Lúc đầu, anh ta xuất hiện thật quyến rũ, anh ta hẹn hò với bạn, có những hành động quan tâm, chăm sóc và bảo vệ bạn, anh ta cũng là một người nổi bật giữa đám đông khiến bạn cả thấy thích thú khi được chàng hẹn gặp. Tuy nhiên, có rất nhiều cô gái mù quáng không phân biệt được giữa sự quan tâm chăm sóc và sự chiếm đoạt, sở hữu. Nên nhớ, một tình yêu đẹp là một tình yêu có sự chăm sóc lẫn nhau chứ không phải là sự sai bảo, ra lệnh.
Dấu hiệu 1: Anh ta phê bình tất cả những gì bạn làm
Ngoại trừ việc anh ta muốn giúp đỡ bạn, chỉ cho bạn lỗi sai để sửa đổi thì việc anh ta phê bình bạn thể hiện sự ngạo nghễ, muốn mình ở vị thế trên, muốn mọi thứ của bạn đều được kiểm soát và phải thông qua anh ấy. Vì vậy, anh ta không ngại ngần phê bình bạn thay vì những cách góp ý một cách nhẹ nhàng và lịch sự.
Tình huống cụ thể: “Trong khi đang ăn tối với một người đàn ông mà tôi đã hẹn hò được vài tháng, anh ta bảo muốn chỉ cho tôi vài điều. Và bạn biết không, anh ta dạy cho tôi cach tôi nên ăn uống thế nào cho lịch sự. Và bạn biết không, anh ta là người Anh nên anh ta không biết cách cầm dĩa và dao theo phong cách Mỹ như thế nào, vậy mà lại cứ phê bình tôi là cách ăn không đúng và muốn tôi phải làm theo anh ta. Với anh ta mọi thứ theo phong cách Anh mới là chuẩn mực, trong khi đó tôi lại là người Mỹ” - Monica, 26 tuổi.
Người gia trưởng thường làm mọi việc theo ý mình...
Dấu hiệu 2: Anh ta nói bạn nên làm gì với cơ thể của bạn
Ngoài việc anh ta quan tâm đến cách bạn ăn, tư thế nhảy của bạn, ngăn cản bạn không nên xăm mình, anh ta còn muốn bạn phải ăn mặc và chăm sóc cơ thể theo cách của anh ta. Đó thực sự là một người đàn ông gia trưởng và muốn thống trị.
Tình huống cụ thể: “Tôi đã từng hẹn hò với một người đàn ông cấm tôi sử dụng tóc giả. Anh ta là cái gì mà muốn tôi phải nghe theo lời anh ta trong cả cách ăn mặc và trang điểm như vậy chứ?”. - Linda, 23 tuổi.
Dấu hiệu 3: Anh ta cấm bạn giao tiếp với bạn bè
Người đàn ông gia trưởng thường không muốn bạn gái mình có nhiều mối quan hệ ngoài xã hội. Trong mắt anh ta thì tụ tập bạn bè chỉ là những hành vi vô bổ của những người nhàn rỗi. Anh ta thường nói không tốt về bạn bè của bạn. Ngoài ra, anh ta cũng không thích đi thăm họ hàng và người thân của bạn.
Tình huống cụ thể: “Ở tuổi 20, tôi đã đính hôn với một người đàn ông ghê gớm, anh ta thậm chí còn không cho tôi ngồi ở quán bar với người bạn gái thân thiết của mình. Thật không thể chịu đựng nổi” - Lisa, 24 tuổi.
Anh ta không thích bạn có những mối quan hệ khác ngoài xã hội...
Dấu hiệu 4: Anh ta không thích bạn có những sở thích cá nhân
Người đàn ông gia trưởng thường sợ phụ nữ giỏi hơn mình, vì vậy anh ta không khuyến khích bạn học tập, chơi thể thao, học nhảy, xem ca nhạc. Anh ta chỉ muốn anh ta là nhất trong lòng bạn.
