Sớm
nhận biết các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng
đường tiểu) là rất quan trọng, bởi bạn sẽ sớm có các biện pháp điều trị
kịp thời, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh thêm trầm trọng.
Những triệu chứng sớm nhất dễ phát hiện của bệnh nhiễm trùng đường tiểu là:
1. Đau khi đi tiểu. Đây
là dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng tiểu. Người bệnh có thể cảm
thấy cực kỳ đau đớn hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Trong thực
tế, nhiều người vì không chịu nổi cảm giác này mà thậm chí còn không
muốn đi tiểu và cố gắng “nhịn” sao cho đi càng ít lần càng tốt. Nhưng
việc “nhịn tiểu” này có khi còn làm cho bệnh nặng thêm.
2. Muốn đi tiểu thường xuyên. Khi
bị nhiễm trùng đường tiểu, có thể bạn muốn đi tiểu thường xuyên, thậm
chí là liên tục hơn so với trước kia. Ngay cả khi trước đây bạn không hề
đi tiểu lúc đã ngủ thì nay thậm chí đang ngủ rất say bạn cũng phải dậy
để giải quyết sự “ức chế” này.
3. Nước tiểu ít. Lượng
nước tiểu được “giải phóng” ra ngoài không liên quan đến sự tình trạng
hay mức độ trầm trọng của bệnh, mà đơn giản chỉ là do bạn liên tục muốn
“đi” nên lượng nước tiểu chưa có nhiều như bình thường. Theo trải nghiệm
của những người đã từng bị nhiễm trùng đường tiểu thì có vẻ như lúc nào
bạn cũng có cảm giác muốn “giải phóng” hết chỗ nước tiểu ra khỏi bàng
quang, nhưng thực tế bạn không thể làm được điều này.
4. Bí tiểu.
Trước đây khi không bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn có thể đi tiểu bình
thường. Nhưng khi thấy bí tiểu (có cảm giác muốn đi tiểu nhưng không thể
tiểu ra được) thì bạn nên cân nhắc đến lý do có thể bạn đã bị nhiễm
trùng đường tiểu. Cách kiểm tra tốt nhất và chính xác nhất là đi khám về
tiết niệu.
5. Nước tiểu đục, có máu hoặc có mùi. Khi
thấy dấu hiệu nước tiểu có thể bị đục, kèm theo máu và có thể có mùi
khủng khiếp thì chắc chắn bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu. Lúc này
không có lý do gì để bạn trì hoãn việc đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
6. Đau bụng và sốt. Triệu
chứng này có thể ít gặp hơn, nhưng cũng không nên xem thường và bỏ qua.
Bởi khi thấycó dấu hiệu đau bụng, đặc biệt là sốt thì rất có thể bệnh
của bạn đã phát triển nhanh và xấu hơn bạn nghĩ.
Tất nhiên, không phải ai bị nhiễm trùng đường
tiểu cũng có đầy đủ các triệu chứng trên, có người chỉ thấy xuất hiện
một, hai hoặc ba triệu chứng mà thôi. Nhưng dù sao đi nữa, các triệu
chứng này đều không thể bỏ qua. Bạn không nên tự điều trị cho mình, hãy
đi khám để được bác sĩ kê đơn thuốc thích hợp và kịp thời. Thường thì
các bệnh liên quan đến nhiễm trùng sẽ được các bác sĩ kê cho đơn thuốc
kháng sinh.
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu không phân biệt nam
nữ, ai cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh. Hầu hết đàn ông không nhận ra
mình bị nhiễm trùng đường tiểu nên không đi khám và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu ở nam giới và nữ giới giống hệt
nhau: đều muốn đi tiểu liên tục, bí tiểu, nước tiểu ít hay có cảm giác
nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, có mùi hôi hoặc có kèm theo máu…
Điều cần tránh khi có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu:
Nhiễm trùng đường tiểu, viết tắt là UTIs (Urinary
Tract) tấy dễ xảy ra với những ai có quan hệ tình dục nhưng không có ý
thức giữ gìn vệ sinh. Bệnh này cũng có thể gặp ở những người dù không có
quan hệ tình dục đi chẳng nữa. Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn hiếm
khi cảm thấy thoải mái hay vui vẻ, mà thường là rất khó chịu khi có động
chạm hoặc khi “tiết” ra nước, nhất là khi đi vệ sinh.
