Dạy trẻ biết đọc sớm đâu có gì khó

Các nghiên cứu khoa học mới đã chứng minh tất cả trẻ em đều có khả năng đọc ngay từ khi mới một tuổi nếu cha mẹ nắm vững phương pháp dạy dỗ và cung cấp đúng loại năng lượng phù hợp với nhu cầu của não bé.


Dạy trẻ đọc từ khi một tuổi với nguyên tắc "học mà chơi"

Trong cuốn sách "Tăng cường trí thông minh của trẻ", tác giả nổi tiếng Glenn Doman - người sáng lập ra Viện nghiên cứu và khai thác các tiềm năng của con người cho rằng: có thể dạy trẻ biết đọc ngay từ lúc một tuổi. Nhận định trên dựa vào các nghiên cứu đã được công nhận rằng não bộ với hàng tỷ liên kết tế bào đã được hoàn thiện đến 80% trong giai đoạn con người từ một đến 6 tuổi, trong đó có các khu vực não đảm nhận nhiệm vụ như nghe, nói, đọc, viết…

Tác giả Doman đã chứng minh rằng các bậc cha mẹ có thể dạy trẻ bắt đầu tập đọc ngay từ khi một tuổi. Hơn nữa, việc dạy trẻ đọc sớm còn có tác dụng kích thích các năng lực đi kèm với việc đọc như nói, ghi nhớ, học hỏi, giao tiếp… được phát triển sớm và mạnh mẽ hơn.


Trẻ có thể biết đọc ngay từ khi một tuổi nếu bố mẹ dạy trẻ các phương pháp học mà chơi, đồng thời bổ sung năng lượng đúng cho não.

Giáo sư Doman đã giới thiệu nhiều cách thức đơn giản nhưng hiệu quả để dạy trẻ biết đọc sớm từ khi một tuổi. Các phương pháp này tuy đa dạng, nhưng đều trên nguyên tắc "học mà chơi", nhằm tránh gây áp lực cho trẻ. Theo đó, đồ chơi được khuyến khích sử dụng cùng với bảng chữ cái để kích thích thị giác của trẻ (nhận mặt chữ). Các chữ cái được ghép kèm với đồ chơi hoặc gắn lên ồ vật quen thuộc trong gia đình để mang lại hiệu quả.

Ngoài ra, tác giả Doman cũng lưu ý rằng việc đọc thực chất không chỉ là nhận diện chữ cái, ghép chữ cái và phát âm, mà sâu bên trong là sự lắng nghe và hình thành kỹ năng chia sẻ ngôn ngữ. Chính vì thế, các bậc cha mẹ được khuyến khích nên đọc cho trẻ nghe càng sớm càng tốt. Bố mẹ nên đọc cho trẻ nghe các câu chuyện đơn giản bằng giọng đọc chậm rãi, rõ ràng. Hãy chọn mẩu chuyện có thể minh họa bằng đồ chơi, kèm theo bảng chữ cái, người lớn sẽ tự cảm nhận được sự phát triển kỳ diệu trong khả năng học hỏi ngôn ngữ và kỹ năng đọc của trẻ.

Nguồn năng lượng dài lâu giúp trẻ học hỏi không ngừng

Có chỉ số GI thấp, PalatinoseTM được hấp thụ từ từ sẽ giúp não trẻ duy trì sự ổn định dài lâu để học hỏi không ngừng.

Giai đoạn từ một đến 6 tuổi được gọi là "giai đoạn vàng" phát triển trí tuệ của trẻ, nên việc dạy trẻ biết đọc và phát triển các năng lực trí tuệ khác ở thời kỳ này là điều hoàn toàn khả thi. Do đó, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và khoa học đặc biệt quan trọng. Nhất là, não trẻ cần năng lượng suốt 24 giờ, vì não là không bao giờ ngừng hoạt động.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP HCM) đã giải thích: "Tế bào thần kinh không có khả năng dự trữ glucose mà đòi hỏi phải có nguồn cung cấp liên tục từ máu. Thiếu hụt glucose cho não làm gián đoạn quá trình tổng hợp acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh, từ đó làm giảm khả năng nhanh nhạy và hoạt động hiệu quả của não". Đây là lý do ra đời của loại đường năng lượng mới Palatinose - một loại đường đôi có chỉ số Glycemic Index (GI) thấp, sau khi hấp thu vào máu Palatinose sẽ khiến nồng độ glucose máu tăng từ từ, khiến đường huyết ổn định trong một thời gian dài, cung cấp năng lượng cho trẻ kể cả trong giấc ngủ. Do đó, loại năng lượng này có thể giúp não trẻ duy trì sự ổn định lâu dài để học hỏi không ngừng.


