Những ai có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thường bắt đầu sắp đặt kế hoạch cho công việc đầu tiên của họ sau khi ra trường từ nhiều tháng trước khi tốt nghiệp. Và đôi khi chính điều này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc có được công việc sau khi ra trường ưng ý như bạn từng mơ ước.
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VIỆC LÀM SAU KHI RA TRƯỜNG
Bốn tháng trước khi tốt nghiệp
Lúc này bạn cần có được cho mình một bản kế hoạch và đặt mục tiêu để quyết định bạn muốn làm công việc chuyên môn gì. Điều này sẽ góp phần định hướng nghề nghề của bạn một cách kỹ lưỡng hơn.
Sau đó, bạn nên bắt đầu đọc các báo địa phương và các trang web việc làm để có hiểu biết căn bản về các loại công việc hiện có và những phẩm chất cần có cũng như xác định những công ty trong lĩnh vực bạn hướng tới và bắt đầu việc nghiên cứu để tìm hiểu thêm về họ.
Bạn cũng có thể liên lạc với các công ty để xin tài liệu thông tin. Khi đã có đủ thông tin và cùng với sự xem xét, phân tích của bạn, bạn hãy lập danh sách các công ty bạn muốn làm việc và lý do.
Cùng với đó, sẽ rất quan trọng cho bạn đối với công việc soạn thảo lý lịch của bạn. Bạn có thể nhờ một giáo viên hoặc một ai đó mà bạn biết đang làm việc trong lĩnh việc chuyên môn bạn đang tìm hiểu để góp ý cho bạn. Đồng thời, bạn nên đến các trung tâm hướng nghiệp của trường hay Đoàn thanh niên để biết những dịch vụ của họ dành cho người đi tìm việc.
Ngoài ra, nếu không quá vướng bận chuyện học hành thì bạn có thể tìm một công việc thực tập hoặc tình nguyện để có những kinh nghiệm làm việc cần thiết và mở rộng kinh nghiệm hiện có của bạn.
Ba tháng trước khi tốt nghiệp
Vào thời điểm này, bạn hãy tìm đến ba người biết rõ công việc mong muốn của bạn, đó là giáo viên, người sử dụng lao động, người giới thiệu việc làm. Hãy cho họ biết bạn đang tìm việc làm và những người sử dụng lao động có thể gọi bạn đến để phỏng vấn.
Sau khi thực hiện xong công việc trên, bạn nên gửi bản lý lịch kèm theo một thư xin việc đến những công ty trong danh sách của bạn để hỏi về những công việc đang cần người. Bạn cũng nên gửi lý lịch của bạn cho các tổ chức giới thiệu việc làm có liên quan.
Không dừng lại ở đây, bạn hãy tiếp tục đọc sách báo và các trang web để tìm ra thêm các công việc phù hợp với mình cũng như nói cho tất cả mọi người quen của bạn rằng bạn đang tìm việc làm.
Hai tháng trước khi tốt nghiệp
Công việc bạn nên làm lúc này là tiếp tục liên hệ với các công ty trong tầm ngắm để kiểm tra xem họ đã nhận được bản lý lịch của bạn chưa và có công việc nào cần người không. Đối với những công ty nào hiện chưa có nhu cầu cần người, bạn hãy cố gắng tìm thêm những thông tin của họ càng nhiều càng tốt.
Bên cạnh đó, bạn hãy tìm một người có thể giúp bạn thực hành việc phỏng vấn - hãy nghĩ về lý do mà các công ty đó hấp dẫn bạn và những kỹ năng hoặc phẩm chất đặc biệt mà bạn có. Để tỏ rõ sự lịch sự, bạn cần gửi thư cảm ơn cho tất cả các đại diện công ty mà bạn phỏng vấn. Nếu có thể, bạn hãy xin các thư giới thiệu của những người chủ hiện tại và trước đây và các giáo viên không phải là một trong số ba người giới thiệu bạn.
Một tháng trước khi tốt nghiệp
Đây là thời điểm quan trọng nhất. Bạn hãy bắt đầu phỏng vấn về các công việc tiềm năng. Nếu bạn không được nhận vào làm việc sau khi phỏng vấn, bạn hãy tìm nguyên nhân và đưa ra những giải pháp cho chiến lược tìm việc của bạn. Bạn nên yêu cầu các công ty chưa cần người hoặc người từ chối bạn hãy lưu giữ lý lịch của bạn để cân nhắc trong tương lai.
Nếu bạn được nhận vào làm, bạn hãy thông báo cho các công ty khác mà gửi đơn xin việc và yêu cầu họ gạch tên bạn khỏi danh sách những người đang nộp hồ sơ xin việc.
Không nên thất vọng nếu bạn thấy mình không có được một công việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, trên thực tế có rất nhiều người thành đạt ngày nay đã phải mất nhiều thời gian để có được một công việc sau khi ra trường. Lúc này, điều quan trong là bạn tiếp tục với những bước đi ở trên và điều chỉnh theo tình hình thực tế.
Trong quá trình tìm việc, bạn nên định kỳ xem xét lại để đánh giá thư xin việc, sơ yếu lý lịch, phương pháp tìm kiếm của bạn, các ngành và công việc bạn đang xin vào làm. Việc này sẽ giúp bạn tiếp tục giữ đúng hướng và giảm thiểu những cố gắng không cần thiết.
10 CÁCH KIẾM ĐƯỢC VIỆC LÀM KHI MỚI RA TRƯỜNG
Tìm được một công việc như mong muốn cũng không phải là quá khó khăn, nếu như bạn thực sự nỗ lực và có một chút khôn khéo. Dưới đây là 10 bí quyết để bạn thực hiện được điều đó.
Hầu hết mọi sinh viên đều có tham vọng tìm được một công việc ổn định ngay sau khi tốt nghiệp, hoặc tốt hơn nữa, ngay từ khi họ còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Suy cho cùng, mục đich cao nhất của việc học đại học, của tất cả những nỗ lực trong thời sinh viên cũng là để có một việc làm đem lại mức thu nhập tương đối. Một khi đã có được công việc trước khi tốt nghiệp ra trường, bạn đã tự “giải thoát” bản thân, tránh khỏi tình trạng của nhiều bạn trẻ tay cầm trên tay tấm bằng loại ưu mà vẫn thất nghiệp. Hơn thế nữa, việc làm giúp bạn tránh khỏi áp lực tiền bạc trong cuộc sống tự lập, xa gia đình. Cuối cùng, “thành tích” ấy cũng phần nào khiến bạn tự hào hơn so với bạn bè đồng trang lứa, rằng bạn đã có được thành công trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Tìm được một công việc như mong muốn cũng không phải là quá khó khăn, nếu như bạn thực sự nỗ lực và có một chút khôn khéo. Dưới đây là 10 bí quyết để bạn thực hiện được điều đó.
Bắt đầu thật sớm – Chẳng hạn như từ khi còn học trung học phổ thông. Một khi bạn đã xác định rõ tư tưởng – mình sẽ làm gì trong tương lai, việc lập kế hoạch để đạt đến mục tiêu trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Lên kế hoạch cho sự nghiệp bản thân dựa trên sở thích và những dự định tương lai. Hãy liệt kê một danh sách những công việc mà bạn yêu thích, cùng một danh sách khác những lĩnh vực ngành nghề giàu tiềm năng. Bạn chỉ việc tìm ra mẫu số chung của hai bản danh sách này.
Phấn đấu có “bảng điểm đẹp”. Đời sống đại học khác xa với những gì bạn trải nghiệm thời cấp 3. Khi mà bạn không còn chịu quá nhiều áp lực của kì thi đại học và tốt nghiệp trung học phổ thông, đôi khi bạn tự dễ dãi với bản thân và để cho điểm số giảm sút. Hãy nỗ lực và nghiêm khắc với chính mình ngay từ năm thứ nhất để hoàn thành tấm bằng đại học với một “bảng điểm đẹp”, bởi nó đồng nghĩa với một công việc tốt và mức lương cao cho bạn sau này.
Thận trọng với những gì bạn phát biểu trên Internet. Các mạng xã hội là một phương tiện trực tuyến tuyệt vời, nhưng cũng là một trong những lý do khiến vô số người mất việc. Không cẩn trọng trong phát ngôn hay hành động trên internet, vô tình để lộ những bức hình không mấy “đẹp đẽ” về bản thân… đều có thể dẫn tới việc bạn gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng.
Đi thực tập. Một trong những cách tốt nhất để tích lũy kinh nghiệm và thử thách với môi trườn
g làm việc là tìm một vị trí thực tập khi bạn còn là sinh viên. Có thể bạn chỉ cần bỏ đi một kì nghỉ vài tuần, nhưng những gì bạn nhận lại thực sự hữu ích và quý giá.
Xây dựng một bản lý lịch “đẹp”. Hồ sơ cá nhân hay resume là thứ nói thay cho bạn tất cả những gì nhà tuyển dụng quan tâm. Đừng phóng đại hay nói dối về những thành tích mà bạn đã đạt được. Nên nhớ một bản resume “đẹp” phải gây được thiện cảm và khiến cho người đọc mong muốn được tìm hiểu thêm về bạn.
Phát triển một mạng lưới quan hệ. Hãy cho bạn bè, những người thân quen được biết rằng bạn đang tìm kiếm việc làm ở một lĩnh vực nào đó. Cố gắng giữ mối quan hệ tốt đẹp với những người trong nghề, hoặc người bạn tin rằng có thể giúp bạn trong quá trình xin việc. Đừng quên kết bạn và gây ấn tượng tốt trong quá trình bạn làm thực tập ở một đơn vị nào đó.
Tham dự các hội chợ việc làm. Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia những hội trợ hay hội thảo hướng nghiệp ở địa phương. Đó là dịp tốt nhất để bạn quan sát thị trường tuyển dụng, nắm rõ những công ty hoạt động trong lĩnh vực mà bạn quan tâm.
Luyện tập kĩ năng phỏng vấn. Hãy chuẩn bị thật tốt cho vòng phỏng vấn của bạn bằng cách tìm hiểu kĩ lưỡng về công ty hay tổ chức bạn đang có ý định nộp đơn xin việc, về vị trí bạn sắp đảm nhận. Đừng quên “mài sắc” những kĩ năng trả lời phỏng vấn cần có. Vòng phỏng vấn thường là “cửa ải” cuối cùng trước khi đến với công việc tương lai, vì vậy đừng để bị loại một cách đáng tiếc.
Tự mình nghiên cứu, tìm hiểu. Biết công ty nào đang có đợt tuyển dụng,và những tiêu chí họ cần ở một ứng viên là gì. Bạn có thể đăng tải resume của bản thân lên nhiều trang web “người tìm việc – việc tìm người”, cũng như gửi thẳng tới công ty mà bạn đang quan tâm.
Chìa khóa thành công sẽ dành cho bạn nếu bạn có một chiến lược hoàn hảo và nỗ lực hết mình để đạt tới mục tiêu cao nhất.
7 SAI LẦM KHI KIẾM VIỆC CỦA SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG
Với những người mới ra trường, chưa làm bất cứ công việc nào trước đó, chưa có kinh nghiệm khi đi xin việc thì mắc sai lầm là điều khó tránh khỏi
Dưới đây là 7 sai lầm thường gặp của các sinh viên mới ra trường khi đi tìm việc. Bạn hãy cân nhắc xem mình có mắc phải một trong những sai lầm đó không?
1.“Giữ điều đó cho riêng mình”
Có phải bạn đang tìm cho mình một công việc phù hợp? Vậy thì bạn hãy cho cả thế giới biết điều đó, đừng chỉ “giữ điều đó cho riêng mình”! Hãy nói với bố mẹ, anh chị, các thành viên trong gia đình, người thân, bạn bè, thày cô cũ, hay những mối quan hệ quen biết khác của mình. Việc nói ra với mọi người đôi khi sẽ là cơ hội việc làm rất lớn đối với bạn vì rất có thể họ có thể giới thiệu cho bạn một công việc phù hợp với bản thân bạn nhờ những mối quan hệ rộng rãi của họ. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nhờ cha mẹ gây ảnh hưởng với nhà tuyển dụng. Bởi như thế nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là chưa trưởng thành và không chuyên nghiệp.
Mặt khác bạn có thể sử dụng các trang web tìm việc làm là công cụ hỗ trợ và PR cho chính bản thân mình.
2. Coi mọi cơ hội là ngang nhau
Có rất nhiều công việc phù hợp với bạn. Nhưng bạn không thể viết một lá thư xin việc cho mọi loại công việc khác nhau và gửi những lá thư xin việc giống hệt nhau đến những công ty khác nhau. Ở mỗi vị trí tuyển dụng lại đòi hỏi ở bạn những kĩ năng và sự hiểu biết khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu kĩ thông tin về vị trí tuyển dụng, làm bạn “nổi bật” và hãy thử sức mình ở nhiều cơ hội nghề nghiệp khác nhau để bạn có thể tìm cho mình một công việc phù hợp nhất với con người, với ước mơ và niềm đam mê của mình.
3. Mắc những lối do bất cẩn
Sai lỗi chính tả, lủng củng trong cách hành văn là một trong rất nhiều lỗi sai mà nhiều sinh viên mới ra trường hay mắc phải. Bạn phải kiểm tra kĩ lưỡng để chắc chắn mình không mắc những lỗi ngớ ngẩn như thế trong bản CV, thư cảm ơn,….Đôi khi, không biết viết một bức thư ngắn để cảm ơn người đã giúp đỡ mình cũng là điều mà nhiều sinh viên sau khi ra trường không làm được. Bạn phải chắc chắn rằng tất cả “tài liệu được gửi đi phải thật hoàn hảo”!
4. Bỏ qua những điều nên làm
Khi bạn muốn xin vào vị trí nào đó, bạn phải tìm hiểu thật kĩ những yêu cầu, đòi hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Thay vì nắm được những thông tin cơ bản, bạn hãy nghiên cứu, tìm hiểu sâu về vị trí mà bạn quan tâm. Đó chính là cách bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
5. Hình ảnh không chuyên nghiệp
Trước khi gặp trực tiếp nhà tuyển dụng thì những bức ảnh của bạn được đăng tải trên mạng thông qua các trang cá nhân như trên Facebook, blog, twoo,…là tất cả nhưng gì nhà tuyển dụng biết về bạn. Một số sinh viên bày tỏ thái độ đối với một công việc, một công ty hay một nhân vật nào đó mà họ không ưa trên blog hoặc mạng xã hội ảo MySpace.
Điều này khá nguy hiểm vì nhà tuyển dụng sẽ sử dụng Google để tìm kiếm thông tin về bạn, đánh giá cách cư xử, nhìn nhận vấn đề của bạn, thậm chí là đánh giá cả nhân cách của bạn. Tốt nhất là bạn nên chắc chắn là những thông tin trên mạng có liên quan đến bạn không xúc phạm đến ai. Và hạn chế tối thiểu những hình ảnh trông thật ngộ nghĩnh, ngốc nghếch và buồn cười của bạn.
6. Phong cách thiếu chuyên nghiệp
Khi đã bắt tay và tìm việc, ngoài việc chuẩn bị tốt về mặt kiến thức, các kĩ năng cần có, vốn ngoại ngữ và một vài tài lẻ, bạn cần tạo cho mình một “phong cách” thật sự chuyên nghiệp. Từ cách đi đứng, nói năng, cách trả lời điện thoại, ngôn từ sử dụng sao cho nhất quán, phù hợp với tính cách và con người của mình.
Một số nhà tuyển dụng cho biết, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp thậm chí đã sử dụng tiếng lóng khi nói chuyện với họ. Hay khi nhà tuyển dụng gọi điện cho bạn mà bạn đang ở nơi ồn ào, tốt nhất bạn nên xin lỗi và hẹn gọi lại họ vài phút sau gọi lại. Ngay cả khi viết mail cũng nên chú ý đến kiểu viết, cách viết, kiểu chữ kí, tránh sử dụng kiểu trang trí cầu kỳ, màu sắc lòe loẹt.
7. Quên phép xử sự lịch sự
Bạn có thể không nhận được nhận vào làm việc ở tất cả các công ty mình đã nộp đơn, nhưng bạn luôn phải tỏ ra nhã nhặn, lịch sự đối với tất cả những nhà tuyển dụng mình đã tiếp xúc. Hãy tỏ rõ sự biết ơn đối với những người đã giúp đỡ bạn trong suốt “hành trình tìm việc” của mình dù cho họ có thể chẳng giúp được gì cho bạn. Một điều nữa là bạn nên viết thư cảm ơn tất cả những nhà tuyển dụng đã phỏng vấn bạn.
"Trong môi trường việc làm ngày nay, có không ít những sai sót mà bạn có thể gặp phải khi lần đầu tiên tìm việc cho mình. Đừng để một trong bảy sai lầm ấy phá hỏng giấc mơ được làm công việc mình yêu thích sau khi tốt nghiệp của bạn," Max Messmer, chủ tịch của Accountemps cho biết.
NHỮNG NGHỀ LÝ TƯỞNG ĐỂ KIẾM BỘN TIỀN TẠI GIA
Bạn muốn khởi nghiệp nhưng không muốn bước chân ra khỏi nhà? Không hề gì, trước mắt đã có 11 nghề cho bạn chọn.
