Triệu chứng khi mang thai bé trai
Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Đồ ăn nhiều muối cần tránh khi mang thai
Sau khi mang thai, do có sự thay đổi các hooc môn trong cơ thể và sự suy giảm sức đề kháng của bản thân người mẹ, dễ làm cho răng và lợi trong khoang miệng sinh bệnh. Thậm chí trong dân gian còn có câu: sinh 1 đứa con, rụng 1 chiếc răng. Có một số phụ nữ không chú ý vệ sinh răng miệng, sau khi mang thai không lâu, khoang miệng, răng hoặc miệng đã sinh ra viêm nhiễm đau đớn. Tục ngữ có câu: “ răng đau không phải là bệnh, nhưng khi nó đau thì chịu không nổi “. Còn bác sĩ răng hàm mặt thì lại vì người bệnh là phụ nữ mang thai nên khi cho thuốc rất thận trọng, kiêng kị rất nhiều , quan ngại mọi thứ, chỉ sợ ảnh hưởng tới thai nhi, vì vậy không chỉ làm tăng thêm sự đau đớn, phiền phức cho phụ nữ mang thai mắc bệnh đau răng mà còn làm cho công việc điều trị của bác sĩ nha khoa gặp phải những vấn đề gay cấn.
Bệnh đau răng thường gặp gồm:
1. Răng sâu: trong thời kì mang thai do ảnh hưởng của sự sai lệch về hưng phấn thần kinh,lượng nước bọt tiết ra tăng lên, tuần hoàn huyết dịch thay đổi, làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh sâu răng, đồng thời có thể làm cho căn bệnh vốn có phát triển nặng thêm gây ra viêm nhiễm đau đớn… Đồng thời sự thay đổi khẩu vị trong thời kì mang thai ( thích ăn của ngọt) cũng làm tăng thêm tỉ lệ mắc bệnh sâu răng. Cách phòng chống chữa trị là vệ sinh răng miệng, chú ý bổ sung dinh dưỡng, hâp thụ đủ lượng vitamin D, C và chất sắt. Nếu đã mắc bệnh sâu răng thì phải cần chữa khỏi, cấy thêm hoặc nhổ trước khi mang thai.
2. Răng mọc lệch: mọc răng khôn thứ 3 thường thường xảy ra ở thời kì thanh niên. Quá trình mọc rang thường gặp trắc trở ( hướng mọc răng không bình thường) rất dễ làm cho các phần mềm xung quanh mặt rănng sinh ra viêm nhiễm đau đớn, sưng đỏ, tấy sốt thậm chí thối rữa. Khi sức đề kháng của toàn thân giảm sút thì dễ phát đi phát lại. Vì vậy trươc khi mang thai, người có răng khôn mọc lệch cần sớm điều trị tránh tái phát đồng thời nên dùng loại kem đánh răng chống sâu răng.
3. Bệnh xung quanh chân răng: các bộ phận hỗ trợ răng bao gồm chân răng, màng xung quanh răng, lợi mắc bệnh phát triển mạn tính. Trong thời kì mang thai do tác động của khối lượng lớn hooc môn cái, chân răng xung huyết, mềm ra, sưng tấy, đau đớn dễ xuất huyết. Nếu lúc đó không chú ý vệ sinh răng miệng, miệng không sạch , cao răng chồng chất, thức ăn giắt vào dễ gây ra bệnh xung quanh răng. Trong thời kì mang thai nếu thiếu vitamin C cũng dễ sinh ra chảy máu chân răng. Cách phòng chữa là vệ sinh răng miệng, lấy cao răng, ăn nhiều thức ăn hàm lượng xenlulo cao đồng thời nên thường xuyên sớm tối nghiến hai hàm răng vào nhau, miết lợi. Vì vậy, đối với phụ nữ đã kết hôn, trước khi mang thai cần tiến hành kiểm tra , nếu phát hiện có bệnh về răng, cần chữa sớm. Đồng thời chú ý vệ sinh sạch răng miệng, chú ý bổ sung vitamin và chất sắt trong ăn uống, bảo vệ tốt răng lợi để tránh khi mang thai gặp phải sự phiền phức của bệnh răng.
(st)