Trang phục truyền thống của người Mường
Hướng dẫn học thủ ngữ khi tiếp xúc với người khiếm thính
Cách giao tiếp của người Malaysia
Món ăn truyền thống của người Khmer
Làm sao để biết khuôn mặt mình hình gì để chọn kiểu tóc và cách trang điểm thật chuẩn?
Dạy con kiểu pháp có gì đặc biệt mà những mẹ việt nam đều muốn áp dụng vào việc dạy con của mình. Một trong những lý do đơn giản đó là người pháp dạy con tự lập và ngoan từ nhỏ, và các bà mẹ rất nhàn trong việc chăm sóc con.
Ngay từ lúc trẻ lọt lòng, các mẹ Pháp đã cho con nằm riêng và rất hạn chế việc bế ẵm, ôm ấp. Nếu bé có khóc trong đêm thì mẹ Pháp cũng không lao tới vỗ về ngay lập tức, ngược lại, họ để con trẻ tự bình tĩnh lại và… tự nín.
Theo quan điểm của mẹ Pháp, dù có là người mẹ tốt nhất trên thế giới thì mẹ vẫn là mẹ chứ không phải thứ dịch vụ hễ cần là có của con trẻ và họ chọn vai trò đứng từ xa quan sát, khích lệ con, thay vì sà đến tận nơi nâng đỡ hoặc làm thay mọi thứ.
Dạy con kiểu Pháp cũng dạy trẻ nết ăn rất tự lập, ngay cả khi trẻ còn rất nhỏ. Trẻ Pháp được khoảng 2 tuổi là đã có thể tự ngồi ăn cùng gia đình, tự xúc thức ăn và ăn hết phần thức ăn được phục vụ.
Đi đứng nếu có vấp ngã thì mẹ Pháp cũng để trẻ tự tìm cách đứng dậy trước khi chạy đến và đỡ lên. Vậy mới có chuyện, trong khi mẹ Mỹ phải vất vả dính lấy con bé khi tập đi thì ngược lại, cùng một đứa con trong độ tuổi ấy, người mẹ Pháp có thể ngồi yên trên ghế và một cách rất tự nhiên, để cho đứa trẻ tự xoay xở, tập tành.
Họ cho rằng, làm cha mẹ tốt không có nghĩa là phải thường xuyên phục dịch con cái của mình. Và vì thế, người mẹ Pháp lúc nào cũng gọn gàng, bình thản, vẫn đi làm bình thường và dành được khá nhiều thời gian cho “công tác” làm đẹp.
Thứ hai, có thể học mẹ Pháp để dạy con về tính kỷ luật. Theo quan điểm của mẹ Pháp, kỷ luật chính là nền tảng của việc dạy dỗ và chăm sóc con cái.
Mẹ Pháp không cảm thấy có vấn đề gì nếu từ chối những yêu sách của con trẻ và họ có cùng quan điểm về cách nói từ “không” với đứa bé. “Không” được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là “không được”, “không thể” và đứa trẻ nhất định phải nghe theo.
Điều thú vị là trẻ con ở rất nhiều nơi trên thế giới có thể đòi quà bất cứ khi nào bé muốn, thì trẻ con Pháp thường chỉ đòi quà duy nhất hai lần trong năm, là quà sinh nhật và Noel. Nếu chúng tham lam hơn thì thậm chí có thể bị phạt.
Mẹ Pháp cũng sẽ tét mông trẻ nếu bé hư và quan trọng nhất là cái uy trong câu nói “không” của cha mẹ.
Qua các bữa ăn, trẻ cũng được giáo dục về tính kỷ luật. Như mọi thành viên trong gia đình, trẻ Pháp có 4 bữa một ngày: bữa sáng lúc 8h, bữa trưa 12h, bữa chiều lúc 4h và 8h là bữa tối.
Và trong khuôn khổ những gì được làm và không được làm của trẻ, cha mẹ chính là người giám sát nghiêm khắc nhất. Tuy nhiên, bên trong khuôn khổ này, mẹ Pháp vẫn cho con mình được tự do, thoải mái làm những gì chúng thích.
