Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị bệnh cương giáp

Bệnh cương tuyến giáp là gì? Cách điều trị bệnh cương tuyến giáp như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Cường giáp là bệnh nội tiết khá phổ biến ở Việt Nam, trong đó Basedow là bệnh cường giáp thường gặp nhất. Bệnh có đặc trưng là gầy sút nhiều, tim đập nhanh, run tay, cổ to và một số bệnh nhân (BN) có mắt lồi. Tuy có nhiều triệu chứng nhưng do diễn biến tăng dần nên nhiều trường hợp được chẩn đoán muộn. Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, BN cường giáp có thể bị nhiều biến chứng mà phổ biến và nguy hiểm nhất là các biến chứng về tim mạch.

Các biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp
 

Các rối loạn nhịp tim:

- Tăng hormon giáp làm nhịp tim nhanh thường xuyên kể cả lúc nghỉ, có thể lên tới 110-120 lần/phút. Nhịp tim nhanh được coi là dấu hiệu trung thành nhất của bệnh cường giáp nhưng trong phần lớn các trường hợp, nhịp tim vẫn đều (gọi là nhịp nhanh xoang). Có khoảng 10-15% BN cường giáp có biến chứng loạn nhịp, thường gặp nhất là rung nhĩ (tâm nhĩ không đập theo nhịp bình thường nữa mà đập rất nhanh và không đều, từ 300-600 lần/phút). Khi đó các BN thường có biểu hiện hồi hộp, đánh trống ngực nhiều, một số bị đau ngực, thậm chí có BN bị ngất. Nghe tim thấy tâm thất đập không đều nhưng ở tần số rất nhanh, có thể lên tới 170-180 lần/phút.

- Khi bị loạn nhịp, tim bóp lúc mạnh lúc yếu, hậu quả là máu trong buồng tim không được tống hết ra ngoài sẽ dần tạo thành cục máu đông. Cục máu đông này rất dễ bị trôi lên não gây ra tai biến mạch não. Theo nhiều nghiên cứu, các BN bị rung nhĩ kéo dài có nguy cơ bị tai biến mạch não cao gấp 5-7 lần so với người bình thường và cứ 6 BN bị tai biến mạch não thì có 1 BN có nguyên nhân là do loạn nhịp tim.

Tăng huyết áp: Các BN cường giáp thường có tăng huyết áp, chủ yếu là huyết áp tối đa còn huyết áp tối thiểu vẫn bình thường, khoảng cách huyết áp tăng lên. Tuy mức tăng huyết áp không nhiều và hiếm khi cần phải điều trị nhưng nếu kéo dài thì nó cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tim, góp phần gây suy tim.

Hội chứng suy tim: Tăng hormon giáp làm tim co bóp mạnh và nhanh, hoạt động này cần các tế bào cơ tim khỏe mạnh và được nuôi dưỡng cung cấp đủ oxy. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc khi dự trữ cơ tim không đảm bảo cho tim đáp ứng được nhu cầu tăng cung lượng tim xảy ra trong cường giáp thì sẽ dẫn đến suy tim, lúc đầu là suy tim trái nhưng về sau thường là suy tim toàn bộ. Suy tim do cường giáp có đặc điểm khác biệt với phần lớn các trường hợp suy tim khác là lượng máu do tim bơm ra lại cao hơn bình thường (gọi là suy tim tăng cung lượng), tuy nhiên sự khác biệt này chỉ ở giai đoạn đầu, còn nếu kéo dài thì cuối cùng cung lượng tim cũng giảm và biểu hiện lâm sàng của suy tim giai đoạn muộn trong cường giáp không khác với suy tim do các nguyên nhân khác, đó là khó thở, phù, gan to, đái ít, tím môi...

Hội chứng suy vành: Tim đập nhanh và mạnh kéo dài sẽ làm các tế bào cơ tim phì đại, nhất là thất trái, khi đó nhu cầu oxy của cơ tim sẽ tăng lên. Tuy nhiên do máu đi vào mạch vành (là các mạch máu nuôi dưỡng cơ tim) trong thời kỳ tâm trương nên khi nhịp tim nhanh do cường giáp sẽ làm rút ngắn thời gian tâm trương, máu vào mạch vành bị giảm đi, hậu quả là BN bị thiếu máu cơ tim. Biểu hiện của thiếu máu cơ tim là đau ngực sau xương ức từ các mức độ nhẹ đến đau dữ dội, đau cả khi nghỉ ngơi cũng như khi gắng sức. Điều đặc biệt là các cơn đau ngực ở BN cường giáp rất hiếm khi chuyển thành nhồi máu cơ tim và khi điều trị khỏi cường giáp thì cũng hết các cơn đau ngực.

Mối liên quan giữa các biến chứng tim mạch do cường giáp

- Tuy đều là hậu quả của cường giáp nhưng các biến chứng tim mạch này lại có liên quan mật thiết với nhau và thúc đẩy làm bệnh nặng thêm.

- Điển hình nhất là suy vành có thể làm xuất hiện hoặc thúc đẩy các biến chứng rung nhĩ và suy tim nặng hơn, nhưng như đã phân tích ở phần trên thì nhịp nhanh tăng nhiều do rung nhĩ lại là nguyên nhân thuận lợi gây suy vành. Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tăng huyết áp và suy tim là các yếu tố nguy cơ gây rung nhĩ và hạn chế kết quả điều trị rung nhĩ ở các BN cường giáp.

- Một liên quan khác cũng cần quan tâm là các BN rung nhĩ mà bị suy tim thì dễ hình thành huyết khối trong buồng tâm nhĩ hơn do máu lưu thông chậm hơn. Hậu quả là nguy cơ bị tai biến mạch não cao hơn ở các BN cường giáp có cả rung nhĩ và suy tim.
Điều trị các biến chứng tim mạch ở BN cường giáp

- Phương pháp điều trị cần được áp dụng đầu tiên do có hiệu quả cao nhất chính là điều trị khỏi cường giáp. Ví dụ như các BN cường giáp có biến chứng rung nhĩ thì trong vòng 4 tháng sau khi hết cường giáp, có tới 2/3 số BN này tự trở về nhịp đều bình thường. Khi hết cường giáp, nhịp tim giảm xuống, tim co bóp ít và nhẹ hơn sẽ góp phần làm giảm huyết áp, giảm đau ngực do thiếu máu cơ tim và giảm cả suy tim. Vì thế cần điều trị đạt bình giáp sớm và duy trì bình giáp bền vững bằng 1 trong 3 phương pháp là dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, mổ cắt tuyến giáp hoặc điều trị iode phóng xạ (I131). Tuy nhiên mức độ làm giảm các biến chứng nhiều hay ít tùy thuộc vào thời gian BN bị cường giáp và các biến chứng tim mạch này nặng hay nhẹ. Các BN được điều trị cường giáp bằng thuốc cần nhớ là sau khi đã đạt bình giáp, họ vẫn cần điều trị duy trì trong thời gian dài, có thể tới 18 tháng mới khỏi được bệnh.

- Ngoài điều trị cường giáp thì tùy theo loại biến chứng mà có phương pháp điều trị hỗ trợ khác nhau. Các thuốc thường dùng và có tác dụng tốt là thuốc chẹn beta giao cảm (như propranolol, metoprolol, atenolol..) làm giảm huyết áp, giảm nhịp tim (trong rung nhĩ) và gián tiếp làm giảm đau ngực. Thuốc điều trị suy tim là digoxin và lợi tiểu... Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp, suy tim, suy vành như thông thường. Vai trò của các thuốc điều trị chuyên biệt này là rất lớn trong giai đoạn đầu khi BN còn cường giáp nặng, các phương pháp điều trị cường giáp chưa có tác dụng.

- Điều lưu ý quan trọng là các biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp thường đáp ứng tốt với điều trị, tuy nhiên nếu để cường giáp kéo dài hoặc cường giáp tái phát thì biến chứng sẽ nặng lên nhiều, ít hoặc không đáp ứng với điều trị, khi đó nguy cơ bị suy tim nặng hoặc tử vong sẽ tăng cao. Tuy nhiên trong thực tế có khá nhiều người sau một thời gian điều trị thấy người khỏe, các triệu chứng tim mạch đỡ nhiều hoặc khi được kết luận là đã đạt bình giáp thì bắt đầu điều trị không đều hoặc bỏ hẳn điều trị, cho đến khi bệnh tái phát hoặc nặng lên mới điều trị lại thì đã muộn. Vì thế các BN cần được điều trị và theo dõi thường xuyên bởi các bác sĩ nội tiết và có thể cả bác sĩ tim mạch để đảm bảo được điều trị triệt để.

