Dạy bé đi tiểu và đi ngoài

 

EM BÉ TUỔI BIẾT ĐI

GIÚP ĐỠ BÉ GÁI

Nên tập cho bé gái của bạnnhững thói quen tốt về vệ sinh như rửa tay cho bé và dọn dẹp nhà vệ sinh sau khi bé đi cầu. Bạn sẽ nhận ra rằng cháu đáp ứng rất tốt với việc này.

Nói chung con gái sạch sẽ gon gàng hơn con trai và các bé gái thích biến nền nếp sạch sẽ thành một trò chơi “giờ ta giật nước cho chảy cái ào, rồi thì xối cái bô nữa. Nào giờ đến lượt bàn tay xem nào”.

VẤN ĐỀ TIÊU TIỂU Ở TRẺ BIẾT ĐI

Một khi cháu bé đã tỏ ra có dấu hiệu sắn sàng ngồi bô để đi cầu thì mục tiêu của bạn chỉ là giúp đỡ và khuyến khíchcháu thôi. Nếu bạn làm nhưvậy, chắc chắn là cháu sẽ mau tự biết “kiểm soát” và không gặp trục trặc gì nữa. Trái lại, nếu bạn cứ nhất định bắt cháu ngồi bô khi cháu chưa sẵn sàng, hoặc cứ cố ép cháu phải ngồi bô, thì trước tiên là cháu sẽ khổ sở vì không làm vì không làm vừa ý bạn được, rồi đâm ra có mặc cảm tội lỗi và uất ức. Quan hệ giữa mẹ và con trở nên căng thẳng, và việc tập đi (đi tiêu, đi tiểu) trở thành một trận chiến thực sự, mà kẻ thắng không bao giờ là bạn.

KIỂM SOÁT ĐƯỢC VIỆC ĐI TIÊU ĐI TIỂU

Nếu bé vừa mắc tiểu, vừa muốn đi tiêu, chắc hẳn là bé sẽ nhịn được việc đi tiêu trước, vì “nhịn đi tiêu” với mộ khúc trực tràng đầy phân dễ hơn rất nhiều so với “nín tè” với một bàng quang căng đầynước. Bởi vậy, bạn hãy giúp cháu sử dụng bô để đi tiểu trước đã; việc này dễ làm hơn, vì dù sao đi nữa đi tiêu dễ đoán trước hơn và mất nhiều thời gian hơn đi tiểu. Khi con bạn ra hiệu cháu mót đi cầu, bạn nên gợi ý cháu sử dụng cái bô.

Khi đi cầu xong, hãy chùi đít cho cháu (với con gái, chùi từ đằng trước ra đằng sau), rồi giặt nước xả giấy vệ sinh và phân, nước tiểu trong bô đi. Rửa sạch hết không còn tí phân nào trong bô rồi tráng nước, sử dụng nước tẩy để rửa sạch lại. Sau đó bạn hãy rửa tay và khuyến khích con cũng làm như vậy. Nếu cháu không muốn dùng bô khi bạn đề nghị, bạn cứ tạm thời quên việc đó đi và thử lại sau vài ngày.

ĐỂ KIỂM SOÁT VIỆC ĐI TIỂU ĐI TIỂU

NÊN

Khen và khuyến khích cháu nên coi việc kiểm soát được việc tiêu, tiểu là một thành tích của cháu.

Hãy để cháu tự chủ động. Bạn có thể giúp cháu trong quá trình này nhưng không thể nào thúc giục được. Nên gợi ý cho cháu ngồi bô, nhưng nên để cháu quyết định.

Nên để cháu tự chủ theo ý mình, đi vào cầu tiêu hay sử dụng bô, và nên khen ngợi tính độc lập của cháu.

Nên sử dụng quần độn đũng để cho con bạn ý thức tự lập.

KHÔNG NÊN

Bắt cháu phải ngồi bô khi cháu không muốn.

Tỏ ý ghê tởm phân của cháu

Bảo cháu đợi một khi cháu đã yêu cầu cho ngồi bô – cháu chỉ có thể “nhịn” được trong một khoảng thời gian rất ngắn thôi.

Mắng mỏ khi cháu làm sai hay có sự cố. Cháu sẽ bị ám ảnh và càng cảm thấy lo sợ hơn với việc điều khiển đi tiêu đi tiểu và vấn đề càng tồi tệ hơn.

