Đàn ông tuổi 30

Đàn ông tuổi 30 không màng gái đẹp.

Khi đã đi qua một thời trai trẻ đầy nhiệt huyết và bốc lửa của tuổi 20, từng “chinh chiến” khắp mọi nơi và thu về đủ cảm giác thăng hoa của chiến thắng hay cay đắng đến tận cùng.

Thế nhưng với tất cả hành trang kinh nghiệm của mình, không phải người đàn ông nào khi bước vào ngưỡng cửa 30 cũng cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với thành quả trong chốn tình trường mà mình thu được.

Rất nhiều chàng trai trẻ bắt đầu cuộc hành trình chinh phục của mình chỉ với một mục đích" cưa đổ" cô bạn gái  càng nhanh càng tốt. Họ cũng đã thử trải nghiệm qua rất nhiều mối quan hệ với những phụ nữ khác nhau nhưng mọi sự lựa chọn đều không được hoàn hảo như ý muốn vì những người mang lại sự hài lòng ở mặt này lại thiếu hụt “nghiêm trọng” trên một khía cạnh khác.

Và cuối cùng thì câu trả lời cho một “bến đỗ bình yên” để đàn ông có thể yên tâm mà “an cư” rồi mới “lạc nghiệp” ở tuổi 30 vẫn còn bỏ ngỏ.

Bạn đã thực sự tìm thấy mô típ phụ nữ phù hợp với mình?

Không giống như phụ nữ, chỉ yêu bằng cảm tính và sự mách bảo của trái tim, đàn ông khi bắt đầu lựa chọn một đối tượng để chinh phục thường sử dụng lý trí và các tiêu chuẩn để cân nhắc một cách kỹ càng mới đi đến quyết định. Khi mới 20 tuổi, ý niệm về tương lai còn trải dài trước mắt, các chàng trai có thể sẵn sàng thả mình trôi theo các cuộc tình nóng bỏng, chủ yếu là để thỏa mãn nhu cầu tình dục.

Tuổi 30, đàn ông đi tìm người phụ nữ thực sự phù hợp...

Lớn hơn một chút, khi bắt đầu hình thành mơ ước về một mái ấm gia đình và tìm kiếm một người mẹ cho những đứa con của mình, họ sẽ để mắt tới các cô gái ngây thơ, ngoan ngoãn, dịu dàng và đủ tin cậy. Rất nhiều tiêu chuẩn được đặt ra trong giai đoạn này nhưng không phải lúc nào mọi thứ cũng được như ý muốn.

Các cô gái xinh đẹp thì lại không còn ngây thơ và trong trắng. Những cô gái ngoan ngoãn lại quá e lệ, bảo thủ và thiếu đi sức hấp dẫn. Một người phụ nữ thông minh, sắc sảo có thể chia sẻ về công việc cũng như các quan điểm sống và làm họ tự hào khi đi bên cạnh trước đám đông lại thiếu đi nhiều tiêu chuẩn để có thể trở thành một người vợ tốt.

Đó là chưa kể đến những thất bại cay đắng mà đàn ông gặp phải khi chinh phục người phụ nữ mình yêu nhưng lại không yêu mình. Bản tính hiếu thắng có thể khiến cho họ trở nên coi thường phụ nữ và sẵn sàng trút mọi “hận thù” lên một người con gái khác.

Cuối cùng thì mặc dù đã đi qua rất nhiều trải nghiệm, học cách gìm mình trước những thất bại, bình thản trước tai họa, thấm thía được nỗi cô đơn và cái giá phải trả cho sự bội bạc cũng như cảm nhận được tận cùng những lời khuyên chân thành mà những người bạn tốt dành cho mình nhưng không phải người đàn ông nào cũng cảm thấy hài lòng với sự lựa chọn của mình.

Không tái diễn lại các sai lầm cũ

Người ta thường nói: “Các quyết định sai lầm mà con người mắc phải cũng giống như một chiếc đĩa CD, vì nó cứ mãi quay quanh một lỗ thủng và không thể nào dừng lại được”.  Tuy vậy, không phải ai cũng lựa chọn một cuộc sống bình thường, giản dị như bao nhiêu người khác và coi đó là hạnh phúc.
 
Khi bạn cho rằng mình là một người dám nghĩ, dám làm và sẵn sàng đối mặt với những gì khó khăn nhất thì cũng nên học cách dừng lại đúng lúc khi biết mình bắt đầu lạc hướng .  

Tuổi 20, đàn ông thường sốc nổi và hiếu thắng...

Mơ ước được trở thành một người hùng, một “nhân tố khác biệt” trong xã hội hình thành từ khi còn là một cậu bé nên không ít chàng trai, khi bước vào tuổi trưởng thành đã chọn cho mình một lối đi riêng và họ tự hào vì đã làm được những điều mà chưa một ai trên thế gian này từng làm được.

Khi bạn cho rằng mình là một người dám nghĩ, dám làm, dám chơi và sẵn sàng đối mặt với những gì khó khăn nhất thì cũng nên học cách dừng lại đúng lúc khi biết mình bắt đầu lạc bước vào một hướng đi không mở ra để dành cho mình.

