Để trẻ có giấc ngủ ngon

Ngủ đủ giấc là nhu cầu thiết yếu để mang lại những hoạt động bình thường và nhu cầu học tập ở mức tốt nhất cho trẻ.

Thông thường, trẻ được một năm tuổi một ngày ngủ khoảng 14 giờ đồng hồ, bao gồm các giấc ngủ tối và những giấc ngủ ngắn trong ngày. Thời gian ngủ sẽ giảm khi trẻ lớn hơn, trẻ được 18 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 13h/ngày và 11-12h/ngày đối với trẻ được 3 năm tuổi.

Hãy chắc chắn rằng con của bạn sẽ có những giấc ngủ ngon trong ngày với 3 cách sau đây:

Tạo cho trẻ một thói quen ngủ tối đúng giờ

Giúp trẻ sinh hoạt một cách có tổ chức vào buổi tối: tắm rửa, chải răng, đọc sách cho trẻ nghe… trước khi đi ngủ.

Điều chỉnh kế hoạch sinh hoạt hằng ngày

Nếu trẻ đang gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ buổi tối, thì nên điều chỉnh lại giấc ngủ ngày, nên cho trẻ ngủ ít hơn thường lệ.

Ngược lại nếu trẻ có nhu cầu thức khuya vì lý do đặc biệt nào đó bạn nên cho trẻ có những giấc ngủ ngày dài hơn một chút.

Nếu lịch làm việc hiện tại của bạn gây trở ngại cho việc bạn gặp gỡ hay chăm sóc trẻ vào ban ngày, thậm chí cả vào buổi tối, bạn hãy nghĩ ngay đến việc nên đem một vài công việc về nhà làm tiếp tục sau khi bạn đã có một ít thời gian bên trẻ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể giúp trẻ điều chỉnh lại giờ giấc sinh hoạt tự nhiên của chúng để phù hợp với tất cả những người trong gia đình hơn. Từ từ tăng thời gian lên, giúp trẻ tuân thủ theo lịch của gia đình như: dậy sớm hơn tí vào buổi sáng và sẽ ngủ sớm hơn vào buổi tối.

Tránh mắc vào những thói quen xấu

Tạo cho trẻ thói quen và giúp chúng tự đi ngủ và không nên dựa dẫm vào bạn mãi. Nên đặt trẻ vào giường của chúng khi đã đến giờ ngủ dù cho trẻ vẫn còn thức.

Đối với những trẻ hay hờn giận trước khi đi vào giấc ngủ, bạn không nên phản ứng lại những tiếng rên rĩ hoặc tiếng khóc thút thít của chúng.

Nếu bạn biết rằng con của bạn không phải ra vẻ đang đói, hãy cho chúng cơ hội tự xoa dịu bản thân trước khi đi vào phòng ngủ.

Tránh bật đèn quá sáng, hãy giữ ánh sáng trong phòng ngủ của trẻ ở chế độ mờ, nhẹ nhàng vuốt ve và thủ thỉ với bé một vài điều gì đó như nhắc nhở bọn trẻ hãy ngủ ngoan vì đã đến giờ đi ngủ và từ từ rời khỏi phòng chúng.

Nếu trẻ vẫn còn khóc hãy chờ khoảng 5 phút, thậm chí là 10 phút và dùng những lời nói nhẹ nhàng, xoa dịu chúng, tránh dùng những hành động ép buộc, đe dọa, nạt nộ chúng. Và cuối cùng chúng sẽ tự có ý định rằng nhiệm vụ chính của chúng đó là ngủ xuyên suốt trong đêm.


Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên bế vào nôi khi có những dấu hiệu buồn ngủ đầu tiên. Cứ để giấc ngủ tự đến, đừng bế trẻ trên tay hoặc đưa nôi và ru cho đến khi ngủ hẳn. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu ở trẻ: chỉ có thể ngủ khi được bế và ru, nhất là những lúc tỉnh giấc giữa đêm khuya.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi hay có chu kỳ giấc ngủ bất thường; thỉnh thoảng thức giấc trong đêm rồi nhanh chóng tự mình ngủ lại. Tổng thời gian ngủ mỗi ngày là 16-17 giờ một ngày, mỗi giấc ngủ chỉ khoảng 1-2 giờ. Dưới đây là một số lời khuyên khác để giúp trẻ lứa tuổi này có giấc ngủ ngon:

- Cố gắng để trẻ thật sự yên tĩnh: Khi cho trẻ bú hay sửa tư thế trẻ trong đêm, nên tránh gây kích động để trẻ có thể tự ngủ lại một cách nhanh chóng.

- Tránh cho trẻ ngủ nhiều giờ ban ngày vì điều này dẫn đến nguy cơ chúng sẽ thức suốt đêm.

- Không đưa trẻ vào nôi với núm vú giả trên miệng vì con bạn có thể quen với việc ngậm núm vú giả và sẽ rất khó ngủ nếu không có nó. Thật ra, núm vú giả chỉ thỏa mãn nhu cầu bú, mút của trẻ chứ không giúp trẻ ngủ. Vì vậy, nếu con bạn ngủ với núm vú giả, nên nhẹ nhàng lấy nó đi trước khi đưa trẻ vào nôi.

- Bắt đầu làm chậm sự can thiệp của bạn đối với trẻ 4-6 tháng tuổi: Khi trẻ thức và khóc, nên đợi 1-2 phút vì nhiều khả năng trẻ sẽ tự ngủ lại. Nếu trẻ tiếp tục khóc, hãy kiểm tra (nhưng tránh bật đèn, ẵm trẻ dậy hay đưa, ru). Nếu trẻ khóc lớn hơn, nên kiểm tra lại xem điều gì quấy rầy trẻ, chẳng hạn như tã ướt, đói bụng, khát nước, hơi sốt...

Khi đã chập chững biết đi, trẻ thường không chịu đi ngủ ngay, nhất là nếu anh, chị của nó còn thức. Tuy nhiên, cần đảm cho trẻ ngủ đủ 10-12 giờ mỗi đêm. Nếu con bạn không ngủ đủ số giờ như vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khoa nhi. Để tránh hiện tượng này, cha mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:

- Nên xây dựng một thói quen dễ chịu như đọc truyện, kể chuyện... vào buổi tối, giúp trẻ hiểu rằng khi những hoạt động này kết thúc là đã đến lúc phải đi ngủ. Nếu cha mẹ làm việc muộn thì vẫn nên đùa với con một chút, nhưng tránh gây kích động hay đùa giỡn quá nhiều làm chúng khó ngủ. Tuyệt đối không cho trẻ xem tivi hay chơi game trong khoảng thời gian này.

- Cố gắng giúp trẻ có lịch ngủ đúng giờ mỗi đêm.

- Cho phép trẻ đem những đồ chơi mà chúng yêu thích vào giường ngủ. Những thứ này có thể giúp trẻ dễ ngủ, nhưng phải đảm bảo rằng chúng thật sự an toàn cho trẻ.

- Phải biết chắc rằng con bạn cảm thấy thật sự thoải mái trong phòng ngủ: Kiểm tra nhiệt độ trong phòng, cho mặc quần áo không chật quá hay rộng quá. Nếu con bạn thích uống một ít nước trước khi đi ngủ, để đèn ngủ hoặc để cửa phòng hơi hé mở, nên đáp ứng những nhu cầu này nhằm tránh việc trẻ dựa vào các lý do đó để không chịu ngủ.

- Hạn chế để trẻ ngủ với cha mẹ.

- Cố không quay lại phòng trẻ ngay khi chúng phàn nàn hoặc gọi bạn vì những chuyện không đâu: Nên chờ vài giây trước khi trả lời. Việc im lặng lâu giúp trẻ hiểu đây đã là thời gian ngủ và cũng khiến chúng dễ dàng tự ngủ lại. Nếu cần vào phòng trẻ, không nên kích động chúng hay ở lại lâu. Ngoài ra, nên di chuyển dần ra xa phòng trẻ sau mỗi lần lên tiếng trấn an, cho đến khi bạn chỉ lên tiếng từ phòng mình.