Thứ ba, có thể học mẹ Pháp để dạy con lối cư xử lịch thiệp. Trong gia đình Pháp, trẻ con cũng chỉ là một thành viên như mọi thành viên khác. Chúng không phải trung tâm của tất cả mọi người, cũng không phải “cái rốn của vũ trụ”.
Điều đó đồng nghĩa với việc, trẻ cũng phải tôn trọng nhu cầu của các thành viên khác, cư xử một cách “biết điều” để nhu cầu của các thành viên khác trong gia đình không bị ảnh hưởng.
Chẳng hạn, buổi tối trẻ có thể ở chung phòng với cha mẹ, nhưng đến giờ ngủ, trẻ phải về phòng mình và nhường lại không gian riêng tư. Với các mẹ Pháp, đó là điều hiển nhiên.
Nết ăn của trẻ Pháp cũng rất nhã nhặn. Chúng ngồi ngoan ngoãn và biết chờ đợi đến lượt được phục vụ. Mẹ Pháp thay vì la ó các con “trật tự” hay “đừng làm thế này, phải làm thế nọ”, họ thường chỉ cần nói “hãy đợi đến lượt”.
Nói chung, trẻ Pháp được dạy dỗ rất cẩn thận về lối cư xử lịch thiệp trước khi thưởng thức bữa ăn. Trẻ được giáo dục về cách nói “cảm ơn”, “xin chào”, “xin lỗi”, ngay từ khi mới bập bẹ những tiếng đầu đời.
Muốn trình bày vấn đề gì đó, trẻ cũng đợi cha mẹ (hoặc người lớn) kết thúc câu chuyện của họ trước khi mở lời. Điều đó lý giải tại sao, trẻ Pháp thường nhận được nhiều lời khen về thái độ lịch thiệp.
Ngoài ra, mẹ Pháp cũng rất tôn trọng thế giới riêng của con. Mẹ Pháp không bắt con học rộng, biết nhiều, điểm số cao chót vót. Mẹ Pháp muốn con phát triển tự nhiên và đầu tư nhiều cho đời sống tinh thần phong phú.
Sau khi sinh, phụ nữ Pháp không dành toàn bộ thời gian để chăm con, bởi họ nghĩ rằng, đó là lúc họ cần “tút” lại cơ thể và đặc biệt là chăm sóc đời sống tình dục của mình.
Pamela dần nhận ra sự khác biệt đầu tiên giữa mẹ Pháp và mẹ Mỹ qua một nghiên cứu của đại học Princeton.
Nghiên cứu này so sánh kinh nghiệm chăm sóc trẻ của các bà mẹ có hoàn cảnh tương tự nhau tại hai thành phố Columbus (Mỹ) và Rennes (Pháp).Kết quả cho thấy mức độ mệt mỏi vì con cái của các bà mẹ Mỹ cao gần gấp hai lần so với mẹ Pháp.
Thậm chí, theo một nghiên cứu khác thì những bà mẹ công sở ở Texas cho rằng thà phải ở nhà làm công việc nội trợ còn dễ chịu hơn chăm sóc lũ trẻ.
Sau khi tìm hiểu thêm, Pamela nhận thấy rằng các bà mẹ của hai nước khác nhau ngay trong quan điểm về chuyện có con. Trong khi mẹ Mỹ coi đó là một sự kiện lớn, không ngừng lo lắng về việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của một đứa trẻ thì mẹ Pháp lại coi việc đó là hết sức bình thường. Đến ngày sinh, họ vẫn thấy rất bình thản và nhún vai cho rằng: Chuyện gì đến sẽ đến. Nếu có gì không may xảy ra, chúng ta vẫn có thể có em bé khác nữa cơ mà.
