Các loại quả không có hạt tốt cho sức khỏe
Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Bí quyết tạm biệt đau dạ dày với bài thuốc cực hay từ hạt đậu rồng
Căng thẳng, ăn uống thất thường, bạn bị đau dạ dày lúc nào không biết. Nhưng căn bệnh ấy có đáng sợ không? Và nếu không may mắc phải căn bệnh này, chế độ ăn uống như thế nào là tốt nhất?
Với nhịp sống hối hả, cuộc sống căng thẳng, bệnh đau dạ dày trở nên phổ biến ở mức đáng báo động. Nó có thể chiếm đến 10% dân số, tức cứ 10 người lại có 1 người đau dạ dày. Có thể đếm sơ xung quanh bạn, số người đau dạ dày, hoặc chớm đau, hoặc có dấu hiệu đau thậm chí còn nhiều hơn con số 1/10.
Ai cũng biết, một chế độ ăn điều độ sẽ giảm thiểu nguy cơ đau dạ dày. Nhưng nếu “lỡ” bệnh rồi, nên ăn gì đây để tránh bệnh hoành hành, gây khó chịu và đau đớn?
"Nương" nhẹ dạ dày
Một khi đã bị đau dạ dày, bạn sẽ thấy dạ dày như một cô nàng đỏng đảnh, khó chiều chuộng nhất. Ăn no cũng đau, đói cũng đau. Chả biết làm sao cho “cô nàng” ấy vừa lòng. Đó là chưa kể dạ dày còn là kẻ “vừa đánh trống vừa la làng”, vừa tiết ra dịch vị lại vừa bị bỏng sôi vì chính dịch vị đó.
Nhưng thực ra, không khó để khiến dạ dày dịu lại. Mấu chốt nằm ở chỗ giúp dạ dày giảm tiết acid, như thế, niêm mạc dạ dày sẽ không bị tổn thương. Vì lẽ đó, những thức ăn như xôi, bánh chưng, bánh mì, bánh ngọt… rất thích hợp, vì chúng sẽ giúp thấm phần nào dịch vị, bao bọc niêm mạc dạ dày, bảo vệ dạ dày trước chất acid do… chính nó tiết ra.
Những thức ăn mềm cũng thường được bác sĩ khuyên nên dùng đối với người bị đau dạ dày. Người mệt cũng chỉ làm được việc nhẹ, huống hồ cái bao tử. Cho nên, một khi dạ dày đã đau, tránh cho nó phải làm việc nhiều, việc nặng cũng là giúp nó nhanh chóng hồi phục. Bạn có thể dùng những món như cháo, súp, bánh giò, hoặc thậm chí gặp lúc đau bao tử cấp, đừng ngại ngần quay lại thời kỳ ăn... bột. Các loại bột ngũ cốc, bột mè đen, bột gạo lứt... dùng để ăn sáng sẽ rất phù hợp. Hoặc nếu muốn “Tây” hơn một tí, có thể dùng các món như khoai tây nghiền trộn với chút phô mai, hoặc ngũ cốc (cereal) trộn sữa tươi.
Ngoài việc ăn mềm, cũng cần chú ý đến độ thô của thức ăn. Nên băm nhỏ hoặc nghiền nhuyễn, để nếu có lười biếng trệu trạo cho qua thì dạ dày cũng không phải làm việc quá sức. Nếu không băm sẵn thực phẩm thì khi ăn, cần chú ý nhai thật kỹ, để hàm răng làm bớt việc cho cái dạ dày khó tính đang cần chiều chuộng.
Để tránh cho dạ dày phải căng mình lên làm việc một lúc, nên chia nhỏ lượng thức ăn ra thành nhiều bữa một ngày, có thể từ 5-6 bữa trở lên. Không để đói nhưng cũng không ăn quá no. Mỗi bữa nên cách nhau khoảng 2-3 tiếng.
Biết cách “nương” theo cái dạ dày đau, bạn sẽ thấy mắc bệnh này cũng không đến nỗi trầm trọng lắm. Chỉ cần theo một số nguyên tắc, tránh để dạ dày phải làm việc quá sức hay tăng tiết acid là bạn sẽ “chung sống với lũ” một cách hiền hòa, an lành.
Ăn kiêng, nên không?
Cách đây không lâu, một khi đau bao tử, người ta hãi hùng thấy mình dường như mất sạch một lạc thú của cuộc đời: ăn uống. Một danh sách dài các thứ cần kiêng khem được đưa ra, và nếu không muốn ôm bụng lăn lộn vì đau, người ta đành phải ngậm ngùi làm theo lời bác sĩ căn dặn.
Nhưng rồi, người ta dần nhận ra không hẳn chuyện ăn uống ảnh hưởng 100% đến cái dạ dày. Kỳ thực, chỉ cần theo một số nguyên tắc để tránh, còn lại, những món ngon vẫn đang chờ đợi bạn thưởng thức.
