Dạy con sống độc lập

Các mẹ có thể dạy trẻ tự lập từ khi bé còn nằm trong nôi. Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng hoàn toàn có khả năng trở thành hiện thực. Dưới đây là 6 nguyên tắc có thể giúp các mẹ tập luyện cho bé.

Quy tắc 1: Để con tự làm mọi việc từ sớm

Khi con bạn tự chơi một mình, tốt nhất bạn không nên làm gián đoạn. Điều này không chỉ áp dụng cho trẻ lớn mà còn đúng với các trẻ sơ sinh. Sau khi thức giấc, hầu hết các trẻ sơ sinh đều lặng lẽ nằm ở giường chơi với các bàn tay hoặc ọ ẹ một mình. Đấy là những khoảnh khắc con bạn bắt đầu tự lập.

Mẹo: Bạn có thể mở rộng giai đoạn khám phá cho trẻ bằng cách để trên giường hoặc treo trên đỉnh màn những vật như thú nhồi bông, các đồ chơi nhiều màu sắc và có thể phát ra nhiều loại âm thanh thì càng tốt.

Quy tắc 2: Tạo ra một môi trường thú vị

Sẽ là một môi trường đầy hấp dẫn nếu bé được đặt trên giường với rất nhiều loại đồ chơi được đặt xung quanh, trong tầm tay. Chú ý rằng nên tập bằng cách gia tăng dần sự hấp dẫn. Đầu tiên có thể bạn để trẻ chơi mà không có đồ vật gì sau đó gia tăng sự hấp dẫn dần bằng cách thêm hoặc hoán đổi số đồ chơi

Quy tắc 3: Kích thích trẻ bằng việc cho trẻ tham gia những khoảnh khắc chơi đơn độc.

Em bé của bạn sẽ tự khám phá và tìm ra tốc độ phản ứng và chơi tốt nhất của bản thân khi được ở một mình. Là lí tưởng nhất nếu trẻ được như vậy một đến hai lần trong ngày, vào thời điểm cụ thể , trong không khí yên tĩnh và không có âm thanh hoặc hình ảnh nào khác ngoài bé.

Chú ý: Nếu con bạn chưa quen thì đầu tiên bạn có thể ở bên cạnh trẻ trong lúc trẻ chơi, nhưng bạn không chơi với trẻ. Đến khi trẻ bỏ qua sự có mặt của bạn để tập trung vào chơi cái khác thì bạn có thể tránh đi.

Quy tắc 4: Bạn rời khỏi phòng

Điều này là cần thiết nếu con bạn vẫn tiếp tục chơi khi bạn đã rời khỏi phòng để trẻ ở lại một mình trong vòng vài phút (tất nhiên phải đảm bảo rằng không gian xung quanh phòng tuyệt đối an toàn với trẻ). Quy tắc như ở trên, bạn có thể thực hành với con vào lúc trẻ được 4 tháng. Bạn lựa chọn thời điểm khi con bạn bị cuốn hút bởi một thứ gì đó thì hãy rời khỏi phòng. Bạn tập dần bằng cách gia tăng thời gian vắng mặt lên. Lời khuyên: Nếu trẻ không thích sự vắng mặt của bạn thì bạn nên giữ liên lạc với trẻ ở bên ngoài góc khuất thông qua giọng nói.

Quy tắc 5: Sẽ là kích thích hơn nếu bạn chỉ can thiệp khi cần thiết

Trong quá trình bạn tập cho con độc lập, thì vẫn xuất hiện những tình huống mà trẻ cần có sự giúp đỡ của bạn. Nhưng hãy đừng vội vàng mà nên quan sát bởi vì trong nhiều tình huống trẻ có thể tự xử lý được vấn đề của mình.

Quy tắc 6: Thời gian để trẻ một mình

Tất cả các trẻ sơ sinh đều có thể tìm hiểu để chơi một mình được. Tuy nhiên thời gian nên để trẻ chơi một mình là bao lâu? Thông thường với trẻ 1 năm tuổi thì thời gian nên là 5 đến 10 phút. Từ 1 đến 3 tuổi thì sẽ là 15 đến 30 phút.

Chúc các mẹ tập luyện thành công để bé đáng yêu được phát triển toàn diện.


Trong cuộc sống hàng ngày, mẹ thường giúp con làm rất nhiều việc như nấu và cho con ăn, tắm và thay quần áo cho con, ....; tuy nhiên cũng có rất nhiều việc mẹ phải dạy con tự tìm cách giải quyết vấn đề chứ không phải cứ gặp chuyện gì là con lại phải kêu gọi sự giúp đỡ từ mẹ. Dù con mới 16 tháng tuổi thôi nhưng mẹ luôn khuyến khích con tự làm một số việc và dĩ nhiên phải tự giải quyết sự khó khăn khi con mắc phải.

Ví dụ như việc con tập đi chẳng hạn. Ban đầu mẹ đỡ con đi từng bước cho quen nhưng rồi khi con đã có thể tự đứng lên và tự đi bằng chính đôi chân của mình thì mẹ đã để cho con tự đi và đến khi con bị vấp ngã thì dù mẹ cũng xót con lắm nhưng mẹ lại khuyến khích con ‘nào, không sao, con trai mẹ giỏi lắm, con tự đứng lên và đi tiếp nào,...”. Một hai lần đầu con không nghe mà chỉ khóc đòi mẹ đỡ; “được thôi con, nhưng con nhớ là mẹ chỉ giúp con một lần này thôi nhé, lần sau con phải tự đứng dậy và bước đi tiếp nghe con”. Cuộc sống còn dài lắm mà mẹ thì không thể nào có thể ở bên con suốt đời để nâng đỡ cho con mỗi khi con ngã, con đau vì thế mẹ nhất quyết lần sau là con phải tự đứng dậy và bước đi sau mỗi lần bị ngã. Và thế là con cũng đã làm được điều đó (mẹ tự hào về con của mẹ lắm lắm).

Sau một thời gian con có thể tự đi ở nhà, mẹ đưa con ra sân chơi và cho con đi dép để con tập đi trên con đường dài và con đường này không bằng phẳng như nền nhà mình nhưng con cũng phải tự gắng sức để đi và vượt qua mọi khó khăn trước mắt con nhé. Rồi con đi được 3 bước cũng bị vấp ngã, nhưng thay vì mẹ đỡ con lên thì mẹ lại động viên, khuyến khích con đứng dậy và bước đi tiếp; thế rồi con cũng đã thành công (mẹ tự hào về con lắm lắm). Rồi mẹ lại dậy con sau khi ngã phải tự đứng dậy và “phủi tay” cho tay sạch sẽ. Vài lần đầu khi con ngã và tự đứng dậy mẹ lại lấy 2 tay con xoa xoa vào nhau và bảo con “phủi tay cho sạch này, phủi tay cho sạch này” và rồi sau đó mỗi khi con ngã và đứng dậy mẹ bảo “phủi tay cho sạch nào” thế là con cũng biết lấy 2 tay xoa vào nhau cho sạch bụi bẩn (mẹ tự hào về con lắm lắm).

Nói về việc giúp con đi ngủ thì mỗi lần đi ngủ mẹ đều bảo “con ơi, đến giờ đi ngủ rồi đó con, nào mẹ con mình cùng cất đồ chơi và đi ngủ nhé.” Thế là hai mẹ con cùng làm luôn. Mẹ cũng đưa tay con để cầm đồ cất đi rồi cùng lên giường đi ngủ. Lên giường rồi mẹ lại chỉ cho con đây là cái chăn để con đắp cho ấm, đây là cái gối để con gối đầu ngủ này. Nào hai mẹ con mình cùng nằm xuống và ngủ nhé. Mẹ thơm con một cái và nói chúc con ngủ ngon và cũng bảo con thơm mẹ chúc mẹ ngủ ngon nào...

Tuy mới chỉ là những việc giản đơn như thế thôi nhưng mẹ cho rằng nó vô cùng quan trọng trong việc giúp con tự tin hơn và có thể tự giải quyết những vấn đề khó khăn hơn trong tương lai mà không cần phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác. Với phương pháp “luôn luôn khích lệ, luôn luôn động viên, không chê bai, không hắt hủi” mẹ tin rằng mẹ sẽ có thể giúp con vững bước hơn trên đường đời.


Cha mẹ lúc nào cũng nghĩ con mình là những mầm non yếu ớt và bé bỏng nên luôn nâng niu bảo bọc, điều này vô tình làm cho đứa trẻ lớn lên có thói quen dựa dẫm, ỷ lại. Các chuyên gia tâm lý khuyên phụ huynh nên dạy con tự lập từ khi còn nhỏ.
> Quên dạy con tự lập, mẹ lãnh đủ
> 3 điều bạn không bao giờ nên làm hộ con mình

Bà Vũ Cẩm Vân, chuyên viên tư vấn tâm lý tại Hội quán các bà mẹ TP HCM cho rằng, nguyên tắc đầu tiên dạy con tự lập là cha mẹ phải hướng dẫn trẻ biết tự giác làm những việc nhỏ trong gia đình, dần dần sẽ hình thành nơi các em thói quen tốt. Tuy nhiên trên thực tế nhiều phụ huynh một phần vì quá thương con, một phần không đủ kiên nhẫn, không tin tưởng vào khả năng của bé hoặc muốn con có thời gian học, nên đã làm hết những việc cần làm của con.

Bà nói: "Vì không để con tự làm việc nên khi trẻ lớn lên, chính bố mẹ lại ngỡ ngàng trước sự vô tư, vụng về, lúng túng của trẻ và cảm thấy không yên lòng về con rồi đâm ra trách móc, giận hờn. Bản thân trẻ lớn cũng thấy bức bối với sự o bế, chật chội vì phải phụ thuộc trong vòng tay cha mẹ".

Cũng theo bà Vân, hiện nay nhiều gia đình tại TP HCM cho trẻ ngủ giường riêng, phòng riêng. Song không phải cha mẹ nào cũng dễ dàng làm được điều này. Nhiều phụ huynh đã phải tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý vì chật vật khi tách khỏi con, cho con ở phòng riêng.

Vậy làm sao để thiết lập được nguyên tắc tự giác cho con học tập và sinh hoạt hàng ngày; để trẻ trở thành người tự lập và có bản lĩnh đối diện với nghịch cảnh? Theo bà Vân, nguyên tắc quan trọng nhất chính cha mẹ cần làm gương cho trẻ noi theo trong mọi sinh hoạt hàng ngày.

Chuyên gia tâm lý Võ Thị Minh Huệ cũng cho rằng người làm cha mẹ cũng cần phải học cách dạy con tự lập, giúp trẻ có thể tự chăm sóc bản thân...

Phụ huynh quan tâm đến chủ đề này, có thể tham gia tọa đàm "Bạn muốn con tự lập không?", vào sáng 14/4 tại Nhà thiếu nhi quận 1, số 7 Trần Cao Vân, do Hội quán các bà mẹ TP HCM tổ chức.



Tự mặc quần áo? Không bao giờ. Chơi một mình ư? Không. Làm bài tập ở nhà? Chỉ khi bố mẹ kèm sát bên cạnh.

Liệu đến lúc nào con bạn mới lớn lên và tự lập hơn? Ở độ tuổi từ 5 đến 12, con bạn có xu hướng lớn hơn và độc lập hơn. Tuy nhiên có những trẻ luôn dựa dẫm vào sự chăm sóc của cha mẹ và không muốn lớn lên.

Những biểu hiện để nhận diện trẻ thiếu tự lập:

- Không tự làm bất cứ việc gì nếu không có sự giúp đỡ của cha mẹ.

- 5 tuổi vẫn không tự buộc dây giày.

- Không tự giác làm bài tập nếu không có sự giám sát của người lớn.

- Không bao giờ tự chơi một mình.

- Khi cả nhà cùng đi xem phim thì trẻ cũng luôn muốn biết kế hoạch tiếp theo là gì, thậm chí là tiếp theo nữa để lấp đầy thời gian biểu của mình.

Cha mẹ nên làm gì?

Mỗi trẻ sẽ có những biểu hiện riêng vì vậy cha mẹ hãy quan sát để tìm hiểu nguyên nhân tại sao.

Cha mẹ nên xem xét lại những yêu cầu của mình xem liệu chúng có quá sức đối với trẻ hay không? Ví dụ trẻ 5 tuổi thì khó mà tự trải giường cho mình một cách gọn gàng được vì vậy cha mẹ nên kiên nhẫn, không nên yêu cầu con tự làm những việc quá sức so với lứa tuổi.
 



Cha mẹ nên tự hỏi liệu việc trẻ không tự lập có gây phiền phức nhiều không? Phải chăng vì luôn phải lo lắng cho con nên chúng mới nảy sinh tâm lý ỷ lại vào bố mẹ.

Hãy nhìn xa hơn. Đôi khi không phải trẻ thiếu tự lập mà là do trẻ đang sợ hãi một điều gì đó. Chẳng hạn trẻ sợ bóng tối nên cần cha mẹ ở bên cạnh để có thể yên tâm ngủ.

Hãy trao đổi với những phụ huynh có con cùng độ tuổi với con bạn. Không phải để so sánh và mà để thử xem vì sao con mình lại xử sự như vậy, liệu những đứa trẻ khác sẽ xử sự như thế nào nếu ở vào hoàn cảnh đó. Nếu con bạn thiếu tự lập thì đừng lo lắng mà hãy giúp đỡ chúng.

Sau một thời gian quan sát và rèn tính tự tập cho con, nếu không có kết quả, bạn có thể tham khảo ý kiến của một bác sỹ tâm lý hoặc tâm thần học trẻ em. Các chuyên gia sẽ giúp bạn có cách nhìn khác về vấn đề của mình. Sau khi trao đổi với con bạn và với bạn, chắc chắn họ sẽ tìm ra được mấu chốt của vấn đề và đưa ra giải pháp thích hợp.

Để giúp các chuyên gia xác định chính xác nguồn gốc của vấn đề bạn phải trao đổi thật kỹ, ví dụ như con bạn thiếu tự lập trong những trường hợp nào, có phải bạn luôn tạo cảm giác rằng con còn bé bỏng hay có một sự kiện nào đó đã xảy ra tác động lên cách cư xử của con?

Cha mẹ nên tập luyện cho con từ từ, từng bước một. Tuyệt đối không để trẻ một mình ngay lập tức, hãy chơi với con và trả lời các câu hỏi của con.

Luôn cho con biết thời gian biểu của cha mẹ. Giả sử con sợ ở nhà một mình, bạn có thể kể cho con nghe những gì bạn sẽ làm, như “mẹ sẽ đi chợ và mua trái cây ở chỗ cô bán trái cây đeo kính màu đỏ hôm trước ấy, 20 phút nữa mẹ sẽ về”. Lúc ấy con có thể tưởng tượng được những gì bạn sẽ làm khi ở xa bé. Và đừng quên khi về hãy khen ngợi con vì đã dũng cảm ở nhà một mình.
Đừng bao giờ đáp ứng đòi hỏi thái quá của trẻ. Luôn cứng rắn để trẻ biết rằng bé có thể tự làm tốt được nhiều việc.

Và cuối cùng, bạn đừng ngần ngại nhờ cả gia đình giúp đỡ mình trong việc rèn tính tự lập cho con.

Sẽ là bình thường khi bé còn nhỏ, tuy nhiên khi đã lớn hơn một chút thì những dấu hiệu trên là vấn đề mà các bậc cha mẹ không nên bỏ qua.

Thông thường, từ 5 đến 12 tuổi là giai đoạn bé dần dần tập làm mọi việc một mình. Bắt đầu biết nhận thức, bé trở nên khéo léo hơn trong cách cư xử và có một thế giới nội tâm phong phú. Bé luôn muốn tìm hiểu và khám phá mọi thứ xung quanh để không bị nhàm chán và phụ thuộc vào người khác.

Tuy nhiên, những dấu hiệu đáng ngại như:

Bé thường xuyên yêu cầu sự giúp đỡ của bố mẹ và không muốn tự mình làm bất cứ việc gì.
Đến 5 tuổi, bé vẫn không bao giờ chịu tự mình xỏ cả hai chân vào giày.
Không tự làm bài nếu không có bố mẹ kèm.
Bé không chịu chơi một mình.
Khi xem phim, bé liên tục hỏi và luôn đòi bố mẹ đoán trước diễn biến của bộ phim và dành hết thời gian xem phim cho việc hỏi kết thúc.

Hành xử thế nào?

Mặc dù thời điểm hình thành thói quen tự lập của mỗi trẻ là khác nhau, tuy nhiên vẫn có một mốc chung, bạn hãy quan sát để tìm hiểu xem bé nhà mình có còn ỷ lại và phụ thuộc quá nhiều vào bố mẹ so với chúng bạn hay không?

Hãy xem xét lại sự tác động của mình tới con. Hạn chế can thiệp quá nhiều vào các hành động của bé. Hãy nhớ rằng khi ở độ tuổi của bé, bạn cũng thích được tự mình đội mũ hay làm gì đó mà không bị nhắc nhở. Vì vậy hãy kiên nhẫn, quan trọng là bé tự làm chứ không phải bé làm nhanh hay chậm, đúng hay sai.

Tự hỏi mình xem có tạo điều kiện thuận lợi cho con ỷ lại không? Khi bạn dành quá nhiều thời gian cho việc để ý tới con, bạn đồng thời cũng đánh mất thời gian dành cho chính mình và khiến bé dần trở nên ỷ lại vào sự có mặt của bố mẹ.




Đừng nhầm lẫn sự ỷ lại với những rào cản mà ở độ tuổi này, bé chưa thể vượt qua. Trong một số tình huống bạn có thể nghĩ rằng bé ỷ lại, chưa biết tự lập, tuy nhiên tình trạng này có thể xuất phát từ việc bé sợ một điều gì đó. Ví dụ như khi bé không chịu ngủ một mình có thể do bé sợ bóng tối. Khi đó, bé cần bạn ở bên để giúp bé dễ ngủ hơn, điều này là hoàn toàn bình thường và bạn không phải quá lo lắng.
Nói chuyện cùng các bậc cha mẹ khác có con ở cùng lứa tuổi. Không phải để so sánh xem con ai giỏi hơn, ngoan hơn mà những buổi nối chuyện giữa các bố mẹ sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề mà bé nhà mình gặp phải và có thể tham khảo kinh nghiệm, cách ứng xử với con sao cho hợp lý nhất trong những tình huống tương tự.

Những việc bố mẹ nên làm:

Để bé có thể luyện được tính tự giác làm mọi việc, điều bố mẹ cần làm là tôn trọng việc bé làm bất kể có tốn thời gian bao lâu hoặc chưa đúng cách. Sau khi bé hoàn thành, hãy khuyến khích những nỗ lực và ghi nhận những cố gắng của bé.

Luôn theo dõi, quan sát bé để đưa ra sự giúp đỡ đúng cách. Bé không thích tự mặc quần áo? Hãy đem đến cho bé niềm cảm hứng khiến công việc này trở nên hấp dẫn hơn. Bên cạnh việc dạy bé cách mặc đúng, bạn có chỉ ra ý nghĩa những hình thù ngộ nghĩnh trên áo và tưởng tượng ra một câu chuyện thú vị đằng sau đó để bé thấy thích thú.

Giúp bé vượt qua những cột mốc trong tiềm thức. Khi bé không thích ở nhà một mình (ở độ tuổi còn bé, việc này là bình thường), bạn hãy mô tả cho bé những việc mà bạn sẽ làm trong khi bé ở nhà: mẹ đi chợ này, ra đến chợ mẹ sẽ mua cho bé hoa quả ở cửa hàng của bác đeo kính mà có lần bé đã gặp này. Tưởng tượng ra những việc bạn làm có liên quan đến các vật, sự kiện mà bé cũng biết sẽ khiến bé cảm thấy như có bạn ở gần và trở nên yên tâm hơn. Khi bạn trở về, đừng quên tán dương bé với cả nhà vì đã dũng cảm ở nhà một mình.

Khi bé nhõng nhẽo muốn ỷ lại vào bố mẹ, đừng mềm lòng mà hãy kiên quyết giúp bé tự làm mọi việc bằng cách tạo dựng cho bé niềm tin vào chính bản thân và khả năng của mình. Còn nếu bạn cảm thấy mình vẫn không đủ sức để “thiết quân luật” với bé, đừng ngại nhờ tới sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình hoặc của các cô giáo ở trường.

(ST).