Đi tiểu không kiểm soát ở phụ nữ - nguyên nhân và cách khắc phục

Theo thống kê thì khoảng 1/3 số người từ 30 đến 70 tuổi gặp rắc rối về việc tiểu không kiểm soát, đó là một trong những bệnh phổ biến của đường tiết niệu.



Các rối loạn đi tiểu ở phụ nữ gồm có: tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp không kiểm soát và tiểu không kiểm soát khi gắng sức.

Tiểu gấp là cảm giác mắc tiểu mà khó chịu đựng được. Tiểu nhiều lần là tiểu với số lượng nước tiểu ít > 8 lần/ngày. Tiểu đêm: tiểu nhiều hơn 1 lần/đêm. Tiểu gấp không kiểm soát: són tiểu khi đang vào nhà vệ sinh. Tiểu không kiểm soát khi đăng gắng sức: són tiểu khi hắt hơi, cười, gắng sức.

PGS TS Trần Lê Linh Phương tư vấn các rối loạn đi tiểu ở phụ nữ và cách điều trị cho chị em phụ nữ Đà Nẵng

Theo PGS TS Linh Phương trước tiên người bệnh có thể áp dụng những phương pháp như:

Thay đổi chế độ ăn: Tránhtáobón: táobónthểtạoáplựclên bàngquang, ảnhhưởngđếnchứcnăng bàngquang. Ănnhiềuchấtnhưđậu, mìsợi, yếnmạch, ngũcốc, bánhmì, tráicâyrauxanh.Duytrìcânnặng. Khônghút thuốc bởi thuốcgâykích thíchbàngquang; ngoài ra ho nhiềudo hútthuốccũngdễbịsóntiểu. Tập thể dục.

Uốngnhiềunước: Bệnhnhânthườngkhôngdámuống nướcsợđitiểunhiều nhưng chính nướctiểuđặcgâykíchthíchbàngquang, tiểu lắtnhắt. Vì vậy, nênuống2-3 lítnước/ ngày và tránhuốngnước2-3 giờtrướckhiđi ngủ.

Tập bàng quang:Mục tiêu tập cách ức chế cảm giác tiểu gấp, trì hoãn việc đi tiểu, đi tiểu theo thời gian biểu. Khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu lý tưởng: 2-4 giờ. Ức chế cảm giác tiểu gấp: ngồi xuống, hít thở sâu bằng miệng, tưởng tượng đến những hình ảnh thư giãn để cảm giác tiểu gấp trôi qua và đi tiểu vào thời gian đã định.

Kiểm soát cảm giác mắc tiểu: Đó là người bệnh cần ngưng ngay công việc đang làm, ngồi xuống hoặc đứng yên. Nhíu chặt các cơ vùng chậu nhiều lần (không giãn cơ quá mức giữa các lần co cơ). Thư giãn phần cơ thể còn lại, hít thở sâu để giảm áp lực, tập trung ức chế cảm giác tiểu gấp.

Nếu áp dụng những phương pháp trên mà vẫn không khỏi, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt với nhóm kháng cholinergic có tác dụng để giúp bàng quang hoạt động bình thường. Tuy nhiên, loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ.

Nếu dùng thuốc vẫn không được, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào cơ bàng quang cho người bệnh. Nhưng với phương pháp này chi phí hơi cao.

Đối với tiểu không kiểm soát (là tình trạng nước tiểu thoát ra ngoài qua ngã niệu đạo, bệnh nhân không giữ lại được), PGS TS Linh Phương cho biết, để điều trị, các bác sĩ sẽ phẫu thuật để treo bàng quang hoặc đặt băng nâng đỡ niệu đạo hoặc cơ thắt niệu đạo nhân tạo, bơm thuốc. Các cuộc phẫu thuật cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày.

Nguyên nhân thường gặp khiến bạn gặp rắc rồi về đường tiết niệu

Sinh đẻ



Sinh đẻ, đặc biệt là sinh thường qua đường âm đạo là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tiểu không kiểm soát. “Điều này làm thay đổi sự hỗ trợ bình thường của bàng quang và niệu đạo”, Christopher Wolter, MD, một trợ lý giáo sư giải thích về tiết niệu tại Bệnh viện Mayo, ở Scottsdale, Arizona nói. Khi bàng quang không có sự hỗ trợ thích hợp, cơ thể bạn sẽ có quyền kiểm soát ít hơn. May mắn thay nguyên nhân này có thể giải quyết bằng các bài tập tăng cường và phẫu thuật. Ít nhất nó đã giúp 85% bệnh nhân có thể kiểm soát tiểu trở lại.

Mang thai

Mang thai là một nguyên nhân khác dẫn đến tiểu không kiểm soát. Nó có thể bị gây ra bởi trọng lượng bào thai đang phát triển đè lên bàng quang hoặc thay đổi tiết tố, làm tăng lượng nước tiểu. Bài tập Kegel có thể giúp tăng cường cơ bắp khung chậu trong và sau khi mang thai, cũng như khắc phục sự cố này.

Cắt bỏ tử cung




Cổ tử cung của người phụ nữ có cơ bàng quang. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung để loại bỏ tử cung hoặc bất kỳ bộ phận nào khác trong vùng chậu có thể tổn hại hệ thống cơ bắp của bàng quang khiến chúng bị suy yếu, dẫn đến tiểu không kiểm soát.