Bản thân các ông bố Pháp cũng chẳng bao giờ nhặng xị lên khi nghe tin vợ sinh. Nếu trên tivi có một trận bóng đá, thì họ sẽ ở nhà xem thay vì chạy vội vào viện. Và dường như, chính sự bình thản này đã được truyền vào những đứa trẻ từ khi chúng ở trong bụng mẹ.
Bởi vậy, người Pháp không bị ám ảnh chuyện con cái. Quan điểm của họ rất rõ ràng rằng: Họ sẽ không đánh mất cuộc sống của chính mình chỉ vì nghĩa vụ làm cha mẹ.
Khi Pamela than thở với một người bạn Pháp về việc con mình quấy khóc suốt đêm, cô đã được chia sẻ rằng: “Các bà mẹ Pháp thường không cho con bú, vì điều đó sẽ làm xấu vòng một của họ.
Thế nên tôi thường cho một chút xíu rượu cô nhắc (cognac) vào bình sữa. Và … alê hấp, thế là xong, con bé ngủ một mạch tới sáng. Còn nếu nó vẫn bị tỉnh dậy giữa chừng, thì mình chỉ cần… bịt lỗ tai lại.”
Sau khi sinh, phụ nữ Pháp không dành toàn bộ thời gian để chăm con, bởi họ nghĩ rằng, đó là lúc họ cần tút tát lại cơ thể và đặc biệt là chăm sóc đời sống tình dục của mình. Đây cũng là lý do tại sao các bà mẹ Pháp thường thuê người trông hoặc gửi con đi nhà trẻ từ rất sớm.
Họ cho rằng, làm cha mẹ tốt không có nghĩa là phải thường xuyên phục dịch con cái của mình. Có lẽ vì vậy, người mẹ Pháp lúc nào cũng chỉn chu, sang trọng. Không bao giờ chúng ta thấy cảnh họ phải tất tả vì lũ trẻ.
Thực ra, các bà mẹ Pháp không hoàn toàn để mặc con cái mình. Họ giải thích rằng, họ không muốn lúc nào cũng bao bọc con cái, biến chúng thành những con thú nhồi bông. Họ hướng cho bọn trẻ tự do phát triển. Như vậy sẽ đỡ mệt mỏi cho bố mẹ, mà lại tốt hơn cho con cái.
Các bậc cha mẹ Pháp ít khi an ủi, dỗ dành con mình. Một ví dụ cụ thể mà Pamela đưa ra là khi con gái của cô gặp ác mộng, cô đã lao ngay tới vỗ về, cưng nựng con bé. Trong khi đó, rơi vào một hoàn cảnh tương tự, bà mẹ Pháp sẽ bình tĩnh nói với con mình rằng: Cuộc sống này là thế đấy. Rồi con sẽ gặp nhiều chuyện kinh khủng hơn nhiều. Và kết quả là, những đứa trẻ Pháp rất dễ chấp nhận và thích nghi với những điều tồi tệ của cuộc sống.
Phụ nữ Pháp vẫn rất quan tâm tới con cái. Họ biết rõ về các chứng bệnh trẻ nhỏ thường gặp và có biện pháp phòng tránh hợp lý. Họ không tỏ ra quá hoảng sợ, lo lắng về tình hình sức khoẻ của con mình. Sự bình tĩnh này giúp họ thoải mái hơn và tạo cho con cái sự tự lập.
Một so sánh khác là trong khi cha mẹ Mỹ thường có xu hướng ca ngợi, để khuyến khích con mình mỗi khi chúng làm được điều gì đó, dù chỉ là rất nhỏ, thì mẹ Pháp lại bình thường hoá những chuyện đó. Thậm chí, khi đứa trẻ khoe một bức tranh vừa mới vẽ, họ có thể cười nhạo và đùa rằng: Còn lâu mới được bằng Picasso!
Mẹ Mỹ luôn mong muốn con mình phải được học nhiều, biết nhiều. Còn mẹ Pháp không quá chú trọng đến chuyện đó. Họ không khuyến khích con cái đọc sách trước khi lên sáu tuổi. Thay vào đó, họ để trẻ tự do phát triển trí não với những trò chơi thông minh, phù hợp lứa tuổi. Họ luôn nhiệt tình khi nói chuyện với con và dạy chúng nhận biết thế giới xung quanh.
Giải thích về sự khác biệt này, Pamela cho rằng người Pháp có được sự bình thản đó là vì đất nước họ có nhữg dịch vụ công hết sức ưu việt. Phụ huynh Pháp không phải lo trả tiền cho giáo dục mầm non, không phải lo lắng về bảo hiểm y tế hoặc các khoản tiết kiệm trang trải cho chuyện học hành.
Thậm chí nhiều người còn được nhận tiền hàng tháng để khuyến khích có con cái. Thế nên, so với các nước châu Âu, một khu vực có rất nhiều cặp vợ chồng sợ đẻ, thì tỷ lệ sinh của nước Pháp vẫn cao thứ 2, sau Ailen.
Trong khi đó, ở Mỹ, do khoảng cách giàu nghèo lớn nên lúc nào các bậc cha mẹ cũng muốn con cái mình trở thành người ưu tú. Hơn nữa, họ cho rằng xã hội có quá nhiều mối nguy hiểm, nên luôn thấy bất an và nghĩ rằng cần phải bảo vệ, che chở con cái mình. Chính những kỳ vọng và lo lắng thái quá đó làm cha mẹ Mỹ thấy mệt mỏi, căng thẳng.
Tuy nhiên, đây không hẳn là lý do chính. Bởi lẽ, ở Pháp dù người giàu hay người nghèo, ở thành phố hay tỉnh lẻ thì các bậc phụ huynh vẫn có rất nhiều điểm tương đồng trong cách dạy con. Thế nên Pamela kết luận rằng: Các bà mẹ Mỹ chỉ tự quan trọng hoá vấn đề rồi tự làm khổ mình. Và việc họ mệt mỏi vì con là điều không thể tránh khỏi.
Sau ít năm sống ở Pháp, tôi vẫn không lý giải được nguyên nhân đằng sau sự ngoan ngoãn của những đứa trẻ, và tôi bắt đầu thực sự quan tâm tới cách người Pháp dạy dỗ con cái họ.
Có nhiều câu hỏi tôi thấy cần phải đặt ra. Vì sao sau hàng trăm giờ đồng hồ quan sát ở các sân chơi cho trẻ em ở Pháp, tôi chưa hề nhìn thấy một đứa trẻ nào (ngoại trừ con của tôi) tỏ ra cáu kỉnh?
Vì sao những người bạn Pháp của tôi chẳng bao giờ phải vội vã dập điện thoại để giải quyết đòi hỏi nào đó từ con cái họ? Vì sao phòng khách của họ chẳng bao giờ thấy vương vãi đồ chơi trẻ con? Vì sao trong bữa ăn trẻ em Pháp không nghịch phá đồ ăn, và bố mẹ chúng chẳng bao giờ phải la mắng?
Mỗi khi những gia đình Mỹ tới thăm chúng tôi, các ông bố bà mẹ thường phải mất công giải quyết những vụ cãi cọ của bọn trẻ, dắt chúng đi chơi quanh nhà, hay cùng chơi đồ chơi trên sàn nhà. Ngược lại, những ông bố bà mẹ Pháp khi tới thăm chúng tôi thường bình thản ngồi uống cà phê, trong khi bọn trẻ có thể tự chơi một cách vui vẻ.
Chắc chắn là tôi không quá thiên vị người Pháp, thậm chí không ưa thích sống ở Pháp cho lắm. Chắc chắn tôi không muốn con mình sau này lớn lên sẽ giống với những người Paris luôn có vẻ ngoài kiêu kỳ và lạnh lùng. Nhưng bản năng người mẹ đã khiến tôi phải bỏ công dành vài năm nghiên cứu về cách dạy con của họ. Và hôm nay, khi Bean của tôi đã được 6 tuổi, cặp em sinh đôi của bé cũng đã được 3 tuổi, tôi có thể kết luận rằng: người Pháp không hoàn hảo, nhưng họ có những bí quyết dạy con rất hiệu quả.
Một nghiên cứu của các nhà kinh tế từ Đại học Princeton sau khi so sánh kinh nghiệm của những bà mẹ từ Columbus, Ohio, Mỹ, với những bà mẹ ở Rennes, Pháp, đã kết luận rằng những bà mẹ Mỹ cảm thấy vất vả gấp đôi các bà mẹ Pháp khi chăm con mình. Một nghiên cứu khác cũng của nhóm nghiên cứu này cho thấy các bà mẹ ở Texas coi những công việc nội trợ khác là dễ thở hơn chăm con.
Những ông bố bà mẹ Pháp thuộc tầng lớp trung lưu mà tôi biết đều rất quan tâm tới việc trò chuyện với con cái, đưa chúng đi chơi ngoài thiên nhiên, đọc sách cho con nghe. Họ đưa con đi học tennis, học vẽ, và dẫn tới thăm các bảo tàng khoa học.
Nhưng người Pháp không phải khi nào cũng phải sa đà với con cái. “Đối với tôi, các buổi tối là thời gian riêng của cha mẹ”, một bà mẹ Paris nói với tôi như vậy. “Con gái tôi có thể ở bên chúng tôi nếu nó muốn, nhưng đó là thời gian riêng của người lớn”.
Các bậc cha mẹ Pháp muốn con cái họ được kích thích trí tuệ, nhưng không phải khi nào cũng vậy. Trong khi một số em bé Mỹ phải học đánh vần sớm và học với gia sư, thì trẻ em Pháp đơn thuần chỉ ngồi tự chơi lấy.
Khi tôi hỏi các phụ huynh Pháp rằng họ rèn kỷ luật cho con mình như thế nào, họ phải mất vài giây mới hiểu ra ý tôi muốn hỏi. “À, có phải cô muốn hỏi là chúng tôi giáo dục con như thế nào?”, họ hỏi. Từ đó, tôi sớm nhận ra rằng, đối với các bậc cha mẹ Pháp, “kỷ luật” là một khái niệm eo hẹp, liên quan nhiều đến sự trừng phạt, và ít khi dùng đến. Còn “giáo dục” (không nhất thiết phải liên quan tới trường lớp) mới là điều mà các bậc cha mẹ Pháp lúc nào cũng thực hiện.
Dạy con biết kiên nhẫn chờ đợi và tự chơi một mình
Một mấu chốt của sự giáo dục này, đơn giản là dạy cho trẻ phải biết chờ đợi. Đó là lý do tại sao tất cả những em bé Pháp mà tôi biết đều ngủ ngon lành qua đêm ngay từ hai tới ba tháng tuổi. Cha mẹ chúng không bế chúng lên ngay tức khắc khi chúng bắt đầu khóc. Thay vào đó, họ khiến đứa bé học cách tự yên lặng và ngủ trở lại. Đó cũng là lý do tại sao trẻ em Pháp có thể tự bằng lòng và ngồi vui vẻ trong quán với cha mẹ, thay vì ăn vặt cả ngày như trẻ em Mỹ. Đa số trẻ em Pháp đều đặn có ba bữa ăn chính và một bữa ăn vặt mỗi ngày, và đều phải chờ đến đúng giờ mới được ăn.
Một ngày thứ Bảy, tôi đến thăm nhà Delphine Porcher, một phụ nữ ngoài 30 tuổi, làm nghề luật sư lao động, sống ở ngoại ô phía Đông Paris. Khi tôi đến, chồng của cô làm việc với máy tính xách tay trong phòng khách, trong khi bé Aubane mới 1 tuổi ngủ ở gần đó. Pauline, con gái 3 tuổi, ngồi nặn vỏ bánh ngọt ở bàn ăn. Cô bé rất tập trung, và hoàn toàn cưỡng lại được sự thèm ăn trước đám bột bánh.
Delphine nói rằng cô không bao giờ đặt ra mục tiêu phải dạy con mình tính kiên nhẫn. Nhưng những nếp sống hằng ngày trong gia đình khiến đứa trẻ buộc phải học cách trì hoãn sự hưởng thụ. Delphine cho biết đôi khi cô mua kẹo cho Pauline, nhưng cô bé không được phép ăn kẹo cho đến khi tới giờ ăn vặt, dù là phải đợi nhiều tiếng đồng hồ.
Khi Pauline tìm cách xen vào câu chuyện của chúng tôi, Delphine nói, “chờ 2 phút con nhé, mẹ đang nói chuyện chưa xong.” Cách nói của cô vừa tế nhị, vừa cứng rắn. Tôi ấn tượng bởi sự âu yếm của người mẹ này cũng như sự hoàn chắc chắn của cô rằng Pauline sẽ nghe lời. Delphine cũng dạy các con mình một kỹ năng liên quan khác: tự chơi một mình. “Điều quan trọng nhất là thằng bé học cách tự làm cho mình cảm thấy hạnh phúc”, cô nói về bé trai Aubane.
Đây là kỹ năng mà các bà mẹ Pháp có sự cố gắng rất ràng để truyền cho con mình, hơn hẳn các bà mẹ Mỹ. Trong một nghiên cứu năm 2004 mà đối tượng là những người mẹ đã tốt nghiệp đại học ở Mỹ và Pháp, các bà mẹ Mỹ thường xếp việc khuyến khích con mình tự chơi một mình là ở tầm quan trọng mức trung bình. Nhưng các bà mẹ Pháp thì tin rằng điều này là rất quan trọng.
Các phụ huynh Pháp cảm thấy khó tin rằng ở Mỹ người ta ít quan tâm tới việc dạy trẻ em biết kiên nhẫn chờ đợi. Một cặp vợ chồng người Paris kể lại cho tôi nghe kỷ niệm của họ về thời gian họ sống ở Nam California, một gia đình Mỹ mời họ tới chơi nhà. Nhiều năm sau, họ vẫn nhớ ấn tượng về những đứa trẻ Mỹ thường xuyên ngắt lời người lớn trong câu chuyện, và không thời gian cố định nào cho việc ăn vặt, bọn trẻ Mỹ bất cứ khi nào cũng có thể mở tủ lạnh và lấy đồ ăn mà chúng thích. Đối với người Pháp, trẻ em Mỹ hành xử như thể chúng mới là người chủ gia đình.
Điều người Pháp lấy làm lạ, là các phụ huynh Mỹ không biết nói “không”. Điều đó có nghĩa là trẻ em Mỹ không có được những khuôn phép chắc chắn, còn các bậc phụ huynh Mỹ thì bị thiếu quyền uy. Các phụ huynh Pháp thì ngược lại, họ luôn hành xử theo một khuôn phép (cadre) trong việc dạy con. Khuôn phép nghĩa là có những giới hạn rất chắc chắn mà đứa trẻ phải chấp hành theo, nhưng ngược lại, các phụ huynh Pháp giao cho con cái khá nhiều quyền tự do và độc lập, miễn là chúng cư xử trong vòng khuôn phép.
Uy lực là một trong những sắc thái ấn tượng nhất trong cách dạy con của người Pháp – và có lẽ là kỹ năng khó nhất cho các bậc cha mẹ. Nhiều vị phụ huynh Pháp mà tôi gặp có được vẻ uy lực một cách dễ dàng, tự nhiên, và bình thản trước con cái, điều khiến tôi phải ghen tị. Đó là điều khiến trẻ em Pháp thực sự phải nghe lời cha mẹ, thay vì tảng lờ, cãi lời, hoặc kỳ kèo.
