Chẩn đoán thể bệnh VCT rất quan trọng vì kết quả và điều trị khác nhau trong các loại hình khác nhau. VCT tiên phát do tổn thương nội tại của thận, trong khi VCT thứ phát có liên quan đến một số bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut hay ký sinh trùng gây bệnh), thuốc, bệnh hệ thống (lupus ban đỏ, viêm mạch) hoặc bệnh tiểu đường.
Triệu chứng điển hình là gì? Triệu chứng VCT phụ thuộc vào từng thể bệnh và sự tiến triển cấp hay mạn tính. Các triệu chứng chung có thể bao gồm: nước tiểu sẫm màu, có bọt (do dư thừa protein); tăng huyết áp; phù; mệt mỏi, thiếu máu; đi tiểu ít hơn bình thường.
Phân loại thể bệnh: Có nhiều cách phân loại, nhưng phân loại theo cách tiến triển của bệnh là cách được sử dụng rộng rãi. Bao gồm:
Bệnh mỏng màng đáy cầu thận: Là bệnh di truyền gen trội với biểu hiện lâm sàng là tình trạng đái máu đại thể dai dẳng. Tổn thương được xác định bằng sinh thiết thận và soi trên kính hiển vi điện tử thấy màng đáy cầu thận mỏng hơn bình thường.
Bệnh cầu thận tiến triển chậm: Viêm cầu thận tổn thương tối thiểu: loại bệnh này chiếm tới 80% hội chứng thận hư ở trẻ em, nhưng lại chỉ chiếm 20% HCTH ở người lớn. Điều may mắn là thể bệnh này đáp ứng điều trị tương đối tốt. Hơn 90% trẻ em khỏi bệnh sau 3 tháng điều trị, tỉ lệ khỏi bệnh ở người lớn là 80%. Thuốc thường được dùng là corticoid. Thuốc giảm miễn dịch được chỉ định khi có hiện tượng kháng corticoid.
Xơ cứng cầu thận từng ổ, từng đoạn, còn gọi là viêm cầu thận ổ: có thể nguyên phát hay thứ phát trong các bệnh lý như viêm thận ngược dòng (do nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu), hội chứng Alport (viêm cầu thận, tổn thương thính giác, thị giác), lạm dụng heroin, HIV. Biểu hiện của bệnh như một hội chứng thận hư với suy thận ở nhiều mức độ, tình trạng xơ cứng chỉ xảy ra ở một số vị trí nhất định. Tổn thương tiến triển chậm dẫn đến suy thận và đáp ứng kém với điều trị corticoid.
Viêm cầu thận màng: Là thể bệnh hay gặp ở người lớn. Biểu hiện lâm sàng là sự kết hợp triệu chứng của cả viêm cầu thận và hội chứng thận hư. Thường vô căn nhưng cũng có thể kết hợp với một số bệnh như viêm gan, sốt rét, ung thư phổi và ruột, lupus ban đỏ. 1/3 số bệnh nhân tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối. Điều trị corticoid cũng được sử dụng như một nỗ lực để hạn chế sự tiến triển của bệnh.
Một số bệnh lý khác gây tổn thương thận: Tăng huyết áp, bệnh thận do tiểu đường. Biểu hiện sớm là microalbumin niệu. Vì vậy việc xét nghiệm nước tiểu để phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng. Tiến triển thường chậm và phụ thuộc vào việc điều trị nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh cầu thận tiến triển nhanh: Về mặt mô bệnh học, nhóm bệnh này được đặc trưng bởi sự gia tăng nhanh chóng về số lượng tế bào trong tiểu cầu thận. Quá trình suy thận dẫn đến giai đoạn cuối cũng diễn ra nhanh chóng trong thời gian từ vài tuần đến vài tháng tùy theo từng loại.
Bệnh thận IgA: Đây là nguyên nhân gây viêm cầu thận hàng đầu ở người lớn, nam mắc nhiều hơn nữ. Đặc thù của bệnh này là sự xuất hiện thường xuyên hồng cầu trong nước tiểu. Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 24 - 48 giờ sau một nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Tổn thương trực tiếp cầu thận do sự lắng đọng IgA trên màng đáy. Tiên lượng bệnh rất khác nhau, khoảng 20% bệnh nhân sẽ tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối.
Viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn: Có thể xảy ra với nhiều loại nhiễm khuẩn, nhưng nguyên nhân hay gặp nhất là sau nhiễm liên cầu nhóm D, đặc biệt là Streptoccocus pyogenes. Bệnh xuất hiện sau các nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn da khoảng 10 - 14 ngày. Chẩn đoán dựa vào việc khai thác tiền sử nhiễm liên cầu trước đó. Các test huyết thanh chẩn đoán liên cầu rất hữu ích để cung cấp thêm bằng chứng. Sinh thiết thận hiếm khi được đặt ra. Được điều trị đúng cách, bệnh thường tiến triển tốt và khỏi bệnh trong 2 - 4 tuần.
Viêm cầu thận tăng sinh màng/viêm cầu thận tăng sinh gian mạch: Bệnh có thể tiên phát hoặc thứ phát sau lupus ban đỏ, viêm gan virut. Người ta nhận thấy các tiểu cầu thận có hiện tượng tăng sinh tế bào bất thường cả ở màng đáy, mao mạch và khoảng gian mạch. Biểu hiện bằng tình trạng thận hư - viêm thận và tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối là điều không tránh khỏi.
Viêm cầu thận tiến triển nhanh: Thể bệnh này có tiên lượng xấu. Bệnh tiến triển nhanh chóng đến suy thận giai đoạn cuối trong vòng vài tuần. Corticoid có thể được sử dụng nhưng hiệu quả không thực sự rõ ràng. Bao gồm các nguyên nhân sau: Viêm cầu thận tế bào hình liềm (Tổn thương cầu thận kết hợp với viêm thận kẽ. Bệnh xuất hiện sau viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Chụp Immunofluorescen cho thấy hình ảnh những tế bào hình liềm xuất hiện cả ở tiểu cầu và khoảng gian mạch; Hội chứng goodpasture (là một loại bệnh tự miễn dịch. Người ta phát hiện kháng thể kháng màng đáy ở thận và phổi. Vì thế biểu hiện lâm sàng của bệnh ngoài triệu chứng của VCT còn có triệu chứng của tổn thương phổi như ho ra máu); Các bệnh lý tổn thương mạch máu (điển hình là viêm nhiều động mạch (polyartritis) và U hạt Wegener. Chẩn đoán dựa vào sự xuất hiện kháng thể kháng tế bào chất của bạch cầu trong máu).
Viêm cầu thận mãn tính
Bệnh thận thường tấn công thầm lặng và "khi xuất hiện triệu chứng bệnh
thì đã quá muộn", tiến sĩ Brian Pereira, chủ tịch Quĩ tài trợ Bệnh thận
Mỹ, cho biết. Nhiều người bị thận mãn tính trong nhiều năm mà vẫn không
cảm thấy bệnh, đến khi phát hiện ra các triệu chứng như đau bụng, mệt
mỏi liên miên, vàng da, sưng phù tay chân thì đã bước vào những giai
đoạn cuối.
Thường ở ta phát hiện bệnh có thể: tình cờ khi khám
sức khỏe thấy tăng huyết áp, thấy kêu đau lưng hay xét nghiệm nước tiểu
thấy nước tiểu có máu hay có albumin. Có người xuất hiện phù mí mắt buổi
sáng sớm, đi tiểu ít, người nặng nề, mệt mỏi, đo huyết áp thấy huyết áp
tăng. Nếu trước đây đã từng có những đợt sưng mí mắt buổi sáng sau khi
viêm họng thì càng cần kiểm tra chức năng thận.
Tại sao phải
sinh thiết thận? Khi siêu âm thấy hai quả thận teo nhỏ, xét nghiệm nước
tiểu thấy có albumin, hồng cầu, hỏi tiền sử đã từng bị viêm cầu thận cấp
sau viêm họng thì sinh thiết thận để chẩn đoán mức độ bệnh sẽ điều trị
tốt hơn.
Bệnh có thể chia làm ba giai đoạn: viêm cầu thận cấp
Viêm
cầu thận mãn: thỉnh thoảng có những đợt cấp. Có người chia viêm cầu
thận mãn ra làm ba giai đoạn và sau giai đoạn 2 là đến giai đoạn suy
thận.
Suy thận: tất nhiên sau nhiều năm mới đến giai đoạn suy
thận. Lúc này chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận là phương án phải lựa
chọn.
Khi thận teo thì chắc chắn viêm thận ở giai đoạn mãn.
Thường người bị viêm cầu thận mãn đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh nhiễm
trùng. Đã bị nhiễm trùng lại thúc đẩy một đợt viêm cầu thận cấp xuất
hiện. Phát hiện bệnh càng sớm thì cơ hội khống chế bệnh càng cao, còn
nếu một khi đã để thận suy thì sẽ khó cải thiện được tình hình.
