Tin nhắn làm lành với bạn gái sau khi cãi nhau cực hay
Xử Nữ và Sư Tử có hợp nhau không?
Im lặng sau khi cãi nhau? Nên hay không?
Đế nhau thai được bắt đầu hình thành sau khi trứng thụ tinh rồi chui vào tử cung bắt đầu làm tổ ở trong màng tử cung. Việc xây tổ này mất khoảng thời gian bốn tháng. Thông thường, nó bám vào vị trí ở 2/3 phần trên của tử cung. Ở chỗ đó có màng trong dầy và nhiều chất dinh dưỡng nhất, vào giai đoạn mang thai cuối cùng, đế nhau thai phát dục đến mức có đường kính 15 - 16cm dầy 3mm và nặng đến 600g. Đế nhau thai được cấu tạo bởi màng lông hình lá (bao gồm cả nhau thai) và màng trong tửcung của mẹ (kể cả cuống nhau). Khi một đế nhau thai đã tương đối trưởng thành thì có dạng tròn dẹt, một mặt nhẵn bóng và nối liền với thai nhi bằng cuống rốn, còn mặt kia thô ráp cùng tạo thành nhiều khe hở với màng trong của tử cung (gọi là khe hở màng lông) và dung dịch máu chứa đầy trong từ cung. Lông được cấu tạo bởi màng tếbào hai lớp giống như hình nhìn ngang của quả thận nhân tao, nhằm để cho các vật thể có phân tử lượng nhỏ tự do đi qua, còn những vật thể có phầntử lượng lớn thì khó đi qua.
Trong thực tế, không đơn giản như thế, các hồng cầu và bạch cầu có kích thước lớn hơn phân tử rất nhiều vẫn dễ dàng chuyển từ cơ thể mẹ sang thai nhi và ngược lại, bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinhlà một dẫn chứng về vấn đề này. Như chúng ta đều biết, nhóm máu Rh có hai loại dương tính và âm tính, nếu nhóm máu của bố và mẹ một người là Rh dương tính người kia là Rh âm tính thì đứa trẻ sẽ mang theo di truyền dương tính của bố. Trường hợp này sẽ sinh ra một loại kháng thể trong cơ thể mẹ, kháng thể sẽ thông qua đế nhau thai truyền vào thai nhi gây tác dụng phá hoại hồng cầu của thai nhi, đó chính là bệnh thiếu máu. Rất may là, nếu ta tách được kháng thể dương tính từ trong máu của mẹ, thì có thể bào chế thành một loại chuốc, chữa lành được bệnh thiếu máu cho trẻ sơ sinh.
Hơn mười năm trước đây, ở châu Âu và châu Mỹ, số trẻ đẻ non hoặc trí tuệ kém phát triển tựnhiên tăng vọt, nguyên nhân là do các bà me mang thai nghiện rượu. Do hàm lượng cồn trong cơ thể mẹ đạt nồng độ cao rồi thông qua đế nhau thai truyền vào thai nhi, gây ức chế quá trình tổng hợp Pơrôtêin, mặt mũi méo mó, trong y học gọi là triệu chứng tổng hợp nhiễm độc cồn ở thai nhi. Nếu trong thời gian mang thai, bà mẹ vừa uống rượu vừa hút thuốc thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn.
Trong các bộ phận của con người, thì đế nhau thai có tuổi thọ ngắn nhất. So với một bộ phận khác trong cơ thể động vật có vú là tuyến vú cũng được xếp vào loại tuổi thọ ngắn nhất, nhưng cũng kéo dài đến mười năm, trong khi tuổi thọ của đế nhau thai chỉ ven vẹn có chín tháng. Điều này đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, họ muốn tìm ra bí quyết về nguồn gốc quy luật vòng đời sinh ra trưởng thành già yếu. Thông qua việc nghiên cứu đế nhau thai, xác định vật chất đã thúc đẩy tiên trình lão hoá và tìm cách ngăn chặn nó bằng cách chế tạo ra loại thuốc trường sinh bất lão nào đó.
Có phải là sau khi sinh con thì người phụ nữ trở nên khoẻ mạnh hơn không?
