Dấu hiệu chàng đã yêu bạn mất rồi
Dấu hiệu của người bị huyết áp cao
Đây là kỳ mang thai đầu tiên của bạn, và bạn đã phải đối mặt với một số thứ cũng "đầu tiên" trong thời gian này. Ví dụ như lần đầu tiên ốm nghén, lần đầu tiên trướng bụng, lần đầu tiên đầy hơi, lần đâu tiên phải kiêng cữ nhiều đồ ăn và lần đầu tiên đối mặt với những dấu hiệu... sắp sinh.
Và bên cạnh những băn khoăn như: "Tôi có nên ăn đồ ăn này?", "Tôi có nên nằm ngửa khi ngủ?"... chắc chắn vào tháng cuối cùng sản phụ nào cũng sẽ bắt đầu lo lắng nhiều hơn đến chuyện sinh nở. Và các mẹ bầu sẽ luôn có ý nghĩ thường trực trong đầu là "làm sao để biết trước những dấu hiệu sắp sinh" hoặc "khi sắp sinh sẽ có những dấu hiệu gì?", hay "làm sao để biết sắp sinh để còn kịp đến bệnh viện?"...
Một lời khuyên cho các mẹ bầu là không cần quá lo lắng đến vậy. Nhiều dấu hiệu sinh cũng khá rõ ràng và xuất hiện sớm nên các mẹ dựa vào đó để làm mọi thứ cần thiết trước khi đến bệnh viện để đón em bé chào đời.
Khi em bé trong bụng xuống sâu phía bụng dưới, áp lực trên cơ hoành và dạ dày của bạn tự nhiên giảm. Điều này làm bạn trở nên thở dễ dàng hơn. Chứng ợ nóng có thể biến mất.
Khi bị tăng áp lực lên bụng dưới bạn ngồi và đi bộ trở nên khó khăn hơn một chút. Lúc này người phụ nữ cũng có thể gặp khó khăn với giấc ngủ bởi tại thời điểm này rất khó để các bà bầu tìm một vị trí thoải mái cho giấc ngủ.
- Tâm lý "làm tổ"
Khi mang bầu, mẹ và em bé thường có mối giao cảm đặc biệt, vì vậy, nhiều bà mẹ có thể có linh tính đến sự sắp "ra ngoài" của con mà tự nhiên có những hành động mang tính chuẩn bị như: dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp đồ đạc, chuẩn bị mọi thứ... ở các mức độ khác nhau. Đây chỉ là một phản ứng bản năng của người mẹ để chuẩn bị mọi thứ trước khi sinh em bé. Vì vậy, nếu đột nhiên có tâm trạng muốn dọn dẹp, sắp xếp đồ thì rất có thể ngày sinh em bé đã đến rất gần.
- Đi tiêu
Nhiều mẹ có kinh nghiệm sinh bày tỏ, một trong những dấu hiệu cảnh báo sắp sinh là bị "đi tiêu" (tiêu chảy). Đây có thể là một cách để cơ thể chuẩn bị cho kì sinh nở. Cơ thể sẽ tiết ra các prostaglandin hóa học dẫn đến đi tiêu. Các cơn co thắt mà bạn gặp trong quá trình đi tiêu tương tự như những gì xảy ra trong quá trình sinh nở. Vì vậy, nó cũng có thể giúp làm sạch ruột để em bé dễ dàng ra ngoài hơn.
Thay đổi sự ngon miệng
Trước khi sinh con, sự ngon miệng của bạn có thể thay đổi. Bạn không còn thường xuyên thèm ăn như trong giai đoạn trước.
Giảm trọng lượng cơ thể
Trước khi sinh con, các bà bầu có thể giảm mất một số lượng cơ thể. Trọng lượng của phụ nữ mang thai thời điểm này có thể được giảm khoảng 1 - 2 kg. Đây là thời kỳ cơ thể đang chuẩn bị cho việc sinh đẻ tự nhiên nên trước khi sinh cơ thể bạn phải linh hoạt và dễ uốn.
- Xuống bụng
Nếu với những chị em mới sinh lần đầu thì việc em bé di chuyển xuống bụng dưới có thể diễn ra sớm hơn rất nhiều trước ngày sinh. Còn với những chị em đã từng sinh nở thì thời điểm em bé "xuống" sẽ gần với ngày sinh.
Lúc này, em bé sẽ xuống vùng xương chậu và ở vị trí sẵn sàng để "chui ra". Điều này cho phép người phụ nữ thở dễ dàng hơn vì em bé không đè vào lồng ngực. Ợ nóng và khó chịu nói chung cũng sẽ giảm.
- Ra máu
- Các cơn co thắt
Đôi khi, những phụ nữ trẻ sinh con lần đầu có thể sẽ trải nghiệm những cơn đau cực độ trong các cơn co thắt sớm, và có thể nhầm lẫn rằng những cơn đau đó là dấu hiệu sinh. Nhưng nếu các cơn co thắt không có mô hình thực sự thì có thể đó chỉ là những cú huých mà thôi. Điều này hiếm khi xảy ra và sẽ chỉ giúp tử cung "tập luyện" để chuẩn bị cho các cơn co thắt thực sự. Nó cũng sẽ giúp cổ tử cung mềm hơn để chuẩn bị cho lúc sinh thực sự.