Điều trị bệnh cường giáp

Cường giáp là một hội chứng, có thể do nhiều bệnh khác nhau gây ra. Đa số trường hợp cường giáp là do bệnh Basedow gây ra (tên gọi khác là bệnh Graves). Trong trường hợp này, nếu không có những chống chỉ định, cần phải điều trị bằng thuốc kháng giáp, trung bình từ 1 đến 2 năm. Một điều bạn cần lưu ý là bệnh này có thể tái phát sau khi kết thúc đợt điều trị. Do đó, bệnh nhân cần tái khám đều theo hẹn của bác sĩ sau khi đã ngưng thuốc để kiểm tra và phát hiện sớm nếu tình trạng cường giáp xuất hiện trở lại.

Cường giáp được gợi ý bằng một số dấu hiệu và triệu chứng. Bệnh nhân nhẹ thường không có triệu chứng. Ở bệnh nhân trên 70 tuổi, biểu hiện kinh điển cũng có thể không thấy được. Nói chung, các triệu chứng càng rõ ràng thì tình trạng bệnh càng xấu đi. Các triệu chứng thường liên quan đến tăng chuyển hoá cơ thể. Các triệu chứng phổ biến nhất được liệt kê dưới đây:

-Tăng tiết mồ hôi.

- Không chịu được nóng.

- Tăng nhu động ruột.

- Run.

- Lo lắng, kích thích.

- Nhịp tim nhanh.

- Sụt cân.

- Mệt.

- Giảm tập trung.

Ở bệnh nhân trẻ, nhịp tim nhanh, không đều và suy tim có thể xảy ra. Có một số trường hợp nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ đưa đến cơn “ bảo giáp”, bao gồm cao huyết áp, sốt, suy tim.

Điều trị triệu chứng

Đó là những thuốc có thể dùng ngay để điều trị triệu chứng do tăng hormon tuyến giáp quá mức, cũng như thuốc điều trị nhịp tim nhanh. Một trong những loại thuốc chính được sử dụng để điều trị triệu chứng này là thuốc ức chế bêta (inderal, Tenormin, Lopressor). Cácthuốc này có tác dụng chống lại sự tăng chuyển hoá do hormon tuyến giáp gây ra. Bác sĩ là người quyết định đưa ra phác đồ điều trị dựa trên một số thay đổi bao gồm nguyên nhân của cường giáp, tuổi người bệnh, kích thước tuyến giáp và các bệnh lý phối hợp.

Thuốc kháng giáp

Có 2 loại thuốc kháng giáp chính có thể được sử dụng : methimazole (Tapazole), propylthiouracil ( PTU). Những thuốc này sẽ tích tụ ở mô tuyến giáp và ức chế bài tiết hormon tuyến giáp. Ngoài ra PTU còn ức chế sự chuyển T4 thành T3 hoạt động. Nguy cơ chính có thể có khi dùng các loại thuốc này là làm giảm bạch cầu của tủy xương (mất bạch cầu hạt ). (Bạch cầu là loại tế bào máu rất cần thiết cho cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng ). Người ta không thể khẳng định được khi nào có phản ứng phụ xảy ra. Vì vậy việc xét nghiệm thuốc trong máu thường không có lợi. Điều quan trọng đối với người bệnh là phải biết khi nào bị sốt, đau họng và bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện khi đang dùng thuốc thì lập tức đến khám bác sĩ. Nguy cơ giảm bạch cầu hạt dưới 1%. Thường người bệnh sẽ phải theo đuổi việc điều trị kháng giáp hàng tháng, người bệnh được theo dõi cho đến khi tuyến giáp về bình thường. Một khi lượng hormon giáp trong máu ổn định, bệnh nhân có thể đến khám bác sĩ mỗi 3 tháng một lần, nếu đã có kế hoạch điều trị.

Thường thì việc điều trị kháng giáp lâu dài chỉ áp dụng cho bệnh nhân bị bệnh Graves, vì vậy hiện nay bệnh này thuyên giảm theo thời gian nhờ vào điều trị bằng xạ trị hoặc mỗ. Sau 1-2 năm điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 40-70%. Khi đã khỏi bệnh, tuyến giáp không lớn thì việc điều trị bằng thuốc kháng giáp là không cần thiết. Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy việc dùng kết hợp thuốc viên hormon tuyến giáp với chế độ ăn uống thường có tỷ lệ khỏi bệnh cao. Liều cao thuốc kháng giáp có thể được dùng kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch ở người bị bệnh Graves. Phương pháp điều trị này vẫn còn bàn cãi

Khi ngưng điều trị, bệnh nhân sẽ tiếp tục đến khám bác sĩ mỗi 3 tháng một lần trong năm đầu tiên vì bệnh có thể tái phát trong giai đoạn này. Nếu bệnh tái phát, thì có thể tiếp tục dùng lại thuốc kháng giáp hay iodine phóng xạ hay cũng có thể xem xét đến việc mỗ.

 

 

(ST)

con bi cuong giap da dieu tri khoi cach day 2 nam,nay di tai kham moi biet benh tai phat,cho hoi benh co nguy hiem khong va dieu tri nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Cho cháu hỏi cháu bị run tay và cả chân từ khi cháu mới sinh năm nay cháu dã 22 tuổi,cháu rất hay ra nhiều mồ hôi,nhiều lúc cảm thấy khó thở,và hay thở mạnh.hay bi buồn nồn nhất là khi ăn đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ và cháu chỉ làm được những việc nhẹ không thể làm được những việc nặng vi cơ bắp yếu.còn mắt thì có bọng mắt và mắt hay bị thâm .giờ cháu rất lo lắng cháu phải làm thế nào ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Không hiểu tình trạng như thế thì bạn đã nghĩ tới chuyện đi khám để tìm rõ nguyên nhân chưa? Hãy đi khám sớm nhé, đừng chần chừ lâu như thế
hơn 1 tháng trước - Thích
bac si oi chau bi cuong giap co chau bi sung to lieu dieu tri xong no co nho lai ko bac si
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Sau khi điều trị đúng cách xong sẽ nhỏ lại bạn nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
bac si ơi e đi tham thi bac noi cuong giap.uông thuôc vân kg bơt.e thay khó ngủ.va ho lien tiep.len đàm.met moi.sup cân.co fai e bi cươg giac nặng kg.va kham ơ đau mong cac bs giup e vơi?hay gơi lai mail cho e nhe bac si??
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
cho cháu hỏi. thời gian gần đây cháu thấy,đau mỏi các cơ, đặc biệt ở tay,có cảm giác run run tay,làm moi việc châm chạp,mất tập trung trong mọi công việc,hay quên, lúc nào cũng có cảm giác buồn ngủ. cháu đi khám nội tiết kết quả t3, t4, tsh đều cho kết quả trong giợ hạn bình thường. hiên nay cháu rất lo lắng cháu fair làm sao ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Cũng có thể do thiểu năng tuần hoàn não chứ không phải do tuyến giáp
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
bác sĩ ơicháu năm nay được 25 tuổi,khi sinh được 4 tháng thì cháu có tình trạng giam cân nhanh.đi kham thi cháu mới biết là mình đã mắc bệnh cường giáp cháu rất lo lắng vậy bây giờ cháu phải làm thế nào đây
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Chào chị! Trước tiên chị nên bình tĩnh, dừng để căng thẳng hay lo lắng điều này càng làm gia tăng bệnh tật Đến các cơ sở y tế, khám và điều trị chặt chẽ theo các bước hướng dẫn của bác sĩ để chữa bệnh nhé,Minh khuyến cáo bạn là nên lạc quan vì đó cũng là điều làm bệnh tình mau khỏi nhé
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Benh cuong giap uong thuoc giam beo co dc ko, uong thuoc giam beo loai gi la phu hop?
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Thuốc nào bệnh đó, chứ uống linh tinh vừa không đảm bảo lại có thể gặp nhiều rắc rối, biến chứng phát sinh
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Bác sĩ cho em hỏi,em bi sút cân,cổ hơi sưng,mất ngủ,khó nuốt...em có đi khám nhưng xét nghiệm máu và siêu âm màu đều bình thường.bác sĩ nói tuyến giáp của em to hơn 1tí do độ tuổi mới lớn và chế độ ăn nên không cần uống thuốc.chỉ yêu cầu ăn thêm hải sản để tăng iot,canxi. Nhưng theo em được biết người bị cường tuyến giáp không được ăn thức ăn chứa nhiều iot.vậy em nên ăn gì để tốt cho cơ thể?
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
e bị cường giáp nhưng sao vẫn tăng cân ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Toi bi nhiem doc giap muc do nhe uong 300mg/ngay
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Bác sĩ ơi cho em hỏi em bị cường giáp và đã uống thuốc được gần một tháng, các triệu chứng đã giảm nhưng cổ lại to hơ lúc trước, như vậy có sao không a?
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
sap chet rui
hơn 1 tháng trước - Thích
em là con trai năm nay 17 tuổi em có các triệu chứng như ra mồ hôi nhiều không chiệu được nong , đặc biệt là các cơ mỏi rất nhanh khi hoạt động thể thao và hay đu nhói ở ngực trái liệu em có phải bị bệnh cường giáp ko ạ , (mong các bác sĩ giúp em )
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
cháu là nam giới năm nay 17 tuổi có các triệu chứng như nhanh mất sức mồ hôi ra rất nhiều không chiệu được nóng cơ bắp rất yếu sau thời gian có các chiệu trứng trên và đặc biệt cháu hay bị đau nhói ở ngực trái không biết cháu có bị bệnh cường giáp không ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
ko bi dau cutap the duc nhe nhu luyen cong phu ibng thuonfg xe ko
hơn 1 tháng trước - Thích
chau bi cuong giap phat hien sau khi sinh duoc 4 thang chau da dieu tri duoc gan mot nam (trong thoi gian dieu tri chau co uong thuoc tranh thai)chau co di kham lai thi cac bac si noi la nhip tim,mach huyet ap cua chau da on dinh nhung chi con co la to thoi vay la sao ha bac si.
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
toi bi cuong giap tri bao lau moi het trieu chung
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
Bệnh cường giáp muốn trị dứt điểm từ 1 đến 2 năm.
hơn 1 tháng trước - Thích
cháu năm nay mới 18t là con gái ạ. đi khám bác sĩ bảo cháu co nguy cơ bị cường giáp. nhưng ở chỗ cháu họ không làm xét nghiện chính xác được nên được chuyển về hà nội. c đọc thông tin thấy lo wa. các triệu chứng của cháu cũng gần ntn cháu rất lo lắng về bị vô sinh sau này. bây giờ chữa trị có kịp ko ạ. cháu thấy cổ to ra cũng lâu nhưng bây giờ mới đi khám
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Lâu là bao giờ? Cháu đừng lo lắng quá, bác sĩ khám tình hình hiện tại và sẽ điều trị cho cháu thôi. Chúc cháu mau khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích
toi muon in noi dung dau hieu nhan biet va cach dieu tri benh cuong tuyen giap thuc hien cac thao tac gi cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Chị có thể cho biết email để được hỗ trợ gửi nội dung bài viết vì hiện tại trang cấm copy chị nhé!
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
Tôi năm nay 42 tuổi bị mắc bệnh cường giáp và bị cả hai bên ( mỗi bên là :30*20mm) vậy xin hỏi BS tôi có nên mổ không?
hơn 1 tháng trước - Thích (15)
Bạn nên xin ý kiến trực tiếp và tin tưởng vào bác sĩ điều trị của mình nhé. Chúc bạn sức khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Benh cuong giap
hơn 1 tháng trước - Thích
em bị đau họng ,uống thuốc họng đã bớt,nhưng cổ bên trái thấy hơi đau và cổ họng chướng ngẹn ,người cũng thấy mệt mỏi ,khó chịu kinh nguyệt không đều,ngực thấy cũng hồi hộp.Mà em đã từng bị cường giáp do thuốc và chữa khỏi lâu rồi . Bác sĩ cho em hỏi em có khả năng bị cường giáp không a !
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
G
hơn 1 tháng trước - Thích
hơn 1 tháng trước - Thích
tôi năm nay 27 tuổi. ngày 1/12/2014 tôi đến bệnh viện Chợ Rẫy khám và được biết đã bị bệnh Cường giáp (Baseadow). Bác sĩ cho tôi hỏi việc điều trị bằng thuốc kháng giáp có ảnh hưởng đến kế hoạch sinh con của tôi vào đầu năm 2016 không?
hơn 1 tháng trước - Thích (25)
uongthuo cohetkhong
hơn 1 tháng trước - Thích
Xétnghiệm bệnh cường giáp nhưng hai năm mà không điều trị nhưng không sưng bướu chỉ mệt mỏi khó thở thì sao ạ !
hơn 1 tháng trước - Thích
Xétnghiệm bệnh cường giáp nhưng hai năm mà không điều trị nhưng không sưng bướu chỉ mệt mỏi khó thở thì sao ạ !
hơn 1 tháng trước - Thích
Nhip tim của toi nhanh hay hồi hôp cỏ hơi to huyết áp giảm vay co phải bênh cường giáp khong
hơn 1 tháng trước - Thích
bệnh để lâu rồi mới mổ có khả năng bị liệt hả bác sĩ??
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận