Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu

Đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu là do đâu? Làm gì khi bị đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu. mọi thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp ngay dưới bài viết này.



 Hiện tượng đau đầu khi mang thai 3 tháng đầu:

Mặc dù không gặp nhiều như ốm nghén, nhưng mệt mỏi, đau đầu là triệu chứng cũng phổ biến khi mang thai, và cũng hiếm khi là vấn đề to tát. Nhưng thật không may, điều trị những chứng đau đầu này không đơn giản như lúc chưa mang thai, vì lúc này một số thuốc bị cấm dùng cho các bà bầu. Tuy nhiên, cách đơn giản là thay đổi lối sống có thể có hiệu quả trong việc ngăn chặn các cơn đau đầu thường xuyên.

Nguyên nhân đau đầu trong kì mang thai

Mặc dù đau đầu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong kì mang thai, nhưng hầu hết chị em đều gặp phải trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kì. Nguyên do thường là do sự căng thẳng và trọng lượng tăng lên làm chị em mệt mỏi. Một số nguyên nhân khác gây đau đầu là do lượng đường trong máu thấp, mất nước, thiếu ngủ, căng thẳng và caffeine.

Phòng chống đau đầu khi mang thai

Trong khi một số nguyên nhân gây nên đau đầu là không thể tránh khỏi thì việc tốt nhất cần làm là nghỉ ngơi và tận hưởng các hoạt động thư giãn... có thể làm để giảm thiểu tần suất đau đầu. Hoặc đi bộ, thường xuyên tập thể dục hàng ngày sẽ ngăn ngừa đau đầu liên quan đến căng thẳng. Cắt giảm dần lượng caffeine. Cuối cùng, chú ý đến tư thế của bạn, và tránh tư thế thõng vai.


 

Điều trị

Khi bị đau đầu, hãy chọn các biện pháp khắc phục hậu quả tự nhiên trước khi dựa vào thuốc để giảm đau. Bạn có thể nằm ở phòng yên tĩnh, đặt miếng gạc mát hoặc ấm trên trán, rồi nhờ người khác massage nhẹ nhàng. Bạn cũng thể tắm vòi sen ấm hoặc có một bữa ăn nhẹ và một ly nước. Nếu những phương pháp này không hiệu quả, hãy nhờ các bác sĩ tư vấn để có thể chọn loại thuốc phù hợp và có thể dùng được cho bà bầu. Những loại thuốc như ibuprofen, aspirin... không nên tự ý dùng trừ khi có sự chấp thuận của bác sĩ.

Trong một vài trường hợp hiếm hoi, đau đầu có thể là một triệu chứng của một vấn đề lớn hơn, nghiêm trọng hơn. Nếu bạn đang ở trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng tiếp theo) hoặc thứ ba (3 tháng cuối), mà bạn lại bị đau đầu tồi tệ thù cần đi khám sớm để bác sĩ có thể loại trừ tiền sản giật. Bất kỳ cơn đau đầu đi kèm với thay đổi thị lực, sốt, cứng cổ, tăng cân đột ngột, đau bụng, sưng trong tay, mặt hoặc thay đổi trong cảm giác hay sự tỉnh táo... cũng nên được tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.

 

Đau đầu là một trong những hiện tượng thường mắc khi bạn mang thai 3 tháng đầu:

Ốm nghén

Có đến 85% các bà mẹ tương lai trải qua các cơn buồn nôn và nôn mửa. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này không rõ ràng, nhưng hóc-môn thai kỳ chorionic gonadotropin được cho là thủ phạm chính. Khi cơ thể có càng nhiều chất này, cảm giác buồn nôn của bạn sẽ tăng lên. Và đó không hẳn là một dấu hiệu tồi tệ bởi một số chuyện gia cho rằng mẹ càng hay nôn nao thì càng ít nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.

Những cách sau có thể giúp bạn giảm thiểu ốm nghén cho đến khi chúng biến mất sau 3 tháng đầu:

- Ăn bữa nhỏ trong suốt cả ngày. Ăn thành nhiều bữa nhỏ có thể làm dịu bao tử và giữ cho bụng của bạn luôn đầy (các cơn buồn nôn sẽ tệ hơn khi bụng rỗng). Trong khi bạn có xu hướng chọn những món ăn lành, các chuyên gia lại khuyên bạn nên thoải mái ăn bất kỳ món gì mà bạn thèm, miễn là nó có lợi cho sức khỏe, và cũng không có vấn đề gì nếu bạn chỉ ăn một món khoái khẩu nào đó trong vài ngày.

- Dùng thêm gừng. Gừng có thể làm dịu sự khó chịu của bao tử, vì vậy hãy thêm một chút gừng vào trà hoặc nước ép trái cây của bạn.