Tình huống cụ thể: “Sau 5 năm ở nhà nội trợ làm một người vợ tốt, tôi quyết định đi học để lấy bằng thạc sỹ. Tôi thực sự hứng thú với môn học và trường lớp. Tuy nhiên, chồng tôi thì không như vậy. Anh ấy bảo tôi phải dừng học vì không muốn tôi học xong kiếm được nhiều tiền hơn anh ấy. Tôi thực sự cảm thấy khó nghĩ và cuối cùng quyết định không thể nghe theo lời một người đàn ông gia trưởng như vậy”. - Susan, 34 tuổi.
Dấu hiệu 5: Anh ấy không tin tưởng bạn
Anh ấy nghĩ rằng bạn không thể tự lực làm việc gì đó một mình, vì thế khi bạn ngỏ ý muốn đi học lái xe thì anh ấy không đồng ý. Anh ta cho rằng bạn chỉ nên làm những việc nội trợ hơn là ra ngoài xã hội lao động và cống hiến. Khi anh ấy không tin tưởng vào năng lực của bạn như vậy thì chứng tỏ rằng bạn không bao giờ là người tri kỉ của anh ta.
Tình huống cụ thể: “Tôi lên kế hoạch để có một vài ngày nghỉ cho thoải mái. Khi tôi liệt kê những đồ ăn cần mua thì ngay lập tức anh ta phản đối và bảo tôi sẽ chẳng thế nấu nướng hay làm được món gì ra hồn. Và cuối cùng là, khi tôi đi chợ về thì anh ta tự mang đồ vào bếp nấu một mình kèm theo lời than vãn răng tôi chẳng biết sử dụng bất kì đồ gì trong nhà. Thật không thể chịu đựng được" - Marry, 32 tuổi
Tính gia trưởng của đàn ông.
Đàn ông gia trưởng, còn đàn bà thì vừa chống lại vừa muốn lợi dụng tính gia trưởng của đàn ông.
Gia trưởng là một đặc tính phổ biến của đàn ông. Số đông đàn ông có tính gia trưởng dù cấp độ và cách biểu hiện có khác nhau. Người thì đùng đùng như sấm, như sét. Người thì im lìm như đá nhưng không thể lay chuyển. Có người thể hiện tính gia trưởng ở nhà, lại có người thể hiện tính gia trưởng ở cơ quan.
Nhiều người đến cơ quan thì đập bàn đập ghế mắng thuộc cấp như kẻ ăn, người ở nhưng về nhà với vợ lại như chi chi, vợ cho uống một chén rượu thì chỉ dám rót một chén, không dám rót hai. Ngược lại, có người đến cơ quan thì gọi dạ, bảo vâng, nhưng về đến nhà lại quát vợ nạt con như ông vua con. Đó là cách thể hiện khát vọng gia trưởng nhưng là hạ sách, vợ con mất nhờ, lại suốt đời phải sống trong tủi nhục.
Đàn ông gia trưởng, còn đàn bà thì vừa chống lại vừa muốn lợi dụng tính gia trưởng của đàn ông. Mẹ nói ra rả, thậm chí cầm cả roi, con cũng không sợ. Còn bố chỉ lừ mắt là con sợ nem nép. Vì thế, các bà mẹ thường đem bố ra dọa con, một tý dọa mách bố, hai tý dọa mách bố. Ấy là đàn bà biết lợi dụng tính gia trưởng của đàn ông.
Dù muốn hay không tính gia trưởng của đàn ông vẫn tồn tại. Từ bé con trai đã được bố dạy là phải quyết đoán, mạnh mẽ. Hễ mềm yếu một tý là bị bố mắng: Mày tính cách như đàn bà. Con trai xem bố là tấm gương, từ bé đã biết là sau này lớn lên sẽ sống như bố, vững vàng như bố, quyền uy như bố.
