Cách dạy con 7 tuổi giúp con vâng lời, ngoan ngoan
Cách làm vòng tay handmade vô cùng độc đáo
Phương pháp dạy con bắt đầu vào lớp 1
Cách làm tóc dày hơn cho nam giới đơn giản bằng những mẹo nhỏ
Từ khi lên 3, bé đã bắt đầu hình thành những tính cách riêng của mình. Bố mẹ hãy giúp bé hoàn thiện một nhân cách sống tích cực nhé!
Dạy con sống hòa thuận, yêu thương mọi người
Sự quan tâm, yêu thương chăm sóc lẫn nhau giữa những người trong cùng gia đình sẽ giúp bé hình thành một cách sống tích cực. Một không khí gia đình đầm ấm, trên kính dưới nhường… Tất cả những điều đó giúp bé hình thành sự tự tin, tinh thần trách nhiệm và sống có tình cảm.
Một gia đình luôn cãi vã, thậm chí là đánh chửi nhau hàng ngày như cơm bữa, khiến bé sẽ cảm thấy e dè, mất tự tin, sợ sệt. Thậm chí, điều đó còn khiến bé sau này có thể trở nên hung hãn bạo lực.
Bố mẹ dù có nhiều bận rộn, lo toan, nhưng không nên vì thế mà cáu bẳn, bực tức, nóng giận trước mặt con trẻ. Hãy ân cần, kiên nhẫn bảo ban để bé được nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển trong một gia đình yêu thương, khoan dung và bình đẳn tự do.
Rèn cho con thói quen sống kỷ luật
Ngay từ khi còn bé, bố mẹ hãy xây dựng cho bé những thói quen kỷ luật: ăn, ngủ, đi học,… đúng giờ. Không nên chiều theo những mong muốn, ý thích của con sẽ tạo cho con những thói xấu như muốn gì được nấy, mè nheo…
Xây dựng tính độc lập
Hiện nay, hầu hết bé nào cũng được coi là “cái rốn của vũ trụ” nên được bố mẹ và cả gia đình cưng chiều, bao bọc hết mức. Mọi chuyện trong sinh hoạt, thậm chí là những chuyện nhỏ nhất, bố mẹ đều tranh làm hộ. Điều này sẽ khiến bé ỉ lại, lười biếng, dần dần sẽ sinh tính bướng bỉnh, ngang ngược.
Bố mẹ không nên quá coi trọng vào việc “Con chỉ cần học”, mọi việc khác bố mẹ làm cho cả. Do đó, ngay từ khi bé có thể làm được việc gì, bố mẹ hãy “nhường” cho bé, giúp bé có thể nuôi dưỡng tính độc lập, không dựa dẫm vào người lớn.
Cho bé tự ăn là một thói quen tốt
Bảo vệ lòng tự trọng, tăng cường sự tự tin
Cho dù con còn nhỏ, bố mẹ cũng không nên áp đặt mọi suy nghĩ, hành động của bé phải nhất nhất nghe theo lời người lớn. Bé cũng có những tính cách riêng, nguyện vọng, sở thích riêng.
Tốt nhất, hãy thường xuyên lắng nghe và chia sẻ với con để biết được con cần gì, muốn gì và thích làm gì. Từ đó, giải thích và hướng dẫn bé nên làm thế nào là đúng, thế nào là sai. Bố mẹ không nên chửi mắng, chì chiết hay nhạo báng, châm chọc con. Dù con có những tiến bộ nhỏ nhất, bố mẹ nên khuyến khích động viên con để tăng thêm sự tự tin, lòng tự trọng với bé.
Thường xuyên cho bé giao tiếp
Không nên cấm cung con ở trong nhà. Thường xuyên cho bé chơi với các bạn cùng lứa tuổi, tiếp xúc tới người lớn hơn để bé trở nên mạnh dạn, không sợ sệt mỗi khi ra ngoài.
Điều này cũng giúp bé hình thành một cách nói chuyện hoạt bát, vui vẻ, rất có ích cho cuộc sống của bé sau này. Trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ cũng không nên quá nghiêm khắc, trách mắng con, để con luôn tự tin, nhanh nhẹn và yêu đời.
Khi trẻ tròn một tuổi, hãy bắt đầu dạy bé cách cư xử, giúp đỡ mọi người, biết thưa gửi và nói cám ơn; tập thói quen dọn dẹp đồ sau khi chơi. Ban đầu, bé có thể rất vụng về, nhưng không sao, nên dạy dần cho trẻ.
