6 lợi ích không ngờ ít người biết nếu nằm nghiêng về bên trái khi ngủ
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ?
5 thói quen khi ngủ có thể báo động rằng sức khỏe bạn đang có vấn đề
Bạn sẽ thấy điều thần kỳ nếu đặt gừng dưới gối trước khi ngủ.
Gừng là một trong những loại gia vị thường thấy trong bất kì nhà bếp nào, nhất là bếp Việt. Thế nhưng, gừng không đơn thuần chỉ là gia vị nêm nếm cho món ăn thêm đậm đà mà nó còn là vị thuốc được dân gian công nhận từ xa xưa.
Gừng rất tốt cho sức khỏe.
Từ lâu, người Việt Nam đã biết dùng gừng vào một số bài thuốc và dùng gừng đặt dưới gối như một thói quen trước khi đi ngủ. Vậy để gừng dưới gối có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, gừng là nguyên liệu có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế, tỳ, vị; loại củ này có tác dụng tiêu đàm, giải độc, tán hàn ôn trung. Và trong hầu hết các bài thuốc Đông y, dù bất kể bệnh hàn hay do nhiệt thì các thầy thuốc vẫn “kê đơn” chừng 5 lát gừng sống. Với tác dụng tuyệt vời cộng với mùi hương thơm ấm, gừng được đặt dưới gối như phương pháp giúp thư giãn và giúp ngủ ngon hơn.
Trị mất ngủ
Mùi hương của gừng có công dụng dưỡng tâm, an thần, kích thích giấc ngủ vô cùng hiệu quả.
Muốn điều trị mất ngủ, ta chỉ cần dùng 15g gừng tươi cắt nhỏ, bọc vào một miếng vải và để cạnh gối vào mỗi tối.
Mùi hương đặc trưng của loại củ này sẽ thông qua khoang mũi, tiến vào cơ thể, ức chế vỏ đại não, làm cho bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
Thực hiện liệu pháp trên liên tục trong vòng 15 ngày, chất lượng giấc ngủ được cải thiện rõ ràng, ngay cả với các đối tượng bị khó ngủ, mất ngủ kinh niên.
Tạo cảm hứng trong chuyện phòng the
Gừng có thể giúp tạo cảm hứng cho chuyện phòng the.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh mùi thơm của gừng chứa hai thành phần là zingiberen và bisabolene. Bởi vậy, loại củ này có mùi cay nồng rất đặc trưng và riêng biệt.
Cũng nhờ đặc tính này, hương thơm của gừng có thể giảm cảm giác cô đơn, đồng thời tăng ham muốn tình dục và tạo cảm hứng cho chuyện "yêu" một cách hiệu quả.
Bởi vậy, để gừng ở đầu giường hoặc xông hơi bằng tinh dầu gừng đều có thể giúp các cặp vợ chồng "hâm nóng" đời sống gối chăn.
Diệt khuẩn, thanh lọc không khí
Một trong những đặc tính nổi bật của hương gừng là diệt khuẩn, thanh lọc không khí. Chỉ với một vài lát gừng ở đầu giường, bạn có thể đảm bảo cho phòng ngủ luôn sở hữu bầu không khí trong lành và hương thơm dễ chịu.
Chưa dừng lại ở đó, mùi cay của gừng còn tạo cảm giác ấm áp, giúp giảm cảm giác cô đơn, thư giãn tinh thần, xua tan muộn phiền, đặc biệt thích hợp với những người trầm cảm, bị stress hoặc những ngày hanh khô, lạnh giá.
Lưu ý khi sử dụng gừng
Không nên gọt lớp vỏ bên ngoài của gừng mà rửa sạch rồi thái lát, việc này khiến công dụng của gừng được hiệu quả hơn.
Gừng bị dập nát hoặc mọc mầm không nên sử dụng (khi ăn), bởi gừng dập và mọc mầm có thể sinh ra một số chất không tốt cho sức khỏe. Nhất là gừng mọc mầm có thể phát sinh lưu huỳnh, gây ảnh hưởng đến gan.
Không nên ăn gừng vào buổi tối, không tốt cho sức khỏe
Vì tính ấm nóng, nếu ăn nhiều gừng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nói chung và gây viêm ruột, tắc nghẽn ruột nói riêng.
Phụ nữ mang thai không nên dùng quá nhiều gừng, mặc dù bạn có thể dùng một chút pha trà chống lại cơn ốm nghén.
Không chỉ là một loại gia vị phổ biến, tác dụng của gừng còn là một loại thảo mộc có ích cho sức khỏe. Trong củ gừng vàng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm…Sau đây là một vài tác dụng của gừng đối với sức khỏe con người.
Giảm sự khó chịu của dạ dày, cải thiện tiêu hóa:
Gừng đã được chứng minh là một loại thuốc giúp trung tiện tốt, vì thế giúp bạn chống lại cảm giác đầy hơi.
Gừng giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh.
Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày.
Giảm cân
Gừng chứa một “nhà máy” sinh nhiệt giúp cơ thể chúng ta đốt cháy chất béo. Nó cũng được cho là làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 20%. Ngoài ra, người ta cũng phát hiện ra rằng thức uống chứa gừng nóng dùng kèm trong bữa ăn giúp giảm sự thèm ăn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ giữ được cảm giác no lâu hơn và ăn ít hơn.
Ngăn ngừa và chống lại ung thư
Chiết xuất từ toàn bộ củ gừng có tác dụng ức chế tăng trưởng và hiệu quả tiêu diệt hàng loạt tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh quanh chúng. Trong khi các thử nghiệm vẫn tiếp tục được thực hiện, gừng đã được chứng minh, không như nhiều loại thuốc chữa ung thư, nó không khiến khối u biến đổi theo kiểu xuất hiện trở lại to hơn và nguy hiểm hơn.
Chữa đau bụng kinh
Nếu bị hành hạ bởi chứng đau bụng kinh, bạn có thể không cần dùng đến bất cứ loại thuốc giảm đau nào và tự làm cho mình một tách trà gừng nóng. Gừng đã được thử nghiệm với một nhóm phụ nữ bị đau bụng kinh và kết quả cho thấy loại củ này hiệu quả hơn tất cả loại thuốc giảm đau.
Tốt cho tim mạch:
Gừng ngăn chặn sự tạo thành cục máu đông, nhờ đó có thể ngăn ngừa chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim (tác dụng này tương tự aspirin nhưng không gây viêm loét và xuất huyết dạ dày).
Người bị bệnh tim mạch nên dùng gừng tươi hằng ngày vào sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 lát mỏng (khoảng 2 g), sẽ không phải dùng Aspirin.
Tốt cho hệ thần kinh, người say tàu xe:
Gừng ức chế thần kinh trung ương, ức chế hoạt tính của histamin, dẫn đến giảm co thắt cơ trơn, giảm cơn dị ứng. Do đó, gừng có tác dụng tốt trong việc chữa nôn mửa (do thai nghén, say tàu xe hay do hóa trị, xạ trị) mà không gây phản ứng phụ như các thuốc chống nôn hóa dược.
Chữa bệnh mất ngủ:
Riêng với bệnh mất ngủ, vì trong gừng có chứa chất Cineole giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần con người sảng khoái và ngủ ngon giấc.
Các tác dụng khác của gừng:
– Ngăn cản sự tăng cholesterol trong máu, có tác dụng với các bệnh tăng mỡ máu, nhiễm mỡ gan, huyết áp cao.
– Giúp cho hệ thống miễn dịch làm việc có hiệu quả, tăng khả năng chống lạnh, chịu lạnh và hạn chế các bệnh viêm nhiễm.
– Chống phù nề, giảm đau, chống hen. Gừng được dùng để điều trị có hiệu quả các chấn thương phần mềm (thuốc đắp và uống) bong gân, hen, ho lâu không khỏi, đau răng, thấp khớp.
– Ngoài ra, gừng còn có tác dụng phòng sỏi mật, phòng chống các bệnh ung thư, chống lão hóa, giảm sốt, điều hòa thân nhiệt, giúp ra mồ hôi, chống nhiễm độc gan do thuốc và hóa chất.
Những lưu ý khi dùng gừng:
– Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
– Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
– Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
– Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh.
– Không nên ăn gừng trong thời gian dài: Những người mắc những bệnh dưới đây không nên ăn gừng liên tục: âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm phổi, phù thũng phổi, hạch phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, bệnh tiểu đường…
– Không nên ăn nhiều gừng: Mặc dù gừng có nhiều tác dụng nhưng không nên quá lạm dụng.
Các bạn đã biết được phần lớn tác dụng của gừng rồi đấy. Tận dụng có hiệu quả loại thảo dược thiên nhiên này nhé.
St.