Trẻ lên 4 - 5 tuổi mới bắt đầu học đọc thì quá trễ, vì, như thế cha mẹ đã bỏ qua thời cơ vàng phát triển não bộ của trẻ.


‘Không phải đến khi trẻ lên 4 – 5 tuổi, cha mẹ mới bắt đầu dạy chúng tập đọc, đơn giản là vì đã quá trễ", Tiến sĩ Robert C. Titzer - chuyên gia về giáo dục trẻ em ở Mỹ, nhận định.

Trong những năm đầu đời, não bộ trẻ phát triển rất nhanh và có những tiềm năng lớn. Nếu các giác quan như: thính giác, thị giác, xúc giác được kích thích đúng phương pháp, tiềm năng trí tuệ sẵn có của trẻ sẽ phát triển tối đa. 1 – 4 tuổi được coi là thời điểm vàng để tăng trí thông minh, bởi lúc này trẻ có thể tiếp thu và ghi nhớ bằng mọi giác quan. Chính vì thế, nếu các bậc phụ huynh muốn dạy trẻ biết đọc sớm thì đây là cơ hội tốt.

Để dạy trẻ biết đọc sớm, người lớn không thể áp dụng các biện pháp cứng nhắc, rập khuôn mà cần linh hoạt và ghi nhớ các nguyên tắc:

-    Sử dụng trò chơi để duy trì tương tác cảm xúc tích cực với trẻ

-    Tạo không khí thoải mái, đặc biệt, cần khơi gợi tính tò mò, thích khám phá của trẻ.

-    Giúp trẻ trải nghiệm các giác quan: Thị giác, thính giác, xúc giác, cảm giác… nhiều nhất có thể



Dạy trẻ biết đọc sớm, hãy sử dụng trò chơi để duy trì tương tác cảm xúc tích cực với trẻ. (Ảnh minh họa).

Nancy Singer, giáo viên mầm non ở Birmingham, Michigan chia sẻ: ‘Không bao giờ là quá sớm để khơi gợi sự ham học hỏi và nuôi dưỡng cảm xúc của trẻ. Với những đứa trẻ 2 – 3 tuổi, thì việc đọc thật to chính là phương pháp hiệu quả nhất, kích thích sự phát triển não bộ. Khi nghe một câu chuyện với giọng đọc ‘lên bổng, xuống trầm’ của người lớn, trẻ sẽ dễ dàng ghi nhớ. Đây chính là ‘bước đệm’ hiệu quả để dạy trẻ học đọc sớm hơn.

Với trẻ 3 – 4 tuổi, thì một phần nguyên nhân khiến chúng không hào hứng với việc học đọc là do căng thẳng, sợ mắc lỗi… Bởi thế, sự nhẹ nhàng, thoải mái, giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học chính là bí quyết thành công cho các bậc cha mẹ. Ngoài ra, đến độ tuổi này, khả năng ghi nhớ của trẻ cũng tốt hơn rất nhiều. Vì vậy, hãy đọc cho trẻ nghe 1 lần câu chuyện, sau đó, đọc lại lần 2 và dừng lại ở một đoạn nào đó rồi yêu cầu trẻ kể lại.

Song song với việc đọc cho trẻ nghe, bạn nên có một bảng chữ cái để kích thích thị giác của trẻ. Biện pháp gắn chữ với các đồ vật trong nhà (lưu ý: chỉ gắn với một số đồ vật mà trẻ hay tiếp xúc và quan tâm như: tivi, tủ lạnh…) là phương pháp mang lại hiệu quả tích cực. Chữ sẽ giúp trẻ tập trung vào một điểm, tạo ra ‘ham muốn’ bật thành tiếng của trẻ.