Nếu những cơn đau xuất hiện thường xuyên, theo quy luật (ví dụ cứ 5 phút một lần) thì đó là dấu hiệu đảm bảo thời điểm sinh em bé đã rất gần. Các cơn co thắt làm thắt chặt các cơ bụng và cảm giác tương tự như cảm giác bị chuột rút trong kì kinh nguyệt. Để làm giảm những cơn đau trong khi sinh và các cơn co thắt, tốt nhất là trong các tuần thai trước đó, các mẹ bầu hãy chăm chỉ tập luyện một số bài tập mang thai.
- Vỡ ối
Đây có lẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất của một ca sinh nở sắp tới. Điều này xảy ra khi túi ối đầy chất lỏng (xung quanh em bé) vỡ ra. Chất lỏng sau đó bắt đầu chảy xuống âm đạo, hoặc ở mức nhỏ giọt hoặc trào ra mạnh mẽ. Dấu hiệu này là một đảm bảo rằng ca sinh nở sẽ nhanh chóng diễn ra. Đôi khi cũng có trường hợp không vỡ ối mà các bác sĩ phải bấm ối để nước ối chảy ra, bắt đầu cho quá trình sinh nở. Cũng tùy người mà nước ối có thể ra trước hoặc sau khi có các cơn co thắt.
Các mẹ bầu nếu quá lo lắng về chuyện sinh nở thì hãy tham khảo những dấu hiệu trên nhé. Nếu thấy có một hoặc nhiều hơn các dấu hiệu này thì nên chuẩn bị tinh thần và đến viện sớm để kịp thời được khám và đón em bé chào đời mạnh khỏe.
Những sai lầm không nên mắc phải khi sắp sinh nở:
1. Không cẩn thận
Không chỉ cần giữ gìn vào 3 tháng đầu, thậm chí đến cuối thai kỳ bạn vẫn có thể bị hư thai nếu không cẩn thận hoặc làm việc quá sức, đặc biệt là khi bạn lao động chân tay, điều này rất dễ xảy ra tai nạn ngoài ý muốn.
Một số ít bà bầu đã gần đến ngày dự kiến sinh vẫn còn rất thích đi đây đó mà không hiểu rằng sự căng thẳng và những va chạm giao thông có thể đe dọa đến cuộc sống của mẹ và bé. Bạn hãy tranh thủ đi chơi xa vào khoảng thời gian trong 3 tháng giữa thì tốt hơn.
2. Buồn chán
Một số bà bầu thường có tâm trạng bực tức, hay buồn chán, những trạng thái này không những không tốt cho thai nhi mà thậm chí nó còn cản trở việc sinh đẻ. Những áp lực tinh thần của sản phụ chủ yếu là từ chồng, người thân hay công việc mang lại. Vì thế, bạn cần giúp những người xung quanh hiểu rõ việc chăm sóc, yêu thương và hạn chế đến mức tối thiểu việc mang lại áp lực cho bạn chính là cách tốt nhất để bảo vệ em bé.
Trạng thái buồn chán không những không tốt cho thai nhi mà thậm chí
còn cản trở việc sinh đẻ. (Ảnh minh họa)
3. Quá căng thẳng
Nếu tâm lý của bạn quá căng thẳng sẽ khiến cho cơ thể bạn nhạy cảm hơn với môi trường bên ngoài, các kích thích bên ngoài này sẽ khiến bạn bị đau bụng. Do đó phụ nữ khi mang bầu cần phải duy trì một trạng thái tinh thần thoải mái và vui vẻ.
4. Coi nhẹ việc chăm sóc sức khỏe
Nếu như bạnăn uống không đủ chất, ngủ không đủ giấc thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé, thậm chí cả khi sinh cũng khó khăn. Vì thế bạn cần luôn chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thường xuyên ăn thêm những bữa phụ, uống thêm nhiều nước, ngủ đủ giấc để có đủ năng lượng hoàn thành nghĩa vụ của một người mẹ.
5. Lo lắng
Một số sản phụ có tính lo lắng, đến ngày dự kiến sinh thì sốt ruột trông đợi đứa trẻ trào đời, sau ngày dự kiến sinh mà vẫn chưa sinh thì lo lắng bất an, và thậm chí còn tìm mọi cách để “thúc đẩy” sự ra đời của bé. Những tâm lý này có thể sẽ mang lại tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt đến cả sản phụ và thai nhi.
Ngày dự kiến sinh chỉ mang tính ước định, nếu bạn sinh trước hoặc sau 10 ngày là điều rất bình thường.Nhưng nếu quá ngày dự kiến quá lâu thì bạn nên đến khám bác sỹ để biết rõ nguyên nhân.
6. Mệt mỏi
Sức khỏe tốt là điều kiện quan trọng để đảm bảo việc sinh con diễn ra thuận lợi. Trước khi sinh nếu tinh thần hoặc thể chất ở vào trạng thái mệt mỏi thì cũng ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Do đó, hơn 10 ngày trước khi sinh bạn cần phải sinh hoạt có quy tắc, ăn uống, ngủ nghỉ điều độ để có thể dự trữ đủ lượng nước ối chờ ngày bé chào đời.
(St)