Một buổi sáng Chủ nhật, Frédérique, cô hàng xóm của tôi, phải chứng kiến tôi vất vả cố gắng kiểm soát con trai mình, Leo, khi đó mới 2 tuổi. Leo là đứa bé rất lanh lẹ, và khi ngồi trong công viên, nó thường xuyên tìm cách trốn ra ngoài cổng, khiến tôi phải liên tục canh chừng.
Frédérique mới cách đây 3 tháng có nhận nuôi một đứa trẻ 3 tuổi tóc đỏ từ một trại mồ côi của Nga. Nhưng chỉ cần 3 tháng trong vai trò làm mẹ, với phẩm chất cố hữu của người Pháp, cô ta đã có cái nhìn khác hẳn so với tôi về cách thể hiện uy lực.
Trong khi tôi và Frédérique ngồi trong công viên, Leo luôn tìm cách lẩn ra ngoài cổng. Mỗi lần như vậy tôi lại phải đuổi theo, la mắng, và kéo đứa bé về trong khi nó gào thét. Ban đầu Frédérique chỉ quan sát một cách im lặng. Nhưng rồi cô ta không giữ sự tế nhị nữa, và nói rằng nếu cứ lúc nào cũng chạy theo Leo, thì chúng tôi không thể nào ngồi nói chuyện yên ổn được vài phút.
“Đúng vậy”, tôi nói. “Nhưng tôi có thể làm gì được?” Frédérique cho rằng tôi nên nghiêm khắc với Leo. Tôi nói rằng đã mắng Leo trong suốt 20 phút đấy thôi. Frédérique chỉ mỉm cười, và khuyên rằng tôi nên nói “không” một cách mạnh mẽ hơn. Tôi e là Leo có thể cảm thấy sợ, nhưng Frédérique nói rằng tôi chớ có lo. Lần tiếp theo Leo chạy ra ngoài cổng, tôi nói “không” một cách đanh sắc hơn bình thường. Nhưng nó vẫn chạy ra ngoài. Tôi đuổi theo và lôi nó về. “Cô thấy không?”, tôi nói. “Không thể trị nó được”.
Frédérique lại cười và bảo tôi đừng nên quát to, chỉ nên nói với âm điệu có trọng lượng hơn. Nhưng Leo vẫn không chịu nghe lời lần tiếp theo. Nhưng dần dần tôi cảm thấy tiếng “không được” của tôi đã có vẻ thuyết phục hơn. Âm thanh vang lên không to hơn, nhưng có tính tự tin và chắc chắn hơn. Tới lần thử thứ tư, khi tôi hoàn toàn cảm thấy sự tự tin ở trong mình, Leo vẫn tới gần cái cổng – nhưng kỳ lạ thay – không mở cánh cửa ra. Nó quay lại nhìn tôi một cách đề phòng. Tôi mở to mắt ra và cố tỏ vẻ không chấp thuận.
Sau khoảng 10 phút, Leo không còn tìm cách trốn ra nữa. Dường như nó quên mất về cái cổng và chỉ tập trung chơi với những đứa trẻ khác, trong khi tôi và Frédérique có thể ngồi duỗi chân thoải mái trò chuyện. Tôi vẫn còn sốc vì đột nhiên Leo bỗng nhìn tôi như một nhân vật đầy quyền uy.
“Bạn thấy đấy”, Frédérique nói. “Vấn đề là ở sắc thái giọng nói”. Đó là lần đầu tiên, tôi được thấy con mình tỏ ra ngoan ngoãn hệt như một đứa bé Pháp.
Các bậc cha mẹ ngày nay đứng trước thử thách lớn khi nuôi dạy con trong một thế giới mới, phức tạp và nhiều cạm bẫy. Nhưng họ cũng có cơ hội tìm hiểu, học hỏi nhiêu cách nuôi dạy con ở phương Đông lẫn phương Tây, từ Pháp Mỹ đến Nhật, Trung Quốc. Kết hợp những nét tích cực trong các cách nuôi dạy con có thể là chìa khoá giúp cha mẹ thời hiện đại nuôi dạy những đứa trẻ thành công, yêu thương và tự lập.