Ở các nước phương Đông, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn rất nặng nề. Không phải chỉ đàn ông mới trọng nam khinh nữ màn cả đàn bà cũng xem con trai hơn con gái. Như vậy, tính gia trưởng của đàn ông vừa có tính gia truyền, vừa có tính lịch sử của cả một hệ ý thức tồn tại biết bao đời nay.
Vả lại, những người có tính gia trưởng đa số là người có năng lực. Người ngu dốt không hề gia trưởng. Anh không kiếm ra tiền, sống bám vợ, đến lít xăng đổ xe máy vợ cũng phải mở ví ra mới có thì gia trưởng với ai. Vì thế, những người đàn ông gia trưởng vẫn là người có giá nhất trong thế giới mày râu.
Giadinh.net - Có nhiều người đàn ông không biết cách yêu và không biết cách thể hiện tình yêu. Tiêu biểu nhất cho mẫu đàn ông này là những người đàn ông gia trưởng, sống áp đặt.
Theo bà Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm tư vấn, nhiều người phụ nữ khốn khổ vì tính gia trưởng của chồng và nhiều người trong số họ muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân chỉ vì kiểu tình yêu áp đặt này.
Đau khổ vì được chồng... “yêu”
Trung tâm Tư vấn tâm lý Người bạn tri kỷ đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của khách hàng liên quan đến vấn đề này. Chỉ vì tính áp đặt của chồng mà không ít người phụ nữ đã phải hàng đêm rơi nước mắt, chịu không nổi nên đã gọi điện đến cho chuyên gia tư vấn tâm lý.
Gần đây nhất có một cuộc gọi từ Quảng Bình. Khách hàng lại là một phụ nữ nói giọng miền Nam đặc sệt. Chị sinh ra và lớn lên ở Vũng Tàu trong một gia đình khá giả. Chồng chị quê Quảng Bình nhưng làm việc tại Vũng Tàu.
Cơ quan bên chồng có đại diện đặt tại Quảng Bình nên tháng thì ở Quảng Bình, tháng ở Vũng Tàu. Họ yêu nhau được 6 tháng thì cưới. Ngày vợ mang bầu được 2 tháng, chồng chị thuyết phục chị về quê anh ở Quảng Bình để tiện cho ông bà nội chăm sóc.
Chị làm nghề thêu, không ràng buộc về thời gian nên đã đồng ý theo chồng về quê để dưỡng thai và sinh nở. Hai vợ chồng chị cùng thống nhất là chị sẽ ở quê khoảng 10 tháng, lúc con cứng cáp thì sẽ quay về Vũng Tàu với chồng. Lúc con chị được 3 tháng tuổi, cũng là lúc thời gian 10 tháng đã hết. Chị bàn với chồng quay về Vũng Tàu thì chồng chị không đồng ý. Anh bảo,nhà chỉ có anhlà con trai, anh đã xa bố mẹ rồi nên muốn vợ con ở nhà cho ông bà vui vầy.
Mặc dù nhớ nhà, nhớ bố mẹ, anh chị, nhớ quêhương bản quán nhưng nghĩ “thuyền theo lái, gái theo chồng” nên chị đành thôi. Mặc dù trong thâm tâm, chị cũng cảm thấy ấm ức vì chồng đã không giữ đúng lời hứa với mình.
Ngồi nhà mãi cũng chán, chị muốn mở một tiệm may ở nhà để làm việc thì chồng chị cũng không cho. Anh ấy bảo, tiền anh kiếm ra đủnuôi sống cả gia đình nên chị không phải làm gì hết, chỉ cần ở nhà trông con và chăm bố mẹ già.
Chồng chị là kỹ sư bên dầu khí. Tiền anh kiếm ra hàng tháng vài ba chục triệu đồng nên chị cũng chẳng phải logì về kinh tế. Tuy nhiên cứ ngồi nhà, chẳng giao tiếp giao du với ai, ăn không ngồi rồi phụ thuộc vào những đồng tiền mà chồng mang về cũng rất chán, nên chị đã “đấu tranh” với chồng để cho chị đi làm. Hoặc nếu không thì anh phải để mẹ con chị trở về Vũng Tàu. Nhưng chồng chị đã ra điều kiện: một là ly dị, hai là chị phải ở đây và không được đi làm gì hết.