KIỂM SOÁT ĐƯỢC VIỆC ĐI TIÊU ĐI TIỂU

Dấu hiệu đầu tiên của khả năng kiểm soát được việc đi tiểu của trẻ là khi cháu trở nên ý thức được việc muốn tiểu, và cháu cố gắng thu hút sự chú ý của bạn và chỉ vào tã của mình. Khi bàng quan của cháu thành thục và có khả năng chứa được nước tiểu lâu hơn, bạn có thể thấy tã cháu còn khô sau một giấc ngủ trưa. Một khi điều này xảy ra một cách đều đặn, bạn có thể khỏi quấn tã cho cháu khi ngủ trưa và khuyến khích cháu đi tiểu trước giấc trưa. Khi cháu đã có thể làm được việc đó và cháu có thể cho bạn biết cháu muốn ngồi bô, thì bạn nên khởi sự bô hẳn không quấn tã ban ngày cho cháu nữa, miễn là cháu có thể đợi vài phút trong khi bạn cởi quần để cho cháu ngồi bô. Khi đi chơi, bạn có thể mang theo một chiếc bô “lưu động” nếu thấy tiện; những kiểu bô này thường đi kèm với những tấm giấy lót quần dùng một lần rồi bỏ.

Vào thời kỳ này, con bạn chưa thể nhịn đái được lâu đâu khi bàng quang căng đầy, và khó tránh được các sự cố, nên bạn hãy cố gắng coi đó là chuyện nhỏ và đừng bao giờ vì thế mà mắng mỏ cháu. Chỉ nên làm sạch, thay đồcho cháu và nói “không sao đâu, lần sau con nhớ nói sớm hơn nghe”.

THỰC HIỆN ĐƯỢC VIỆC KIỂM SOÁT BAN ĐÊM

Việc kiểm soát được bàng quang vào ban đêm là việc sau chót, khi một đứa trẻ cỡ hai, ba tuổi có thể nhịn đi tiểu được từ 4 -5tiếng. Một khi con bạn thức dậy đều đặn với một cái tã khô ráo, bạn có thể bỏ luôn khỏi quấn tã ban đêm cho cháu, tuy nhiên bạn nên khuyến khích cháu đi tiểu trước khi đi ngủ. Nên đặt một cái bô bên cạnh giường cho cháu sử dụng nếu cần, nhưng bạn hãy bảo đảm là đồ mặc ban đêm của cháu dễ cởi và bạn nhớ để một ngọn đèn ngủ ở đầu giường cho cháu thấy đường. Bạn nên kiên nhẫn nếu cháu tới yêu cầu bạn giúp đỡ; chịu trách nhiệm về cái bô một mình không phải là chuyện dễ đối với cháu. Bạn hãy thử như vậy một tuần đi,tuy nhiên nếu con bạn đái dầm mất vài đêm, bạn hãy quấn tã trở lại cho cháu một thời gian đã - nếu không thì cháu sẽ rất mệt mỏi vì không ngủ được yên giấc. Nếu quả thật là cháu tỏ ra có dấu hiệu tự lực được, bạn nên khuyến khích cháu và củng cố lòng tự tin của cháu. Cháu cũng sẽ còn có lúc đái dầm, vậy bạn nên bảo vệ nệm giường bằng một tấm lót cao su nhỏ lên trên tấm vải trải giường thường lệ, với một nửa tấm vải phủ ở trên. Nửa tấm vải này có thể lấy đi một cách dễ dàng sau một sự cố và tấm vải bên dưới sẽ được tấm lót cao su bảo vệ.

SỬ DỤNG CẦU TIÊU

Khi con bạn bắt đầu sử dụng cái bô đều đặn suốt ngày, bạn nên khuyến khích cháu ngồi vào cầu tiêu; điều này sẽ đỡ cho bạn phải mang theo cái bô khi ra khỏi nhà. Nhiều trẻ em lo lắng khi ngồi trên ghế bàn cầu vì chúng sợ té hay thậm chí sợ lọt vào cầu tiêu. Để làm cho con bạn yên tâm hơn khi ngồi lên ghế bàn cầu lớn, bạn có thể sử dụng một trong những loại ghế thiết kế đặc biệt cho trẻ con gắn vừa khít vào bên trong mép ghế bàn cầu. Bạn nên gợi ý cháu nắmlấy hai bên mép để cảm thấy thăng bằng. Bạn cũng có thể đứng gần đó cho đến khi bạn thật chắc chắn là cháu ngồi thoải mái trên ghế. Để giúp cho cháu dễ đứng dậy, hãy đặt một cái bục hay hộc nhỏ trước bàn cầu; cháu cũng có thể sử dụng bục này để tới bồn rửa tay.

GIÚP ĐỠ BÉ TRAI.

Các bé trai nhiều khi bừa bãi hơn bé gái trong việc ngồi bô hay đi cầu, tuy nhiên có một số việc bạn có thể làm để giúp cháu.

Bé trai có khả năng nghịch với phân mình hơn con gái. Nếu điều này xảy ra, bạn chớ nên tỏ ra giận dữ; chỉ việc điềm tĩnh rửa tay con bạn, cứ như bạn thường làm khi tay cháu dơ bẩn dính bùn hay sơn.

Hãy chỉ cho bé trai của bạn biết cách đứng trước bàn cầu và tập cho cháu hướng vòi nước tiểu vào cầu trước khi muốn đi tiểu. Bạn có thể đặt một miếng giấy vệ sinh vào lòng bàn cầu cho cháu nhắm vào đó.

(St)

be 15 thang tuoi chua biet tu di tieu di tieu
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Có thể do bé đóng bỉm quá nhiều, việc đi vệ sinh tự nhiên đã quen rồi đó bạn. Thực tế hiếm khi trẻ tự đi tiểu trước 2 tuổi, nhưng khi đã có một số kỹ năng về thể chất, trí tuệ và ngôn ngữ, trẻ sẽ sẵn sàng tự đi vệ sinh. Lứa tuổi thuận lợi cho việc tập cho trẻ ngồi bô là 2 -3 tuổi. Bé 15 tháng tuổi có thể tự tập dần.Phụ huynh có thể nhận biết trẻ sẵn sàng cho việc "học" này qua những dấu hiệu như: Biết nhận ra những bộ phận của cơ thể, nhất là bộ phận tiểu tiện và đại tiện; nói khá tốt và biết nói điều trẻ cần; biết lúc nào tiêu tiểu và yêu cầu thay tã; thích bắt chước cha mẹ, anh chị, bạn bè; hiểu điều cha mẹ mong chờ ở trẻ; thích hợp tác và muốn làm vui lòng cha mẹ; đồng ý bỏ tã để ngồi bô. Trong đó, hai điểm cuối rất quan trọng. Nếu trẻ sẵn sàng và muốn hợp tác, thì việc học tự đi vệ sinh sẽ rất đơn giản.Cha mẹ và cô giáo ở nhà trẻ nên thống nhất dùng những từ giống nhau để nói về việc đi vệ sinh. Để trẻ tự chọn loại bô mà trẻ cảm thấy thích hoặc ngồi thoải mái; và hãy cho trẻ thời gian để làm quen với bô. Nên đề nghị trẻ ngồi bô đều đặn vào cùng khoảng một thời điểm và tuyệt đối không bắt buộc trẻ phải ngồi. Tập cho trẻ ngồi không quá 5 phút. Lúc đầu, cha mẹ có thể đọc hoặc kể một câu chuyện cho trẻ nghe trong 5 phút ngồi bô, hoặc cho phép trẻ tự xem sách. Nếu trong 2 tuần, trẻ chưa "đi" trong bô, thì tạm ngưng và thử lại sau khoảng 2-3 tháng. Cũng có thể cho trẻ ngồi trên cầu tiêu phù hợp với lứa tuổi thay vì ngồi bô. Nếu trẻ chịu tự "đi", thì nên động viên ngợi khen trẻ. Sau một thời gia trẻ tự "đi" đều đặc thì có thể bỏ tã và cho trẻ mặc quần lót. Trẻ cần được động viên, nâng đỡ và cảm thấy hãnh diện khi lớn lên, vì thế cần tránh trêu chọc, phê phán hoặc phạt trẻ khi trẻ thất bại trong sự "học" này. Khả năng kiểm soát việc tiêu tiểu là một phần quan trọng của cuộc sống tự lập. Cha mẹ cần giúp trẻ phát huy tính tự lập từ 2-3 tuổi, không nên để trẻ lệ thuộc vào sự chăm sóc của cha mẹ lâu dài, vì như thế là đã vô tình cản ngăn sự trưởng thành của trẻ, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách sau này.
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
Tại sao bé gái đi tiểu phải ngồi mà không đứng
hơn 1 tháng trước - Thích (10)
Gửi hỏi đáp - bình luận