Tư vấn tiếp thị xanh
Shel Horowitz với dịch vụ Xanh và có lợi nhuận (Green and Profitable)
Shel Horowitz bắt đầu làm tại nhà từ năm 1981 với công việc tư vấn tiếp thị và các dịch vụ về quyền sở hữu cho các doanh nghiệp xanh. Lúc đầu là tại căn hộ anh thuê ở và sau này là một ngôi nhà bao quanh là núi ở Tây Massachusettes (Mỹ). Hiện tại, Horowitz có khách hàng ở khắp các lục địa, từ Bắc Mỹ, Châu Âu cho tới Châu Á, Ôxtrâylia.
“Nếu làm ở văn phòng thì sẽ khó mà có thể dẹp công việc sang một bên và đi dạo trên núi, nhất là khi đang làm dở, bởi áp lực “phải làm cho xong đã” khiến tôi cảm thấy day dứt” – Horowitz giải thích tại sao anh chọn làm việc tại nhà.
Với những khách hàng hẹn gặp, Horowitz thường chọn địa điểm là văn phòng của họ hoặc quán cà phê đối diện quán nhà anh. “Quán này có wi-fi, cà phê ngon, bánh ngon. Mọi người đều vui khi được ra đó mà tôi thì cũng đỡ công dọn dẹp nhà sau mỗi lần tiếp khách”.
Bán lẻ trực tuyến
Daniel Alarik với GruntStyle.com
Là một cựu trung sỹ huấn luyện trong quân đội Mỹ, Daniel Alarik khá là nhanh thích ứng với hoàn cảnh. Anh khởi nghiệp kinh doanh tại Fort benning, Georgia với dòng trang phục quân đội, lấy tên Grunt Style. Chỉ trong 9 tháng, việc kinh doanh phát triển đến mức anh phải thuê tới 9 nhân viên. Tuy nhiên, khi hết thời gian quân ngũ, anh trở về Chicago và do đó buộc phải giảm quy mô kinh doanh. Hiện nay, Alarik hoàn toàn làm ở nhà. Số hàng trị giá 120,000 USD cũng đang được để ở nhà anh.
“Chúng tôi quyết định cho nhân viên nghỉ việc và rời hẳn Georgia để làm ở nhà sau khi tháng nào cũng phải đi 2 lần từ Chicago đến Georgia (hơn 1.300 cây số đường dài). Mới hoạt động được 2 năm nhưng doanh thu của chúng tôi đã đạt tới sáu con số (USD). Làm ở nhà đỡ tốn kém chi phí hơn mà cảm giác là mình chủ động được việc kinh doanh nhiều hơn”.
Làm khách sạn, ra ấn phẩm tư vấn đầu tư du lịch
Matt Landau vơi khách sạn Los Cuatro Tulipanes
Kiểu người như Matt Landau không phải là nhiều. In 2005, sau khi tốt nghiệp trường đại học Richmond, Landau (người New Jersey) khăn gói quả mướp chuyển đến thành phố Panama (Panama). Khi đang xây dựng trang web đầu tư và du lịch The Panama Report, Landau làm thân với những người chủ của Los Cuatro Tulipanes – một khách sạn mini nằm ở trung tâm Casco Viejo, Panama. Khi họ tỏ ý muốn bán khách sạn, Landau liền nhảy vào mua.
Hiện tại, khách sạn này có 8 nhân viên toàn thời gian còn The Panama Report có 4. Vốn có khả năng “đa canh”, Landau, con kiêm thêm cả dịch vụ tư vấn khách sạn. “Thực ra tôi có văn phòng (ở khách sạn), nhưng tôi thích làm tại nhà hơn vì mọi thứ đều thoải mái và yên tĩnh” – Landau cho biết. “Với chi phí nhân công rất thấp, những thứlà người giúp việc, người đưa thư, đầu bếp khá khá là phổ biến và vì thế mà tôi làm việc ở nhà mà cũng chẳng khác mấy ở tổng hành dinh của một công ty".
Sản xuất phim
Melissa và Tom Dowler
Melissa Dowler và chồng cô, Tom Dowler, điều hành công ty chuyên sản xuất phim tài liệu và quay phim theo yêu cầu cho đám cưới, sự kiện. Công việc luôn được san sẻ đều cả khi đi quay phim và khi làm sửa phim tại nhà. Tại sao không mở văn phòng? “Tiết kiệm được đồng nào hay đồng ý. Dại gì mà bỏ tiền thuê văn phòng” – Melissa trả lời. “Vả lại ‘tổ chim cúc cu’ của chúng tôi cũng rộng rãi, thoải mái, rất lý tưởng cho việc làm ăn”.
Theo lời Dowler thì nhà của họ trước kia là studio của một thợ chụp ảnh do đó nó có nhiều ánh sáng và không gian rộng, phù hợp cho việc quay phim tại chỗ khi cần. “Mọi người cứ bảo vợ chồng mà cùng làm việc ở nhà thì dễ ra đụng vào chạm nhưng chúng tôi lại cảm thấy mỗi người đều có không gian riêng của mình và thích cảm giác được làm cùng nhau, đi ăn trưa và tập thể dục cùng nhau” – Dowler chia sẻ.
Thương mại điện tử
Bart Mroz và Bob Brodie thuộc SUMO Heavy Industries
Bart Mroz và Bob Brodie điều hành SUMO Heavy Industries - công ty tại Philadelphia chuyên tư vấn, thiết kế giao diện cho các công ty thương mại điện tử. Mặc dù làm ở nhà nhưng công ty của họ kiếm rất được: 500.000 USD doanh thu (năm 2011). Hiện họ có khoảng 20 nhà cung ứng dịch vụ. Cách đây hai năm, khi Mroz mới bắt đầu mở Sumo Heavy Industries, anh ở cùng người bạn cùng phòng.
Khi người đó chuyển ra ngoài thì Brodie chuyển tới. Thế là cả hai bọn họ vừa chung phòng vừa chung công việc. Với những doanh nhân khác, vừa làm, vừa ở cùng nhau có thể là điều tối kỵ. Nhưng theo Mroz thì họ lại rất ăn cánh với nhau: “Chúng tôi đều có ý thức phấn đấu cho công việc chung. Thế nên việc ở chung cũng không gây ảnh hưởng gì cho công việc. Chúng tôi có sự tách bạch rõ ràng giữa làm và chơi”.
Tạp chí thương mại
Edith Wagner, tạp chí Reunions Magazine
Trước khi ra làm riêng với Reunions - một ấn phẩm chuyên về tổ chức hội họp với 15.000 ấn bản - Edith Wagner từng làm nhiều nghề khác nhau như công tác xã hội, cán bộ bảo trợ thanh thiếu niên, PR. Hiện tại, bà làm ấn phẩm này tại nhà (Milwaukee) với một nhân viên toàn thời gian và vài nhà thầu bán thời gian. Theo Wagner, máu kinh doanh trỗi dậy khi người ta lớn tuổi. “Tôi nghỉ làm PR khi 40 tuổi và cảm thấy cuộc sống như mới bắt đầu. Tôi cũng không dễ “nguội” như nhiều người khác. Chỉ cần công việc sáng tạo hơn là được”. Đã 73 tuổi nhưng Wagner cho biết bà vẫn chưa có ý định nghỉ làm.
Tư vấn PR
Jodi Echakowwitz, Echo Communications
Tháng 7/2011, Jodi Echakowitz khai trương Echo Communications, một công ty PR mini chuyên ngành công nghệ thông tin với các khách hàng như BlackBerry Partners Fund, Hitachi Data Systems, và LinkedIn. Xuất thân từ Nam Phi, hiện Echakowitz sống ở Toronto. Bà đang thuê 8 chuyên gia tư vấn PR, tất cả đều làm qua mạng internet. Mục đích chọn làm việc ở nhà của Echakowitz là để giảm chi phí thuê văn phòng từ đó giảm phí dịch vụ, giảm vốn đầu tư. Tuy nhiên, còn có một lý do khác không kém phần quan trọng: “Con tôi bị tự kỷ. Để trông nom con và không ở quá xa trường học của cháu thì cách tốt nhất là làm ở nhà”.
Dịch vụ dọn nhà
Maria Spetalnik, Conquer the Clutter
Maria Spetalnik là người sáng lập Conquer the Clutter – một công ty dọn nhà chuyên nghiệp với 5 nhân sự ở Virginia (cách Washing D.C dăm cây số). “Thực tế mà nói, chẳng ai dại gì đi chi tiền đầu tư cho một văn phòng công ty mà nhân viên chẳng bao giờ ở đó” – Spetalnik nhận định. Làm việc ở nhà đôi khi cũng tiện. Scott, chồng Maria và cũng là đồng sáng lập công ty năm 2010, bị gẫy tay cách đây hai tháng và Maria có thể vừa làm vừa chăm sóc chồng cho đến tận khi ông hồi phục.
Tổ chức tiệc
Melissa Lanz, The Fresh 20
Melissa Lanz mở công ty riêng để tránh công việc văn phòng tù túng. The Fresh 20 được khai trương năm 2009. “Lúc đầu tôi thuê văn phòng tại trung tâm thành phố Los Angeles, tự thấy mình quan trọng ghê lắm... Trong suốt 6 tháng, tôi chỉ đến văn phòng đúng …5 lần và cảm thấy mình thật ngu ngốc” – Lanz kể lại. Bà nhanh chóng chấm dứt hợp đồng thuê văn phòng.“Tôi thích ở nhà với gia đình vào các buổi sáng chứ không muốn ngồi một chỗ 8 tiếng một ngày cho nó ì người ra” – Lanz giải thích thêm. Hiện tại, The Fresh 20 có 9 nhân sự, hầu hết là làm tại nhà. Nếu công việc tiếp tục thuận buồm xuôi gió, công ty sẽ đạt trên 1 triệu USD doanh thu năm 2013.
Mở trang web mua bán
Matthew Cheng, eCoupons.com
Matthew Cheng sáng lập eCoupons.com năm 2002 ở New Jersey (cách thành phố New York vài cây số) tại chính căn hộ 3 phòng ngủ mà hai vợ chồng anh đang sống (mỗi người làm việc ở một phòng ngủ). Cheng cho biết anh cũng đã thử thuê văn phòng nhưng thấy bất tiện nên thôi. “Ở văn phòng chúng tôi phải về muộn hơn và suốt ngày phải ăn ngoài. Nghe thì có vẻ làm được nhiều việc hơn nhưng cách đó thực sự không có lợi cho sức khỏe và làm chúng tôi cảm rất mệt mỏi” – Cheng giải thích thêm. Nhìn chung, Cheng thích làm việc ở nhà vì vừa chủ động vừa thoải mái. “Là chủ doanh nghiệp nhỏ, tôi hầu như lúc nào cũng phải làm việc. Chính vì thế có mọi thứ ở ngay cạnh mình cũng hay”.
Làm phô mai
Rynn và David Caputo, Caputo Brothers
Sau một thời gian làm cán bộ quản lý cho Johnson and Johnson, Rynn Caputo cảm thấy mệt mỏi với guồng quay công việc. Vào ngày đầu tiên của kỳ nghỉ trăng mật tại Tahiti, hay vợ chồng Rynn gặp hai đầu bếp, mỗi người đểu có nhà hàng Ý riêng ở Mỹ. “Buổi sáng hôm sau khi ngủ dậy, chồng tôi (David) nói anh ấy muốn theo đuổi công việc đó” – Rynn nhớ lại. Cô cũng cảm thấy thích công việc làm bếp nên cả hai cùng xin nghỉ việc, đăng ký học ở một trường kỹ thuật nấu ăn ở vùng duyên hải phía nam của Ý trong sáu tháng và rồi đi tìm hiểu khắp 20 vùng của Ý. “Bố mẹ chúng tôi cứ nghĩ con họ bị làm sao” – Rynn nói.
Cuối cùng, cặp đôi này mua một ngôi nhà bằng đá xây dựng cách đây 193 năm ở vùng nông thôn Spring Grove, bang Pennsylvania. Họ xây thêm một căn cạnh đó để làm xưởng sản xuất phô mai. Tháng 7/211, họ khai trương Caputo Brothers Creamery (Xưởng phô mai anh em Caputo - ý nói hai cậu con trai). Mỗi tuần, Caputo Brothers Creamery sản xuất 300-500 pound phô mai (khoảng 1-2 tạ) để cung cấp cho các cửa hàng lớn như Murry’s. Theo Caputo, công ty đang tăng trưởng với tốc độ phi mã.
Kế hoạch cuộc đời lập thế nào để luôn thành công
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc lần đầu cực hữu ích
Cách tạo CV ấn tượng để nhà tuyển dụng chọn bạn
Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên nhân sự
Chuẩn bị gì khi đi xin việc
Làm việc ở công ty nhỏ được và mất!
(st)