Dấu hiệu của người bị huyết áp cao
Dấu hiệu chàng đã yêu bạn mất rồi
|
Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ thực sự sẽ giúp bạn yên tâm nghỉ ngơi thay vì cuống cuồng tới bệnh viện. |
Theo BS Jean Claude Tissot, Khoa Sản, Bệnh viện Việt - Pháp, thai phụ cần phân biệt được chuyển dạ thực sự và chuyển dạ giả căn cứ vào những dấu hiệu dưới đây:
1. Thai phụ cảm thấy có cơn đau chuyển dạ nhưng khi bạn hoạt động hoặc thay đổi tư thế nằm, ngồi thì cơn đau giảm, đây là một dấu hiệu của chuyển dạ giả. Nhưng nếu đã thay đổi hoạt động, tư thế mà cơn co vẫn tiếp tục, đó là dấu hiệu của chuyển dạ thực sự.
2. Chuyển dạ thực sự càng được khẳng định chắc chắn khi các cơn co ngày càng trở nên mạnh hơn (thường 5 phút một lần) và kéo dài ngày càng lâu hơn (từ 45 đến 60 giây). Còn nếu có cơn đau nhưng thay đổi tư thế cơn đau giảm và dần đến mất hẳn thì đó là chuyển dạ giả.
3. Cơn đau giảm dần rồi mất hẳn và sau 2 giờ, cổ tử cung không xoá và không giãn thì chắc chắn đó là chuyển dạ giả. Còn khi cơn đau vẫn tiếp tục tăng cả về tần số và cường độ, bạn sẽ thấy ra nước hoặc chất nhầy hồng. Cổ tử cung xoá và bắt đầu giãn để em bé chui ra.
Khi có những dấu hiệu của cơn co tử cung thực sự, bạn cần đến viện ngay lập tức.
Chuyển dạ thật sự là khi:
Xuất hiện nhiều những cơn co thắt
Nếu thấy các cơn co thắt xuất hiện liên tục, đều đặn thì nhiều khả năng là bạn sắp chuyển dạ, ngoài ra, một số người còn thấy xuất hiện chứng chuột rút, ra máu…
Khi thời gian chuyển dạ thực sự đến gần, bạn sẽ thấy các cơn co thắt diễn ra thường xuyên hơn, cứ 10 – 15 phút một lần.
Thở dễ dàng hơn
Khi có dấu hiệu chuyển dạ, bạn sẽ có cảm giác thai bị tụt xuống, cảm giác ở khung xương chậu nặng nề hơn, áp lực của thai lên lồng ngực cũng được giảm đáng kể. Vì vậy, nếu thấy thở dễ dàng hơn thì nghĩa là bạn nên chuẩn bị tinh thần sớm.
Phụ nữ mang thai cần nhận biết được dấu hiệu chuyển dạ. (Ảnh minh họa)
Cảm giác thai ‘tụt’ xuống
Khoảng thời gian cuối thai kỳ, những cú đá của bé xuất hiện nhiều ở bụng trên. Nhiều người mẹ chia sẻ, nếu quan sát bụng bầu từ phía bên trên, họ không thấy rốn nữa (giai đoạn trước, khi bé còn nằm ở bụng trên thì rối sẽ căng và như bị lồi ra). Tình trạng sa bụng có thể diễn ra trong khoảng 2-4 tuần trước ngày chuyển dạ thật.
Nhóm phụ nữ sinh con lần 2 không cảm nhận được rõ ràng giai đoạn bé bị “rơi” xuống, trừ thời điểm chuyển dạ. Nguyên nhân là vì các cơ vùng xương chậu của mẹ đã bị giãn mạnh nên cảm giác “tụt” xuống của bé khá mơ hồ.
Tăng tiết dịch âm đạo
Dịch âm đạo có màu trắng đục, giống như lòng trắng trứng gà hoặc có chất nhầy màu hồng.
Đau lưng dưới
Các cơn đau lưng dưới và xương chậu nhiều hơn, do dây chằng ở xương chậu và tử cung bị căng ra.
Khi chuyển dạ, nước ối sẽ xuất hiện. (Ảnh minh họa)
Ra máu
Dịch âm đạo tiết ra nhiều và thay đổi, từ loãng, quánh như keo dán giấy trở thành dày hơn, có thể lẫn máu đỏ. Khi cổ tử cung mỏng đi, những mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị vỡ. Vì thế, bạn có thể nhìn thấy những vệt máu màu đỏ hoặc nâu đỏ có lẫn trong dịch nhầy. Nếu dịch âm đạo có màu đỏ nhiều hơn là chất nhầy trắng, giống như dấu hiệu kinh nguyệt hoặc ra nhiều máu đỏ tươi, bạn nên nhập viện sớm. Thông thường, nếu xuất hiện dấu hiệu ra máu thì cơn chuyển dạ sẽ tới trong vòng 3-4 ngày nhưng cũng có trường hợp là 1-2 tuần.
Vỡ nước ối
Thường thì bạn sẽ thấy tử cung co thắt nhiều lần, sau đó nước ối mới bị vỡ, nhưng cũng có một số trường hợp nước ối bị vỡ bất ngờ. Nếu nước ối vỡ bất ngờ thì bạn nên nhập viện ngay.
Thời gian chuyển dạ
Thời gian chuyển dạ của mỗi người khác nhau, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nói chung, người sinh “con so” (con đầu lòng) có thời gian chuyển dạ kéo dài hơn người sinh “con rạ” (sinh con thứ hai trở đi). Trung bình, cuộc chuyển dạ ở người sinh “con so” kéo dài từ 16-24 giờ, ở người “con rạ” từ 8-16 giờ.
Khi đến bệnh viện, bạn sẽ được bác sĩ khám xem bạn sắp sinh chưa. Khi chuyển dạ bắt đầu, nữ hộ sinh sẽ đưa bạn vào phòng sinh. Lúc này, bạn được mặc áo của bệnh viện, nữ hộ sinh sẽ kiểm tra cân nặng, chiều cao, mạch, nhiệt độ và huyết áp của bạn, bạn cũng sẽ được kiểm tra bề cao tử cung, vòng bụng, khám âm đạo, theo dõi nhịp tim thai, cường độ cơn gò tử cung (khi cần có thể đặt máy theo dõi).
Đừng quá hoảng loạn!
Khi chuyển dạ, một nữ hộ sinh sẽ luôn có mặt bên bạn để giúp bạn trước, trong và sau khi chuyển dạ. Bác sĩ sẽ giúp bạn sinh bé được dễ dàng hơn.
Nếu có thể nên để chồng vào phòng sinh với bạn để nhắc bạn thở đúng cách, nắm giữ tay bạn và động viên tinh thần.
Ngay cả khi cơn gò tử cung gây đau rất nhiều, bạn nên nhớ rằng điều này nhằm giúp bé chào đời, đừng nên hoảng loạn. Cố gắng nghỉ ngơi giữa các cơn đau.
Khi cổ tử cung mở trọn, bạn sẽ được bác sĩ và nữ hộ sinh hướng dẫn rặn để đẩy bé ra ngoài qua âm đạo. Không nên rặn sớm nếu như bác sĩ chưa yêu cầu vì có thể làm rách cổ tử cung, sưng đầu của bé (bướu huyết thanh) và làm thành âm đạo của bạn bị sa gây nên hậu quả sa sinh dục sau này.
Bác sĩ có thể cần phải rạch một đường để mở rộng âm đạo nhằm cho bé ra đời dễ dàng hơn. Đây là thủ thuật cắt tầng sinh môn, biện pháp này thường sử dụng ở người sinh con so.
Ở một số bệnh viện sản lớn có áp dụng hình thức đẻ không đau. Bạn sẽ được gây tê ở vùng lưng để không đau và sẽ rặn sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Với hình thức này, bạn sẽ phải hợp tác thật tốt với bác sĩ vì nếu thất bại bạn sẽ phải mổ lấy thai hoặc sinh kềm, sinh hút.
Giai đoạn sổ thai trung bình ở người sinh con so là 40 phút, ở người sinh con rạ là 20 phút.
(St)