- Vitamin B6. Bổ sung vitamin này có thể khiến bạn mau đói hơn. Hãy hỏi bác sỹ về liều lượng sử dụng phù hợp.

Thèm và kén ăn    

Sự ham thích với loại thức ăn nào đó hoặc đặc biệt ghét bỏ với những thức ăn khác thường có liên quan đến chứng ốm nghén. Sự thèm và ác cảm này có thể không đoán trước được, nhưng có đến 80% thai phụ gặp triệu chứng thèm ăn và đến 85% thai phụ cho biết họ không thể nuốt nổi một số món nào đó. Liệu có nên nuông chiều sự thèm ăn và kén ăn của mình hay không? Điều đó còn tùy.

Nếu sự thèm ăn của bạn là lành mạnh, không ngấu nghiến hàng túi khoai chiên hoặc cả nửa lít kem một lúc, bạn cứ yên tâm chiều chuộng cơn thèm của mình. Một nguyên tắc tốt: hạn chế mỗi khẩu phần tự đãi bản thân trong khoảng 75-100 ca-lo. Đối với những món không thể nuốt trôi, hãy thử thay thế bằng món khác để bổ sung chất:

- Nếu bạn không thể uống sữa, hãy thay thế bằng phô-mai ít béo hoặc sữa chua và cố trộn lẫn sữa vào nước sốt, súp, bột ngũ cốc hoặc bánh.

- Nếu bạn không thể ăn được rau xanh, hãy nhóp nhép các loại trái cây giàu beta-caroten như xoài, mơ và dưa đỏ.

- Nếu món thịt khước từ bạn, hãy thay bằng đậu, Bạn cũng có thể chế biến thịt bò, gà ẩn trong các món sốt, súp hoặc món hầm.

Nhạy cảm với mùi hương

Nhiều phụ nữ khẳng định khứu giác của mình đặc biệt nhạy khi mang thai. Một giả thiết cho rằng điều này giúp bạn tránh xa khỏi các loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn và chất độc tự nhiên có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi trong giai đoạn phát triển quan trọng. Giác quan quá nhạy cảm này thường dịu đi sau vài tháng.

Mệt mỏi

Luôn cảm thấy mệt mỏi trong cả ngày dài là một trong những tác dụng phụ của thai kỳ. Cơ thể của bạn đang phải vận hành quá tải để thúc đẩy sự tăng trưởng của bé. Tử cung của bạn đang sản xuất progesterone – được cho là có tác dụng an thần, và lưu lượng máu tăng 50% để cung cấp máu cho thai nhi.

Một thủ phạm ẩn mặt cho sự mệt mỏi quá mức là chứng thiếu máu. Bổ sung chất sắt là rất cần thiết để tạo nên các tế bào máu cho bé, và nếu bạn không đủ chất sắt, em bé sẽ lấy những gì bé cần từ cơ thể bạn và làm bạn kiệt sức. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu khi bạn đi khám thai lần đầu để kiểm tra lượng chất sắt; nếu bạn thiếu sắt, bác sĩ sẽ có thể kê toa bổ sung.

Bạn cũng có thể chống chọi với sự mệt mỏi với những cách sau:

- Vận động cả khi bạn chỉ muốn nằm lì trên giường, hãy cố đi lại một chút để giãn gân cốt. Cố gắng thực hiện vài đợt tập luyện khoảng 20 phút mỗi tuần sẽ giúp bạn đỡ mệt hơn.

- Bồ sung vitamin thai kỳ giúp bạn lấp đầy những thiếu hụt dinh dưỡng nếu chế độ ăn không đáp ứng được và đồng thời cung cấp sắt giúp bạn tránh được thiếu máu do thiếu sắt.

- Tranh thủ ngủ. Hãy đi ngủ sớm hơn, thức dậy muộn hơn và ngủ ngắn khi có thể. Nếu bạn phải làm việc cả ngày, hãy dành 15 phút ngủ ngắn tại bàn làm việc của mình.

Tiểu tiện nhiều

Ngay cả khi bạn chưa thấy bụng, tử cung bạn vẫn đang “bành trướng” và gây chèn ép lên bàng quang vốn không bao giờ rỗng hoàn toàn. Thêm vào đó, thận cũng làm việc tích cực hơn để tống chất thải ra khỏi cơ thể bạn. Kết quả là: nhu cầu tiểu tiện trở nên thường xuyên hơn, suốt cả ngày lẫn đêm. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên uống ít nước hơn, và cũng không được nhịn tiểu – vì như thế sẽ có thể gây ra nhiễm trùng đường tiểu. Để hạn chế số lần phải trở dậy tiểu tiện vào ban đêm, đừng uống nước trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ, loại trừ thức uống chứa cafein vào buổi tối (do cafein gây kích thích bàng quang) và nhớ đi tiểu trước khi tắt đèn đi ngủ

Mụn nhọt

Bạn có thể bị nổi mụn do các nội tiết tố hoạt động quá mức, khiến cho da sản sinh nhiều chất dầu hơn. Mụn có thể biến mất sau thời gian mang thai, nhưng ngay từ lúc này bạn cũng có thể kiểm soát chúng theo những cách sau:

- Không sờ mó và cọ xát da. Sử dụng các loại sản phẩm vệ sinh dưỡng ẩm để tránh làm khô da quá mức.

- Chuyển sang dùng kem dưỡng không chứa dầu. Chẳng có lý do gì để thêm dầu cho làn da đang quá nhờn của bạn cả.

- Xem kỹ nhãn sản phẩm. Axit glycolic được chấp nhận, nhưng những sản phẩm chứa benzoyl peroxide, axit salicylic, retinols, hoặc steroid cần loại bỏ vì những chất này có thể gây nên các dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Khó thở

Thai phụ thực sự hít thở sâu hơn, và cũng hấp thụ oxy vào máu tốt hơn. Cả khi bạn lấy vào rất nhiều không khí, cũng đừng ngạc nhiên nếu bạn cảm thấy khó thở, một phần vì em bé đang trao đổi CO2 trở lại cơ thể bạn.

Đau đầu

Đường huyết thấp (kết quả của sự trao đổi chất), nội tiết tố tăng và lưu lượng máu lên não giảm có thể gây ra những cơn đau đầu tồi tệ cho các bà mẹ tương lai. Nếu bạn bị đau đầu, hãy thử chườm nóng hoặc lạnh, day nhẹ thái dương hoặc hít thở không khi trong lành. Nếu những cách trên không hiệu quả, thuốc acetaminophen được xem là an toàn cho thai phụ. Nếu bạn bị đau nửa đầu, hãy đến gặp bác sĩ.

Khô mắt & thay đổi thị lực

Với sự gia tăng lưu thông máu, cả cơ thể bạn có vẻ như căng phồng lên, và điều này xảy ra với cả mắt của bạn. Giác mạc mắt trở nên dày và cong hơn, khiến khúc xạ hình ảnh thay đổi. Đối với những người sử dụng kính áp tròng, bạn có thể gặp vấn đề do sự tiếp xúc giữa mắt và kính. Và ngay cả với những thai phụ sử dụng kính đeo, thỉnh thoảng thị lực của bạn cũng không tốt lắm. Thậm chí khi thị lực không thay đổi, mắt bạn cũng có xu hướng khô hơn do biến động nội tiết tố. Bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt để làm trơn mắt, và nếu cần hãy ghé bác sĩ nhãn khoa để điều chỉnh kính cho mình.

Căng tức bầu ngực

Mặc dù em bé của bạn mới chỉ bằng kích cỡ của một dấu phẩy, bầu ngực của bạn đã sẵn sàng để nuôi dưỡng bé. Sự thay đổi nội tiết và tăng trưởng các tuyến sữa thường diễn ra vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, nó khiến ngực bạn căng tức và nhạy cảm hơn. Để làm dịu cảm giác đau:

- Mua những chiếc áo ngực rộng hơn với nhiều hàng móc cài sau để điều chỉnh kích cỡ (đừng phí tiền vào những chiếc áo cài trước).

- Chọn áo bằng vải thô mềm như áo ngủ nếu cơn đau làm bạn không thể nghỉ ngơi được – điều này cũng giúp làm dịu cơn đau ngực.

Thay đổi ham muốn tình dục

Sự gia tăng nội tiết tố và lưu lượng máu có thể tác động đến âm đạo và âm vật của bạn, khiến chúng mềm mại và nhạy cảm hơn. Với một số phụ nữ, điều đó đồng nghĩa với ham muốn tình dục ở mức cao trào, với khả năng đạt cực khoái nhiều và mạnh mẽ hơn. Với một số khác, tình dục trở nên quyến rũ một cách lạ kỳ.

Bất kể bạn cảm thấy thế nào, điều đó cũng đều ổn. Tuy nhiên, hãy giúp người bạn đời hiểu và hòa hợp với những thay đổi của bạn để khiến anh ấy không cảm thấy bối rối, lạc lõng và có cảm giác bị khước từ. Luôn nhớ rằng, hai bạn cần tiếp xúc thể xác nhiều hơn là giao hợp; hãy ấp ủ, đụng chạm và cọ xát nhau như là cách để giữ mối liên hệ gần gũi với nhau.

Tâm trạng thất thường

Nội tiết tố, những giấc ngủ không tròn, thực tại của việc mang thai – tất cả những điều này đều góp phần tạo nên sự xáo trộn mãnh liệt của cảm xúc.

Bạn có thể cảm thấy thật yên lặng và muốn thu mình lại, hoặc sốc nổi, lo lắng, giận dữ hoặc muốn khóc, hoặc may mắn hay là hạnh phúc – và tất cả cảm xúc này đều tốt. Tất nhiên, tốt nhất là bạn có thể kiểm soát tâm trạng của mình (người thân của bạn sẽ rất biết ơn bạn đấy). Mọi người có thể giúp gì được cho bạn? Hãy tìm sự chia sẻ và cảm thông từ bạn bè, đặc biệt là những bà mẹ đang mang thai, cả trên mạng hoặc ngoài đời.


(ST)

em dang mang thaiduoc 8 tuan nhung lai bi cam cum xin hoi lieu co anh huong den em be khong
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Các virus còn lại tuy bị “lên án gay gắt”, nhưng hậu quả đối với thai nghén chưa rõ ràng và trên thực tế thì chỉ là mối lo ngại chung chung đối với thai nghén và thai nhi mà thôi. Khi bị cảm cúm, các thai phụ không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Điều cần làm là thường xuyên đi khám thai đều đặn, theo dõi sự phát triển của thai bằng siêu âm. Với các máy siêu âm hiện đại ngày nay, thày thuốc có thể phát hiện sớm các dị tật của thai cả bên ngoài (như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống) hay các dị tật bên trong (như dị tật ở tim, ở thận, ruột hay ở não).
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
em dang mang thai duoc 12 tuan nhung gan day trieu chung dau dau thuong xuyen xuat hien em dc biet la trong thoi ky mang thai khong dc tu y dung thuoc em muon hoi lam the nao de co the giam bot duoc trieu chung dau dau
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
em đang có bầu được 2 tháng mà cứ thấy đau đầu và buồn nôn ăn vào là nôn thì em phải làm sao ah?
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Tôi lucy, tôi không bao giờ tin tưởng vào người quản gia phép thuật và ma thuật cho đến khi tôi có kinh nghiệm một đôi khi trước đây và nó thực sự làm việc cho tôi. Tôi đang yêu. Với anh chàng này và tôi đã có cảm tình với tôi trong 4 năm và chúng tôi đã sẵn sàng để kết hôn cho đến khi người phụ nữ này tản bộ dọc theo và lấy người đàn ông của tôi ra khỏi tôi. tôi đã thực sự bị tàn phá vì vậy tôi liên lạc với một người bạn của tôi, người bây giờ giới thiệu tôi với drokojie, và tôi đã nói Rằng anh sẽ giúp tôi lấy một câu thần chú đó chúng ta mang lại người đàn ông của tôi Trong thời hạn ba ngày, và tôi đã làm nó tôi có là tốt nhất chính tả đúc trong từ Ngoài ra tôi giải quyết vấn đề như ví dụ, (1) Nếu bạn muốn cũ của bạn (2) nếu bạn luôn luôn có những giấc mơ xấu. (3) Bạn muốn được đề bạt vào văn phòng của bạn. (4) Bạn muốn phụ nữ / đàn ông chạy sau khi bạn. (5) Nếu bạn muốn có một đứa trẻ. (6) Bạn muốn giàu có. (7) Bạn muốn để buộc chồng / vợ là của bạn mãi mãi. (8) Nếu bạn cần hỗ trợ tài chính. (9) chăm sóc thảo dược (10) Nếu bạn không thể có khả năng để Đáp ứng vợ của bạn mong muốn quan hệ tình dục do hoặc sai lầm hành động thấp. (11) nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn từ chối đi ra vào ngày hôm đó giả sử hoặc trên dòng chảy. (12) công việc của bạn nếu bạn từ chối thanh toán, người nợ do bạn? . (13) để giải quyết vấn đề đất đai và làm cho nó trở lại. (14) Có phải gia đình của bạn Denny bạn của bạn phải không? (15) Hãy cho dân ta tuân theo lời tôi nói và làm muốn (16) Bạn có một số lượng tinh trùng thấp? (17) Trường hợp giải quyết E.T.C. drokojiehealinghome@gmail.com email của mình, bạn bè tôi phải cho bạn biết sự thật egbo dr là một thần chú rất đáng tin cậy.
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Thì chỉ là nghén thôi mà, qua được giai đoạn này sẽ hết,Ngoài ra nếu lo lắng bạn có thể tham khảo link sau đây:http://www.phununet.com/WikiPhununet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID=5323
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
hien en toi co thai 14 tuan,progestin trng mau tang do co phai la nguyen nhan dau dau ko?bs co the cho biet cac benh nao co the dan den dau dau trong thoi ky nay ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
Em có những triệu chứng nhưng không biết có phải là có thai không?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận