Đau thần kinh tọa khi mang thai

Chứng đau thần kinh tọa ở bà bầu.

Hiện nay, không ít phụ nữ trẻ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa. Đây là căn bệnh phổ biến do chúng ta lao động nặng, nằm - ngồi không đúng tư thế, bị ngã ngồi… làm ảnh hưởng tới đốt sống. Nhưng còn đau dây thần kinh tọa khi mang bầu thì sao?

Dưới đây là một số thông tin về chứng đau dây thần kinh tọa ở bà bầu:

Đau thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh hông là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể. Chạy từ khung chậu dọc xuống chân. Nó là dây thần kinh chủ yếu chịu trách nhiệm cho việc cung cấp cảm giác và sự vận động ở đôi chân.


Ảnh minh họa. Nguồn: Inmagine.com

Đau thần kinh tọa thường được sử dụng để miêu tả bất kỳ cảm giác đau, không thoải mái hoặc tình trạng tê liệt ở khung xương chậu, cẳng chân hoặc bàn chân. Nguyên nhân của căn bệnh này là dây thần kinh hông bị kích động hoặc bị sức ép.

Hầu hết, đau dây thần kinh tọa chủ yếu do bị trẹo đĩa khớp (đĩa giữa hai đốt sống bị trẹo và gây đau đơn), tuy nhiên, nguyên nhân khác cũng do dây thần kinh bị sức ép khi nó chạy dọc đốt sống.

Các triệu chứng của đau dây thần kinh tọa

Thông thường, các triệu chứng gồm:

- Cơn đau nhói phía sau chân và mông

- Đau ở vùng xương chậu

- Cảm giác như kim đâu ở cẳng chân và bàn chân

- Tê liệt cẳng chân và bàn chân

Một số người mắc bệnh đau dây thần kinh tọa thì rất đau đớn nhưng một số người thỉnh thoảng mới xuất hiện

Tại sao bạn bị đau dây thần kinh tọa khi mang bầu?

Nhiều người cho rằng bạn sẽ thường bị đau dây thần kinh tọa khi mang bầu do trẻ của bạn nằm đè nặng xuống các dây thần kinh hông thì quả là một chuyện tưởng tượng.

Đau ở vành thắt lưng khung xương chậu khi mang bầu thường không được chuẩn đoán như là bệnh đau dây thần kinh tọa trong suốt thời kỳ mang thai và bệnh này có thể dần dần mất đi khi đứa trẻ được sinh ra.

Vậy nó kéo dài bao lâu?

Với bất kỳ phương pháp chữa chị nào cũng khó có thể chữa khỏi ngay hoàn toàn. Tuy nhiên, hầu hết các cơn đau sẽ tự dần đỡ đi trong 6 tuần. Nếu triệu trứng đau đây thần kinh tọa ngày càng nặng hơn hoặc nếu chúng khiến bạn đau dai dẳng hơn 6 tuần thì bạn nên đến gặp bác sỹ để có lời khuyên hữu ích.

Bạn có thể làm gì làm giảm triệu chứng?

Thông thường, các bác sỹ sẽ yêu cầu bạn không nên hoạt động mạnh khi bị đau. Bạn nên tập thể dục thường xuyên, đều đặn như đi bộ và bơi cũng như các bài tập giúp cho khung xương chậu khỏe mạnh.

Nhiều người phụ nữ nhận thấy rằng đeo một thắt lưng ôm quanh lưng và sẽ giúp họ thêm sự hỗ trợ cần thiết cho lưng. Đặt một cái gối dưới cuối lưng khi bạn nằm xuống cũng là một ý tưởng tốt.

Để làm giảm nhẹ các cơn đau cấp tính thì các miếng đệm nóng hoặc túi chườm đá cũng có thể rất có tác dụng trong việc giảm đau. Nhớ rằng thuốc kháng viêm không nên sử dụng trong khi mang bầu.

Tránh những vật nặng và chú trọng đến các tư thế khi nằm, đừng, và ngồi.

Điều trị như thế nào?

Nếu bạn bị đau dây thần kinh hoặc bệnh đau dây thần kinh tọa kéo dài thì hãy đến gặp bác sỹ để có phương pháp điều trị đúng đắn nhất đặc biệt khi bạn mang bầu. Họ cũng có thể nắn lại đốt sống và xóa bỏ những áp lực lên dây thần kinh hông.

Đau thắt lưng và đau thần kinh tọa khi mang thai.

Tỷ lệ thai phụ bị đau vùng thắt lưng dao động từ 24-56% tùy thuộc vào nhóm nghiên cứu, và có khoảng 30-36% thai phụ bị mất khả năng làm việc. Tuy vậy nếu phân loại kỹ thì thật sự số thai phụ bị đau vùng thắt lưng chỉ khoảng 1/9, ít hơn so với nhóm bị đau khớp cùng chậu.

Cơn đau lưng xuất hiện khá sớm trong thai kỳ và cơn đau tăng dần theo thai kỳ. Những phụ nữ trẻ tuổi khi mang thai có nguy cơ đau nhiều hơn người lớn tuổi. Những người đã từng bị đau lưng thì khi  mang thai sẽ có nguy cơ đau lưng cao hơn những người khác.

Cơn đau lưng xuất phát từ phần thấp và mặt sau của vùng cột sống thắt lưng. Cơn đau thường nằm giữa cột sống, đau tăng lên khi cử động cột sống hay khi gắng sức. Cần phải phân biệt với cơn đau ở bể thận hay cơn co thắt tử cung vốn có đặc điểm co thắt từng giai đoạn và không liên tục.

Nguyên nhân đến giờ vẫn chưa rõ ràng. Người ta nghĩ rằng có thể là do yếu cơ học do thai trong tử cung làm lệch trọng tâm và cũng có thể do nguyên nhân hocmon. Tuy nhiên yếu tố cơ sinh học vẫn còn là sự bàn cãi vì người ta nhận thấy cơn đau xuất hiện sớm trong thai kỳ ngay cả khi mà thai nhi chưa to, cơn đau không liên quan đến trọng lượng mẹ hay thai nhi.

Có những nghiên cứu về vòng bụng của mẹ và cơn đau cho thấy không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa vòng bụng và cơn đau. Từ đó người ta nghĩ rằng đau thắt lưng có thể chỉ là sự tăng nặng tình trạng bệnh lý cột sống trước đó như cột sống bị ưỡn quá mức. Sự lỏng lẻo của mô liên kết dưới tác dụng của hocmon làm thai phụ nhạy cảm với sự quá tải.

Việc điều trị gồm giảm đau bằng thuốc, nghĩ ngơi sẽ làm dịu cơn đau. Thuốc được giới hạn trong paracetamol, tập vật lý trị liệu làm tăng cường sức cơ cạnh sống, cơ thắt lưng chậu, có thể tập trong hồ bơi. Việc tập luyện thể thao dưới nước một lần trong một tuần trong nửa sau của thai kỳ sẽ làm giảm đáng kể cơn đau và hạn chế việc nghỉ làm do đau lưng. Mặt khác nguy cơ nhiễm trùng tiểu hay nhiễm trùng phần phụ khi tập dưới nước không tăng. Việc châm cứu cũng mang lại hiệu quả giảm đau cho một số người.

Cơn đau thắt lưng sẽ giảm đi nhanh chóng sau khi sinh. Tuy vậy vẫn có khoảng 7% bệnh nhân vẫn còn đau lưng 18 tháng sau khi sinh.

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa hiếm hơn đau thắt lưng với tỷ lệ khoảng 1-4%. Nguyên nhân là do sự chèn ép đĩa đệm vào rễ thần kinh. Khi khám bệnh thầy thuốc có thể phát hiện hội chứng chèn ép tủy hay rễ thần kinh. Các rễ thần kinh hay bị tổn thương là L3, L4, L5 hay S1. Thường chỉ bị một rễ thần kinh. Bệnh nhân có thể than phiền về các triệu chứng tê, giảm vận động hay cảm giác.

Việc điều trị cũng vẫn bao gồm thuốc paracetamol, tập vật lý trị liệu dưới nước. Khi những biện pháp này thất bại có thể dùng tới biện pháp giảm đau bằng kỹ thuật tiêm thấm các dẫn xuất của cortisone trong bệnh viện. Có thể dùng các dẫn xuất của opioide nhưng cần phải cẩn thận.

Trong những trường hợp nặng hơn khi có những tổn thương thần kinh nặng dẫn đến teo cơ, rối loạn tiêu tiểu có chỉ định phẫu thuật. Nhưng khộng nên tiến hành trong 3 tháng đầu thai kỳ vì nguy cơ xảy thai. MRI có thể được chỉ định trước khi phẫu thuật nhưng chống chỉ định tiêm thuốc cản quang gadolinium.

Cách giảm đau thần kinh tọa khi mang thai.

Khi bào thai lớn dần trong tử cung, nó có thể gây chèn ép lên dây thần kinh tọa của người mẹ. Điều này có thể gây ra những cơn đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân.

Theo Hội sản khoa Mỹ, có một số cách đơn giản có thể giúp cho bà bầu giảm đau dây thần kinh tọa trong khi mang thai, bao gồm:
- Khi nằm nghỉ ngơi, nên nằm nghiêng sang bên không bị đau;
- Không nên cố đứng trong thời gian quá lâu; nếu trong trường hợp bắt buộc phải đứng thì nên đứng trên một chân và thay đổi chân đứng thường xuyên;
- Không nên nhấc những đồ vật nặng trong khi mang bầu;
- Có thể tập luyện bơi thích hợp;
Ngoài ra cũng có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh vào vùng đau.

(ST)

kinh nghiem dan gjan ve cach chua tri benh dau than kinh toa o phu nu mang thai
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
ÚI trùi ui, em đang bầu 14w, mà em đang bị đau hông vâ chân dã man, cứ nằm xuống là không xoay người nổi, đứng lên rất khó khăn, chân như bị kim châm, bít làm sao bây h? có nhiều ng bị như em ko vậy a?
hơn 1 tháng trước - Thích (11)
Cũng có khá nhiều các mẹ bầu bị đau hông, chân tay rã rời như bạn.CHịu khó vận động nhẹ nhàng, đều đặn, tập thể thao và mua thêm thuốc Dùng thuốc giảm đau acetaminophen theo sự hướng dẫn của bác sĩ để làm giảm cơn đau nhé.Nhớ là đừng tự ý uống thuốc linh tinh nha
hơn 1 tháng trước - Thích (17)
Em bi dau day than kinh tay thi phai lam the nao bgio,nhat la ve dem dau toi mat ngu,dau Nhuc moi va co cam Giac buon nhu co con gi chay o cho bi dau,co cach chua ko ah?
hơn 1 tháng trước - Thích (9)
Tốt nhất chị nên đi khám bác sĩ để được tư vấn tốt nhất nhé.Trong những trường hợp nặng hơn khi có những tổn thương thần kinh nặng dẫn đến teo cơ, rối loạn tiêu tiểu có chỉ định phẫu thuật. Nhưng khộng nên tiến hành trong 3 tháng đầu thai kỳ vì nguy cơ xảy thai. MRI có thể được chỉ định trước khi phẫu thuật nhưng chống chỉ định tiêm thuốc cản quang gadolinium.
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
mình bị đau thần kinh tọa trước ngày sinh khoảng 1 tuần không đi lại được,nằm cũng đau, ngồi cũng đau, ai động vào người cũng đau, phải đẻ mổ và gây mê, sau đẻ bệnh tình cũng không thuyên giảm, phải ra BV Bạch Mai HÀ Nội khoa thần kinh để chữa trị cả tháng trời mới đi lại đc, bây giờ đang có bầu đứa thứ hai, mình sợ trường hợp đó lại xảy ra
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận