt giống Bạch Tạng thì bị đột biết hết cả thân hình, toàn thân trắng tinh, đặc biệt hơn nữa là riêng cái lông dưới đít và cái tách của nó vẫn còn đỏ. Xin nhắc một ai đó muốn mua giống Bạch Tạng thì phải để ý cặp mắt, bởi Bạch Tạng như thế cặp mắt sẽ có màu đỏ, không còn đen nữa. Riêng giống chim Chào Mào Bông thì phải tùy độ đột biến của nó nằm ở đâu. Nếu nguyên cái đầu trắng còn thân hình đen, thì chỗ bị đột biến là nơi đầu nên cặp mắt sẽ có màu đỏ, còn lại giống chỉ bông trên lưng thì cặp mắt vẫn bình thường. Khác với chim Chào Mào bình thường, và giá cả có thể nói tới bạc triệu trở lên, tùy vào địa phương, nhu cầu và thể chất của con chim. Cho nên cũng có vài người ham tiền thiếu đạo đức đã nhuộm màu trắng trên lông chim và bán giá cao, sau khi chim thay lông hoặc tắm thời gian thì màu nhuộm trôi đi thì hỡi ôi. Cho nên phải cẩn thận và phải quen biết người giới thiệu để mua, còn không phải có kinh nghiệm nhất định.

2) Cách chọn chim trống đẹp, hót hay:

Chào mào trống và mái rất chi là giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu ngày đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống.

Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn, cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót được phong phú hơn tức là đi được từ 6 - 9 âm thanh dài, còn chim mái chỉ đi được 3 - 4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit' tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim trống trong lưỡi có chấm đen, cỡ 3 - 4 chấm ở cuối lưỡi là trống. Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua cho chim trống cho nên rất dễ bị lộn, trường hợp này rất chi là hiếm.

Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ. Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó phải to, khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm. Nói về mũ, tuy mũ chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ nhưng chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là mũ lân và mũ rơm.

Mũ rơm tức là to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mũ lân là cong y như sừng đầu lân vậy. Cặp chân phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài.

Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngũ đoản là phải ngắn hết mới quý như: thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý, mà ức phải dài.

Họng bò tức là khi hót phù ra như ễnh ương.

3) Tập luyện cho chim Bổi:

Có hai cách nuôi từ chim bổi: đó là từ chim đã đỏ tách ngoài trời, gọi là chim trời hoặc chim bổi già, gọi là già vì đã trưởng thành má đã đỏ. Chim chuyền là chim con còn chuyền cành, và chim tơ là các chú đã bay được to xác như chim đỏ tách bộ lông còn màu xám, có nơi gọi là chim má trắng.

Đánh giá về hai giống này thì:

+ Chim đỏ tách nuôi lên, thường thì hay hẵn sau một năm, như giọng hót chất lượng và cách đấu đá. Riêng chúng lâu dạn hơn chim chưa đỏ tách.

+ Chim chưa đỏ tách chỉ có cái lợi là dạn lẹ mà thôi, và sau khi thay lông thì đẹp lắm do không bay nhảy vô độ.

+ Tính độ hay của con tơ thì cỡ 30% là hay, còn chim đã đỏ tách thì tới 80% sau mùa thay lông thì ta có thể cho chim đấu đá với nhau rồi. Và đặc biệt là chim đã đỏ tách thì nuôi cỡ 4 tháng trở lên đã thấy chúng chịu đấu với chim lạ sung tí rồi, vì khi nuôi ở nhà nếu có chim mồi thì nó sợ phần nào và quen với chim ở nhà. Nếu nuôi một cặp thì chúng cũng quen nhau từ giọng hót và quen mặt nên ít đấu nhau. Các bạn mới vào nghề nuôi, như nuôi hai con bổi mới lên, mình sẽ thấy ở nhà nó đấu đá và hót rất bình thường. Cho tới khi ta nhờ bạn bè mang tới một con khác, ta sẽ nghe chúng hót như rút giọng, hót siêng nhiều hơn, có vẻ sung hơn. Đặc biệt, khi treo cho hót khoảng nửa tiếng sau rồi kê lồng cho đấu, sẽ thấy nó đấu khác.


4) Nuôi chim Bổi thành chim thuần: bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nửa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lỡ tróc đầu chảy máu thì qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào vào cóng ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó.

5) Điều kiện nuôi Chào Mào:

Thật đơn giản, không có gì khó. Ngoài bột/cám cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây. Ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, ớt Tây/ớt Đà Lạt loại to to, chuối, cam.