Lenny Sanchez, chuyên gia giáo dục của một trường Đại học, ở Bloomington, Ấn Độ, nhận định, học đọc không đơn giản là nhận diện mặt chữ rồi ghép chúng lại và phát âm - đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Học đọc là sự lắng nghe, hình thành các kỹ năng chia sẻ ngôn ngữ. Do đó, đọc cho trẻ nghe, sẻ chia cảm xúc và thông tin là điều cần thiết.

Lưu ý:

Mỗi trẻ có khả năng nhận thức khác nhau, vì vậy, trong quá trình dạy trẻ, bạn không được nôn nóng và đừng đặt kỳ vọng quá nhiều, cần phải có thời gian để trẻ hình thành thói quen nghe và phản xạ.

Khi dạy trẻ đọc quá sớm, có thể trẻ sẽ rất ham đọc, hoặc ham đọc quá mức, nên cần phải dung hòa được với những hoạt động khác như giao tiếp hoặc vận động.

Phương pháp dạy trẻ đọc sớm - bước đột phá của Phương án 0 tuổi


"Không phải đến khi trẻ lên 4-5 tuổi cha mẹ mới bắt đầu dạy chúng tập đọc, đơn giản là vì đã quá trễ". Đó là phát biểu của tiến sĩ Robert C. Titzer - một chuyên gia về giáo dục trẻ em ở Mỹ. Theo ông, từ 1 đến 4 tuổi được xem là giai đoạn thiên tài trí nhớ của trẻ nhỏ bởi lúc này trẻ có thể tiếp thu rất tốt bằng mọi giác quan. Ông gọi đây là "cửa sổ cơ hội" và khuyên cha mẹ nên cho trẻ học đọc ngay từ thời điểm này.

Bằng những nghiên cứu và thực nghiệm đào tạo của mình, TS. Nguyễn Minh Đức và chuyên gia Lưu Minh Hường đến từ Viện nghiên cứu Giáo dục trẻ thông minh sớm VICER đã đem tới hội thảo “Phương án 0 tuổi và bí quyết dạy trẻ biết đọc sớm” ngày 23/02/2012 những bí quyết giúp các ông bố, bà mẹ có thể dạy cho bé yêu của mình học đọc ngay từ thủa còn nằm nôi.

Các chuyên gia lý giải, trong những năm đầu đời, não bộ trẻ phát triển rất nhanh và có những tiềm năng lớn. Nếu các giác quan như: thính giác, thị giác, xúc giác được kích thích đúng phương pháp, trẻ sẽ phát triển tốt nhất tiềm năng trí tuệ sẵn có. Chính vì vậy dạy trẻ biết đọc sớm sẽ dễ dàng hơn nhiều so với khi trẻ bước vào lớp 1.



Ts. Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh vào bốn nguyên tắc vận dụng "Phương án 0 tuổi" vào việc giúp trẻ học đọc sớm.


Giúp trẻ học đọc với phương án 0 tuổi

Vận dụng phương án 0 tuổi với chính con gái của mình - bé Gia Hân, TS. Nguyễn Minh Đức vô cùng hạnh phúc với “món quà” mà phương án 0 tuổi đem lại, đó là sự thông minh ngay từ rất sớm của bé trong vận động, ngôn ngữ và tương tác.

Ông đưa ra bốn nguyên tắc cơ bản khi vận dụng phương án 0 tuổi giúp trẻ học đọc đó là: duy trì tương tác cảm xúc tích cực với trẻ thông qua trò chơi; đem lại cho trẻ niềm vui, sự ham thích khám phá; giúp trẻ trải nghiệm đa giác quan: thị giác - thính giác - xúc giác; học chữ gắn liền với việc hình thành các tố chất toàn diện với các loại trí thông minh khác.


Những ông bố, bà mẹ trẻ tham dự hội thảo với mong muốn chuẩn bị "bước đệm" tốt nhất cho con trong tương lai.


Cốt lõi của phương pháp này là: khi con bạn tỏ ra hứng thú ở một chủ đề đặc biệt nào đó, hãy giúp bé học đề tài đó bằng nhiều giác quan có thể. Nếu con bạn thích học về hoa - hãy để bé xem, ngửi, chạm vào, thậm chí là lắng nghe những âm thanh dịu dàng mà bông hoa phát ra mỗi khi chạm vào tai bé.