Hãy giúp bé tăng vốn từ vựng bằng cách gọi tên đồ vật và chỉ vào chúng. Thường xuyên nói chuyện với bé và gọi tên đồ vật. Dạy trẻ đếm bằng cách đếm các bậc thang khi bước lên và gọi tên các màu sắc. Đọc sách hình cho bé nghe và yêu cầu bé chỉ vào hoặc gọi tên những vật quen thuộc.
Khi phải xa mẹ, theo tự nhiên, bé sẽ buồn và lo lắng vì bé rất yêu và trông cậy vào bạn. Nếu bạn có việc và không thể ở cạnh trẻ, chỉ cần hôn bé một cái và tạm biệt bé thật nhanh. Đừng để bé và bạn quyến luyến hay bịn rịn nhau quá lâu.
Về thể chất: Một tuổi, bé có thể tự đi những bước đầu tiên một mình. Có thể bé sẽ bắt đầu tự đút ăn bằng muỗng/thìa, mặc dù vẫn thường đưa trật ra ngoài miệng. Khi chơi, bé nắm được đồ vật giữa ngón cái và ngón trỏ một cách thành thạo, và dần thực hiện được những động tác tinh vi hơn trước (vận động cơ lớn hơn).
Về tư duy: Khoảng thời gian bé có thể tập trung chú ý là 2-5 phút đối với các hoạt động tĩnh, như chơi với cái lúc lắc hoặc đồ chơi treo trang trí. Bé thích đẩy, quăng ném và hất đổ đồ vật. Bé sẽ cho bạn đồ chơi rồi lại lấy đi, hoặc chơi trò xếp những vật hình khối vào hộp chứa và đổ ra. Bé biết đặt tên cho các vật chung quanh.
Kỹ năng sống: Bé một tuổi có thể lo lắng khi mẹ đi vắng.
Ngôn ngữ: Bé có thể bập bẹ những câu ngắn, lên xuống giọng như đang nói tiếng nước ngoài. Bé cũng có thể đáp lại những câu hỏi và mệnh lệnh đơn giản, đặc biệt khi bạn gợi ý cho bé bằng cử chỉ bàn tay. Thí dụ, bạn hỏi “Miệng con đâu?” đồng thời chỉ vào đó; hoặc yêu cầu bé “Con đưa giùm mẹ cái tách” và chỉ vào cái tách. Bé thậm chí có thể trả lời bạn theo cách riêng của mình bằng cách sử dụng cử chỉ của riêng bé như lắc đầu để nói “Không”.
* Khi bé yêu của bạn 13 tháng tuổi:
Việc vui chơi của bé chủ yếu liên quan đến các thử nghiệm như: “Chuyện gì xảy ra nếu mình thả rơi cái tách nhựa?”, hoặc “Nếu mình chà ngón tay vào xốt cà chua thì sao nhỉ?”. Bé thích quan sát điều xảy ra sau khi bé làm gì đó và vì vẫn chưa nhớ tốt, bé chơi lập lại nhiều lần mà không thấy chán.
Bé ăn ít đi là bình thường. Từ khi sinh đến thôi nôi, cân nặng của bé thường tăng gấp ba lần và bé sẽ cao thêm khoảng 25cm. Trong giai đoạn từ thôi nôi đến 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm đáng kể và cơ thể bé sẽ bắt đầu giảm mất lớp mỡ sơ sinh. Lượng thức ăn bé ăn hàng ngày cũng như món ăn bé thích và không thích cũng sẽ thay đổi.
Thể chất: Bé bắt đầu tự bước đi. Bé có thể cầm nắm và xoay chuyển đồ
Tư duy: Trí tò mò phát triển. Bé có thể quan sát chú mèo và biết lùi lại khi sợ hãi.
Kỹ năng sống: Bé biết cách bày tỏ những mong muốn của mình. Khi muốn đi xuống, bé sẽ chỉ xuống. Khi muốn bạn chú ý, bé giật áo bạn. Dù có thể chưa nói được nhiều, bé hiểu được nhiều những từ ngữ đơn giản mà bạn dùng với bé hàng ngày.
* Khi bé 14 tháng tuổi:
Trẻ rất tò mò với những điều mà người lớn ngăn cấm nên thường muốn khám phá những điều không được cho phép. Hãy sắp xếp nhà cửa an toàn cho bé tự do khám phá. Bé sẽ được an toàn và bạn sẽ yên tâm hơn khi che chắn những ổ điện, khóa các ngăn tủ thấp và để vật dễ vỡ ngoài tầm tay của bé. Bạn có thể dành riêng một ngăn tủ thấp đến sàn nhà để cho bé chơi. Bỏ vào đó những đồ vật an toàn khi bé sờ chạm như: bình nhựa, đồ chơi hoặc hộp không. Thỉnh thoảng thay đổi đồ vật trong tủ để tạo sự đa dạng. Vui chơi là cách bé khám phá thế gi���i.
Bé có cảm giác an toàn khi gắn bó với chú gấu nhồi bông ưa thích hay tấm chăn yêu quý nhất, hoặc cả hai. Những đồ này được gọi là “vật thân thiết” đem đến cho bé cảm giác được xoa dịu, đặc biệt khi bạn không ở bên bé. Các bác sĩ nhi khoa thường khuyên bố mẹ nên khuyến khích mối quan hệ gắn bó này. Dù hàng ngày, bé vẫn cố gắng nắm vững những kỹ năng mới, tấm chăn mềm mại là một thứ để bé luôn có thể tìm tới để có cảm giác được xoa dịu.
Thể chất: Bé biết vẫy tay chào “Tạm biệt”, biết lăn quả bóng tới lui với người lớn. Bé uống được bằng tách, đứng được một mình, có thể cúi xuống và đứng lên lại, và nếu đã biết đi sớm, có khả năng bé sẽ bắt đầu tập bước giật lùi.
Tư duy: Biết đòi những thứ bé muốn
Kỹ năng sống: Có thể bắt đầu hình thành sự gắn bó chặt chẽ với những vật thân thiết.
Ngôn ngữ: Đã nắm vững vài từ và học thêm nữa mỗi ngày. Bé cũng bắt đầu biết rõ điều mình muốn và sẽ nhất quyết đạt được.
* Trẻ được 15 tháng tuổi:
Từ “không” có thể là từ được bé thích nhất. Đa số trẻ đều trải qua giai đoạn thích nói “không” này. Đó là cách bé tự khẳng định mình. Bạn có thể làm cho bé bớt sử dụng từ này bằng cách chính bạn phải hạn chế nói “không” đến mức tối thiểu. Thay vì nói “Không, con đừng sờ vào đó”, hãy thử nói “Mẹ muốn con chơi ở đây”.
Mỗi bé có một cách riêng để phản ứng tương tác với thế giới bên, đây chính là tính khí của bé. Khi lớn lên, bé sẽ bộc lộ dần cá tính của mình. Hãy tìm hiểu cách bé thường phản ứng như thế nào (thái độ, tình cảm, biểu hiện) và bạn có thể biến đổi môi trường của bé để giúp phát triển tốt hơn. Người lớn có thể tự tìm ra cách làm cho mình thoải mái dễ chịu nhất, nhưng bé phải trông cậy hoàn toàn vào bạn để có được cảm giác đó. Tôn trọng tính cách bẩm sinh của bé sẽ giúp bé phát triển tiềm năng của mình một cách trọn vẹn nhất.
Thể chất: Bé đi tương đối vững. Bé thích đẩy và kéo đồ chơi trong khi bước đi, có thể sử dụng muỗng (thìa) hoặc nĩa và biết đi giật lùi.
Trí tuệ: Bé thích bỏ vào và lấy vật ra khỏi các hộp, bắt đầu nhận thức được cách các vật khớp vào nhau như thế nào. Bé sẽ thử ghép nắp đậy vào các hộp và xếp chồng các khối.
Kỹ năng sống: Bé có thể thích chơi trò chơi với bạn như trò hỏi và chỉ vào bộ phận cơ thể hoặc hình ảnh. Bé ý thức hơn về bản thân, sẽ không còn vươn ra và cố gắng chạm vào hình ảnh của mình trong gương.
Ngôn ngữ: Bé biết nói thêm một số từ.
* Bé đã được 16 tháng tuổi:
Đôi khi cảm xúc của bé tuôn trào và bé nổi cáu. Bé không thể ngừng òa khóc và giận dữ. Bạn hãy nhớ: đó là cách duy nhất để bé “xả xú páp”. Không giống như người lớn, bé không thể hả giận bằng cách nào khác. Do đó, nếu bé đang cáu, hãy nhẫn nại, có mặt bên bé, xoa dịu hoặc để bé một mình.
Thể chất: Bé có thể vẽ nguệch ngoạc. Bắt đầu thích đi lên xuống cầu thang.
Tư duy: Bé biết để ngón tay lên môi và nói “Suỵt”. Thích chơi trò ú òa, xếp chồng các khối và trò chơi bộ phận cơ thể như “Mũi con đâu?”. Có thể nổi cáu.
Kĩ năng sống: Bé thích giúp bạn làm một số việc lặt vặt.
* Khi bé yêu của bạn 17 tháng tuổi:
Đây là thời điểm tốt để dạy bé cách cư xử. Bạn phải là người thể hiện cho bé thấy cách xử sự muốn bé có được. Hãy nhờ bé giúp mình và cám ơn khi bé thực hiện. Khi làm như vậy, bạn đã dạy cho bé hiểu được một điều cơ bản là tầm quan trọng của việc bày tỏ sự lễ phép, lịch sự và tôn trọng người khác.
Hãy giúp bé hiểu “Thưa gửi” và “Cám ơn” không chỉ là những câu trả lời thông thường, mà còn cho thấy sự quan tâm và gắn bó của bé với những người xung quanh.
Thể chất: Bé biết vẫy tay chào “Tạm biệt”, biết lăn quả bóng tới lui với người lớn. Bé có thể cúi xuống và đứng lên lại.
Tư duy: Bé có thể tự cởi quần áo. Ở tuổi này, một số bé thậm chí còn học cách chải răng nếu được mẹ giúp đỡ.
Kỹ năng sống: Bé bắt đầu nhận ra sự giống và khác nhau giữa đồ chơi và những vật khác. Khi bé chơi, bạn sẽ thấy bé thích phân loại đồ chơi thành đống theo màu, hình dạng và thể loại.
Ngôn ngữ: Bé có thể nắm vững một số từ (“con”) và một số bé thậm chí còn kết hợp các từ với nhau (“con uống sữa”).
* Bé được 18 tháng tuổi:
Bé sẽ cho bạn thấy rằng bé có thể suy nghĩ đến những vật không hiện diện. Trí nhớ bé ngày một tốt hơn, do đó bé không còn ngơ ngác nếu bạn giấu vật trong khi bé đang nhìn rồi chuyển nó đến nơi khác khi bé ngó đi chỗ khác. Sau khi bé phát hiện vật không còn ở nơi bé tưởng, bé sẽ tiếp tục tìm kiếm.
Bé có thể có một vài thói quen giúp bé tự trấn an như xoắn tóc mình, lắc hoặc mút ngón tay. Đa số trẻ em sẽ tự bỏ những hành vi này khi lên 4 tuổi. Do đó, bạn không nhất thiết phải can thiệp bây giờ.
Thể chất: Bé có thể leo lên cầu thang (có bạn giúp đỡ) hoặc trèo lên đồ đạc (bàn, tủ, ghế…). Bé sẽ thử đá banh. Bé sẽ cố nhấn, xoay nút và nắm đấm cửa nếu nó ở trong tầm tay bé. Bé có thể nhún nhảy khi chung quanh có nhạc.
1. Tập cho bé làm quen với việc nhà
Ngay từ khi 3 tuổi, bố mẹ có thểhướng dẫn bé làm những việc nhỏ nhất như rửa tay trước khi ăn, lau miệng saukhi ăn, dọn đồ sau khi chơi. Điều này sẽ xây dựng cho bé sự nề nếp, tính tựgiác và độc lập trong cuộc sống hàng ngày.
Khi bé từ 5 – 7 tuổi, mẹ có thểđể bé tự mặc quần áo, chải đầu.
Khi bé 8 – 10 tuổi, mẹ hãy để chobé giúp mẹ từ những việc nhỏ nhất trong bữa cơm như nhặt rau, lấy bát ăn, phụmẹ rửa bát.
Trong nhà có người giúp việc, mẹcũng nên hướng dẫn bé làm những việc vặt trong gia đình. Bố mẹ không nên quá “ỉlại” vào người giúp việc, không bắt bé phải làm gì. Điều đó sẽ làm bé khôngbiết làm một việc nhỏ nhất khi lớn lên. Bố mẹ lại không thể theo sát bé suốtngày để làm hộ con mọi việc.
Trong cách giao việc cho bé, bốmẹ lưu ý nên chọn lựa những việc gì phù hợp với thể chất và dáng vóc của bé. Bốmẹ cũng không nên câu nệ lựa chọn công việc phù hợp với giới tính của bé. Ví dụbé trai cũng có thể tham gia giúp mẹ làm bếp, không nên theo quan điểm: “contrai không cần biết gì chuyện bếp núc, nấu ăn”.
2. Để bé tự làm quen với các bạn
Một số bố mẹ luôn than phiền các conkhi bắt đầu vào lớp 1 lại rụt rè. Khi nói chuyện với người lớn, các bé hay runcầm cập hay nói lí nhí khi cô giáo bắt đọc bài hay yêu cầu phát biểu.
Bé lên 3, bé đi mẫu giáo, mẹ nênhướng dẫn bé ngay cách làm quen với bạn bè, cách chào hỏi thầy cô và cách nóichuyện với người lớn. Cuối tuần, bố mẹ nên cho bé đi chơi công viên, vườn báchthú, để bé có dịp tự làm quen với các bạn. Khi bé lớn hơn một chút, mẹ có thểcho bé tham gia các lớp học năng khiếu.
Ngay cả khi bé đã đi học, bố mẹkhông nên quá coi trọng việc học, lúc nào cũng bắt bé học và học. Bố mẹ nên chobé tham gia các hoạt động xã hội khác và đừng coi thường điều đó, hay coi việccho bé đi chơi là vô bổ. Bé có phát triển toàn diện và tự tin hay không mộtphần cũng là nhờ những yếu tố này.
3. Dạy bé cách tự bảo vệ bản thân
Trong thực tế, có rất nhiềutrường hợp bé phải đi cấp cứu vì mắc nghẹn hay hóc các vật nhỏ, ăn nhầm xàphòng, hoặc ngã vào nồi canh bị bỏng… Để tránh những tai nạn đáng tiếc này, chamẹ chỉ cần dạy bé một chút để tránh xa những nguy hiểm.
Từ khi bé lên 3, chơi đồ chơi,cha mẹ có thể dạy bé cách tự bảo vệ bản thân, tránh những tai nạn có thể xảy ranhư: “Nếu con chơi xong, để đồ chơi bừa bãi, có thể con sẽ dẫm phải những đồchơi và bị ngã” hoặc “Khi con nhìn thấy nồi canh bốc hơi nghi ngút, hay phíchnước nóng, con không được chơi ở gần đó”. Hoặc khi chở bé đi trên đường, mẹ dặnbé cẩn thận: “Khi nào mẹ dừng hắn xe, con mới được xuống xe”.
Những bài học đầu tiên về cách tựbảo vệ bản thân này dần dần sẽ giúp bé xây dựng những phản xạ phát hiện vàtránh xa những nguy hiểm xung quanh mình.
Người mẹ cần biết
Hầu hết người cha, người mẹ nào khi nhận thấy những thay đổi đột ngột ở cơ thể con mình cũng đều lo lắng, chạy khắp nơi tìm cách chữa trị. Có nhiều trường hợp đưa đến bệnh viện trong tình trạng muộn vì không thể chẩn đoán đúng bệnh cho trẻ.
Thời còn làm nội trú ở Pháp, tôi đã gặp trường hợp một bé gái 6 tuổi nhập viện vì bụng to. Ban đầu các bác sĩ cho rằng bé mang khối u trong bụng. Nhưng sau khi siêu âm, bác sĩ và gia đình bé thật sự bất ngờ khi phát hiện bé đang mang thai. Sự thật, đứa bé trên đã bị dậy thì trước tuổi thông thường, và bé đã bị lạm dụng tình dục nhưng không hề hay biết về những chuyện đã xảy ra với mình.
Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng đã tiếp nhận khám cho một bệnh nhi 5 tuổi, ở Quận 8. Cha mẹ bé cho biết, từ lúc hai tuổi, bé đã có dấu hiệu dậy thì sớm, ngực to như người trưởng thành. Bốn tuổi, bé bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Khi nhập viện, các bác sĩ đã thăm khám để tìm nguyên nhân. Tuy nhiên, chụp CT não không thấy khối u, siêu âm bụng kết quả bình thường. Kích thích hệ thống hormone thì nhận thấy lượng hormone tăng cao, chứng tỏ bệnh nhi bị tổn thương vùng trung ương nhưng không tìm được nguyên nhân.
Vì đâu trẻ dậy thì sớm?
Bệnh dậy thì sớm có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân có thể được gọi là ngoại biên như khối u buồng trứng, u tinh hoàn, u hoặc tăng sinh tuyến thượng thận. Nguyên nhân trung ương có thể là u não, hoặc do quá trình xạ trị, phẫu thuật trước đó gây nên, hoặc sau nhiễm trùng hệ thần kinh. Ngoài ra, còn có dậy thì sớm chưa xác định được nguyên nhân, còn gọi là vô căn, cũng được xếp trong nhóm do nguyên nhân trung ương.
Ngoài ra, cũng đã có những cảnh báo về các sản phẩm bình nhựa đựng sữa, núm vú nhựa, bao bì thức ăn, đồ chơi trẻ em... nếu chứa dẫn chất phtalat (gồm nhiều chất hữu cơ như monobutyl phtalat (MBP), dibutyl phtalat (DBP), benzylbutyl phtalat (BZBP), diethylhexyl phtalat (DEHP)…) cũng có thể gây dậy thì sớm ở trẻ. Khi dùng các sản phẩm trên, những chất này sẽ qua đường tiêu hoá và làm xáo trộn nội tiết, khiến trẻ bị dậy thì sớm.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm.
Biến chứng cũng không ít
Thông thường, trẻ được xem là dậy thì sớm khi xuất hiện các dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi (bé gái) và trước 9 tuổi (bé trai). Bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, do các sụn tăng trưởng tăng hoạt động, trẻ sẽ phát triển rất nhanh nhưng sẽ sớm ngừng tăng trưởng. Đây cũng là lý do làm cho trẻ bị lùn sau này.
Bên cạnh những biến chứng nặng do nguyên nhân gây ra như trong bệnh cảnh khối u ở não, u buồng trứng, u tuyến thượng thận…, trẻ còn có thể bị ức chế tâm lý do các bất thường xảy ra ở lứa tuổi mà trẻ cùng lứa không có như ngực to, có kinh sớm, xuất hiện lông ở mu, nách, giọng nói bị vỡ (trẻ trai)… Trẻ có thể lo lắng, rụt rè do bị tách biệt, cô lập bởi bạn bè. Tuy có sự phát triển sớm về thể chất, nhưng trẻ chưa đủ lý trí để nhận biết và ý thức được những hành động quấy rối, nên có thể bị lạm dụng tình dục. Trẻ gái có nguy cơ mang thai mà cha mẹ, người lớn không hề hay biết.
Điều trị nguyên nhân là chủ yếu
Chữa trị cho một đứa trẻ bị dậy thì sớm phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên. Các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân, từ đó đưa ra cách điều trị. Cần xem xét từng trường hợp một.
Đặc biệt, đối với những trường hợp do nguyên nhân trung ương, thì có thể dùng thuốc LH – RHa làm chậm quá trình dậy thì của trẻ. Thuốc LH - RHa cần có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Không nên lạm dụng thuốc khi không theo đúng chỉ định, do các biến chứng có thể xảy ra sau này. Việc xác định bệnh, cũng như quyết định điều trị cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Người mẹ cần biết
Hầu hết người cha, người mẹ nào khi nhận thấy những thay đổi đột ngột ở cơ thể con mình cũng đều lo lắng, chạy khắp nơi tìm cách chữa trị. Có nhiều trường hợp đưa đến bệnh viện trong tình trạng muộn vì không thể chẩn đoán đúng bệnh cho trẻ.
Thời còn làm nội trú ở Pháp, tôi đã gặp trường hợp một bé gái 6 tuổi nhập viện vì bụng to. Ban đầu các bác sĩ cho rằng bé mang khối u trong bụng. Nhưng sau khi siêu âm, bác sĩ và gia đình bé thật sự bất ngờ khi phát hiện bé đang mang thai. Sự thật, đứa bé trên đã bị dậy thì trước tuổi thông thường, và bé đã bị lạm dụng tình dục nhưng không hề hay biết về những chuyện đã xảy ra với mình.
Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng đã tiếp nhận khám cho một bệnh nhi 5 tuổi, ở Quận 8. Cha mẹ bé cho biết, từ lúc hai tuổi, bé đã có dấu hiệu dậy thì sớm, ngực to như người trưởng thành. Bốn tuổi, bé bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Khi nhập viện, các bác sĩ đã thăm khám để tìm nguyên nhân. Tuy nhiên, chụp CT não không thấy khối u, siêu âm bụng kết quả bình thường. Kích thích hệ thống hormone thì nhận thấy lượng hormone tăng cao, chứng tỏ bệnh nhi bị tổn thương vùng trung ương nhưng không tìm được nguyên nhân.
Vì đâu trẻ dậy thì sớm?
Bệnh dậy thì sớm có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân có thể được gọi là ngoại biên như khối u buồng trứng, u tinh hoàn, u hoặc tăng sinh tuyến thượng thận. Nguyên nhân trung ương có thể là u não, hoặc do quá trình xạ trị, phẫu thuật trước đó gây nên, hoặc sau nhiễm trùng hệ thần kinh. Ngoài ra, còn có dậy thì sớm chưa xác định được nguyên nhân, còn gọi là vô căn, cũng được xếp trong nhóm do nguyên nhân trung ương.
Ngoài ra, cũng đã có những cảnh báo về các sản phẩm bình nhựa đựng sữa, núm vú nhựa, bao bì thức ăn, đồ chơi trẻ em... nếu chứa dẫn chất phtalat (gồm nhiều chất hữu cơ như monobutyl phtalat (MBP), dibutyl phtalat (DBP), benzylbutyl phtalat (BZBP), diethylhexyl phtalat (DEHP)…) cũng có thể gây dậy thì sớm ở trẻ. Khi dùng các sản phẩm trên, những chất này sẽ qua đường tiêu hoá và làm xáo trộn nội tiết, khiến trẻ bị dậy thì sớm.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm. |
Thông thường, trẻ được xem là dậy thì sớm khi xuất hiện các dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi (bé gái) và trước 9 tuổi (bé trai). Bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, do các sụn tăng trưởng tăng hoạt động, trẻ sẽ phát triển rất nhanh nhưng sẽ sớm ngừng tăng trưởng. Đây cũng là lý do làm cho trẻ bị lùn sau này.
Bên cạnh những biến chứng nặng do nguyên nhân gây ra như trong bệnh cảnh khối u ở não, u buồng trứng, u tuyến thượng thận…, trẻ còn có thể bị ức chế tâm lý do các bất thường xảy ra ở lứa tuổi mà trẻ cùng lứa không có như ngực to, có kinh sớm, xuất hiện lông ở mu, nách, giọng nói bị vỡ (trẻ trai)… Trẻ có thể lo lắng, rụt rè do bị tách biệt, cô lập bởi bạn bè. Tuy có sự phát triển sớm về thể chất, nhưng trẻ chưa đủ lý trí để nhận biết và ý thức được những hành động quấy rối, nên có thể bị lạm dụng tình dục. Trẻ gái có nguy cơ mang thai mà cha mẹ, người lớn không hề hay biết.
Điều trị nguyên nhân là chủ yếu
Chữa trị cho một đứa trẻ bị dậy thì sớm phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên. Các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân, từ đó đưa ra cách điều trị. Cần xem xét từng trường hợp một.
Cách muối cà xổi ngon trong tích tắc
Cách làm cua rang muối ớt ngon ngây ngất
Cách uống rượu vang đúng cách
Cách làm yaourt tại nhà giúp bạn ăn thả ga
Cách làm đèn trời thả chơi
Cách làm sữa chua mít hương vị hấp dẫn không thể chối từ
Cách làm sạch dạ dày lợn để món khoái khẩu của gia đình bạn trở nên an toàn hơn
Cách xào rau muống ngon hấp dẫn cả gia đình
Cách làm quẩy nóng khỏi cần mua ngoài hàng
Cách làm bánh macaron của người Pháp
Cách làm mắm kho quẹt ngon đúng vị
Cách làm bánh khọt miền Nam
Cách làm bánh đúc truyền thống
Cách làm bánh da lợn thơm ngon
Cách làm bánh quai vạc chiên
Cách làm bánh quy bơ
Cách làm bánh quy bằng lò vi sóng
Cách làm bánh quy socola hấp dẫn cả nhà
Cách làm bánh quy mặn
Cách làm bánh quy hạnh nhân
Cách làm bánh wagashi đến từ xứ sở hoa anh đào
Cách làm bánh waffle xốp mềm, thơm ngon
Cách làm bánh cay thơm ngon đặc sản Sài Gòn
(ST).