Căng thẳng và mệt mỏi vì bị chồng khống chế áp đặt, chị vô cùng chán nản. Thời gian gần đây, anh ấy còn tỏ rõ sự ghen tuông một cách bệnh hoạn. Chị đi chợ một lúc thì anh ấy trahỏi “đi với thằng nào?”. Nếu bắt gặp chị đứng nói chuyện với bất cứ người đàn ông nào, anh ấy cũng ghen.
Những tháng ở Vũng Tàu, anh ấy thường xuyên gọi điện về nhà. Lúc anh ấy gọi về mà chị không có nhà thì thể nào sau đó cũng bị tra hỏi và hai vợ chồng lại căng thẳng và to tiếng với nhau.
Chị tâmsự với chuyên viên tư vấn: “Ngày chưa lấy nhau anh ấy cũng ghen. Em còn nhớ một lần đi học ngoại ngữ, khi anh ấy đến đón em thì bắt gặp em đang đi với một người bạn trai, anh ấy đã ghen và tỏ ra rất đau khổ. Lúc đó em không nghĩ anh ấy lại ghen bệnh hoạn như bây giờ. Thấy anh ấy ghen như vậy em lại cảm thấy hạnh phúc vì nghĩ rằng mình đã có một người đàn ông yêu mình thực sự, chứ biết đâu nên nỗi như thế này. Em chỉ muốn đi làmđể giải tỏa tinh thần và để cho cuộc sống có ý nghĩa hơn thì anh ấy lại nghĩ bậy bạ rằng em đi làm chỉ để tiện cặp bồ. Giờ cuộc sống của emnhư địa ngục trần gian. Tiến thoái lưỡng nan và không biết giải quyết thế nào!”.
Những ông chồng lắm điều, đa nghi có thể khiến hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ. |
Chồng áp đặt = bi kịch; vợ áp đặt = hạnh phúc?
Đây là công thức tâm lý học được bà Lê Thu Hiền đã đúc rút từ thực tế cuộc sống và từ kinh nghiệm tiếp xúc với khách hàng trong nhiều năm qua. Vì sao vậy?
Nhà tâm lý Lê Thu Hiền cho rằng, sở dĩ sự áp đặt của chồng dễ nảy sinh bi kịch là bởi tính gia trưởng và muốn khống chế người bạn đời theo tư tưởng gia trưởng củamình. Còn khi trong gia đình, nếu người vợ áp đặt mọi quyết định thì khi đó họ rất được chồng nể trọng. Một người đàn ông bản lĩnh, hiểu biết thì mới làm được điều này, vì khi đó họ đã vượt qua được quan niệm gia trưởng ăn sâu từ hàng nghìn năm qua.
Một lý do khác, khi người đàn bà áp đặt thì gia đình đó hạnh phúc là bởi giữa đàn ông và đàn bà có sự khác nhau rất lớn trong quan niệm và ứng xử đối với gia đình. Đàn ông xem gia đình là nơi nương náu sau thời gian làm việc bươn chải ngoài xã hội.
Gia đình đối với đàn bà còn có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều. Nó không chỉ là nơi nương náu mà là hy vọng và cả cuộc đời của phụ nữ. Gia đình đối với phụ nữ là tất cả. Vì vậy, khi quyết định bất cứ việc gì trong gia đình, xuất phát điểm của phụ nữ cũng đều vì gia đình. Bởi vậy, sự áp đặt của phụ nữ không ngoài mục đích đó.
Còn người đàn ông, khi họ áp đặt thường là do theo ý muốn chủ quan và xuất phát từ mục đích tối thượng là cái tôi của họ. Khi quyết định chuyện gia đình xuất phát từ cái tôi thì lúc đó bi kịch nảy sinh.
Quay trở lại trường hợp của cặp vợ chồng ở trên, bà Hiền cho biết: thực ra vì yêu vợ nên anh chồngmới như vậy. Anh ta nghĩ đơn thuần đi kiếm tiền mang về cho vợ con, để vợ không phải chật vật kiếm sống. Xuất phát điểm là vì anh ta yêu vợ. Việc anh ta ghen cũng là vì yêu vợ. Nhưng do không hiểu vợ, do mang tư tưởng gia trưởng và sống áp đặt nên vô hình chung đã tạo nên một sức ép với người bạn đời.
Bản thân anh ta không nhận thức được rằng, những suy nghĩ và quyết định của anh ta là làm khổ vợ. Anh ta chỉ nghĩ rằng, anh lo cho vợ đến như vậy thì không có lý do gì vợ anh phải khổ cả. Đó làsuy nghĩ chủ quan của anh. Bằng tư tưởng gia trưởng và cách sống áp đặt này, anh ta sẽ dần giết chết tình yêu của vợ và có thể đẩy gia đình vào thảm kịch.
Trên thực tế có rất nhiều đàn ông mang tư tưởng và cách sống này. Đây chính là mẫu đàn ôngtiêu biểu nhất cho dạng đàn ông không biết cách yêu.
Gia đình phải được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu, tôn trọng và cảm thông lẫn nhau của vợ và chồng. |
Tác động... ngược
Theo bà Hiền, giữa hai vợ chồng luôn luôn tồn tại những sự khác biệt lớn. Bất kể họ là hai người tốt hay xấu, yêu nhau hay không yêu nhau. Do vậy giữa vợ và chồng thường xảy ra tình trạng không hiểu nhau.
Đặc biệt đối với những người đàn ông gia trưởng, họ luôn cho rằng những điều họ nghĩ là đúng nên chính điều đó đã cản họ không hiểu được người bạn đời của mình cần gì và thích gì. Cái mà họ nghĩ là vợ cần thì thực ra hoàn toàn khôngphải. Do vậy những việc mà họ cố công làm cho vợ rốt cuộc chỉ là con số 0. Bi kịch là ở đó.
Cũng tại Trung tâm tư vấn tâm lý Người bạn tri kỷ, một người đàn ông bức xúc gọi điện phàn nàn về vợ anh. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, để thể hiện sự quan tâm đến vợ, anh đã mua một bộ đồ tràng kỷ về tặng mẹ vợ.
Tiền mua tủ, bàn ghế và tiền thuê xe chở từ Hà Nội vào tận Quảng Bình lên đến 50 triệu đồng. Mặc dù tốn kém, vất vả lắm anh mới mang được quà biếu về cho mẹ vợ, nhưng vợ anh vẫn không hài lòng. Khi chuyên gia tư vấn hỏi vợ anh ta thì chị vợ kể: anh ta làm mà không báo trước cho vợ một câu.
Chiều 28 Tết, cơ quan vừa cho nghỉ Tết, đang chuẩn bị đi mua sắm thì chồng chị đột ngột bảo chị theo xe về quê để mang bàn ghế về cho mẹ. Vì không được tham khảo ý kiến của mình, hơn nữanghĩ gia cảnh của mình còn khó khăn, nhà cửa chưa có, nợ nần chưa trả, nên việc làm thơm thảo của chồng càng khiến chị tức tối.
Theo bà Hiền, yêu là một kỹ năng được rèn luyện, không chỉ là cảm xúc. Yêu còn được gọi là hành động thể hiện thiện chí. Đôi khi bản chất việc mình làm là tốt nhưng vì không có khả năng thấu hiểu, không hiểu được tình cảm của người bạn đời, nên sự việc mà mình cho là tốt đẹp lại làm người bạn đời đau khổ và thất vọng.