Làm sao để biến những ước mơ thầm kín trở thành sự thực?

Mặc dù được sinh ra ở một giới tính với nhiều “ưu tiên” hơn về mặt sức mạnh nhưng không phải lúc nào đàn ông cũng muốn trở thành một đối tượng đi chinh phục. Khi bước vào ngưỡng cửa 30, họ bắt đầu đặt cho mình mục tiêu đạt được vị trí nào đó trong xã hội cũng như đóng một vai trò quan trọng trong cộng đồng, trong tổ chức.

Họ cũng sẵn sàng dẹp bỏ những giấc mơ tưởng chừng như quá lớn lao, cao cả thời trai trẻ để đổi lấy những mục tiêu thực tế và rõ ràng hơn trong tầm khả năng phấn đấu của mình.

Đây cũng chính là thời điểm mà họ cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc và kính trọng từ người phụ nữ của mình thay vì cứ phải mải miết đi vờn đuổi và săn tìm với những cuộc phiêu lưu mệt mỏi.

Có rất nhiều người đặt câu hỏi cho các chuyên gia tâm lý rằng: “Làm thế nào để cô ấy luôn thèm muốn và chiều chuộng tôi? Làm sao để tôi trở thành mục tiêu mà cô ấy phải săn đuổi? Làm sao để trong mối quan hệ, tôi trở thành người có thế mạnh hơn và cô ấy phải tìm mọi cách để làm cho tôi hài lòng?”

Đàn ông tuổi 30 đã đi qua những trải nghiệm...

Mối quan hệ sẽ trở nên hoàn hảo nếu cả hai người đều hiểu rõ được những mong muốn của nhau và sẵn sàng hi sinh một phần nhỏ cái tôi của mình để chiều lòng đối phương. Như vậy thì bạn sẽ không phải nhọc công tìm kiếm ở khắp nơi và thử trải nghiệm qua quá nhiều mối quan hệ của mình để chọn ra người đàn ông hay phụ nữ lý tưởng của mình.

Chỉ cần hiểu và thông cảm là đủ?

Trong một cuộc thăm dò dư luận ở một trường đại học tên tuổi của Mỹ, người ta đã đặt ra câu hỏi cho các chàng trai: “Thế nào là người phụ nữ lý tưởng của bạn?”. Rất nhiều sinh viên trẻ đã liệt kê ra hàng loạt tiêu chuẩn như xinh đẹp, thông minh, quyến rũ, biết nấu ăn ngon, biết làm đẹp, chung thủy, chân thành, thẳng thắn …

Câu trả lời của họ dài dằng dặc với rất nhiều ưu điểm được liệt kê. Tuy vậy, mảnh giấy ghi câu trả lời của một vị giáo sư ngoài 50 tuổi thì chỉ vỏn vẹn có 1 dòng chữ: “hiểu và thông cảm”.
 
Mối quan hệ sẽ trở nên hoàn hảo nếu cả hai người đều hiểu rõ được những mong muốn của nhau và sẵn sàng hi sinh một phần nhỏ cái tôi của mình để chiều lòng đối phương.
 
Mỗi người là một “vũ trụ” với những vòng quay và quy luật khác nhau nên để cho hai người có thể sống bên nhau hạnh phúc, họ rất cần phải chia sẻ một niềm vui hay sở thích chung hàng ngày và thỏa mãn với nó.

Chính vì vậy, khi đứng trước một mối quan hệ nghiêm túc, người đàn ông với tư tưởng hiện đại cần phải tìm cách duy trì mối quan hệ sao cho khi ở bên nhau, cả hai người đều cùng phát triển tốt hơn theo xu thế tích cực, hướng tới sự bình đẳng chứ không phải là sự chiếm ưu thế.

Họ cần một người phụ nữ hiểu và thông cảm...

Với người phụ nữ mà họ thực sự yêu và tôn trọng, cái mà đàn ông muốn nhận được là tình yêu và sự cảm phục thực sự chứ không phải là thái độ sợ hãi và phục tùng một cách mù quáng.

Ra đường họ có thể xuýt xoa khi nhìn thấy một cô gái trẻ đẹp và không dấu nổi cảm giác thèm khát trước một đôi chân dài nhưng để yêu thì họ vẫn sẽ chọn một người đàn bà nền nã, biết làm đẹp nhưng không quá phô trương. Họ cần một sự cảm thông, một điểm tựa về mặt tâm hồn để có thể đi tiếp quãng đường dài trước mắt thay vì thả trôi hành vi theo điều khiển của bản năng như hồi còn trai trẻ.

Sử dụng kinh nghiệm như một kỹ năng chứ không phải một trò chơi

Khi bước vào một ngưỡng cửa mới của sự chín chắn và trải nghiệm, người đàn ông 30 tuổi sẽ bắt đầu tin vào số phận và ngẫm nghĩ về con đường mà mình đã đi qua. Hành trang kinh nghiệm mà họ tích lũy được trên vai sẽ đủ để cho họ cảm thấy mình mạnh mẽ và vững vàng hơn khi bước qua những năm tháng khó khăn nhất và luôn biết cân nhắc thiệt hơn khi đứng trước một thay đổi mang tính bước ngoặt.

Bản tính hiếu thắng và nóng giận sẽ được xoa dịu đi nhiều. Và khi đã xác định được rằng thắng – thua không còn là mục đích của tình yêu thì một người đàn ông khôn ngoan sẽ biết áp dụng những kinh nghiệm mà mình tích lũy được như một kỹ năng sống chứ không phải một trò chơi tình ái mà khi anh ta đã “chiếm đoạt” được cô gái thì cô ấy cũng chỉ còn là một kẻ bại trận và không còn giá trị phấn đấu nào để chinh phục nữa.

Chìa khóa để khiến cho người phụ nữ luôn cảm thông và ủng hộ bạn chính là để cho cô ấy cảm thấy thoải mái và an toàn nhất khi ở bên bạn thay vì phải ghen tuông, khổ sở và chịu quá nhiều áp lực cũng như phải hi sinh mọi đam mê, sở thích, ước mơ của mình để đứng đằng sau làm hậu phương cho bạn.

Khi đàn ông tuổi 30


Dường như cuộc sống của đàn ông tuổi 30 không còn của riêng bản thân anh ta nữa...

Đàn ông 30 sau khi đi qua cả một thời trai trẻ nhiệt huyết, bốc lửa của tuổi 20, đã đi, đã đến đã chinh phục, đã thất bại, đã trải qua những cảm xúc thăng hoa tuyệt vời cũng như cảm giác cay đắng tưởng như tận cùng. Nhìn lại những tháng năm đi qua bỗng thấy hun hút trống trơn có lúc giật mình thoảng thốt.

Những năm 20, người ta có thể diện một chiếc quần bò lỗ chỗ, mặc pull in hình Manowar, tự tin đeo khuyên tai, tự chọn cho mình màu tóc ưa thích. Khi 30, người ta bắt đầu chuộng hơn quần âu, một sơ mi măng séc là phẳng. Người ta cũng bắt đầu chọn cho mình một chiếc caravat hợp tâm trạng. Khi 30 còn diện bò bạc phếch, nhuộm tóc khác màu đen đã có cảm giác lạc điệu.

Những năm 20, người ta uống bia uống rượu đến mức ngủ lúc nào không biết. Tỉnh dậy thấy ngổn ngang bạn bè, ngổn ngang nôn mửa. Đàn ông 30 tối bắt đầu nhìn đồng hồ căn giờ ngủ, không quên súc miệng nước muối, cuốn khăn giữ ấm họng. Bắt đầu biết lo cho bản thân hơn. Tần số các cuộc nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng giảm dần. Bắt đầu để ý đến sức khỏe và cân nặng.

Cái thời 20 máu lửa sẵn sàng dựng xe, vác chầy xông vào nhau chỉ vì một lời xúc phạm. Đàn ông 30 bình thản trả lời “không muốn gì cả” khi một thằng oắt con đầu vàng quần côn bó ép xe vào lề đường hất hàm “muốn gì?”. Đàn ông 30 bắt đầu có khái niệm “chỉ số AQ đủ dùng”.

Đàn ông 30 bắt đầu cảm thấy nhu cầu tất yếu cạo râu, sửa gọn lông mũi, xịt nước thơm mỗi khi bước ra khỏi nhà. Đàn ông 30 bắt đầu ăn mặc không theo một hình mẫu, không theo một thần tượng nào. Đàn ông 30 bắt đầu làm đẹp không chỉ dành cho các cô gái mà phần nhiều để cảm thấy đoàng hoàng tự tin tiếp xúc với các đối tác làm ăn, giao dịch. Đàn ông 30 cảm thấy tự tin khi mặc vest.



Đàn ông 30 bắt đầu cho mình cái quyền đòi hỏi một vị trí trong XH, đòi hỏi vai trò của mình trong cuộc sống, trong tổ chức. Nhu cầu muốn khẳng định mình.

Đàn ông 30 đi đường ít khi ngoái lại nhìn theo một cô gái trẻ đẹp để thầm xuýt xoa về thân hình nhưng lại thường xuyên ngoái lại nhìn theo một chiếc xe đẹp hay một người đàn bà nền nã. Đàn ông 30 nhìn thấy vẻ đẹp của người đàn bà 30.

Đàn ông 30 "thèm" một chân dài nhưng "cần" một sự cảm thông, cần một điểm tựa tâm hồn. Đàn ông 30 muốn một mái ấm, tìm cho mình một người đàn bà có thể đi tiếp quãng đường tương lai. Bắt đầu hình dung về ngôi nhà và những đứa trẻ.

Đàn ông 30 là lúc bắt đầu cảm thấy tự tin, cảm thấy được sức gánh của đôi vai mình. Đủ tự tin và bình thản để hứng chịu những thử thách của cuộc đời.

Đàn ông 30 bắt đầu lôi những giấc mơ lóng lánh leng keng một thời tuổi trẻ ra để đổi lấy những mục tiêu thực tế hơn và đôi khi giản dị hơn.

Đàn ông 30 dám nghĩ, dám làm, dám chơi, dám đối mặt với thất bại và cũng dám dừng. Đàn ông 30 bắt đầu phân biệt được ranh giới của sự lố bịnh. Nhìn thấy được cái ngưỡng đủ. Đàn ông 30 đủ tinh tế để vượt qua những giá trị phù phiếm.

Tuổi 30 đàn ông dần tự tin để thấy mình là đàn ông khi đứng trước phụ nữ. Dám nhìn sâu vào mắt đối phương để tìm sự đồng điệu về cảm xúc.

Đàn ông 30 biết yêu và có trách nhiệm hơn với cảm xúc của mình. Cũng biết gìm mình trước những thất bại. Bình thản trước tai họa. Thấm thía được nỗi cô đơn, thấm thía được sự bội bạc, cảm nhận được đến tận cùng sự ấm áp tình người mà con người dành cho nhau. Khác hẳn cái yêu thời 20, yêu và vô trách nhiệm với tình yêu, vô trách nhiệm với chính bản thân mình.

Đàn ông 30 khi nghĩ về gia đình có thêm trách nhiệm. Cậu bé 20 nghĩ về bố mẹ với những sự ràng buộc gò bó khuôn khổ gia đình. Đàn ông 30 nghĩ về bố mẹ ngoài nỗi nhớ còn kèm theo mong muốn mình được làm chỗ dựa, mình được che chở cho gia đình.

Đàn ông 30 đủ tỉnh táo và bình tĩnh trước những đổ vỡ. Độ lượng hơn. Biết cách lý giải cuộc sống. Đàn ông 30 khẽ cười khi nhớ lại những năm 20 hừng hực của đời người. Ngẫm nghĩ và bắt đầu triết lý về tình yêu của những năm nông nổi, gật gù tâm đắc: “đàn ông như cái đĩa CD, cứ quay xung quanh mãi một lỗ thủng”.

Đàn ông 30 bắt đầu ngẫm nghĩ một chút về số phận mỗi khi nhìn lại con đường mình đã đi qua. Đàn ông 30 đã bắt đầu biết sợ.

Đàn ông 30 bắt đầu gắn mình với những ràng buộc để khó khăn hơn khi thực hiện một thay đổi lớn nào trong cuộc đời mình. Cuộc sống của đàn ông 30 không còn là của riêng bản thân anh ta nữa.

Nỗi sợ của đàn ông sau tuổi 30

Tuổi ba mươi, 8X đời đầu, biết một ngoại ngữ, có xe hai bánh, có ba mối tình vắt vai và nhảy việc chừng bốn năm bận. Đàn ông sau tuổi 30 có tiền trong túi, có vị trí trong công sở, có một tình sử dồi dào, từng trải bặt thiệp và hiểu rõ về phụ nữ, họ còn sợ gì nữa đây?

Họ sợ tình yêu

30+ dễ thích nhưng khó yêu. 30 trở ra, bạn bè bắt đầu chưng ảnh cưới, ảnh con trên blog, mình vẫn còn tự do, thấy vừa thoải mái vừa trống trải. Nhưng cuộc sống đã đổi thay, phụ nữ thích thì dễ dàng lắm, thậm chí lên giường cũng dễ. Nhưng yêu sâu sắc một cô gái thì thấy khó làm sao.

Sợ những người phụ nữ quá tốt với họ

Sau tuổi ba mươi, đàn ông cảnh giác hơn. Trước đây một phụ nữ tốt với họ sẽ làm đàn ông cảm động, thậm chí thành bạn thân, thành người yêu, thành người chị thân thiết. Nhưng sau ba mươi, khi sự tự chủ và độc lập của đàn ông đã chín muồi, một người phụ nữ quá tốt với họ sẽ khiến đàn ông rụt lại và cảnh giác, nghĩ về động cơ của nàng, vị trí của nàng. Thậm chí, bởi vì họ đối xử chăm sóc quá tốt với đàn ông, đàn ông sợ bị mất sự tự chủ, sợ bị ràng buộc, hàm ơn.

Sợ phụ nữ si tình

Họ sợ bị đeo bám suốt ngày, bị hỏi han quan tâm, bị kiểm soát dưới danh nghĩa tình yêu. Mười bẩy tuổi thấy được yêu là diễm phúc, ngoài ba mươi thấy được yêu là phiền toái. Hay nói cách khác, đàn ông nghĩ đeo bám là đặc quyền của đàn ông. Đàn ông đeo bám phụ nữ để chinh phục tình yêu thì được. Đàn ông bị đeo bám nào vẻ vang gì?

Sợ hôn nhân

Họ không sợ kết hôn. Nhưng họ sợ người yêu bóng gió chuyện hôn nhân với họ. Đi shopping họ ghét nhất phải qua khu nội thất, bạn gái trầm trồ trước chiếc giường đôi, tủ áo lớn, hay bàn ghế gia đình, như ám chỉ rằng chúng ta cũng nên nghĩ tới tương lai. Phụ nữ luôn lấy tình yêu để ràng buộc người đàn ông vào hôn nhân, yêu nhau tất sẽ cưới nhau. Trong khi có lẽ, nhiều đàn ông không nghĩ rằng sẽ chôn tình yêu trong chiếc giường đôi hay căn phòng ngủ của gia đình. Họ yêu vì tình yêu với cô gái chứ không yêu bà vợ tương lai trong vóc dáng cô gái.

Sợ một người phụ nữ than thở

Cho dù lỗi không phải do đàn ông gây ra, họ vẫn sợ một người đàn bà tìm đến trút bầu tâm sự. Những năm tháng họ sẵn sàng để đồng cảm với những tâm sự uẩn ức, tò mò khám phá thế giới tâm lý phụ nữ đã qua rất lâu rồi. Giờ họ biết mọi kịch bản đều dẫn tới nước mắt, mọi nỗi khổ của phụ nữ họ chỉ khoanh tay đứng bên mà thôi. Và nếu đàn ông tỏ ra thiện chí, cảm thông, đảm bảo phụ nữ sẽ tái diễn màn kịch nước mắt bất cứ lúc nào. Trong khi đàn ông thấy, nước mắt rầy rà và chớ có dính líu tới những tâm sự vô tiền khoáng hậu của phụ nữ. Tôi có một người bạn nam giới, đã thản nhiên tắt máy khi cô người yêu cũ gọi điện tới thở than nuối tiếc và than vãn về ông chồng mới của nàng. Tôi hỏi vì sao, bạn nói, bạn không muốn cho cô ta một tia hy vọng, cô ta sẽ sẵn sàng mở toang cánh cửa, phụ nữ hay nhầm lẫn tình thương và tình yêu. Mà bạn, sợ nhất là phải bước vào đời một người phụ nữ vì thương hại cô ta.

Sợ bị phát hiện ra, mình đang quan tâm tới ông bồ mới của nàng

Chia tay rồi, ai theo đường tình của người ấy, phụ nữ thường rất quan tâm xem, bỏ mình rồi anh ta sẽ yêu ai. Đàn ông cũng vậy. Câu lạc bộ những ông bồ cũ rất thích tám với nhau về chuyện, gã bồ mới của nàng còn tệ hại hơn mình thế nào. Tuy nhiên, đàn ông 30+ thích quan sát từ trong bóng tối.

Sợ sự níu kéo sau khi chia tay

Phụ nữ có thể quay trở lại, vì yêu và tha thứ, vì những hồi ức tốt đẹp. Nhưng đàn ông khó dứt áo ra đi, chia tay dằng dai lại không phải vì tình yêu, mà vì cảm giác áy náy. Họ áy náy với người phụ nữ, với những hồi ức không tốt đẹp. Bởi đàn ông 30+ chia tay xong trước mặt còn cả chân trời. Phụ nữ 30+ chia tay xong chân trời ấy ở lại đằng sau.

Sợ sự gợi cảm

Vì sự gợi cảm của phụ nữ dẫn đàn ông sau ba mươi đi một con đường khác mà họ không kiểm soát nổi. Đàn ông 30+ đủ từng trải để nhận ra được giá trị của một phụ nữ, cũng như sự hấp dẫn nhiều mặt của một phụ nữ. Ngày đôi mươi nghĩ thiếu nữ mảnh mai xinh xắn là đẹp, 30+ thấy phụ nữ một con thật đầy đặn dễ gợi và hấp dẫn đầy sức sống. Thẩm mỹ thay đổi có lẽ là dấu hiệu của một người đàn ông trưởng thành, chín chắn.

Sợ nàng để quên gì ở lại

Những mối quan hệ diễn tiến rạch ròi, đàn ông sau tuổi 30 có thể yêu hoặc không yêu người phụ nữ đêm qua trên giường mình. Nhưng đàn ông sợ phụ nữ bỏ thêm bàn chải đánh răng của nàng vào phòng tắm, mua thêm một chai sữa tắm mùi hoa nàng thích, bỏ lại tạm một tấm áo khoác trong nhà mình. Bởi tất cả là tín hiệu nói rằng, nàng sẽ trở lại nữa, nàng muốn hiện diện nhiều hơn trong nhà đàn ông, nàng bắt đầu tìm chỗ cho bản thân trong đời chàng, trong khi, có thể với đàn ông 30+, họ ghét bị động, bị tấn công, bị tiến tới.

Tôi nghĩ những nỗi sợ của đàn ông sau tuổi 30 thực chất là bởi, họ đã quá thấu hiểu bản thân mình. Và họ bắt đầu muốn lựa chọn lấy một giới hạn cho bản thân, một ranh giới an toàn, mà ở trong đó, họ không bị đàn bà thách thức.

Thì ra, dù trước hay sau tuổi ba mươi, đôi khi vẫn phải dùng đàn bà để đo lường những giá trị đàn ông.

Đàn ông tuổi 30+

Người ta đang bàn chuyện đàn ông vào tuổi 30+ là thời kỳ giảm năng nổ cạn vô tư. Hành động thì dè dặt, dù tư duy sâu. Nếu quả là thế thì cuộc sống quả chưa vui!

Thời ông cha ta coi đàn ông 30 tuổi vẫn còn được gọi là “trai” (trẻ):

“Trai ba mươi tuổi đang xoan” (tức đang xuân).

