Bí quyết tạm biệt đau dạ dày với bài thuốc cực hay từ hạt đậu rồng
Có nên uống cafe khi mang thai?
Ép tóc lúc mang thai có nên không?
Dưới đây là những tư vấn của chuyên gia về các bệnh thường gặp khi mang thai và cách xử trí:
Hỏi: ‘Tôi có tiền sử mắc chứng bệnh về dạ dày. Thỉnh thoảng, chứng bệnh này vẫn khiến tôi khó chịu. Tôi cần lưu ý gì để khỏe mạnh hơn khi mang thai?
Trả lời: Bạn có thể mắc chứng ợ nóng nhiều hơn, do tác động của những bất ổn trong dạ dày. Do đó, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
- Bà bầu bị dạ dày nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn mỗi ngày. Một bữa ăn quá no có thể làm căng phồng dạ dày, gây áp lực lên vùng ngực.
- Bạn tuyệt đối nên tránh xa rượu, đồ uống chứa caffein, hạn chế chocolate, kiểm soát thức ăn giàu gia vị… Bởi vì chúng làm tăng tiết dịch axit trong dạ dày, gây nên những cơn co thắt trong dạ dày.
- Bạn nên nghỉ ngơi ngay sau mỗi bữa ăn. Điều này khiến thức ăn được chuyển hóa tốt trong dạ dày và ruột; tránh được hiện tượng trào ngược thức ăn lên thực quản.
- Bạn nên tránh vận động hoặc luyện tập ngay sau khi ăn. Khoảng 2-3 giờ đồng hồ sau khi ăn, bạn mới nên bắt đầu vận động.
- Bạn cũng nên phòng tránh căng thẳng, stress. Nghỉ ngơi, vận động, hít thở sâu hợp lý sẽ giúp bạn tránh được dấu hiệu thừa axit trong dạ dày.
Phụ nữ mang thai bị dạ dày cần đặc biệt quan tâm đến
chế độ ăn uống.(ảnh minh họa)
Hỏi: ‘Tháng trước, một người bạn của tôi phải dùng phương pháp kích thích sinh. Bé sơ sinh của cô ấy có trọng lượng gần 4kg. Có phải khi thai nặng cân thì bác sĩ sẽ dùng phương pháp kích thích sinh?
Trả lời: Bác sĩ sẽ chọn cách kích thích sinh phụ thuộc vào từng thai phụ. Nguyên nhân có thể là do thai nặng cân, thai quá ngày hoặc do nguyên nhân khác từ người mẹ.
Phương pháp kích thích sinh được bác sĩ sử dụng như sau:
- Bác sĩ sẽ dùng ngón tay, kích thích vào tử cung của thai phụ để nó giãn ra, khiến thai phụ nhanh chuyển dạ. Nếu tiến triển tốt, thai phụ sẽ có dấu hiệu chuyển dạ trong vòng 24-48 giờ đồng hồ sau đó. Tuy nhiên, cách này đôi khi không thành công.
- Bác sĩ có thể chọc vỡ túi nước ối, bằng dụng cụ dài, mỏng như chiếc kim móc. Túi nước ối tràn ra sẽ kích thích cơn co bóp tử cung.
- Bác sĩ có thể đặt thuốc (dạng kem) vào tử cung của thai phụ.
- Bác sĩ có thể tiêm (hoặc truyền dịch thuốc) trực tiếp vào máu của thai phụ. Cách này có thể được dùng kết hợp với cách chọc túi nước ối.
Hỏi: ‘Năm nay, tôi 30 tuổi và mắc chứng đau nửa đầu từ khi tôi còn trẻ. Giờ, tôi đã mang thai được 6 tuần. Tôi phải làm sao?’
Chứng đau nửa đầu có thể giảm hoặc tăng lên trong giai đoạn mang thai. (ảnh minh họa)
Trả lời: Một số nghiên cứu chứng minh, chứng đau nửa đầu có thể giảm hoặc tăng lên trong giai đoạn mang thai. Những yếu tố kích thích cơn đau nửa đầu bao gồm thực phẩm, chất lượng giấc ngủ, tình trạng stress… Khi xuất hiện cơn đau, bạn nên nằm nghỉ trong phòng tối, yên tĩnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khăn mát hoặc túi chườm mát để làm dịu cơn đau.
Nếu chứng đau nửa đầu trầm trọng tới mức bạn không thể ăn uống được; bạn bị nôn hoặc gây ra những rắc rối sức khỏe khác, bạn mới nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc an toàn trong thai kỳ.
Hỏi: ‘Tôi đang mang bầu tuần thứ 20. Tôi biết là thai phụ không nên uống nhiều trà vì nó chứa caffein. Tuy nhiên, tôi nghĩ dùng một chút trà xanh mỗi ngày thì không gây hại gì. Điều này có đúng không?’
Trả lời: Một vài nghiên cứu khoa học chứng minh, thai phụ dùng caffein có liên quan đến yếu tố nhẹ cân ở bé sơ sinh. Ngoài ra, nhóm người mẹ sử dụng caffein cũng khiến bé sơ sinh dễ bị khó ngủ, hay nôn trớ, lo lắng, bồn chồn… Dùng caffein hàng ngày có thể gây ra chứng mất ngủ cho chính bản thân bạn. Nó cũng làm bạn bị gia tăng nhịp tim, rối loạn sự trao đổi chất, gây nên chứng hồi hộp, đau đầu. Đồng thời, caffein có chức năng làm gián đoạn quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể, khiến bạn dễ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Nếu bạn dùng ít trà xanh (lượng caffein không vượt quá 200mg/ngày) thì không gây hại cho thai. Tuy nhiên, trà xanh hầu như không chứa chất bổ dưỡng; do đó, bạn nên “cai” thói quen uống trà khi mang thai.
MANG THAI KHI BỊ ĐAU DẠ DÀY CÓ NGUY HIỂM
Ở người mới có thai bị đau dạ dày, tần suất đau nhiều hơn do nôn mửa (dạ dày phải co bóp mạnh, ngược chiều để đẩy thức ăn ra). Khi hết nghén, nhu động cơ dạ dày và ruột do thai nghén giảm, đồng thời vị trí dạ dày bị thay đổi do tử cung to lên chèn ép khiến thức ăn chậm tiêu, dễ ứ đọng dịch vị, làm nặng thêm thương tổn trong niêm mạc dạ dày.
Nếu cơn đau dạ dày nhiều, nặng thì cần được điều trị bằng các thuốc thích hợp do các thầy thuốc chuyên khoa tiêu hóa lựa chọn. Ngày nay, người ta đã biết rõ tác nhân gây đau dạ dày là một loại vi khuẩn (helicobacter pylori) gây ra. Vì thế trong điều trị nhất thiết cần có kháng sinh diệt khuẩn, thuộc nhóm Tetracylin, có khi còn phối hợp với cả nhóm Metronidazol. Đây là những thuốc được khuyến cáo không nên dùng cho người có thai. Ngoài ra, một số thuốc khác để chữa bệnh dạ dày cũng được khuyên không nên dùng hoặc nếu dùng phải thận trọng với người mang thai, như thuốc chứa Lansopazol, Cimetidin, Famotidin hoặc Bismuth salicylat…
Người có thai khi muốn dùng thuốc để chữa chứng đau dạ dày, thì nhất thiết phải có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa tiêu hóa. Bệnh nhân cần thông báo tình trạng thai nghén để bác sĩ lựa chọn thuốc thích hợp nhất với hoàn cảnh của mình. Ngoài ra, để chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh, thầy thuốc có thể chỉ định soi hoặc chụp X quang dạ dày. Những việc này chỉ nên tiến hành khi thật sự cần thiết, còn nếu có thể trì hoãn được đến sau sinh thì nên chờ đợi.
Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thiện Trung, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh loét dạ dày.
Dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc căn bệnh này.
Không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.
Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa: Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
Uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày (ảnh minh họa)
Các loại thức ăn nên dùng là: sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… Trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.
Không nên ăn những thức ăn cứng, thô ráp: Các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.
Tránh những thức ăn có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày: Cà phê, trà đặc, rượu mạnh, các thức ăn cay, hay những thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường dấm, dưa muối là những thức ăn có thể kích thích bài tiết nhiều axít, không có lợi cho việc làm lành chỗ loét.
Không nên ăn những thức ăn cứng, khó tiêu hóa như rau cần, hẹ, dưa, măng… (nguồn ảnh: internet)
Nấu nướng cũng phải chú ý: Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất. Tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, xào, nấu, ninh; còn những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm không dễ tiêu hóa, sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình làm lành chỗ loét.
Những người bị loét dạ dày, còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu, như vậy mới có thể tránh khỏi sự dày vò của căn bệnh này.
NHỮNG ĐỒ ĂN CẤM KỴ KHI BỊ ĐAU DẠ DÀY
Nếu bạn thường xuyên bị chứng đau bụng sau khi ăn thì tốt hơn hết nên giảm thiểu ăn các thức ăn rắn và nên tránh thức ăn có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
Những người có thói quen ăn rất nhanh dễ bị đau bụng sau khi ăn bất cứ thứ gì. Do đó, cần nhai kĩ trước thức ăn trước khi nuốt. Các vấn đề căng thẳng cũng góp phần làm xuất hiện cơn đau dạ dày, thậm chí làm cho nặng hơn. Tất cả những gì chúng ta phải làm là xác định những nguyên nhân cụ thể để điều trị phù hợp.
Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Cách chữa đau dạ dày hiệu quả
Món ăn cho người bị đau dạ dày
Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày
Lời khuyên cho người bị đau dạ dày
Viêm hang vị dạ dày triệu chứng và cách điều trị
(st)