Chính bởi những khó chịu này mà chị em phụ nữ
khi bị nhiễm trùng đường tiểu thường không muốn có quan hệ tình dục. Và
trên thực tế, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng phụ nữ bị nhiễm trùng
đường tiểu nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi triệu chứng đã hết hẳn
ít nhất hai tuần. Quan hệ tình dục khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu
có thể gây cho người bệnh cảm giác đau đớn do đè áp lực lên bàng quang
bị viêm niệu đạo. Chỉ có người bị UTIs mới có những cảm nhận đau đớn
này. Chính bởi vậy, nếu muốn tiếp tục “quan hệ tình cảm”, tốt nhất bạn
nên hỏi xem cô ấy đã sẵn sàng quan hệ trở lại hay chưa.
Nói chung, UTIs không lây nhiễm, do đó bạn
không thể bị lây nhiễm bệnh này từ bạn gái, cho dù cả hai có làm “chuyện
ấy” đi chăng nữa. Tuy nhiên, nếu bệnh nhiễm trùng đường tiểu, viêm
đường tiết niệu đó là do nhiễm trùng đường tình dục STIs như chlamydia
hoặc trichomonas… gây ra thì bạn cũng có nguy cơ đối mặt với bệnh này
nếu cả hai có sex trước khi cô ấy khỏi hoàn toàn.
Nếu trong trươnngf hợp cả hai vẫn muốn “giao
ban” thì nên thực hành tình dục an toàn (dùng bao cao su, miếng chắn nha
khoa, hoặc các miếng rào cản ở âm đạo khác…) Biện pháp này có thể giúp
giảm nguy cơ hiện tại và trong tương lai.
Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu:
Nhiễm
trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu được coi là phổ biến
nhất của bệnh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến đường tiết niệu của cơ thể.
Nước tiểu là chất lỏng được lọc qua máu bởi thận. Nước tiểu có chứa muối
và các sản phẩm chất thải. Nếu có chứa các vi khuẩn tức là nước tiểu
không bình thường và cũng là một nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường
tiết niệu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hoặc thận và nước tiểu
thì kết quả dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
Các loại nhiễm trùng đường tiết niệu?
Có ba loại nhiễm trùng đường tiết niệu chủ yếu như sau:
1. Nhiễm trùng tiểu có ảnh hưởng đến niệu đạo và gây ra viêm niệu đạo
2. Các nhiễm trùng đường tiểu là nguyên nhân gây nhiễm trùng bàng quang và được gọi là viêm bàng quang
3. Nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thận và được biết đến như viêm bể thận
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra ở phụ nữ
hơn ở nam giới bởi vì vi khuẩn có thể tới bàng quang phụ nữ nhanh hơn
rất nhiều so với ở nam giới do niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn. Các vi
khuẩn có một khoảng cách ngắn hơn để "du lịch" đến được bàng quang. Niệu
đạo này cũng nằm gần trực tràng của phụ nữ và các vi khuẩn từ trực
tràng dễ dàng đi vào niệu đạo và gây ra nhiễm trùng.
Làm thế nào để biết mình bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu:
- Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
- Có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên hơn hơn bình thường.
- Muốn đi tiểu, nhưng không thể.
- Bị rò rỉ một chút nước tiểu.
- Nước tiểu có mùi, sậm, có gợn và thậm chí có máu.
Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu thế nào?
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được ngăn ngừa
bằng cách làm theo một số hướng dẫn đơn giản để tránh cho các vi khuẩn
di chuyển vào bàng quang. Vệ sinh kém dẫn đến ô nhiễm và cho phép các vi
khuẩn đi từ niệu đạo vào bàng quang gây ra nhiễm trùng.
5 biện pháp dưới đây nhấn mạnh về vệ sinh cá nhân có thể giúp giảm ô nhiễm vi khuẩn ở vùng sinh dục:
1. Lau sạch một cách cẩn thận các khu vực phía trước và phía sau bộ phận sinh dục. Làm sạch khu vực đặc biệt này là rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
2. Tránh những kích thích xảy ra trong bộ phận sinh dục.
Vi khuẩn phát triển tốt nhất tại các khu vực bị kích thích. Vì vậy,
tránh kích thích ở vùng sinh dục bằng cách sử dụng xà phòng nhẹ, dầu gội
nhẹ, và sữa tắm. Ngoài ra, bạn có để tránh làm sạch bộ phận sinh dục
bằng khăn giấy thô.
3. Giữ cho bàng quang thường xuyên rỗng. Vẫn
còn nước tiểu trong bàng quang sẽ cơ hội cho các vi khuẩn phát triển.
Do đó, không giữ thói quen giữ lại nước tiểu trong bàng quang mà nên đi
vệ sinh thường xuyên.
4. Tránh sử dụng đồ lót tổng hợp. Điều
này có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Các chuyên gia y tế
khuyên bạn nên mặc đồ lót bẳng vải cotton có thể thoải mái hơn.
5. Uống đủ nư��c. Uống đủ nước có thể đẩy các vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu một cách hiệu quả.