Vì
vậy, "câu thần chú" ở đây là nếu trong gia đình có tiền sử bệnh tiểu
đường, huyết áp cao và bệnh thận, hoặc bản thân bị bệnh tiểu đường và
huyết áp cao thì hãy làm các xét nghiệm máu và nước tiểu, kiểm tra huyết
áp và lượng creatin trong máu. Việc xuất hiện protein trong nước tiểu
và tăng creatin trong máu là dấu hiệu cho thấy thận đã bị tổn thương.
Bạn
có thể đưa người nhà đến Bệnh viện Bình Dân để sinh thiết thận. Sinh
thiết giúp chẩn đoán xác định và tiên lượng tốt hơn. Tuy nhiên sau sinh
thiết thì phác đồ điều trị cũng không thay đổi được bao nhiêu. Chủ yếu
là thuốc hạ huyết áp, kiêng muối để tránh phù, ăn đạm dễ tiêu.
Chế
độ ăn với người viêm cầu thận mãn: ăn ít muối (tính cả muối trong nước
mắm), có thể dùng lợi tiểu đông y khi phù (râu bắp, bông mã rửa sạch nấu
nước uống). Ăn ít thịt mà thay bằng đậu hũ, cá. Nên ăn nhiều rau, trái
cây. Cố gắng ngủ đủ và ở nơi thoáng mát, tinh thần thoải mái. Thoải mái,
làm việc nhẹ nhàng, ăn ngủ đúng là những yếu tố giúp người bệnh sống
lâu, ít khi có những đợt cấp.
Viêm cầu thận là một bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm của các tiểu cầu thận và các mạch máu nhỏ trong thận. Bệnh có thể xuất hiện độc lập hoặc kết hợp với hội chứng thận hư.
Người bị viêm cầu thận cần hạn chế ăn trứng. |
Người viêm cầu thận cấp chỉ nên ăn nhẹ
Nguyên tắc ăn uống với những bệnh nhân viêm cầu thận cấp là ăn nhẹ và ăn nhạt. Nếu tiểu ít hoặc vô niệu thì bỏ hẳn hoa quả.
Viêm cầu thận cấp thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn cấp tính ở cổ họng, ngoài da, răng miệng; đa số là do liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A. Bệnh thường gặp ở trẻ em. Cách điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi và có chế độ ăn, dinh dưỡng hợp lý.
Viêm cầu thận cấp được xác định khi: Có tiền sử nhiễm khuẩn cổ họng, ngoài da đã khỏi hẳn 1-2 tuần trước; cũng có thể hiện tại còn nhiễm khuẩn; phù, đái ít (phù có thể rất ít, chỉ mọng mi mắt, cũng có thể phù to, trắng, mềm, ấn lõm); đái máu; tăng huyết áp (thường là 140/90 mmHg trở lên).
Bệnh có thể khỏi nhanh trong vòng 4-6 tuần; cá biệt có biến chứng nặng như phù phổi cấp do phù và tăng huyết áp, suy thận cấp, suy thận tiến triển nhanh; một số chuyển thành tiềm tàng, mạn tính.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân viêm cầu thận cấp không có biến chứng nặng là ăn nhẹ, ăn nhạt. Cụ thể:
Đạm (protein): 0,6 g/kg cân nặng mỗi ngày. Đề phòng urê máu tăng; khi bệnh nhân đái tốt, urê máu không tăng thì cho 1 g/kg cân nặng mỗi ngày.
Bột đường: 30 Kcal/kg cân nặng mỗi ngày bao gồm gạo, mỳ, khoai củ, bánh ngọt.
Chất béo: 20 g/ngày.
Nên bớt muối và mì chính, tối đa 2 g muối/ngày, tốt nhất là bỏ hẳn mì chính. Nếu có phù, tăng huyết áp thì phải ăn nhạt tuyệt đối. Uống nước ít hơn lượng đái ra trong ngày. Nếu đái ít hoặc vô niệu thì bỏ hẳn rau quả để phòng tăng kali máu. Bổ sung vitamin dạng thuốc bằng đường uống.
Cần theo dõi lượng nước tiểu, phù, huyết áp, urê máu để gia giảm thức ăn. Sau một tuần nếu thấy urê máu không tăng thì có thể tăng đạm lên 0,8 g/kg cân nặng mỗi ngày. Nếu tiểu tiện bình thường thì ăn rau quả tự do, nước uống bằng lượng đái ra.
(ST)