Nguyên nhân đau bụng dưới ở nữ? Khi nào cần lưu ý? cách trị đau bụng dưới thế nào?
Đau bụng dưới ở phụ nữ
Các cơn đau liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
Cơn đau xuất hiện trong lúc hành kinh: Đó là cơn đau do co thắt, xung huyết, liên quan đến hiện tượng tăng co bóp của lớp cơ ở thành tử cung. Có thể điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc thuốc chống co thắt cơ như Phloroglucinol (spasfon) hoặc dùng các thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống thụ thai đường uống theo đơn của bác sĩ.
Cơn đau xuất hiện giữa chu kỳ: Đó là cơn đau bụng dưới do rụng trứng, là hiện tượng sinh lý thông thường. Đôi khi cơn đau này kèm với rong huyết (máu rỉ từ âm đạo), thường gọi là “hành kinh ngày thứ 15”. Chỉ cần nghỉ ngơi là sẽ khỏi đau. Nếu nghỉ ngơi mà không đỡ thì có thể đau do nang ở buồng trứng, cần đi khám phụ khoa.
Đau xuất hiện trước khi hành kinh: Là một dấu hiệu của "hội chứng trước kỳ kinh". Đau kèm với căng tức vú, tăng cân nhẹ, cảm giác bụng to ra, đau bàng quang, đôi khi nhức nửa đầu, tính tình trở nên nóng nảy, dễ bực dọc. Nguyên nhân của hội chứng này là sau khi trứng rụng có sự giảm tiết progesteron, một hoóc môn có vai trò chuẩn bị niêm mạc để trứng được thụ tinh làm tổ và giúp cho trứng phát triển. Các triệu chứng kể trên đều mất đi khi bắt đầu hành kinh.
Cơn đau xuất hiện sau khi hành kinh: Phải nghĩ ngay đến bệnh lạc nội mạc tử cung. Cơn đau này thường xuất hiện ở các phụ nữ trẻ, đôi khi ở những người không có khả năng sinh đẻ.
Cơn đau xuất hiện trước khi hành kinh (hay đôi khi trong lúc rụng trứng) và chỉ mất đi ở cuối kỳ kinh nguyệt: Đó là cơn đau trong bệnh loạn dưỡng buồng trứng. Bệnh này gây nên những biến đổi chức năng của buồng trứng, làm rối loạn hiện tượng tiết hoóc môn. Dựa vào tính chất xuất hiện và mất đi ở cơn đau, kết hợp với khám lâm sàng, bác sĩ có thể xác định được bệnh này.
Đau không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
Cơn đau có thể xuất hiện sau khi bệnh nhân được làm một số thủ thuật chuyên khoa, chẳng hạn làm đông máu bằng điện cao tần ở cổ tử cung hoặc sinh thiết, lấy một mẩu mô quanh tuyến ở cổ tử cung để khảo sát các tế bào ở lớp niêm mạc. Ở các trường hợp này, đau thường kém rối loạn kinh nguyệt (bởi cổ tử cung bị hẹp do các thủ thuật trên).
Cơn đau xuất hi���n do quan hệ nam nữ: Đó là đau do giao hợp, khó phân biệt do nhân tố tâm lý hay do tổn thương ở bộ phận sinh dục ngoài của nữ. Thường nghĩ nhiều đến nhân tố tâm lý (không thích thú, sợ, bị cưỡng ép) khi đau xuất hiện sớm, ngay khi chỉ mới bắt đầu. Nếu đau ở nông thì có thể do tổn thương thực thể, ví dụ như người phụ nữ vừa mới làm thủ thuật mở rộng lỗ âm hộ để dễ dàng sinh con; hoặc ở bệnh viêm âm đạo - âm hộ do nấm; hoặc ở trường hợp teo tử cung sau mãn kinh... Quan hệ nam nữ có thể hoàn toàn không thực hiện được nếu bị viêm âm đạo bởi các cơ khép lỗ âm hộ đã co thắt hẹp lại.
Sau khi sinh con, sản phụ có thể đau dữ dội, ở sâu, thuộc vùng bụng dưới. Đó là trường hợp tử cung bị gập ra phía sau, cổ tử cung di động bởi màng bụng bị rách sau khi sinh. Khám sản khoa sẽ xác định được nguyên nhân này.
Đau do nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh dục phía trong (buồng trứng, vòi trứng...): Thường nghĩ đến trường hợp này nếu bệnh nhân đã có lần tiếp xúc với nguồn truyền bệnh hoa liễu. Khám bằng mỏ vịt sẽ thấy mủ rỉ ra từ lỗ tử cung. Bệnh nhân sẽ thấy đau hơn nếu trong khi khám có di chuyển tử cung. Các phần phụ (buồng trứng, vòi trứng) đôi khi tăng kích thước. Cần làm các xét nghiệm bổ sung để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Các trường hợp đặc biệt cần chú ý
Nếu như thời điểm xuất hiện đau không xác định được là trước, giữa hay sau lúc hành kinh, không đau do giao hợp, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn (ra khí hư) thì đau bụng dưới có thể do tử cung ở vị trí bất thường (không ở bụng dưới mà cao hơn, thường ở dưới các gai chậu sau trên). Đau do tử cung lệch lên phía trên khiến dễ chẩn đoán nhầm với đau ở đường tiêu hóa. Cũng do vị trí bất thường của ruột thừa mà khi viêm ruột thừa, bệnh nhân lại thấy đau ở bụng dưới, và nhiều khi tưởng là đau ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, cần chú ý là viêm ruột thừa gây đau đột ngột, có tính chất đặc biệt là tăng nhạy cảm đau, khi sờ vào đau sẽ tăng lên, đau có thể kèm theo sốt, táo bón hay tiêu chảy nhẹ; không có dấu hiệu về tiết niệu hoặc phụ khoa. Viêm ruột thừa là cấp cứu ngoại khoa, khi nghi ngờ cần đi khám bệnh ngay.
Bệnh ở cột sống thắt lưng như viêm, thoái hóa đốt sống, viêm khớp cùng chậu... hoàn toàn có thể gây đau ở bụng dưới và thường ở phía sau, có thể nghĩ lầm là đau do bộ phận sinh dục nữ.
Một số lớn các bệnh phụ khoa như tử cung quặt ra sau, u xơ tử cung, u nang buồng trứng... rất ít khi gây đau nếu không có biến chứng (chảy máu, nhiễm khuẩn). Để điều trị không muộn các trường hợp khó nhận biết trên, các bác sĩ phụ khoa thường khuyên chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần.5 kiểu đau bụng dưới phụ nữ cần lưu ý
Tùy vào thời điểm, tính chất mà những cơn đau vùng bụng dưới có nguyên nhân và biện pháp điều trị khác nhau.
Ảnh: minh họa - Internet |
Dưới đây là một số kiểu đau vùng bụng dưới điển hình để bạn đọc có thêm thông tin.
Những cơn đau cấp vùng bụng dưới
Nếu xảy ra ở phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ và không kèm theo sốt thì trước tiên cần nghĩ đến chửa ngoài tử cung nhưng cũng có thể là u nang buồng trứng xoắn. Nếu kèm theo sốt, cần nghĩ đến viêm phần phụ nhưng không loại trừ viêm ruột thừa hay viêm đại tràng sigma (đoạn cuối đại tràng trước trực tràng).
Đau vùng bụng dưới vào giữa kỳ kinh
Có đặc trưng là đau vùng bụng dưới kèm ra nhiều chất xuất tiết âm đạo có màu trắng hay lẫn máu. Đau có tính chất lan tỏa xuống âm hộ, âm đạo đôi khi ra vùng thắt lưng hay khắp vùng bụng, có thể đau cấp tính, kèm buồn nôn hay nôn. Đau thường xảy ra vào thời điểm rụng trứng (phóng noãn) từ ngày thứ 12 - 16 của chu kỳ kinh, kéo dài từ vài giờ đến 48 giờ. Khoảng 20% phụ nữ có kiểu đau này, một số người chu kỳ kinh nào cũng đau, một số khác đau ở chu kỳ này nhưng chu kỳ khác lại không.
Chẩn đoán thường dựa vào đau xảy ra vào giữa chu kỳ kinh và khám vùng tiểu khung không thấy gì bất thường. Nếu đau kéo dài và/hoặc nghiêm trọng thì cần siêu âm để loại trừ các nguyên nhân gây đau bụng dưới khác, đôi khi cần phân biệt với viêm ruột thừa. Đau giữa kỳ kinh thường không cần điều trị. Thuốc giảm đau có thể cần khi đau kéo dài hay nghiêm trọng. Thuốc tránh thai hormon có thể dùng để ngăn cản rụng trứng nhằm làm mất đau.
Đau bụng dưới kết hợp với rụng trứng (còn gọi là triệu chứng Mittelschmerz, tiếng Đức có nghĩa là đau giữa kỳ kinh).
Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây đau:
Nang trứng phình to trước thời điểm phóng noãn: Khi chỉ có một hay 2 noãn trưởng thành đến mức sắp được phóng ra thì có một số nang noãn khác cũng lớn lên. Vì nang noãn lớn lên ở cả 2 buồng trứng cho nên đau có thể xảy ra đồng thời ở cả 2 bên hoặc chỉ 1 bên.
Thành của buồng trứng bị rách (vỡ): Vỏ buồng trứng phải rách để noãn thoát ra, vì thế, chính sự phóng noãn đã gây đau ở một số phụ nữ.
Vòi trứng co thắt: Sau khi phóng noãn, vòi trứng co thắt giống như sự nhu động của thực quản và gây đau.
Các cơn co của lớp cơ nhẵn buồng trứng: Đa số phụ nữ cảm thấy đau ngay trước khi trứng rụng, do hormon LH đạt tới đỉnh cao làm tăng Prostaglandine tạo ra các cơn co ở vòi trứng, tử cung và đường ruột.
Do sự kích thích phúc mạc: Vì máu hay dịch thoát ra khi phóng noãn.
Đôi khi nhiễm khuẩn đường sinh dục là nguyên nhân gây đau nhưng thường không rõ. Có thể sử dụng triệu chứng đau giữa kỳ kinh để nhận biết có phóng noãn.
Đau vùng bụng dưới mạn tính không liên quan đến các kỳ kinh
Đó là kiểu đau bụng dưới lan tới âm hộ và cả vùng thắt lưng, kèm với cảm giác nóng rát, đau ở bàng quang, đái buốt, đái khó, đau trực tràng và cảm giác muốn đại tiện, ngứa âm hộ. Những triệu chứng này thường do nhiều nguyên nhân khó phát hiện như có tổn thương ở cổ tử cung - tổn thương ở thân tử cung (tử cung gập sau, u xơ tử cung (xoắn, hoại tử vô khuẩn) - sa sinh dục - viêm phần phụ mãn, viêm cùng đồ hay buồng trứng - lạc nội mạc tử cung - giãn tĩnh mạch tiểu khung…
Đau không do nguyên nhân phụ khoa: Cũng gây ra đau vùng bụng dưới.
Bệnh ở cột sống: Đau lưng do tư thế, thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm…;
Bệnh đường ruột: Viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm túi mật, viêm đại tràng sigma...;
Bệnh ở đường tiết niệu: Viêm thận-bể thận, viêm bàng quang...;
Đau do nguyên nhân tâm lý... Thầy thuốc cần khám toàn diện và cần làm thêm một số thăm dò theo định hướng của bệnh cảnh.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu (UTI) bắt đầu xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu. Bệnh có thể gây ra rắc rối ở bất cứ nơi nào, từ niệu đạo đến bàng quang và từ niệu quản lên thận. Các triệu chứng bao gồm áp lực lên đáy xương chậu, đau khi đi tiểu và thường xuyên mót tiểu. Viêm nhiễm này sẽ không nghiêm trọng nếu được xử lý kịp thời. Nhưng khi nó lan đến thận, nó có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn. Các dấu hiệu của nhiễm trùng thận bao gồm sốt, buồn nôn, nôn mửa và đau ở một bên của lưng dưới.
Viêm ruột thừa
Đây là tình trạng viêm nhiễm ở một mẩu ruột nhỏ nối với ruột chính. Biểu hiện thường đau dữ dội vùng phía phải bụng dưới, nôn mửa và sốt. Nếu có các triệu chứng này thì cần vào viện ngay.
Cách xử trí thông thường là phẫu thuật vì nếu không nó sẽ vỡ, gây viêm nhiễm cho ổ bụng, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mãn tính mà có thể gây ra đau bụng, chuột rút, đầy bụng, tiêu chảy hay táo bón.
Bác sĩ không biết nguyên nhân gây ra tình trạng này vì thế không có một phương pháp cụ thể để kiểm soát các triệu chứng. Những cách đang được áp dụng là thay đổi chế độ ăn, quản lý stress và dùng thuốc điều trị tiêu chảy hay táo bón.
Sỏi thận
Sỏi thận là các tinh thể muối và các khoáng chất lắng đọng trong nước tiểu. Chúng có thể nhỏ như một hạt cát hay lớn như một quả bóng golf. Khi những viên sỏi này di chuyển từ thận đến bàng quang, chúng có thể gây ra các va chạm gây đau ở vùng bụng hoặc vùng xương chậu; nước tiểu có thể chuyển màu hồng hoặc màu đỏ do hệ tiết niệu bị chảy máu.
Hãy đi khám nếu nghĩ mình bị sỏi thận. Hầu hết các hòn sỏi nhỏ sẽ tự bị đẩy ra khỏi hệ thống nhưng số khác thì đòi hỏi cần phải điều trị.
Dính các cơ quan trong bụng do sẹo
Nếu bạn đã từng phẫu thuật ở vùng xương chậu hay bụng dưới (chẳng hạn như cắt ruột thừa hoặc mổ đẻ hoặc từng bị viêm nhiễm trong bụng thì bạn có thể trải qua các cơn đau triền miên do tình trạng kết dính giữa các cơ quan trong bụng với vùng sẹo gây ra.
Hiện tượng này phụ thuộc vào vị trí hình thành sẹo. Trong một số trường hợp, tình trạng này chỉ có thể xử lý bằng phẫu thuật.
Viêm bàng quang kẽ (IC)
Viêm bàng quang kẽ (IC) là một tình trạng đau mãn tính liên quan đến viêm bàng quang. Nguyên nhân chưa được biết rõ. Những người bị IC nặng có thể đi tiểu rất nhiều lần trong mỗi giờ. Các triệu chứng khác bao gồm áp lực trên vùng mu, đi tiểu đau và đau trong khi quan hệ tình dục. Tình trạng này là phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi 30 và 4. Mặc dù không có cách điều trị dứt điểm nhưng có nhiều cách để giảm bớt các triệu chứng.
Bệnh lây qua đường tình dục
Đau hông là một trong những dấu hiệu cảnh báo một số bệnh qua đường tình dục (STDs.) Trong đó, phổ biến nhất là nấm chlamydia và bệnh lậu và chúng thường xuất hiện cùng nhau.
Bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt nhưng khi có biểu hiện, chúng có thể gây ra đau bụng dưới, đi tiểu đau, chảy máu giữa chu kỳ và tiết dịch âm đạo bất thường.
Điều quan trọng là tìm cách điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và tránh lây nhiễm cho bạn tình.
Đau khi “yêu”
Đau bụng dưới khi quan hệ tình dục có thể do rất nhiều nguyên nhân, hầu hết là có thể điều trị được. Một số ly do khác gây đau khi “yêu” là viêm “vùng kín” hay khu vực này quá “khô hạn”. Đôi khi không có giải thích y học cho chứng đau khi quan hệ tình dục.
Trong những trường hợp này, tình dục liệu pháp có thể có ích. Đây là loại điều trị có thể giúp giải quyết xung đột nội tâm về tình dục hoặc bị lạm dụng tình dục trong quá khứ.
Mệt mỏi, ăn không tiêu hay cảm mạo, phụ nữ ra kinh nhiều… là những tình trạng có thể được cải thiện bằng cách sử dụng gừng tươi.
Tỳ vị hư nhược: Gừng tươi 10 gr, di đường (kẹo nha) 30 gr, hoàng kỳ
12 gr, đẳng sâm 12 gr, quế chi 10 gr. Sắc uống ngày một thang.
Chữa chứng ăn không tiêu, cảm mạo, ho mất tiếng: Gừng tươi, hồ đào nhân,
ô mai bỏ hạt mỗi vị 40 gr, giã nát, trộn đều, hoàn viên như hạt ngô.
Tối truớc khi ngủ uống hai viên.
Gầy yếu, mỏi mệt, kém ăn, chân tay lạnh, sợ lạnh, tiêu hoá kém, hay đau bụng dưới, da xanh: Gừng khô 15 gr, mạch nha 60 gr, thục địa 9 gr, đẳng sâm 6 gr. Kẹo mạch nha chưng cho tan, ba vị còn lại mang sắc lấy nước đặc, bỏ bã. Mạch nha đã chưng pha với nước thuốc, chia uống ngày ba lần.
Đi lỵ ra máu: Gừng khô 2 gr, sinh thục địa 5 gr, hoàng liên 3 gr,
hoàng minh giao (cao nấu bằng da trâu hay da bò) 3 gr. Hoàng minh giao
thái nhỏ nhưng không sắc. Đem các vị trên đổ ba bát nước sắc còn một
bát. Lúc nước thuốc còn nóng, cho hoàng minh giao vào để tan. Uống
ngày hai lần. Dùng hết trong ngày.
Phụ nữ có lượng kinh nhiều: Gừng khô 10 gr, thịt cừu 500 gr, đường quy
15 gr, thục địa 15 gr, rượu, muối đủ dùng. Rửa sạch thịt cừu, thái
miếng. Cho tất cả các vị thuốc, thịt cừu, rượu, muối vào nồi đất ninh
nhừ. Ăn trước kỳ kinh 5 – 7 ngày, dùng liền 3 – 5 ngày, sẽ có kết quả
tốt.
(St)