Trước hết, cơ địa mỗi người mỗi khác. Bạn có thể nghe câu “đau bao tử, cữ chuối già”, nhưng ngạc nhiên thấy mình ăn chuối già vẫn... sống phây phây. Thực ra, mỗi người đều có những thức ăn “kỵ”, cần kiêng khem. Có người thì thấy mình có vẻ đau hơn khi ăn táo, có người lại thấy mình chỉ đau khi ăn thơm... Bạn nên chú ý nhớ loại thực phẩm mình dùng để tránh dùng lại, nếu bạn ghi nhận mình bị đau 2 lần trở lên khi cùng dùng loại thức ăn đó.
Ngoài ra, các loại thức ăn có độ acid cao như cà muối, dưa chua, giấm, mẻ... hoặc trái cây vị chua như cam, xoài xanh, ổi... cũng cần tránh. Chưa cần có các loại acid từ ngoài đưa vào này, bao tử bạn cũng đã “trầy trụa” tơi tả rồi.
Một số loại thức ăn có vẻ “lành”, nhưng cũng khiến người đau dạ dày phải nhăn mặt, đơn giản vì nó tạo hơi và khiến dạ dày đau hơn, ấy là chưa kể người bệnh sẽ liên tục bị ợ chua, khó chịu. Đó là các loại đậu đỗ, hoặc hành sống, tiêu tỏi...
Một thứ tưởng chừng như không liên quan gì đến dạ dày nhưng vẫn cần tránh, đó là thuốc lá. Thuốc lá khiến các vết lở loét có khuynh hướng sâu hơn và khó lành. Các “vết thương” trong dạ dày đương nhiên cũng không tránh khỏi quy luật này. Các ông cũng cần “xa lánh” các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày, như bia rượu. Điều này đồng nghĩa với các loại thức ăn cay khác như ớt, gừng, sả... cũng là món “kỵ” đối với người đau dạ dày.
Một món có vẻ rất bổ dưỡng và cũng thường được khuyên dùng khi đau bao tử là sữa. Tuy nhiên, nên biết cách dùng sữa để tránh tác dụng ngược. Khi uống sữa, nên nhấm nháp thêm ít bánh quy hoặc bánh mì để thêm tinh bột “tráng” dạ dày. Nếu không, lượng acid do dạ dày tiết ra để tiêu hóa sữa không có gì để “thấm” sẽ lại tấn công vào thành dạ dày làm bạn đau xé.
Nghe như danh sách cấm kỵ hơi nhiều. Nhưng thực ra, chẳng cần cấm, bởi bạn sẽ nhanh chóng thấy “hậu quả” ngay mỗi khi “phạm” vào danh sách. Cách tốt nhất là tự rút ra những gì tốt và dễ chịu cho bạn nhất, nếu lỡ dạ dày bị đau.
"Chỉ cần theo một số nguyên tắc, tránh để dạ dày phải làm việc quá sức hay tăng tiết acid nhiều là bạn sẽ "chung sống với lũ" một cách hiền hòa, an lành"
Chế độ ăn cho người đau dạ dày cấp:
Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thiện Trung, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh loét dạ dày.
Dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc căn bệnh này.
Không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.
Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa: Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
Uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày (ảnh minh họa)
Các loại thức ăn nên dùng là: sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… Trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.
Không nên ăn những thức ăn cứng, thô ráp: Các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.
Tránh những thức ăn có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày: Cà phê, trà đặc, rượu mạnh, các thức ăn cay, hay những thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường dấm, dưa muối là những thức ăn có thể kích thích bài tiết nhiều axít, không có lợi cho việc làm lành chỗ loét.
Không nên ăn những thức ăn cứng, khó tiêu hóa như rau cần, hẹ, dưa, măng… (nguồn ảnh: internet)
Nấu nướng cũng phải chú ý: Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất. Tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, xào, nấu, ninh; còn những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm không dễ tiêu hóa, sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình làm lành chỗ loét.
Những người bị loét dạ dày, còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu, như vậy mới có thể tránh khỏi sự dày vò của căn bệnh này.
NHỮNG ĐỒ ĂN CẤM KỴ KHI BỊ ĐAU DẠ DÀY
Nếu bạn thường xuyên bị chứng đau bụng sau khi ăn thì tốt hơn hết nên giảm thiểu ăn các thức ăn rắn và nên tránh thức ăn có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
Những người có thói quen ăn rất nhanh dễ bị đau bụng sau khi ăn bất cứ thứ gì. Do đó, cần nhai kĩ trước thức ăn trước khi nuốt. Các vấn đề căng thẳng cũng góp phần làm xuất hiện cơn đau dạ dày, thậm chí làm cho nặng hơn. Tất cả những gì chúng ta phải làm là xác định những nguyên nhân cụ thể để điều trị phù hợp.
QUY TẮC ĂN UỐNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH DẠ DÀY