Cà rốt là tốt nhất. Được gọi là vua của rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chúng ăn. Bởi vì những loại rau có sắc màu đỏ này giúp chim Chào Mào giữ cái đít màu đỏ còn tốt cho dù nuôi lâu năm.

Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên của nó như cây xanh hoa hòe màu đỏ, lại ảnh hưởng tới nó.

Như thời kỳ thay lông ta dùng áo trùm lồng màu sắc xanh, đỏ hoa hòe.

Nếu được ta có thể thử hết những gì nêu ra. Đây là những kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm trong nghề.

6) Tắm cho Chào Mào:

Ra quầy chim mua một cái lồng tắm, 1 máng nước để chim tắm, 1 cái cầu để chim đậu, dùng keo 502 để dán chặt cây cầu đó vào lồng cố định hẳn luôn, để nó không bị trụt xuống hay rơi ra ngoài.

Sang chim qua lồng tắm, đặt lồng ở nơi nào nắng nhẹ, thích hợp cho chim tắm nhất là khoảng 10h30 - 12h vì thời điểm đó nắng đẹp, kích thích chim tắm.

Dùng nước vẩy nhẹ lên người chim, sau đó đổ vào máng tắm khoảng 1/2 nước (đổ nhiều chim sẽ ngợp và không tắm). Đặt lồng nơi có nắng nhẹ.

Chim bị nước dính vào lông sẽ rỉa lông, rũ lông cho khô, nắng nhẹ kích thích cho chim cảm thấy khó chịu trong người. Nó sẽ cảm thấy khó chịu, và sau vài lần rũ lông đó là nó sẽ nhảy vào máng tắm để tắm thôi.

Nếu chim còn nhát thì trong khi chim tắm không nên đứng quá gần. Tắm cho chim giúp chim có bộ lông đẹp, và chim mau dạn người hơn. Nếu bận thì có thể 2 ngày tắm 1 lần cho chim.

Sau khi chim tắm xong thì sang chim qua lồng cũ thường nuôi nó, sau đó mang ra nơi nào có nắng nhẹ để chim rũ lông và sưởi cho khô lông. Khoảng một lúc là mang chim vào, treo ở nơi nào cao và thoáng!

7) Đặc tính của Chào Mào: Chim Chào Mào ưa kêu, miệng nó cứ lanh chanh cả ngày tuy không bay, nhưng cũng vui nhà vui cửa. Nó được coi là con chim bình dân (rẻ tiền, dễ nuôi) nên thích hợp với đại chúng. Nuôi lâu ngày, Chóp Mào biết “líu”, tiếng líu cũng véo von nhiều âm điệu. Khi con chim đã biết líu thì giá trị của nó cao hơn.

8) Phụ kiện lồng chim: Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.

9) Cầu cho Chào Mào: Dùng loại cầu to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra lẹ. Chân không được bám vững. Thời này có vài bạn dùng cầu thế như cong, uốn lượng. Theo vài ý kiến là: việc cong uốn như thế khiến con chim đứng đậu không cân bằng thân hình, sẽ gây ra bị tật cho chân chim.

10) Bệnh của Chào Mào:

Bệnh tiêu chảy là do thay đổi cám/bột, nuôi vệ sinh không tốt, chim gần thay lông v.v... chim đi phân chảy hoặc bị đi dính chảy khiến con chim yếu và xù lông.

Đặc biệt nhất là vấn đề vệ sinh như: cóng nước uống và cóng cám để lâu không thay, chim ăn bột rồi rơi cám vào đấy, khiến nước uống hôi chua, cám bột để bị ẩm ướt, bột mua bị hư.

Đặc biệt chú ý là khi ta nuôi loại lồng, đáy chỉ có miếng váng và lót báo ở trên. Loại này khiến ta phải thay báo hầu như 2 ngày một lần, bởi Chào Mào ăn hay vứt đồ ăn ra.

Đặc biệt chú ý nữa là ngày ta cho chúng ăn trái cây như chuối, cà chua. Mà ta cho nhiều quá khiến nó ăn không hết. Trái cây rơi xuống dưới rồi nó lở đi phân dính và và trái cây để lâu hư, và rồi vô tình nó xuống ăn thì bị bệnh đường ruột mà thôi.

11) Cách chữa trị:

Ta có thể dọn sạch lồng, vệ sinh hủ bột/nước. Cho cám ăn mới sạch. Không nên cho ăn mồi tươi và trái cây vào giai đoạn này. Qua vài ngày nó sẽ khỏi.

Vài cách chữa trị khác là: dùng nước trà đậm hoặc là dùng thuốc đau bụng của người uống là Berberin thì phải, pha tí vào nước cho chim uống.

12) Cách phân biệt Chào mào trống, mái:

Chào mào trống và mái rất giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu ngày đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống.

 

Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn, cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót được phong phú hơn tức là đi được từ 6 - 9 âm thanh dài, còn chim mái chỉ đi được 3 - 4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit' tu hìu.

Muốn cho chắc ăn là chim trống trong lưỡi có chấm đen, cỡ 3 - 4 chấm ở cuối lưỡi là trống.

Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua cho chim trống cho nên rất dễ bị lộn, trường hợp này rất hiếm.

 

13) Cách chọn chim chào mào:

Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ. Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó phải to, khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm.

Nói về mũ, tuy mũ chim rất phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ, nhưng chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là mũ lân và mũ rơm.

Mũ rơm tức là to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mũ lân là cong y như sừng đầu lân vậy. Cặp chân phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài.

Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm.

Riêng loại ngũ đoản là phải ngắn hết mới quý như: thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý, mà ức phải dài./.

Theo kcmdanang.org.vn


(ST)

Mồi người chơi mà tự làm cám cho chim của mình thì đều có công thức riêng, vì cám làm bao giờ cũng an tâm hơn cám bán sẵn vì người chơi biết được con chim quý của mình thế nào mà điều cám cho nó thích hợp, nên nói là ăn cám để căng thì vô vàn lắm, ăn để xung thì dễ mà cám ăn để vừa căng,chim vừa khỏe ,lông đẹp, chơi vừa bền thì khó. Cho nên khi đã có được mấy tiêu chí trên với vị cám tự làm thì khó nói ra lắm.


Mình thử VD giúp bạn một vị cám cơ bản nhé
- Một nửa gói Ba Vì
- 10 lòng đỏ trứng gà - 1 lòng trắng trứng
Sau khi rang đều hai vị trên với nhau cho khô hẳn thì cho thêm :
- 1 bát con đậu phông để vỏ ( đậu phông phơi nắng cho khô ) => Xay nhuyễn
- nửa bát tôm khô để nguyên vỏ, ( xay bột )
- 1 bát châu chấu khô ( hoặc dế khô - không dùng sâu khô nhé ) => xay nhuyễn
- 1 bát đậu xanh xay nhỏ
- 1 nửa bát tinh bột ngô
- 1 nửa bát đậu đỏ
- 1 hộp thức ăn azzo dành cho cá cảnh
Tất cả xay đều và rang khô để nguội rồi đóng hộp, vậy là có một bài cám ổn dành cho chim rồi

Cũng xin nói thêm là tùy vào thể trạng của tưng chú chim mình thường tăng giảm hoặc thêm vị sao cho phù hợp với chú chim đó, vì vậy mình nuôi 4 con thì có 4 hộp cám khác nhau để điều chim,
VD mình có một chú mê hoa quả hơn cám, nhưng do thời gian không nhiều để suốt ngày chăm hoa quả nên cho thêm vị hoa quả vào cám cho nó, cách làm như sau
- Chuối khô ( loại đóng bao màu xanh hay bán ở ngoài cửa hàng bánh kẹo- 25k một gói 500g) - đem về dùng máy xay sinh tố xay nhỏ rồi rang đều, sau đó phơi nắng 2 ngày hoặc sấy để chuối bớt dầu, sau đó trộn thêm vào cám cho chim ăn, rất ổn đó mình đã dùng lâu rồi
Hoặc có thể bổ xung canxi giúp chim khỏe chân thì ngoài việc để lồng cao có thể bổ xung thêm vỏ trứng gà xay nhỏ theo tỷ lệ 3 vỏ trứng/1kg cám, hoặc có thể dùng mai mực xay nhỏ.
Các tỷ lệ dùng trong cám có thể thay đổi theo thời kỳ của chim , thay lông, mùa nóng , mùa lạnh, khi thúc căng,..............
Còn mình có để ý các a e nuôi chào mào khi đến mùa thay lông thường bị quá lâu hoặc thay lông dở chừng rụng không hết, tất cả đều là do cách chăm và chất cám

*** Cũng xin chú ý thêm là dùng sâu khô trong cám có thể giúp chim căng lửa và hót nhiều , nhưng sau một mùa lông sẽ bị xoăn lông đó nha

( Sưu Tầm )

- See more at: http://chimcanh.qti.vn/kin-thc-v-chao-mao/9-cong-thc-lam-cam-chim-chao-mao#sthash.kvoi1ju4.dpuf