Nhịp thức ngủ là “nhịp điệu chìa khoá” tác động và chi phối mọi nhịp sống khác của cơ thể. Thời gian của giấc ngủ tuỳ thuộc vào tuổi tác và yêu cầu của từng cơ thể. Ở người lớn, cứ một giờ hoạt động phải bù bằng nửa giờ ngủ, ở trẻ em nhu cầu ngủ rất cao, cứ một giờ hoạt động phải bù lại bằng hai giờ ngủ, tức là gấp bốn lần người lớn. Tuổi càng nhỏ nhu cầu càng cao. Trẻ sơ sinh ngủ 20 – 22 tiếng mỗi ngày. Khi lớn lên nhu cầu ngủ giảm dần đến một tuổi chỉ còn 16 tiếng, hai tuổi còn 14 tiếng, ba tuổi còn 13 tiếng. Khi 16 tuổi chỉ còn tám tiếng giống như người lớn. Thời gian ngủ chủ yếu vào ban đêm, riêng trẻ em thời gian ngủ vào ban ngày cũng rất quan trọng.
 
Để giúp trẻ có một giấc ngủ tốt chúng ta cần phải lưu ý một số điểm sau đây:
 
1. Nên tập cho trẻ có một thói quen ngủ sớm và đi ngủ đúng vào một giờ giấc đã được quy định để tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào.
 
2. Giảm xuống tối thiểu các kích thích của ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh của trẻ trong lúc ngủ, điều quan trọng nhất là phải tránh tiếng ồn và ánh sáng vì chúng sẽ làm cho giấc ngủ trẻ không sâu và dễ thức giấc. Ngoài ra cần lưu ý các kích thích khác như để trẻ đói hoặc ăn quá no, không vệ sinh thân thể, quần áo quá chật, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn chật và không thông thoáng đều gây tác hại xấu trên giấc ngủ trẻ.
 
3. Cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý như làm cho trẻ bị ức chế tâm lý trước khi ngủ như doạ nạt, quát mắng, kể những chuyện gây sợ hãi như xem phim ảnh kinh dị. Trẻ có đái ỉa trong khi ngủ ta cũng nhẹ nhàng làm vệ sinh và cho trẻ ngủ lại, không la mắng trẻ.
 
4. Cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể đầy đủ cũng góp phần giúp trẻ ngủ sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ ta có thể dùng lời nói êm dịu để gây ám thị trẻ như: “Con nhắm mắt lại ngủ ngoan đi mẹ thương hoặc nhắm mắt lại ngủ giỏi đi con…” cũng sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
 
5. Mỗi trẻ có một nhu cầu về thời gian ngủ độ dài và độ sâu khác nhau, chúng ta cần nên tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ và thoả mãn theo nhu cầu riêng, không nên gọi trẻ thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc trẻ sẽ tự động thức dậy không cần phải gọi.
 
6. Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ như mất ngủ liên tiếp vài đêm cần đưa trẻ đi khám bệnh, không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có ý kiến của thầy thuốc. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ, ở trẻ em cần lưu ý đến các rối loạn giấc ngủ có liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng thường đi kèm với tình trạng chán ăn, giảm ăn, giảm bú, nôn ói, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ thường gặp ở các trẻ này là ngủ ít, trằn trọc khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, mơ, mớ, ác mộng, mộng du, khiếp sợ trong khi ngủ. Các rối loạn này có thể có liên quan đến tình trạng thiếu kẽm kèm theo thiếu đa chất do giảm ăn như ma giê, canxi, axít amin, vitamin nhóm B và có thể nhanh chóng được chữa khỏi khi được bổ sung kẽm và các chất dinh dưỡng thiếu hụt kể trên.
 
Theo chúng tôi bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ giúp bạn tìm được nguyên nhân khiến bé quấy khóc và ngủ không ngon giấc, từ đó sẽ có liệu pháp điều trị tận gốc căn nguyên gây mất ngủ của bé.
 

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông

Chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ mọc răng.

Trẻ 5 tháng tuổi ăn uống thế nào

Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

(ST).