Đàn ông làm gì sau khi ly hôn?



Khi ly hôn, bao giờ cũng có người ra đi và kẻ ở lại. Hiếm khi một cặp vợ chồng đã ly dị lại cùng nhau bước trên con đường riêng của mình. Thông thường, người khởi xướng cuộc ly hôn là người đã không còn nhiệt tình với cuộc hôn nhân của họ nữa.
 


NỖI NIỀM ĐÀN ÔNG SAU KHI LY HÔN


Và khi người cất bước ra đi ở đây là vợ bạn, chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ và chưa chuẩn bị sẵn về mặt tâm lý, cảm xúc và phải tự đối diện với cảm xúc của chính mình sau cuộc ly hôn. Bạn phải học cách chấp nhận cuộc hôn nhân đã đặt dấu chấm hết và đó là lúc bạn trở lại thời kì độc thân, không còn thân phận của người chồng như trước đây nữa.

Đa phần, rắc rối xảy đến với người “ở lại” chính là bạn đã không sớm nhận ra những dấu hiệu cảnh báo về sự "xuống cấp” trong cuộc hôn nhân của mình. Có thể bạn nhìn thấy nhưng lại không muốn thừa nhận vì bạn không muốn mất người bạn đời. Và trong suốt tiến trình ly hôn, bạn tiếp tục cố gắng làm nhiều thứ để kiểm soát tình hình, để mang nàng trở lại bên bạn. Nhưng cuối cùng, bạn lại tạo thêm xung đột và khiến cuộc ly hôn càng trở nên tệ hơn.


Khi người bạn đời đã rời bỏ bạn, điều tốt nhất bạn có thể làm cho chính mình là chấp nhận thực tế. Điều bạn có thể kiểm soát lúc này chính là cảm xúc của mình.

Người bạn đời từ lâu đã mất ngọn lửa đam mê và muốn ly hôn không phải vì muốn làm tổn thương bạn, mà vì muốn thoát khỏi cuộc hôn nhân vốn đã có nhiều “vết thương”. Những hành động quá giới hạn của bạn lúc này sẽ không thể làm lay chuyển quyết định và cảm xúc của nàng.

Thay vì cố níu kéo, hãy tập trung kiểm soát cảm xúc, bạn sẽ có thêm nghị lực để vượt qua giai đoạn ly hôn thuận lợi và dễ dàng. Khống chế về mặt cảm xúc cũng là biện pháp tốt để bạn đứng dậy và bắt đầu lại sau ly hôn.

Đàn ông sau khi ly hôn có hay nghĩ đến vợ cũ không

 


Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về phụ nữ sau li hôn vì chúng ta thường nghĩ rằng phụ nữ thiệt thòi hơn. Nhưng thực ra đàn ông sau li hôn cũng gặp phải những khó khăn không kém và rất cần được thông cảm.

Theo con số thống kê ở nhiều nước cho thấy, sau li hôn hoặc vợ sớm qua đời, đàn ông thường "đi bước nữa" nhiều hơn và nhanh hơn phụ nữ. Từ hiện tượng đó, có người cho rằng đàn ông không chung thủy, họ dễ quên đi cái quá khứ gắn bó với người bạn đời đầu gối mà kề để mau chóng đi tìm hạnh phúc mới. Vậy đàn ông có phải những kẻ bạc tình đáng để người đời chê trách?

Công trình khoa học của tiến sĩ tâm lý Jonathan thuộc "Viện nghiên cứu giới tính con người" ở London đã cho thấy, thực ra đàn ông tái hôn sớm có lý do của họ xã hội cần thông cảm và tạo điều kiện giúp họ hàn gắn vết thương lòng.

Điểm yếu của phái mạnh

Thực tế, nếu những người đàn ông góa vợ hoặc bị vợ bỏ kéo dài thời gian sống độc thân, sẽ có tỷ lệ đáng kể suy sụp về tinh thần, rơi vào tình trạng chán đời, sống buông thả, tuổi họ bị rút ngắn. Điều đó chứng tỏ về mặt tâm lý, đàn ông yếu hơn phụ nữ và hôn nhân cần thiết cho nam giới hơn, mặc dầu xưa nay người ta vẫn tưởng đàn bà cần đàn ông hơn.

Lý do thứ nhất: Đàn ông tỏ ra kém cỏi trong việc tổ chức cuộc sống riêng, nhất là sau một thời gian dài đã có vợ lo việc đó cho mình. Họ rất khó quen với tình trạng không có vợ. Hiếm khi đàn ông độc thân ngồi tỉ mỉ nhặt từng hạt sạn trước khi thổi cơm hoặc tự mạng một chỗ quần bị thủng do tàn thuốc lá. Đó là chưa kể đến những việc công phu hơn như lau từng cái giát giường hay thường xuyên thu dọn nhà cửa. Cho nên bước vào nơi ở của người đàn ông độc thân có thể nhận ra ngay.

Lý do thứ 2: Sau li hôn, đa số đàn ông phải sống cô đơn trong nghĩa cụ thể nhất của từ này. Bởi vì phụ nữ sau li hôn thường sống với con. Tòa án cũng thường ưu tiên quyền nuôi con cho người mẹ. Tình trạng người đàn ông sống một mình rất bất lợi cho họ về tâm lý. Vì lười nội trợ nên đàn ông độc thân có nhiều thì giờ nhàn rỗi hơn phụ nữ và chính điều đó làm cho họ buồn hơn.

Có người lấy rượu giải sầu, có thể ngồi một mình "tâm sự" với chai rượu hàng giờ đồng hồ. Đàn ông cô đơn cũng hút thuốc lá nhiều hơn người có vợ vì họ có thể tự do phun khói bất kỳ lúc nào. Một khi rượu phối hợp với thuốc lá thì sự phá hủy sức khỏe của nó lớn hơn nhiều lần so với từng thói xấu này riêng rẽ.

Mặt khác, con người không chỉ là một cá thể sinh học mà còn là một mà còn là một đơn vị xã hội. Vì vậy, khi trở về căn phòng vắng lặng của mình, mất cơ hội giao tiếp với người khác khiến tâm lý người cô đơn trở nên nặng nề hơn. Một anh kể rằng: có lúc trên ti vi chiếu chương trình "gặp nhau cuối tuần", anh ta phải tắt đi không dám xem, sợ cười một mình chẳng khác gì người điên.

Đàn ông độc thân cũng không thích kết bạn với nhau như phụ nữ, họ cũng mặc cảm tình trạng cô đơn của mình nên không chơi với những đàn ông có gia đình. Việc không có ai an ủi, động viên làm mất đi tính tự tin, ảnh hưởng đến tốcđộ phản xạ cần thiết của hệ thần kinh. Điều đó giải thích vì sao đàn ông độc thân hay bị tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động hơn đàn ông có gia đình.

Bài học hôn nhân

Có lẽ vì những lý do trên mà người đàn ông rơi vào tình trạng năng nổi hơn trong việc đi tìm bạn đời. Do không phải nuôi con, họ có thể rảnh rang đến các câu lạc bộ kết bạn hay lui tới những nơi khiêu vũ, hội hè đông người, ở đó họ có thể gặp gỡ nhiều bạn gái. Diện tìm bạn gái với đàn ông cũng rộng hơn phụ nữ rất nhiều. Họ có thể kết hôn với bất kỳ người phụ nữ ở độ tuổi nào miễn là đủ tuổi kết hôn và ưng thuận lấy họ. Trong khi phụ nữ rất ngại dư luận cho là mình "chài" một chàng "trai lơ", ít tuổi hơn mình. Đó là chưa kể cái khó của phụ nữ là làm sao tìm được người đàn ông hòa hợp với đứa con riêng.

Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là, số đàn ông li hôn lần thứ 2 cũng nhiều hơn phụ nữ. Đó là chưa kể những người rơi vào tình trạng ly hôn mãn tính, nghĩa là lấy vợ nhiều lần nhưng chẳng lần nào tồn tại được lâu. Thông thường cái cảm giác không có vợ, khao khát một người bạn đời sẽ mất đi ngay sau khi lấy vợ không lâu và họ lại gặp phải những khó khăn như ở cuộc hôn nhân trước, để cuối cùng lại đi vào vết xe đổ. Nhất là với những đàn ông bảo thủ không bao giờ nhìn thấy những mặt khó chịu của mình.

Những kinh nghiệm quý giá

Họ thường dựa vào ý kiến bênh vực của bạn bè hay người thân - là những người thực ra chẳng hiểu mấy về họ để cho rằng họ luôn đúng, cho nên trong cuộc hôn nhân tiếp theo họ vẫn không khắc phục được những khuyết điểm trước kia. Ngày nay phần lớn xã hội nói chung đã cảm thông và không còn khắt khe với những người đàn ông tái hôn sớm. Tuy nhiên, vấn đề không ở chỗ đàn ông nên tái hôn sớm hay muộn mà là cần rút ra kinh nghiệm thất bại trước để tìm thấy hạnh phúc trong hôn nhân sau.

NHỮNG ĐIỀU ĐÀN ÔNG CẦN BIẾT KHI LY HÔN


Ở tuổi trung niên, thay vì được vui vầy bên con cháu, có những người đàn ông buộc phải sống độc thân và tìm đến hội những người cũng cảnh ngộ để chia sẻ nỗi buồn. Khi cô con gái út vừa lên máy bay đi du học Mỹ thì ông Việt lên tòa nộp đơn ly hôn. Xem ra ông đã chịu đựng và tính toán việc này từ lâu lắm rồi, nhưng đợi cho con cái ổn định xong ông mới sống cho mình. Ông ra đi tay trắng, không đòi hỏi gì. Toàn bộ tài sản để lại hết cho vợ, 3 người con đều đã trưởng thành, đều yên bề gia thất với cuộc sống vật chất dư dả, phần ông chỉ cần sự tự do.

Đừng vội vàng thử sau ly hôn

Cho nên, khi đến tòa ông chỉ yêu cầu nhanh chóng giải quyết bản án, còn tài sản thì không cần pháp luật can thiệp. Không lâu sau đó, quen một người phụ nữ mới, ông thuê một căn hộ nhỏ để bắt đầu lại cuộc sống. Với óc nhạy bén sẵn có, ông không ngần ngại bắt đầu những chiến lược kinh doanh mới, không ai ngờ ở tuổi 50 mà ông còn hào hứng với công việc như vậy.

Lại bắt đầu lại với hôn nhân và sự nghiệp. Căn hộ mới của ông vừa ổn định chưa được bao lâu thì ông đón thêm một vị khách không mời. Bạn học thời trẻ của ông, ông Dũng cũng trong hoàn cảnh tương tự, vì mâu thuẫn với vợ nên ông Dũng buộc phải rời khỏi ngôi nhà do mình tạo dựng, tay xách nách mang lỉnh kỉnh đồ đạc đến nhà bạn tá túc. Cuộc sống gia đình ông Việt cũng vì vậy mà xáo trộn, cô vợ trẻ sau giờ làm về nhà đâm ra lúng túng vì không biết làm thế nào để sinh hoạt tự nhiên trước mặt người bạn lớn tuổi của chồng.

Buộc phải mặc bộ đồ kín đáo hơn thay cho việc mặc váy như mọi lần, ăn nói cũng phải nhã nhặn hơn mọi ngày vì trong nhà có khách, bình thường về đến nhà phải ở trong phòng tắm thư giãn đến gần 1 giờ mới ra thì nay phải gác lại việc tắm để nhanh tay xắn áo lên vào bếp cho kịp bữa tối; những khoảnh khắc vui vẻ bên chồng cũng vì thế mà kiềm chế, để dành và không được bộc lộ. Đêm đến, ông Việt lại ngủ cùng với bạn, tạm để cô vợ trẻ ngủ một mình.
   
 LỜI VÀNG CẦN GHI NHỚ !

    Trong những cuộc chia tay, phái nữ bao giờ cũng thiệt thòi, vì thế khi đã “biết địch – biết ta”, một người “nội tướng” tuyệt vời không nên đẩy các ông chồng vào tư thế “đối đầu” với những căng thẳng trong việc nuôi dạy con, quan điểm về tiền bạc… Cho dù thành công hay thất bại ngoài xã hội, bao giờ người đàn ông cũng rất cần thái độ tôn trọng, quan tâm chăm sóc. Dù trên đầu hai thứ tóc, họ vẫn chỉ là một đứa trẻ, thích hưởng thụ những sự chăm sóc dịu dàng trong một cõi đi về của mình.

    Vũ khí của đàn ông là sự cương quyết, vũ khí của phụ nữ là sự dịu dàng, một khi có được sự kết hợp ăn ý giữa hai “loại vũ khí” này thì tuổi trung niên sợ gì… ly hôn!

Thời gian dành cho vợ hầu như không còn vì sau khi dùng bữa tối là ông lại cùng đàm đạo và uống trà với bạn. Hai người từng “ngang dọc một thời” với những dự án làm ăn lớn, đến tuổi tứ tuần và ngũ tuần coi như họ đã hài lòng bởi sự nghiệp với số tài sản đáng kể, đáng để tự hào với bạn bè cùng trang lứa, con cái cũng thành danh và khôn lớn cả. Ấy vậy mà họ không nhận được sự đồng thuận từ người bạn đời, vốn chẳng bao giờ ra đường kiếm tiền nhưng luôn cho rằng số tiền chồng mang về là không đủ. Khi người chồng làm ăn thất bát thì chì chiết, nghi ngờ tẩu tán tài sản cho bồ nhí, con riêng.

Có ai ngờ, ở cái tuổi đầu hai thứ tóc mà ông Dũng còn khóc rưng rức trước mặt bạn, thậm chí còn có ý định tự tử. Cũng đôi khi người vợ ông Dũng gọi cho ông Việt, hỏi xem chồng mình có ghé qua đó không, có bị làm sao không. Rồi thôi. Bạn bè ông tuy không cùng cảnh ngộ nhưng cũng lắm cảnh dở khóc dở cười.

Có người bị mất trắng tài sản dù chỉ mới ly thân, do vợ đã âm thầm chuyển tiền sang tài khoản nước ngoài đứng tên mình hoặc sang tên bất động sản cho con cái, họ hàng bên ngoại. Đến cái tuổi được nghỉ ngơi thì phải loay hoay bắt đầu lại. Có người chuyển sang hưởng thụ để bù cho tuổi thanh xuân vất vả như bỏ hàng đống tiền ra mua xe khủng, chơi cờ bạc ở nước ngoài, đầu tư cho các cuộc tình với những cô gái trẻ…

Xem ra có kế hoạch ở lâu tại nhà bạn, nên ông Dũng cũng sắm đầy đủ các vật dụng cá nhân như khăn tắm, xà bông… và cả các loại thực phẩm để chia sẻ với chủ nhà, nhưng cuộc sống của một gia đình khác hẳn với cuộc sống của hai người đàn ông độc thân. Cho nên, khoảng được 3 ngày thì ông Việt phải nói khéo để ông Dũng quay về nhà… ở tạm rồi tính tiếp.

Theo luật sư Huỳnh Minh Vũ, hiện tỷ lệ ly hôn tại Việt Nam là 30%. Nghĩa là cứ khoảng 3 cặp vợ chồng kết hôn thì có một cặp ly hôn.

Còn theo khảo sát của các chuyên gia tư vấn hôn nhân gia đình, độ tuổi ly hôn tập trung ở hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, là những năm đầu hôn nhân, khi giữa hai vợ chồng còn cái tôi quá lớn, còn quá ích kỷ, quá trẻ, chưa biết hy sinh cho nhau, chưa nghĩ đến tương lai con cái, mà chỉ tập trung cho sự hiếu thắng của cá nhân và sự hy vọng về một người bạn đời khác ngoài chồng, ngoài vợ. Và giai đoạn thứ hai là khi cả hai vợ chồng đã bước vào tuổi trung niên, con cái đã trưởng thành, sự nghiệp đã ổn định, đã không còn tham vọng gì nữa, cuộc sống viên mãn, bước vào giai đoạn vui vầy với con cháu, đáng lẽ cả hai cùng nghỉ ngơi, hưởng thụ thì lại… phải ly hôn.

Chỉ riêng giai đoạn giữa của hôn nhân thì tỷ lệ ly hôn thấp (vợ chồng trong độ tuổi 30 – 40), vì lúc này họ còn phải thực hiện các nghĩa vụ. Nghĩa vụ nuôi dạy con cái, nghĩa vụ kiếm tiền, báo hiếu cho cha mẹ và họ hàng, phấn đấu sự nghiệp để cạnh tranh với bạn bè đồng trang lứa. Và cuối cùng, đàn ông trung niên độc thân chỉ vì hai lý do chính mà chung quy lại cũng từ sự tự ái cá nhân, đó là người vợ không còn đồng thuận như lúc trước mà luôn cãi lời chồng, hắt hủi chồng; lý do thứ hai ít ai nói ra một cách công khai là sức khỏe sinh lý đã bắt đầu suy giảm hoặc kết thúc.
Theo Chuyên viên tâm lý Lê Khanh (Phòng Tư vấn tâm lý gia đình & Trẻ em TP.HCM), khi đến tuổi trung niên, sau một thời gian tập trung vào các hoạt động mưu sinh, người đàn ông thường đứng trước hai kết quả: Thành công với một công việc và có thu nhập ổn định hoặc thất bại và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Với kết quả thứ nhất, tâm lý chung là bắt đầu muốn hưởng thụ, và sự hưởng thụ thường kéo theo tính ích kỷ. Điều này sẽ đụng phải những phê phán và ngay cả nhu cầu đòi hỏi sự quan tâm, chiều chuộng của người vợ, mà lúc đó cũng đã bước vào giai đoạn “hồi xuân”. Với kết quả thứ hai thì lại đem đến sự mặc cảm, nhất là nếu gặp phải một người vợ thiếu tế nhị và tôn trọng, dùng chính khả năng tài chính của mình để áp đặt. Như vậy trong hai kết quả đều có thể đưa đến những mâu thuẫn dẫn đến ly hôn.Ngoài ra, tâm lý chung của đàn ông là thích khám phá, thích trải nghiệm những cảm giác mới lạ, mà sau bao năm “chinh chiến” thì “cảnh nhà” bắt đầu cũ, “người nhà” bắt đầu nhàm, nhất là khi con cái đã ổn định việc học hay ra riêng, thì “tổ ấm” bắt đầu trở thành “tổ lạnh”. Bên cạnh đó, cũng không thiếu những cô gái thích tìm đến những quý ông lịch lãm, nhiều kinh nghiệm “chiến trường” hơn là những chàng trai mới lớn, tuy đã 2 – 3 chục tuổi nhưng vẫn còn “ngây thơ” hay đã sớm bộc lộ tính “gia trưởng”. Điều nguy hiểm là những cô gái đó chỉ coi các ông như một cơ hội để đáp ứng cho mình một số nhu cầu nào đó về tinh thần hay vật chất, không hề có ý định gắn bó lâu dài, nhưng nhiều bậc mày râu lại tưởng bở, cho rằng với tuổi tác, kinh nghiệm và nhất là khi có “cơ sở vật chất” ổn định thì mình có thể lên kế hoạch cho một cái tổ ấm “chồng già – vợ trẻ là tiên” của mình. Cho đến khi cả tình lẫn tiền đều vỗ cánh bay xa, muốn quay về với cái tổ ấm cũ mà mình đã “quyết tâm” rời bỏ thì đã muộn! Vì thế, người đàn ông trung niên nên có sự tỉnh táo, dùng chính kinh nghiệm của mình để giữ vững thói quen “cơm nhà, quà vợ” với sự quan tâm chăm sóc đến vợ con vì đó mới là sự ổn định lâu dài, giúp họ yên tâm khi bước vào tuổi già.Thanh niên

Những việc đàn ông cần làm ngay khi vừa ly dị vợ

Tuy chả ai muốn, nhưng cứ mỗi ngày lại có một cuộc hôn nhân tan vỡ. Ngay sau khi ly dị, cảm giác của người đàn ông vừa bàng hoàng vừa hối hận vừa như thoát chết lại vừa như mất thăng bằng. Vậy phải cư xử ra sao? Phải hành động thế nào? Dưới đây chúng tôi xin đưa ra vài gợi ý để các bạn tham khảo:

1. Bước ra khỏi tòa án ly hôn, việc đầu tiên là bạn hãy tự đấm vào ngực mình ba cái để kiểm tra xem đang mơ hay đang tỉnh.

2. Giữ một khuôn mặt buồn, có tí nước mắt thì càng tốt để phù hợp với hoàn cảnh. Tuyệt đối không nhảy chân sáo và không cười to.

3. Kiểm tra lại ví. Nếu còn đủ tiền thì vào quán làm cốc bia, ngồi một mình suy nghĩ tiếp.

4. Tuyệt đối không lái xe trong tâm trạng đang phấn khích để tránh tai nạn giao thông.

5. Nhìn lên bầu trời. Nhìn chim bay để tận hưởng cảm giác tự do.

6. Lập tức nhớ lại danh sách các bạn gái cũ. Đề ra phương hướng, mục đích và khái niệm của những bạn gái sắp quen.

7. Mua quần áo mới. Mua dầu tắm. Mua nước hoa. Mua quần đùi và may ô mới.

8. Nhìn kỹ toàn thân trong gương đặt tại phòng tắm. Nghiêm khắc nhìn ra ưu điểm và khuyết điểm.

9. Kiểm tra tiền bạc, tư trang, sổ tiết kiệm. Xem lại gạo, củi, nước mắm và dầu ăn trong bếp. Đuổi tất cả chó, mèo ra khỏi nhà.

10. Giữ một nụ cười bí hiểm trên môi. Giữ một vẻ mặt cô đơn, lãng mạn nhưng đượm buồn.

11. Bắt đầu ngồi một mình ở quán cà phê. Không vồ vập các cô gái trẻ.

12. Tìm địa chỉ các nhà hàng và quán bar.

13. Kín đáo mua và bôi kem chống nắng.

14. Mặc quần jean. Đi giày thể thao. Áo sơ mi xắn tay hoặc mở cúc trên.

15. Nửa đêm thức dậy, quờ tay sang bên cạnh để tin chắc mình vẫn tự do.

16. Rủ bạn bè đến nhà chơi, trong đó nhất thiết phải có các cô gái. Đánh bài, ăn uống hoặc hát suốt đêm để chứng tỏ mình làm chủ hoàn toàn căn nhà.

17. Lên mạng nghe các bài hát tuổi teen, tập cho quen dần.

18. Nhắn tin cho bồ cũ: “Em khỏe không? Anh có chuyện quan trọng muốn nói. Anh nghĩ mình đã hiểu ra nhiều!”.

19. Bắt đầu đi xem phim ở rạp. Chú ý đặc biệt tới các phim hoạt hình, tránh xa các phim về bi kịch gia đình.

20. Mua dao cạo râu loại tốt nhất.

21. Mua nhiều kẹo cao su có mùi vị khác nhau. Thường xuyên nhai.

22. Khi ngồi trong đám đông, thỉnh thoảng kín đáo thở dài.

23. Tránh ăn cơm tại nhà để khỏi phải rửa chén đĩa.

24. Đánh bóng răng.

25. Nói về phụ nữ một cách e dè pha kính cẩn.

26. Đi dự đám cưới bạn bè với thái độ trang trọng, nghiêm túc và sâu lắng.

27. Nếu biết đàn piano thì đánh lúc đêm khuya. Có thể chơi đi chơi lại một bài.

28. Nếu trời mưa nhỏ, ra đường và không mặc áo mưa.

29. Nói về vợ cũ một cách trìu mến. Nhận tất cả các khuyết điểm về mình.

30. Bỗng dưng muốn khóc.


Đừng vội vàng tái hôn sau ly hôn


Sau ly hôn, vội vã bước vào một cuộc hôn nhân khác là sai lầm. Sau ly hôn, cuộc sống vẫn tiếp tục. Sau ly hôn, người ta vẫn cần được sẻ chia, được yêu thương và đem đến yêu thương cho một người nào đó… Nhưng, so với lần kết hôn đầu tiên, tái hôn phức tạp và khó khăn hơn bội phần.

Khi kết hôn, người ta thường “ưu tiên” cho tình yêu trước, quyết định chọn bạn đời cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều, bởi ta chọn “một nửa” chỉ cho riêng ta. Nhưng khi tái hôn, ta không chỉ vì tình yêu, không chỉ chọn bạn đời cho mình mà còn cho cả con cái. Thế nên, ta phải đắn đo, suy xét nhiều điều.

Tôi có những người bạn gái đã chán ngán cuộc sống hôn nhân nhưng vẫn cố níu giữ nó với những lý lẽ không phải là không có lý. Họ e ngại rằng, ly hôn rồi không biết có “ở vậy” được không hay lại “cầm lòng không đậu” mà vơ quàng vơ xiên phải đối tượng còn tệ hơn người cũ. Đó là chưa kể đến trăm mối phức tạp, rồi con ông, con bà, con chúng ta… Vậy thì tốt nhất là không ly hôn để tránh… tái hôn!

Thực tế, khi tái hôn chẳng mấy ai có được cuộc sống ấm êm, vẹn cả đôi đường. Người phụ nữ khi đã ly hôn, dù không phải lỗi của họ, dù họ có nhiều điều tốt đẹp thì vẫn cứ “rớt giá” trong mắt mọi người, bởi đã qua một lần đò. Nếu thêm vướng bận con cái lại càng “mất thế” hơn nhiều. Bởi vậy, “chẳng dại chui đầu vào rọ” như suy nghĩ của chị Hoàng Anh cũng là suy nghĩ của nhiều phụ nữ sau ly hôn.

Ly hôn thường tạo ra tâm lí tổn thương trong mỗi người
   

    Sau ly hôn, thường thì người đàn ông bước tiếp “tập hai” nhẹ nhàng, đơn giản hơn nhiều so với người phụ nữ. Chẳng phải họ “có giá” gì hơn, nhưng do quan niệm xã hội, dù đã “thoáng” hơn rất nhiều, vẫn cứ bất công với người phụ nữ. Cứ nhìn vào thực tế thì thấy rõ, đàn ông đã “một đời vợ” vẫn có thể tái hôn dễ dàng với “gái tân”, nhưng phụ nữ “một đời chồng” mà lấy được “trai tân” là điều hiếm thấy. Họ nhẹ nhàng hơn cũng bởi vì khi đã ly hôn, họ ít khi trực tiếp nuôi con nên cái sự “ràng buộc” cũng phần nào được “nới lỏng”, dễ được chấp nhận hơn.!

Dù cũng đau khổ, mất lòng tin vào hôn nhân, nhưng sau một thời gian nguôi ngoai, đàn ông lại háo hức “bước tiếp” với tinh thần đầy lạc quan, và cho rằng chẳng có gì đáng ngại nếu cả hai đều có lòng. Và việc tái hôn hình như cũng chẳng mấy quan trọng, nếu không được như mong đợi thì cũng “đáng để thử một lần lắm chứ!”.

Đừng vội vã tái hôn khi tâm lí chưa ổn định

Tôi cứ nghĩ mãi điều này, chỉ “thử” thôi sao? Chuyện hệ trọng liên quan đến cuộc đời của không chỉ một người mà sao lại là “thử”? Chỉ riêng mình anh thôi hay rất nhiều người đàn ông trước khi tái hôn đều nghĩ như thế? Biết bao bi kịch từ những cuộc “tái hôn” mà không được suy xét thấu đáo mọi bề. Biết bao cuộc “tái hôn” mau chóng thất bại khi những người trong cuộc chưa được trang bị đầy đủ những kỹ năng sống cần thiết cho “tập 2”, hoặc do chưa đủ tấm lòng độ lượng bao dung. Vậy nên, chuyện vô cùng quan trọng này chúng ta không thể “thử”.

Tái hôn, dẫu có là “con đường hoa hồng” thì thực sự cũng rất khó để vượt qua. Hoa hồng dù đẹp và ngát hương, nhưng ẩn sau những bông hoa đẹp là rất nhiều gai nhọn. Ai dám chắc bước đi trên con đường ngát hương hoa ấy mà không một lần “dính” gai tứa máu, đớn đau? Chẳng có hạnh phúc nào trọn vẹn, đặc biệt là hạnh phúc từ những cuộc tái hôn nếu không được trân trọng và có ý thức giữ gìn, vun đắp… Đối với con riêng của mỗi người, cũng cần trang bị cho chúng kiến thức cần thiết về kỹ năng ứng xử trong cuộc sống mới, nếu chúng đã đủ lớn để hiểu biết. Và hơn cả, cần nhất vẫn là tình yêu thương, tấm lòng nhân hậu, bao dung. Chỉ có vậy mới có thể hóa giải được những xung đột tất yếu trong cuộc sống chung “lắp ghép” này.

Sẽ chẳng ngoa chút nào nếu nói rằng, tái hôn đòi hỏi lòng dũng cảm, sự kiên trì và tấm lòng rộng mở. Tái hôn đòi hỏi ý thức và sự nỗ lực gấp nhiều lần của mỗi người trong cuộc. Để vững vàng trong suốt hành trình và đi hết con đường này, ngoài nỗ lực vượt khó của hai người trong cuộc, còn cần đến sự ủng hộ, giúp sức của những người thân yêu bên cạnh hai người. Điều này xin chớ bỏ qua, bởi chính họ sẽ cùng ta làm nên cuộc sống mới.

Tòa sẽ nói những câu gì trong ngày xử ly hôn ?

1) Trong phòng xử, vị hội thẩm hỏi ba Ngọc: “Anh có thể tha thứ cho vợ để làm lại từ đầu không? Nếu cần thiết, phiên tòa có thể hoãn cho anh suy nghĩ, để cùng anh cứu vớt một gia đình. Vì hạnh phúc của các con anh thì không một điều gì có thể mua được”…

2) Chủ tọa hỏi: “Chị có bị chồng đối xử bạo lực, đánh đập không?”. Chị lắc đầu, đưa tay gạt nước mắt, nói: “Đánh đập đâu phải là lý do dẫn đến ly hôn. Vợ chồng mà không còn coi trọng, vô tâm thì sống chung nữa để làm gì?”.

Chủ tọa quay sang anh phân tích: “Là chồng, lẽ ra anh phải có trách nhiệm lo toan, gầy dựng kinh tế gia đình, ít nhất cũng bảo đảm cho vợ một chỗ dựa tinh thần, chứ sao lại quá coi thường vợ như vậy?”. Anh biện minh: “Tôi yêu vợ lắm, chỉ muốn kéo cổ về thực tế, vì cổ đang sống với mộng tưởng…”. Chị nghe, hai hàng nước mắt lăn dài.

3) Chị ngồi bên cạnh khóc nấc, không nói được câu nào. Dù chị bảo ba má chồng quá đáng, chửi chị là đồ ăn bám, xúi chồng chị đâm đơn ly hôn, đánh chị bầm tím hết chân tay mình mẩy nhưng chị vẫn cương quyết muốn níu giữ gia đình. Hội đồng xét xử khuyên chị phải biết nhường nhịn, nếu muốn níu kéo gia đình thì phải thay đổi, kiếm việc làm, tránh ở nhà xô xát với gia đình chồng. Anh lạnh lùng bảo: “Tôi không chấp nhận, cô hứa sửa đổi bao nhiêu lần rồi vẫn chứng nào tật nấy”.

4) Trong phòng xử, vị hội thẩm chia sẽ với đôi vợ chồng trẻ ly hôn vì lý do mâu thuẩn nhỏ: Tòa nói: ” Trong cuộc sống, có nhiều lúc vì phút bốc đồng, nông nổi, chúng ta thường để tuột mất điều quý giá nhất ra khỏi tầm tay. Để rồi khi mất đi, chúng ta mới chợt nhận ra điều đó mới thực sự là quan trọng với cuộc đời mình.Trong tình yêu cũng vậy, nhiều lúc chúng ta thường để những điều vặt vãnh chen ngang vào cuộc sống lứa đôi hoặc bị chi phối bởi cơn ghen cuồng say, mâu thuẫn gia đình… chúng ta để tình cảm của cả hai trượt khỏi vòng kiểm soát, rồi đôi người đôi ngả chia ly. Khi mọi sự đã xong xuôi, ngồi bình tâm nghĩ lại thì lúc này, sự day dứt, hối hận trào dâng khiến chúng ta muốn chạy thật nhanh đến bên người kia để hàn gắn nhưng rồi vì lý trí, vì “sĩ diện” không ai cho phép mình được năn nỉ người kia quay trở lại”…

‘Sống sót’ sau ly hôn

Khi kết hôn, ai cũng muốn có cuộc hôn hoàn hảo, sống với  nhau đến “đầu bạc răng long”, “con đàn cháu đống”. Thế nhưng hôn nhân không giống như một kế hoạch mà bạn có thể chỉnh sửa hay thay đổi theo ý mình.

Trong chuyến du lịch ở Malaysia gần đây, tôi vô tình gặp được vợ chồng cô bạn thân. Đã sáu tháng kể từ chuyến du lịch ở Đà Lạt chúng tôi không gặp nhau.Thấy vợ chồng, con cái họ vui vẻ cười đùa, tôi cũng cảm thấy hạnh phúc lây.Thế nhưng, cả hai bất ngờ chia sẻ: “Tụi mình ly hôn được ba tháng rồi.Giờ cả hai chỉ là bạn”.

Ly hôn mà vẫn là bạn? Điều này thật khó tin vì sau khi hôn, hầu hết người trong cuộc đều xem nhau như kẻ thù.Thế nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ.

Trừ trường hợp tôi vừa kể trên còn có các cặp đôi nổi tiếng khác cũng thế, như vợ chồng Demi Moore và Bruce Willis, Jude Law và Sadie Frost, Chris Evans và Billie Piper hay hoàng tử Andrew Edward và Fergie.Tất cả đều đã ly dị, nhưng bằng cách nào đó, họ dường như vẫn sống bình thường mà không bị thương, thậm chí còn trở thành bạn bè thân thiết.

Thế nhưng đó có thực sự là cuộc “ly hôn hoàn hảo”?

Đáng buồn là không.Theo một nhà tâm lý, bạn phải thừa nhận rằng mình không thể làm điêù đó một cách hoàn toàn thân thiện. Bạn không thể thực sự yêu gia đình mới của chồng/vợ cũ và sẽ thấy khó chịu khi họ biểu lộ tình cảm với nhau.

Một số người cứ mạnh miệng “chẳng lấy làm khó chịu”, nhưng đó là nói dối.Bạn phải chấp nhận nỗi đau, sự khó khăn và mất mát. Một khi bạn chấp nhận được điều đó, sự khó chịu và mệt mỏi sẽ giảm.

Ly hôn là sự sốc lớn trong đời của mỗi người và hầu hết đều cảm thấy đau buồn, trống rỗng ngay cả khi họ vưà thoát khỏi một cuộc hôn nhân tồi tệ. Bản tính của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung là luôn hướng về gia đình, xem gia đình là số một. Vì thế, họ sẽ là người gặp khó khăn và thiệt thòi hơn sau khi ly hôn.

Đâu là khó khăn họ sẽ gặp?

Tham khảo sáu trường hợp và các gợi ý để cải thiện.

1. Cảm giác cô đơn, trống vắng: Điều này là tất yếu vì bạn và người ấy đã từng yêu thương, tin tưởng nhau. Bạn từng đi ngủ và thức dậy với người đó. Cả hai cùng chia sẻ với những khó khăn trong công việc, cuộc sống hay niềm hạnh phúc khi lần đầu làm cha mẹ…Bạn cũng biết đôi khi anh ấy mới kiên nhẫn lắng nghe bạn tỉ tê mọi chuyện. Bạn thậm chí cảm thấy hoảng sợ và bắt đầu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu chẳng may tôi bị bệnh? Có ai chăm sóc tôi không?”.

Gợi ý: thay đổi cách sống của mình. Nếu bạn và anh ấy từng cùng nhau chạy bộ mỗi buổi sáng thì bạn không nên chạy một mình trên con đường đó nữa. Nếu  anh ấy không thích khiêu vũ, bạn hãy đi học. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra mình có thể làm những điều khác biệt cho bản thân. Đồng thời, tập trung vào công việc, học hành, chăm sóc con và mở rộng mói quan hệ sẽ giúp bạn chẳng có thời gian để buồn.

2. Gánh nặng vật chất: Khi chia tay, phần lớn con cái đều ở với me, còn người chồng sẽ chu cấp hàng tháng. Tuy nhiên, số lượng người vợ nhận được phụ cấp không nhiều, thậm chí còn không nhận được. Khi ra tòa, hầu hết các ông chồng đều chấp nhận nghĩa vụ nhưng sau đó lờ đi hoặc cố tình không thực hiện.

Chị Thi Xuân, trưởng phòng kinh doanh một công ty xuất nhập khẩu, chia sẻ: “Chúng tôi ly hôn được bốn năm nhưng chồng tôi chỉ phụ cấp năm tháng đầu. Mỗi khi tôi hỏi anh ta lại nói: Tháng này tôi kẹt, để bao giờ có tôi đưa”.

Gợi ý: Nhờ pháp luật can thiệp, Khoản 2 và 3 điều 20 NĐ70/2001/NĐ-CP quy định: Trong trường hợp người chồng không thực hiện nghĩa vụ của mình, bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc anh ta phải thực hiện nghĩa vụ. Nếu chồng cũ có thu nhập ổn định, bạn làm đơn gửi đến cơ quan anh ta công tác, đề nghị khấu trừ nghĩa vụ cấp dưỡng vào tiền lương hàng tháng (kèm theo quyết định của tòa án về cấp dưỡng).

3. Bị quấy rối: Không ít những trường hợp người chồng bị vợ bỏ sinh ra cay cú, thù hằn và tìm cách làm nhục nhân phẩm vợ cũ bằng cách viết thư, gửi tin nhắn cho mọi người hoặc đi rêu rao kể xấu vợ. Có trường hợp còn đến tận nhà gây gổ, đánh đập hay làm nhục, phá hoại cuộc sống của vợ cũ. Gặp trường hợp như vậy bạn sẽ vô cùng stress và chán nản. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Gợi ý: Bạn có thể kiện anh ta về việc cố ý bôi nhọ danh dự hoặc cố ý gây thương tích. Khi anh ta gây rối, bạn nhờ công an phường giải quyết.

4. Mất niềm tin vào tình yêu: Giống như “con chim sợ cành cong”, hầu hết những phụ nữ có cuộc hôn nhân đầu tiên không như mong muốn đều đóng chặt cửa trái tim. Họ sợ mình lại bị tổn thương một lần nữa, sợ gặp phải tuýp người tương tự. Thậm chí có trường hợp kết hôn lần thứ hai, người vợ còn thấy chồng sau tệ hơn người trước. Thế nhưng mọi chuyện đã lỡ làng, chẳng lẽ lại ly hôn và tiếp tục tìm người phù hợp?

Gợi ý: Luôn có người tốt, kẻ xấu chứ không phải ai cũng giống nhau nên cứ yêu nếu con tim bạn rung động lần nữa. Tuy nhiên, hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ xem anh ấy có thực sự cần thiết trong cuộc sống của bạn. Nếu anh ấy chưa thể đáp ứng được những gì bạn cần thì chỉ yêu chứ đừng vội kết hôn.


5. Nhu cầu tình dục: Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có đời sống tình dục thăng hoa sẽ sống lâu, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Việc “yêu” đều đặn và lành mạnh sẽ làm giảm stress và kích thích thần inh, giảm đau, cải thiện tình trạng tim mạch và giúp người phụ nữ có làn da mịn màng. Không chỉ thế, đây còn là phương pháp giảm cân hiệu quả.

Gợi ý: dù mang lại nhiều lợi ích nhưng tình dục không phải là tất cả trong cuộc sống. Nhiều người vẫn sống tốt, sống khỏe mà không cần “yêu”. Do đó để sở hữu làn da đẹp, bạn chỉ cần chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng và ngủ đủ giấc. Muốn cơ thể khỏe mạnh, bạn chỉ cần tập luyện thể dục đều đặn…

6. Cảm thấy mình thất bại: văn hóa Việt Nam đề cao những người phụ nữ thành đạt, bận rộn nhưng vẫn có cuộc hôn nhân hạnh phúc. Cho nên với nhiều người hôn nhân không thành công là một sự thất bại. Vì thế, họ ít khi muốn đề cập đến chuyện này. Họ nghĩ việc thất bại trong hôn nhân sẽ làm mọi người thay đổi cách nhìn nhận về mình.

Gợi ý: Đã là con người thì không ai dám khẳng định mình hoàn hảo 100% và sẽ hạnh phúc trọn đời. Bạn chỉ là một sinh vật của tạo hóa nên đương nhiên là có sai sót. Trong xã hội không thiếu những người cũng ly hôn như bạn nên chẳng việc gì phải nghĩ ngợi nhiều.

Khó khăn trong ly hôn là điều không tránh khỏi. Thế nhưng bạn có thể tự do làm những điều mình thích mà chẳng bị ai cằn nhằn. Sống một mình là cơ hội để bạn trau dồi thêm một vài kỹ năng mới. Đây cũng là thời điểm tốt để bạn tìm hiểu thêm cuộc sống độc thân sẽ thế nào. Nhiều người cho rằng thà sống độc thân còn hơn có thêm những mối quan hệ chẳng ra gì.

Giảm thiểu nỗi đau của trẻ em do ly hôn của chúng ta gây ra !

Bạn yêu thương con cái và muốn giảm thiểu nỗi đau của chúng do ly hôn gây ra. Rất nhiều người cùng suy nghĩ với bạn và muốn biết liệu có cách nào để ly hôn không làm cho con trẻ tổn thương? Ở độ tuổi nào con cái dễ chấp nhận việc bố mẹ chia tay nhau?

Câu hỏi lớn nhất của nhiều phụ nữ là có nên trì hoãn ly hôn, đợi con cái trưởng thành? Câu trả lời không đơn giản. Nó phụ thuộc vào cách sống của mỗi gia đình, vào chính bạn, vào lứa tuổi và tính khí của con bạn. Vì thế, đầu tiên phải xem cách sống của gia đình bạn như thế nào.

Cuộc sống gia đình quyết định việc ly hôn

Nếu bạn thường xuyên gặp bạo lực trong gia đình, câu trả lời là nên ly hôn càng sớm càng tốt, bất kể con bạn ở độ tuổi nào. Bạo lực có thể in sâu vào tâm hồn trẻ thơ suốt một thời gian dài. Đứa trẻ sẽ lo lắng cho sự an toàn của bạn và bản thân chúng.

Đối với một số gia đình, xung đột có thể thầm nặng hơn. Không có cảnh đánh đập nhưng bầu không khí gia đình luôn nặng nề với những lời chì chiết, cạnh khóe, nghi ngờ. Điều đó cũng thật tệ hại, nó khiến bạn cảm thấy stress, suy sụp tinh thần. Cuộc sống gia đình như thế sẽ khiến trẻ khiếp sợ, mất lòng tin, không thiết học hành.


Khi đó, việc trì hoãn ly hôn có thể làm hỏng con bạn. Một cháu trai 16 tuổi thấy cha mẹ ngày nào cũng to tiếng cãi nhau, dùng những lời thô bỉ, thậm chí tục tĩu mạt sát nhau, bất giác cháu thét lên: “Ông bà ly hôn đi cho tôi đỡ khổ!”.

Những đứa trẻ rơi vào trường hợp này cần được trị liệu tâm lý. Tâm hồn chúng đã bị tổn thương, cái nhìn cuộc đời và cuộc hôn nhân trở nên méo mó, đen tối. Nếu không trị liệu, điều đó có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng gia đình sau này. Bạn cần cho chúng hiểu rằng không phải cuộc hôn nhân nào cũng xấu.

Tuổi nào dễ bị tổn thương nhất?

Đó là thời kỳ vị thành niên, khi trẻ đang phát triển với tốc độ nhanh và cần môi trường gia đình lành mạnh. Nếu bạn ly hôn lúc con đang ở độ tuổi này là điều rất đáng lo ngại. Trẻ có thể chán nản và bỏ học khi cha mẹ tập trung vào việc ly hôn, không quan tâm đến chúng.

Nhiều người hỏi: “Có gì xấu xảy ra với các con nếu tôi tiếp tục cuộc hôn nhân bất hạnh? Ly hôn liệu có tốt hơn?”. Không phải đứa trẻ nào cũng hiểu nỗi bất hạnh của cha mẹ.

Nếu hành vi bên ngoài của bạn bình thường và bạn vẫn làm tròn bổn phận người mẹ, nhưng trong lòng là nỗi cô đơn hoặc chết dần vì sự buồn tẻ, con bạn cũng không thể phát hiện. Trẻ không hiểu được trạng thái tinh thần của người lớn, trừ phi bạn bộc lộ ra bên ngoài. Chúng cũng không hiểu nổi sự phức tạp của mối quan hệ hôn nhân.

Câu hỏi: “Ly hôn hay trì hoãn?” chỉ có người trong cuộc mới trả lời được. Lựa chọn ly hôn là quyết định cá nhân. Không ai có thể nói chính xác tương lai bạn sẽ thế nào. Liệu bạn có gặp được một đối tác hòa hợp không?

Thực tế, càng trì hoãn ly hôn, cơ hội “đi bước nữa” càng ít. Tuổi xuân qua đi, đối tượng tìm bạn đời thu hẹp lại. Ngay cả trường hợp bạn không lấy ai nữa, bạn cũng thấy chuỗi ngày bất hạnh ngắn hơn và không lỡ làng kế hoạch tương lai. Nhiều trường hợp sau khi cha mẹ ly hôn, con cái phát triển tốt hơn và câu nói: “Lẽ ra tôi nên cắt đứt sớm hơn” không phải là không có lý. Khi cuộc sống gia đình quá bế tắc, ly hôn là một giải pháp cho bạn.
Phần 6: Nếu bạn giải tuyết được tình huống dưới đây mà vẫn hạnh phúc thì bạn là người đàn ông hạnh phúc nhất ?

VC tôi hiện đã ly dị. Tôi đã cố níu giữ cô ấy cho các con nhưng không được (mặc dù tôi, bố mẹ cô ấy, người thân và bạn bè tất cả đều khuyên can nhưng cô ấy có lý lẽ riêng). Tôi ở với con gái lớn 8 tuổi còn cô ấy ở với con trai 4 tuổi.

    Tôi đã 42 tuổi, cái tuổi rất dở dang. Về hoàn cảnh thì tôi không giàu nhưng cũng đảm bảo cuộc sống khá cho gia đình. Tôi rất rất yêu con. Tôi rất phân vân khi lựa chọn :
    1. Thêm tập 2 : Tôi sợ con gái bị tổn thương vì cháu còn quá nhỏ và nếu đợi vài năm nữa thì cũng đã lớn tuổi rồi. Mặt khác không muốn cảnh con anh, con em, con chúng ta.
    2. Không lấy vợ nữa : Dồn tình yêu cho con, dồn tất cả vào công việc kiếm tiền để lo cho 2 con sau này được đi du học. Nhưng lúc vui thì không sao, lúc buồn thì biết san sẻ cùng ai, rồi những lúc bị bệnh nữa dựa vào ai bây giờ. Rồi là đàn ông vẫn có những nhu cầu về sinh lý, mà bản thân mình có nhu cầu trên trung bình. Mặt khác mình rất ghét dạng ăn bánh trả tiền vì mình thuộc dạng chung thủy với sinh hoạt lành mạnh.
    3. Lấy 1 người phụ nữ cùng hoàn cảnh nhưng không sinh thêm con. Cách này cũng làm con bị tổn thương và liệu có nhiều người phụ nữ chấp nhận không. Mặt khác mối ràng buộc cũng rất mong manh.
    4. Lấy một 1 người phụ nữ chưa có con và chỉ sinh 1 đứa con. Cách này cũng làm con bị tổn thương và thiệt thòi cho người phụ nữ vì nếu lấy vợ cũng phải kém mình tầm 10 tuổi ( vì kém ít tuổi hơn đâu còn).

    Đề ra phương án vậy thôi chứ việc lấy vợ đâu phải đơn giản ngày một ngày hai. Mong mọi người góp ý giùm và còn giải pháp nào tốt hơn không ? Xin cảm ơn.

Trình tự khởi kiện vụ án ly hôn


Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng.
Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: Bản án hoặc quyết định. Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thu���n với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án.

1. Trình tự thủ tục ly hôn như sau:
- Người xin ly hôn viết đơn xin ly hôn (theo mẫu hướng dẫn) gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
- Tòa án thụ lý đơn, xem xét đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí gửi người viết đơn ly hôn. Người viết đơn xin ly hôn nộp án phí tại Cơ quan thi hành án và nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án xin ly hôn và ra thông báo thụ lý vụ án và vụ án chính thức được Tòa án giải quyết.
- Trong trường hợp Tòa yêu cầu chứng minh chỗ ở hiện tại của vợ/chồng thì đến địa phương nơi có hộ khẩu thường trú để xin xác nhận của công an phường xã về tình trạng cư trú để bổ sung vào hồ sơ.
- Theo quy định pháp luật không yêu cầu đơn ly hôn phải thông qua thủ tục hòa giải tại cơ sở (UBND xã, phường; Công đoàn cơ quan..) nhưng hiện tại nhiều nơi Tòa án vẫn yêu cầu người viết đơn xin ly hôn thực hiện.

2. Hồ sơ xin ly hôn như sau:
- Đơn xin ly hôn (làm theo 1 trong 2 mẫu hướng dẫn, tùy từng trường hợp thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn);
Nếu hai người thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn (Theo mẫu đơn 1 – thuận tình ly hôn) của vợ hoặc chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương.
Nếu đơn phương ly hôn (Theo mẫu đơn 2 – đơn phương ly hôn) chỉ cần chữ ký của người viết đơn.
- Bản sao Giấy CMND (hoặc Hộ chiếu), Hộ khẩu (Bản sao chứng thực tại UBND xã/phường).
- Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp Bản sao chứng thực tại UBND xã/phường hoặc xin trích lục tại UBND nới đăng ký kết hôn, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.
- Bản sao chứng thực giấy khai sinh con (nếu có con).
- Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

3. Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương, trong nước:
(i) Nguyên đơn (người làm đơn) nộp đơn xin ly hôn tại tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.
+ Nơi cư trú của bị đơn là nơi người đó thường xuyên sinh sống, hoặc thực tế đang sinh sống được xác định qua các giấy tờ như: Sổ hộ khẩu gia đình; Sổ đăng ký tạm trú có thời hạn (KT3); Thẻ đăng ký tạm trú có thời hạn (KT4)…, nếu trong trường hợp không có các giấy tờ trên thì cần làm đơn xin Công an cấp xã, phường xác nhận là đương sự có đăng ký tạm trú ở địa phương, tại địa chỉ…
+ Nơi làm việc của bị đơn là nơi đương sự đang công tác, lao động, học tập… tại các cơ quan, công ty, xí nghiệp, đơn vị trường học…, thể hiện qua thẻ ngành, hợp đồng lao động, giấy xác nhận đang công tác…
(ii) Các đương sự cũng có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết ly hôn.
(iii) Trường hợp ly hôn có tranh chấp về tài sản thì thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi có bất động sản tọa lạc.
(iv) Trường hợp nếu không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.
Trường hợp bị đơn không cung cấp bản sao sổ hộ khẩu, hoặc các loại sổ, thẻ tạm trú, giấy xác nhận đang công tác, … thì nguyên đơn phải chủ động làm đơn xin xác nhận bị đơn đang cư trú hoặc đang làm việc tại cơ quan, đơn vị
Đối với các trường hợp bị đơn sống không cố định, không nơi công tác, không đăng ký tạm trú, nhưng có nơi thực tế đang sinh sống thì nguyên đơn làm đơn xin xác nhận việc cư trú và nhờ chủ hộ nơi bị đơn thực tế đang sinh sống xác nhận (Trường hợp chủ hộ không đồng ý xác nhận, nguyên đơn có thể liên hệ với Tổ trưởng dân phố xác nhận) và đến UBND cấp xã, phường để xác nhận chữ ký của Tổ trưởng dân phố hoặc đến Công an cấp xã, phường để xác nhận nội dung đơn.

4. Thời gian giải quyết vụ án ly hôn thông thường như sau:
- Thời gian giải quyết vụ án tùy thuộc vào việc giải quyết các nội dung quan hệ vợ chồng.
- Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Nếu thuận tình ly hôn, thời gian sẽ rút ngắn hơn.

5. Án phí như sau:
- Án phí dân sự sơ thẩm là 200.000 đồng (nếu không tranh chấp về tài sản)

6. Các trường hợp trong ly hôn thông thường như sau:
- Ly hôn không có tranh chấp về việc nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
- Ly hôn có tranh chấp về việc nuôi con hoặc có tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn;
- Ly hôn có cả tranh chấp về nuôi con, tranh chấp về tài sản khi ly hôn;
- Thuận tình ly hôn, nhưng có tranh chấp về nuôi con hoặc tranh chấp về tài sản, hoặc tranh chấp cả về nuôi con và chia tài sản khi thuận tình ly hôn.

7. Những vấn đề cần tư vấn khi xin ly hôn thông thường như sau:
- Tranh chấp về tài sản chung, riêng …
- Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục nuôi dưỡng con sau khi ly hôn.
- Quy định về cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.
- Và những vấn đề khác, …





Nguyên nhân dẫn đến ly hôn thời hiện đại
Nuôi con sau khi ly hôn bố mẹ nên làm thế nào
Thủ tục làm đơn xin ly hôn đơn phương
Thủ tục đăng ký kết hôn lần 2
Cuộc sống vợ chồng li thân




(st)