Cách này thường gây hứng thú nhiều hơn đối với trẻ, tạo hiệu quả nhiều hơn vì các kênh thần kinh được hình thành giữa các vùng khác nhau của não sẽ nhận được những thông tin đa cảm giác.

Kết hợp với lý thuyết, ông cũng đưa ra những minh chứng cụ thể bằng các đoạn video clip đánh dấu các bước phát triển vượt bậc của bé. Ông nhấn mạnh vào một số kinh nghiệm:

Kinh nghiệm 1:

Trong quá trình vận dụng, bạn nên chú trọng kích hoạt sớm ngôn ngữ thị giác gắn với ngôn ngữ thính giác. Có nghĩa là, song song với việc cho trẻ tiếp xúc với đồ vật, bạn nên có mội bảng chữ viết tên đồ vật và đọc cho bé nghe trong quá trình tiếp xúc. Như vậy, không chỉ xúc giác mà thính giác, thị giác của trẻ cũng được kích hoạt để nhận biết đồ vật ấy.

Bạn cũng nên gắn chữ với các đồ vật trong gia đình (lưu ý: chỉ gắn với một số đồ vật tĩnh mà trẻ hay tiếp xúc và quan tâm như: tivi, tủ lạnh…).

Chữ sẽ giúp trẻ tập trung vào một điểm, tạo ra ham muốn để trẻ nói thành tiếng sau này, bởi nó đã có sự kết nối từ trước. Đồng thời, nó cũng giúp trẻ tự định vị mặt chữ trong mắt cũng như tác động đến hướng chỉ của tay của trẻ khi nhắc tới đồ vật. Đây là một trong những nhân tố quyết định sự thông minh của trẻ nhỏ.

Kinh nghiệm 2:

Trong hoạt động trườn, bò của bé, bạn nên gắn chữ vào những đồ vật động (đồ chơi). Đây là cách để trẻ phát triển đồng thời thông minh vận động, thông minh ngôn ngữ và thông minh tương tác (tương tác với người chơi cùng trẻ).

Kinh nghiệm 3:

Bạn nên sớm cho trẻ làm quen với chữ trong sách báo. Cách này giúp trẻ nhận thức được tốt nhất hình ảnh, mặt chữ và khi đó, trẻ sẽ biết lật giở trang sách để quan sát chứ không vò hoặc xé.

Kinh nghiệm 4:

Gắn chữ trong trò chơi tương tác mẹ con với các đồ vật thật. Chính là việc, trong quá trình vui chơi với trẻ, bạn sẽ gắn chữ với một số đồ vật cơ bản và cùng chơi với trẻ để tạo ra tính tương tác. Nếu được giáo dục sớm phương pháp này, trẻ sẽ sớm hình thành cá tính và những sáng tạo riêng cho mình.

Trong quá trình thực hiện những thao tác trên, bạn không nên nôn nóng, cần phải có thời gian để trẻ làm quen và tiếp xúc với phương pháp giáo dục này. Bạn cũng không nên cho trẻ chơi những trò quá khó khiến trẻ nản chí. Bạn cũng có thể gợi ý cho trẻ để trẻ dễ dàng hoàn thành trò chơi, đây là một trong những cách tạo hứng thú cho trẻ trong những lần chơi tiếp theo.

Trò chơi tráo thẻ - Bắt đầu càng sớm càng tốt

Cũng tại hội thảo, chuyên gia Lưu Minh Hường đã hướng dẫn một cách cụ thể cho các bậc phụ huynh phương pháp tráo thẻ tranh (bài tập chụp hình). Đây không chỉ là trò chơi giúp kích thích sự phát triển của hai bán cầu não mà còn là một trong những phương pháp rất đơn giản giúp giúp trẻ biết đọc sớm.


Chuyên gia Lưu Minh Hường trao đổi về bài tập tráo thẻ dành cho trẻ.

Công cụ trong trò chơi này là những thẻ tranh và thẻ chữ gọi tên đồ vật hiển thị trong tranh. Trong vài giây, bạn nhanh tay tráo thẻ, đồng thời gọi tên thẻ tranh trước mắt trẻ để trẻ vận dụng nhanh nhất não bộ, chụp lại hình ảnh cũng như mặt chữ vào trong trí nhớ (Lưu ý: trong lúc gọi tên bạn phải nhanh tay tráo thẻ sao cho khớp). Trò chơi này bạn nên bắt đầu càng sớm càng tốt.

Về cách tráo thẻ, nếu con bạn chưa thực sự nhìn thấy đồ vật thật thì bạn nên cho hình trước chữ sau. Còn nếu bé đã nhìn thấy những đồ vật tương tự rồi, thì nên cho chữ trước, đồ vật sau.

Trong giai đoạn trước 3 tuổi, trẻ có khả năng học chữ trước khi học ngữ âm. Tuy nhiên, bạn không bao giờ được kiểm tra thẻ sau khi tráo xong. Ví dụ: bạn không nên hỏi: “chữ này đọc là gì?”, “điều này là quá khả năng của trẻ, hãy để trẻ trải nghiệm” - chuyên gia Lưu Minh Hường nhấn mạnh.

Bạn nên tránh dùng những câu khiến trẻ hụt hẫng như “con biết rồi sao giờ không đọc được” hay so sánh trẻ với những đứa trẻ khác. Nó sẽ khiến trẻ cảm thấy tự ti, rụt rè. Để giúp trẻ, bạn nên khích lệ bé, không nên tạo sức ép, dạy trẻ trong một tâm trạng thoải mái và không gò bó.

Ths. Nguyễn Thị Nhỏ, chuyên gia Viện nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm VICER nhấn mạnh: “Dù trẻ có tiềm năng lớn nhưng không thể tự mình mò mẫm. Chính vì vậy, sự dẫn dắt của người lớn là rất quan trọng”. Và phương án 0 tuổi chính là hành trang giúp các bậc phụ huynh chuẩn bị “bước đà” tốt nhất cho con mình - những thiên tài trong tương lai



Những điều cần biết về dạy chữ từ 0 tuổi


Muốn trẻ biết đọc sớm

Rất nhiều ông bố bà mẹ quan niệm việc dạy chữ cho trẻ chỉ mang lại hiểu quả khi bé đã biết nói (từ 2 – 4 tuổi). Và cũng không ít người cho rằng nhận biết chữ sớm là đánh cắp tuổi thơ của trẻ, là tiểu học hoá, là nhồi nhét, cho trẻ sơ sinh nhận thức mặt chữ là một gánh nặng, áp lực.

Nhưng theo nhà nghiên cứu Lại Thị Hải Lý (Giám đốc tập đoàn Giáo dục VSK), giáo dục đúng cách không phải từ khi trẻ đã sinh ra mà phải dạy ngay từ thời kỳ mang thai. Bà Lý dẫn lời nhà bác học Nga Pavlov : “Đứa trẻ sinh ra mà đến ngày thứ ba mới dạy dỗ thì đã chậm mất hai ngày rồi”.

"Dạy trẻ nhỏ nhận biết chữ là một phần của các trò chơi trong cuộc sống, không hề gây áp lực cho trẻ vì nó không có chỉ tiêu và tiến độ nhận biết mặt chữ, cũng không có yêu cầu chung thống nhất cho tất cả các lứa tuổi" - lời bà Lý. Mục đích đọc chữ sớm là bồi dưỡng niềm đam mê, thói quen đọc sách cho trẻ.

Còn tiến sỹ Nguyễn Minh Đức, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm VSK cho rằng, giáo dục sớm sẽ giúp trẻ biết nói nhanh, nói thông minh hơn, ham thích nói chuyện và chuyển nhanh từ giai đoạn từ đơn sang từ ghép, từ từng từ sang cả câu. Từ đó, kích thích tư duy và khả năng sáng tạo, khám phá ở trẻ.

"Nhiều ông bố bà mẹ Việt quá thương yêu, bao bọc trẻ dẫn đến việc các bé quá quấn quýt bố mẹ. Đó là sự gắn bó không an toàn, thậm chí là cách giáo dục sai lầm" - lời ông Đức. Khi đó trẻ chỉ biết được bố mẹ che chở, bao bọc mà không hề giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Đứa trẻ không được giáo dục sớm thường thích “chui” vào lòng mẹ. Các nhà khoa học gọi đó là “cái hốc nguyên thủy”, ông Đức ví von.

Những nguyên tắc

Các nhà nghiên cứu chỉ ra, vai trò của bố mẹ trong sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, không phải ông bố mà mẹ nào cũng dạy con đúng cách. Vì nhiều trường hợp cha mẹ lạm dụng băng đĩa, ti vi dẫn đến các bé chậm nói, chậm tư duy. Hoặc một số phụ huynh quá nôn nóng, thiếu kiên nhẫn và áp đặt khi dạy trẻ học nói, học chữ khiến các bé “sợ học”.

Tiếp nhận từ phía phụ huynh những thắc mắc tựa “Sao mẹ dạy mãi mà con không hiểu?”, “Con nhà người ta đọc được bao nhiêu từ mà con nhà mình một từ còn không đọc nổi?”, “Sao con dốt thế?”…chuyên gia giáo dục Lưu Minh Hường phân tích, ít ai biết rằng mọi đứa trẻ dưới 6 tuổi đều có khả năng thần giao cách cảm, chúng có thể nhận biết được tất cả những gì bố mẹ suy nghĩ. Vì vậy, thay vì nghi ngờ, chê bai, các bậc phụ huynh cần tin tưởng hoàn toàn và phải thường xuyên khích lệ trẻ, tránh chê bai.

Theo phân tích của các chuyên gia, để trẻ phát triển trí tuệ, sớm biết đọc và nhận mặt chữ, ngoài việc áp dụng phương pháp 0 tuổi, các bậc phụ huynh phải là những người bạn thân thiết, chia sẻ và đồng cảm với con.

Chơi mà học là cách dạy trẻ đọc chữ, nhớ từ hiệu quả. Cha mẹ có thể cùng con chơi các trò chơi như: trốn tìm, tráo thẻ chữ, bán hàng…vv. Các trò chơi này không chỉ đem lại cho trẻ niềm vui thích, ham mê mà còn giúp bé khám phá mọi thứ xung quanh (ghi nhớ đồ vật, nhận biết chữ). Tuy nhiên, các trò chơi không được quá khó với khả năng của trẻ nếu không sẽ khiến trẻ nản chí.

Nói về những lỗi thường mắc phải trong phương pháp dạy con từ khi 0 tuổi, tiến sỹ Đức cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh không được dạy con trong lúc mệt mỏi, căng thẳng, không được coi trẻ là “thùng rác” để xả hết nỗi bực dọc, khó chịu của mình mà phải thoải mái, bình tĩnh cùng con khám phá thế giới từ những điều gần gũi nhất.

Các chuyên gia cũng cho rằng, từ 0 tuổi trẻ sớm làm quen với chữ trên các đồ vật, các ông bố bà mẹ nên gắn chữ cố định lên các vật dụng gần gũi với bé như ti vi, tủ lạnh, quyển sách…vv.

Ngôn ngữ thị giác – thính giác – đồ vật thật giúp trẻ có thói quen tốt ngay từ những ngày đầu tiếp xúc với sách báo. Khi trẻ nhớ chữ, biết gọi tên đồ vật và làm quen với hình ảnh từ các cuốn sách, truyện thì chúng sẽ không lao đến xé sách như nhiều đứa bé khác. Cha mẹ nên đọc lại những câu chuyện đã kể cho bé trong thời kỳ mang thai để bé tiếp thu một cách nhanh nhất.

Dạy chữ cái gắn liền với hình ảnh, đồ vật đi kèm sẽ khiến trẻ học nhanh hơn và liên hệ với các đồ vật ngay khi nhận được mặt chữ. Ví như A (áo), B (bóng), C (cua), Ă (mặt trời)….




Dạy bé tập nói -
Dạy trẻ nhút nhát như thế nào?
Bí quyết dạy trẻ thông minh của người Nhật
Dạy trẻ uống nước
Dạy con chào hỏi -
Dạy con tự lập
Dạy con sống độc lập


(st)



tác dụng của việc tập đọc đối với trẻ em tiểu học
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Gửi hỏi đáp - bình luận