Đang xuân thì có gì phải lo, phải sợ.

Trai 30+, ngôn ngữ hiện đại gọi là 30plus. Ông cha ta gọi “nôm” là “băm”: băm mốt, băm hai, băm ba ...

Thành ngữ nôm có câu: “Nam - Tam thập nhi lập”. Có nghĩa là, đàn ông ở cái tuổi 30 là cái tuổi thường đã lập nghiệp, lập gia đề huề. Cái tuổi đã vững vàng hoặc chớm vững vàng trong cuộc sống, trong cuộc đời. Có thể viên mãn. Các cụ nói thế, vậy mà, ba, bốn mươi năm trước trai ở vào tuổi ấy vẫn bị nằm trong tầm mắt (kiểm soát) của cha mẹ trong từng bước đi. Sợ con vấp ngã trong trường đời. Bởi trường đời là trường đấu mà tuổi “băm” chưa từng trải mà cũng chưa đủ khôn.

Bây giờ không thế. Cha mẹ lo bởi họ là cha mẹ.

Cứ tính theo “dự toán” là thế này: Nếu có đủ thông minh và có đủ tiền cộng may mắn gặp được những người tử tế, thì trai 22 - 23 tuổi học xong đại học, có chuyên môn và xin được việc làm, bắt đầu thực hành kiến thức và trải nghiệm cuộc sống. Nếu thêm có chí và cũng phải có tiền, thì học tiếp một hoặc hai học vị cao hơn: Thạc sĩ, Tiến sĩ, thì việc thăng tiến có cơ hội hơn. Và cũng là lúc bước vào tuổi 30. Ấy là suôn sẻ.

Lý thuyết là thế mà thực tế lại xa vời.

   Lứa tuổi dưới 30 đàn ông ngày nay là lứa tuổi đẹp nhất nhiều kỳ vọng nhất. Vô tư sự đời quyết chăm lo học hành cho nên người, mong lập nghiệp nuôi mình và có thể phụng dưỡng cha mẹ. Nhưng chỉ có 20 phần trăm trong số họ có đủ điều kiện về tài chính nuôi họ ăn học và chỉ chuyên tâm ăn học. Phần còn lại đã sớm biết năng động kiếm tiền, phải bươn chải “bán thời” làm các công việc như phụ việc ở quán ăn, chạy bàn, đi phát tờ rơi, cắt tóc, đánh giày, bán báo dạo, làm gia sư, bán hàng lưu niệm, thậm chí lau quét nhà theo giờ, làm ô-sin … để có tiền thuê nhà trọ, trả tiền học phí, tiền ăn ... Họ coi đó là sung sướng vì đã sớm làm ra tiền từ sức lao động và đôi tay của chính mình mà lại là để đầu tư cho việc học, tuy rằng nhọc nhằn vất vả. Ý chí ấy thôi thúc họ học hành chăm chỉ. Có sức sáng tạo ngay khi ngồi trên ghế giảng đường đại học. Chính những con người ấy, không chỉ ở trong nước, mà ngay cả trên đấu trường quốc tế, các kỳ thi Olimpic về toán, về vật lý, về hóa học họ đã giành giải cao và nhiều hơn cả sinh viên các quốc gia phát triển. Đó là điều kỳ diệu.

Năm Việt Nam lần đầu cử đội học sinh dự thi toán quốc tế đã có ngay thí sinh Lê Bá Khánh Trình đoạt giải nhất, đến nỗi, tính theo tỷ lệ thí sinh mỗi nước tham gia và số giải thưởng đoạt được, báo chí nước ngoài đã giật một cái tít chạy ngang trang báo rất oanh liệt, kinh khủng khiếp luôn: “Tám học sinh Nga mới bằng một học sinh Do Thái. Nhưng ba học sinh Do Thái mới bằng một học sinh Việt Nam!”

Năm cuối nhiệm kỳ hai, Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang thăm Việt Nam có cuộc giao lưu với sinh viên. Ông nói “Việt Nam là đất nước lao động trẻ. Tương lai Việt Nam tôi trông chờ ở lực lượng sinh viên đang ngồi trước mặt tôi đây ở Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.”

Hai năm trước nhân tuần lễ Hữu nghị Việt – Nga, trong buổi tối gặp mặt các cựu sinh viên Việt Nam từng học ở Trường Đại học Lômônôxốp, ông cựu Hiệu trưởng Trường Đại học này cảm động nói “Tôi tự hào gặp lại các cựu sinh viên có mặt tại đây (Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội) lại có những nhà khoa học, cán bộ cao cấp của nhà nước, có những tổng biên tập của tờ báo lớn và đài truyền hình quốc gia, và lại có cả các vị tướng nữa!”

Chưa phải là tất cả, nhưng nó đánh dấu niềm kiêu hãnh của đàn ông lứa tuổi dưới 30 một thời.

Nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho kinh tế phát triển, trong đó có một nhánh quan trọng góp phần làm tăng GDP, là kinh tế các doanh nghiệp cổ phần cùng các doanh nghiệp tư nhân. Và ở khu vực kinh tế này, lực lượng sản xuất đã thu hút được những người tài thuộc lứa tuổi dưới 30 có đất để lao động sáng tạo. Cũng chính ở khu vực kinh tế này, xuất hiện hàng loạt các chủ doanh nghiệp thực sự tài, sáng tạo và táo bạo, ăn nên làm ra, giải quyết việc làm có thu nhập cao cho hàng vạn lao động tạo ra nguồn sản phảm xã hội phong phú và đa dạng. Nhiều danh nhân trở thành “đại gia”. Những kỳ trao giải quốc gia cho những tác giả có ý tưởng sáng tạo, công trình sáng tạo, sản phẩm sáng tạo, như “Giải thưởng Sao Khuê” chẳng hạn, toàn là những gương mặt… tuổi 30+.

Sau một cuộc chinh chiến khẳng định năng lực mình, có thể cũng là lúc ngắm nhìn lại, nghĩ lại một chặng đường đầu khi đàn ông bước sang tuổi 30+. Cũng có thể có người bỗng giật mình lo sợ.

Người đã lập gia thất thì cũng đã có một con, hai con. Họ yêu từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Yêu thì nhiều nhưng chỉ lấy được một người mà cũng phải trải qua cân nhắc. Khi yêu đẹp đẽ bao nhiêu vì lý tưởng hóa, thì bây giờ luôn buồn, vì phải đối mặt với thực tế cuộc sống mà cái gì cũng cần đến… tiền. Thậm chí địa vị xã hội nữa.

Có một người vợ yêu cầu chồng tắt ti-vi khi chồng đang xem bóng đá. “Sao vậy?” “- Em ghét bóng đá. Nó làm em tủi thân. Vì “giá” cái đầu của chồng em lại không bằng “giá” cái chân của chồng kẻ khác!” Thật cay đắng mà cũng buồn cười. “Em ơi! Tiến sĩ bây giờ nhan nhản trên ti-vi. Chứ đôi chân danh thủ khó tìm!”

Lo sợ nữa là đường danh vọng và môi trường làm việc. Mặc dù vẫn biết một phòng chuyên môn mười người chỉ cần một trưởng phòng. Điều đó có nghĩa là chỉ có một người được ngồi kiệu. Số đồng học còn lại phải khiêng kiệu, cầm lọng, đánh trống, vẫy cờ reo… Cái buồn là người ta chọn người ngồi kiệu không xứng cho bõ công khiêng kiệu. Anh ta tâm sự với một bạn đàn ông khác cùng lứa đàn ông 30+. Rằng anh muốn chuyển đổi nơi làm việc bởi môi trường làm việc nơi đây bị kiềm chế không phát huy được tài năng. Người đàn ông này từng trải hơn anh, khuyên: “Đừng! Ở đâu cũng có mùi khó ngửi trong bầu không khí lành. Phải biết chắt gạn không khí lành mà thở!”

Đàn ông không phải ai bước sang tuổi 30+ cũng đã lập gia mặc dù lập nghiệp thành công. Bởi vì quá say mê lập nghiệp nên trái tim mất đi sự nhạy cảm trong tình yêu. Tình yêu thời nay ví dụ nó cần tới ba bốn thứ mà anh lại chỉ có một hoặc hai. Trông đi nhìn lại thoắt cái đã là 30+2, 30+3, 30+4 …Lấy vợ đâu phải lấy đại. Cần có những điều kiện cần và đủ của nó. Ví dụ: Tương quan về lực lượng như kiến thức, tri thức, năng lực tài chính, môn đăng hộ đối. Và chung hòa về tình cảm chẳng hạn. Đắn đo rồi thời gian trôi, thoắt đã 30+5, 30+6. Lòng héo khô. Lấy đại! Cái quyết định lấy đại ấy khiến hôn nhân tồi tệ. Tỷ lệ hôn nhân tan vỡ ngày nay gia tăng là như thế.

Tôi biết một anh lập nghiệp lên tới vị trí Phó Tổng giám đốc ở tuổi 30+12 mà vẫn đơn côi. Tên anh là Chung. Sống tử tế. Phụ nữ cơ quan yêu quý anh mà không thể. Bởi yêu quý mới đặt cho anh một cái tên đáng yêu mang âm ngôn ngữ Hàn Quốc, là Chung Sun Cu.

Đàn ông ở tuổi 30+ cuộc sống hiện đại đồng thời cũng thôi thúc họ ham muốn quyền lực và làm giàu nhanh. Người tử tế thì ham muốn quyền lực và làm giàu bằng con đường chân chính từ tài năng thực. Quyền lực ở đây là sự chinh phục lòng tin của những người cộng sự và dưới quyền có quá trình khâm phục mà vị nể tuân theo. Làm giàu là làm giàu cho doanh nghiệp trong đó có quyền lợi mình được hưởng theo trách nhiệm và theo quy định của pháp luật. Nhưng người không tử tế lại muốn làm giàu nhanh, cực giàu cực nhanh bằng con đường bất chính. Bất tài chuyên môn nên dùng tài chụp dựt lừa đảo thành lập Công ty ma huy động vốn, chiếm dụng vốn từ “tín dụng ngầm”, thông qua các mối “quan hệ đen”. Để rồi sau đó “phắn”. Cứ theo dõi trên mặt báo chí thì ngành nào địa phương nào cũng có loại người không tử tế này. Một tuần hai, ba vụ, ấy là đã bị phát giác.

Con trai tôi làm trưởng phòng một Sở, lương tháng phọt phẹt 5-6 triệu. Cứ ấm ức với bạn của nó làm Tổng Giám đốc một Công ty bất động sản, rằng sao bạn nó lại có thể làm giàu nhanh đến thế. Thời sinh viên ở quê lên còn tá túc nhờ ở nhà tôi. Giờ, xe hơi hạng sang hai, ba chiếc. Ở biệt thự triệu đô. Ngày cuối tuần đưa vợ con đến Big C, Metro mua thực phẩm và hàng gia dụng thanh thản nhẹ nhàng. Đi du lịch nước ngoài mỗi tháng. Ông trời thật không công bằng. Rồi một hôm hai tháng trước, con trai tôi tới nhà nhờ đón con nó và nói với tôi “Bị bắt rồi!”. “Ai?”. “Bạn con”. Và đưa tôi xem một tờ nhật báo có đăng tin bạn nó bị bắt vì tội lừa đảo chiếm dụng tới 50 tỷ đồng của người mua nhà. “Ông trời công bằng đấy chứ?” – Tôi nói. Con trai tôi lặng im. Nó thương bạn hơn là căm giận.

Theo một điều tra xã hội công bố trên một tờ báo tháng trước, rằng thu nhập chênh lệch giữa người giàu và người nghèo hiện nay lên tới 131 lần. Có lẽ đấy là cách tính trung bình. Cá biệt gấp nhiều lần hơn thế. Tuần trước có một bài báo rút một cái tít rất đặc trưng của sự giàu mới nổi “Giẫm gai cũng đi Singapore chữa bệnh”.

Đàn ông tuổi 30+ mới đi chưa hết đoạn đầu đường đời. Sóng gió gặp phải nếu có cũng chỉ là sóng gió đầu mùa. Mới là thời kỳ đầu trải nghiệmđường đời dài. Sao đã lo âu và nóng lòng sớm thế. Chặng đường phía trước mới là chặng đường chính đầy chông gai và nhiều thử thách. Và chặng đường này mới là thời kỳ để mỗi đàn ông khẳng định tài năng mình một cách bền vững trước xã hội và trong cộng đồng. Vấp ngã đau nếu có cũng là ở chặng đường này. Vấp ngã cũng chỉ có ý nghĩa một bài học dạy khôn để đàn ông lớn lên khôn hơn. Gọi là từng trải. Bởi vậy mới có thành ngữ “Gừng càng già càng cay”.

Tôi đã vượt qua cái tuổi 30+ ấy một cách đẹp đẽ như bao người khác cùng thời. Không lo sợ mà cũng chẳng đam mê quyền lực. Bởi thời đó là thời chiến. Trước mắt chúng tôi chỉ có câu hỏi “Tổ quốc hay là chết?” mà không vẩn chút riêng tư. Thời đầu hòa bình cũng thế, chia nhau công việc và chia nhau đồng lương tối thiểu để không ai giàu sang và không ai đứt bữa. Công bằng xã hội làm mọi người thương yêu nhau. Mà hồi đó là thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh nên ngân sách nhà nước chưa là chiếc bánh ga-tô to đùng để cán bộ tham moi khoét. Không ai mong đất nước ngày nay lại nghèo khó như mấy chục năm ấy. Giàu mạnh lên là điều rất vui rất mừng. Nhưng công bằng xã hội thì không thể để như bây giờ.

Đâu chỉ có lứa tuổi 30+ mới là thời đoạn đàn ông rơi vào trạng thái lo âu và ham muốn lớn. Ở cái mốc 20, 40, 50, 60… cũng có lo âu và ham muốn, nhất là mỗi năm lại thêm một dấu “+”. Lo âu là lo âu ta chưa làm được nhiều việc có ích. Thời gian trôi đi nhanh quá mà ta chưa làm được việc gì đáng nhớ để đời. Nhưng hãy lo sợ về sức khỏe. Và hãy ham muốn được làm việc theo khả năng mình.

Nhà văn Tô Hoài, một tác giả nhiều người biết tới, lại vừa được Nhà xuất bản Trẻ in cho ông một tập truyện ngắn. Mà hai năm trước ông bệnh “thập tử nhất sinh” phải thở máy tưởng không qua khỏi. Trong lời giới thiệu tại buổi ra mắt tập sách, người viết nói rằng nhà văn Tô Hoài đang viết tiếp về Hà Nội như đã từng viết về Hà Nội, vì Hà Nội là mảnh đất quen nếu như trời cho sức khỏe. Ông tiếp tục đam mê làm một lực điền cày trên cánh đồng văn chương, dù đã bước vào lứa tuổi… 80+.

(ST)




tôi sinh năm 1976 vẫn còn độc thân, tôi có thể kết hôn với phụ nữ tuổi nào thì hợp
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Gửi hỏi đáp - bình luận