Trong dân gian thường quan niệm rằng, đàn bà sau khi sinh nở, đều được đổi mới cả về thể xác và tinh thần, nhưng phân tích theo quan điểm y họcthì cách nói đó hoàn toàn vô căn cứ, hiển nhiên là sinh ra một sinh mạng mới, thì cơ thể người mẹ phải trải qua một cuộc biến đổi lớn.
Trước hết, về mặt hình thể thì bụng to ra, muốn giữ được thăng bằng thì người phải ngửa ra phía sau, trông có vẻ như rất ngạo mạn, lưng cong hơn thường bị đau lưng, trên da mặt hay xuất hiện các nốt sần hình con bướm, ở tuyến giữa của thành bụng dưới cũng như ở núm vú và quầng vú màu sắc chuyển sang thẫm hơn, mỡ nhiều lên trông thấy, làm cho trọng lượng của người mẹ tăng bình quân 10kg, trong đó riêng cái thai đã chiếm 3kg,và đế nhau thai 600g, nước ối 600 - 700g còn 5 -6kg là mỡ. Nguyên nhân chủ yếu là do trong thời gian mang thai tăng lượng kích thích tố giống cái (trihy droxygestrin). Cho dù sau khi đẻ lại hồi phục trạng thái như cũ nhưng vẫn bị ảnh hưởng ít nhiều làm cho vai và mông trở nên tròn lẳn hơn. Một số bộ phận thì không thể hoàn toàn hồi phục lại như lúc đầu, nói chung nhìn người phụ nữ có vẻ quý phái chững chạc hơn.
Thay đổi thứ hai là mỡ trung tính tăng thêm 50% Pơrôtêin nâng cao 2 - 3 lần, tuần hoàn máu tăng cường đáng kể, lượng máu di qua tử cung trước lúc đẻ là 500ml/1phút. Lượng huyết trầm cũng tăng từ 3 - 5 lần, còn lượng huyết tương tuần hoàn thì tăng 25 - 50%. Hồng cầu tăng từ 15 - 20%.Do việc sản xuất hồng cấu không đáp ứng được nhu cầu nên thường mắc triệu chứng thiếu máu,cũng vì thế mà tim làm việc quá sức. Đến giai đoạn cuối của kỳ sinh đẻ thì nhịp đập của tim tăng 21%,lượng nước và trao đổi khí trong dung lượng của phổi tăng từ 40% trở lên. Tóm lại là cơ quan nội tạng, tim phổi đều chịu sức ép to lớn, chẳng thế mà những phụ nữ có bệnh tim thì bệnh tình sẽ nặng thêm thậm chí còn bị suy tim.
Ngoài ra, do mang thai, lớp bì của tuyến thượng thân cũng sẽ dầy thêm, nếu sau khi đẻ trạng thái đó vẫn được duy trì. Có lẽ là do nguyên nhân người phụ nữ đó đã tăng cường phản ứng chống lại cáckích thích tinh thần và vật chất đến từ bên ngoài.
3. Những bí mật về chuyện mang thai
Ngày nay, dù chúng ta đã nắm rất vững cơ chế mang thai, nhưng xét về góc độ miễn dịch, thì vẫncòn ẩn chứa những điều bí mật chưa có lời giải đáp.Trước hết là hiện tượng không loại trừ vật lạ, vì trong cái trứng đã thụ tinh có một nửa là tế bào của người khác (ông bố) vì thế có thể coi mang thai là một dạng cấy ghép. Tuy nhiên lại không xảy ra phản ứng loại trừ nếu bí mật này được làm sáng tỏ, thì biết đâu con người có thể vượt qua được cái khó hiện nay là chưa thể ghép nối các bộ phận trên cơ thể.
Một câu đố khác là hiện tương đau từng cơn trong quá trình chửa đẻ. Tuy nhiên đến nay, người ta đã tìm ra được kỹ thuật để tạo ra hiện tượng đau đớn này, nếu đưa vào cơ thể người mẹ chất kích thích đẻ (được tiết ra từ lá phía sau của thuỳ thể dưới não) hoặc kích thích tố tuyến tiền liệt giữa gồm các hoạt chất sinh lý của các dạng tế bào) thì sẽ tạo ra những cơn đau đẻ bằng phương pháp nhân tạo. Nhưng người ta vẫn còn băn khoăn những cơn đau đớn có tác dụng như thế nào đối với cơ thể người mẹ.