Lão hóa

Nguy cơ tiểu không tự chủ tăng lên theo tuổi tác, không chỉ ở phụ nữ mà còn ở nam giới. Một phần của vấn đề đơn giản là hao mòn. "Có những thay đổi trong thành phần các mô hỗ trợ hệ thống tiết niệu," Annette Sessions, MD, một trợ lý giáo sư về tiết niệu lâm sàng tại Đại học Trung tâm Y khoa Rochester ở New York nói. Ngoài ra có một nguyên nhân khác là tổn thương não từ một cơn đột quỵ hoặc mất trí nhớ, gây trở ngại cho khả năng của hệ thống thần kinh trung ương khi gửi các tín hiệu đến bàng quang.

Phẫu thuật tuyến tiền liệt




Ngoài lão hóa, lý do chính khiến những người đàn ông bị tiểu không kiểm soát là nếu họ đã trải qua phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt. Phẫu thuật có thể khiến cho cơ bắp cơ vòng bị tổn thương nên khó khăn cho kiểm soát tiểu.

Tăng sản tuyến tiền liệt

Tăng sản tuyến tiền liệt có thể là một nguyên nhân dẫn đến tiểu không kiểm soát nếu nó đã xảy ra trong một thời gian dài. Hầu hết đàn ông, thường là sau tuổi 40 hay gặp vấn đề này. “Tăng sản tuyến tiền liệt có thể gây tắc nghẽn, dẫn đến mở rộng hoặc dày lên của cơ bàng quang, khiến bàng quang trở nên không ổn định” tiến sỹ Wolter nói.

Bệnh tiểu đường




Không kiểm soát tiểu được cũng có thể là do bệnh tiểu đường. Vấn đề thường là do bệnh lý thần kinh với biến chứng phổ biến là tổn thương thần kinh. Thiệt hại từ các dây thần kinh cung cấp đến bàng quang khiến bệnh nhân không thể cảm thấy bàng quang của mình bị sưng lên. Nói khác đi, họ đã mất nhận thức khi bàng quang căng đầy. Mặt khác, sự gia tăng lượng đường trong máu có thể làm tăng sản lượng nước tiểu. Vì thế, dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu là một dấu hiệu sớm của cả hai loại tiểu đường type 1 và 2.

Béo phì 

"Béo phì (thường đi cùng với bệnh tiểu đường) chắc chắn dẫn đến nguy cơ tiểu không kiểm soát ", Tiến sĩ Wolter nói. "Nó sẽ gây áp lực nhiều hơn vào bàng quang và cấu trúc sàn chậu". Tuy nhiên, mối liên hệ giữa béo phì và tiểu không kiểm soát phổ biến hơn ở nữ giới do khác biệt về giải phẫu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu




Nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) tại một số thời điểm, và vấn đề phổ biến này đôi khi có thể gây ra tiểu không tự chủ tạm thời. Một trong những triệu chứng chính của nhiễm trùng đường tiểu đó là thường có nhu cầu đi tiểu thường xuyên. "Đây là nguyên nhân gây ra tiểu không tự chủ nên nó sẽ giải quyết sau khi bệnh nhân được điều trị nhiễm trùng", tiến sĩ . Bird nói.

U xơ tử cung

Mặc dù không xuất hiện phổ biến nhưng u xơ tử cung cũng có thể gây ra tiểu không tự chủ nếu khối đủ lớn và đẩy trực tiếp vào bàng quang.

Thời kỳ mãn kinh




Sự suy giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh khiến cho bàng quang không thể vận hành đúng cơ chế của nó, dẫn đến tiểu không kiểm soát.

Các khối u

Ung thư bàng quang có thể biểu hiện triệu chứng là tiểu không kiểm soát, nhưng nó hiếm khi xảy ra. "Khi có một vấn đề với kiểm soát nước tiểu, nó có thể khiến bạn khó chịu nhưng không hẳn là bạn có khối u ác tính" Tiến sĩ Bird nói. "Ung thư không phải là điều quá khủng khiếp như chúng ta thường nghĩ."

Khắc phục tình trạng đi tiểu không kiểm soát

Theo thống kê thì khoảng 1/3 số người từ 30 đến 70 tuổi gặp rắc rối về việc tiểu không kiểm soát, đó là một trong những bệnh phổ biến của đường tiết niệu.

Chuyện “khó nói” này có thể tránh được nếu chúng ta nắm được bí quyết giữ cho đường tiết niệu khỏe mạnh.

Giữ trọng lượng cân đối. Bạn càng nặng, trọng lượng càng chèn ép bàng quang. Tập thể dục đều đặn và thực hiện một chế độ ăn uống vừa phải, đủ thành phần rau quả có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu tiện mất kiểm soát.
 
Do đó, nguyên tắc đầu tiên cần nhớ là những gì giúp bạn sống khỏe mạnh thì cũng rất quan trọng cho bàng quang.

Tập kỹ thuật Kegel. Kegel là bài tập vùng cơ chậu được đặt theo tên vị bác sỹ đã sáng tạo ra nó. Đây là phương pháp nhằm duy trì sự kiểm soát bàng quang suốt đời.
 
Nó còn đặc biệt quan trọng đối với tăng cường cơ sàn chậu trước và sau khi có
con do việc sinh con có thể làm mất sự hỗ trợ tự nhiên cho bàng quang và niệu đạo. Tóm lại, việc tập co thắt cơ khung chậu thường xuyên là ý tưởng tốt cho cả hai giới, dù trẻ hay già.
 
Cẩn thận với thuốc.
Có ít nhất 300 loại thuốc thực sự có thể gây ra hoặc làm xấu đi tình trạng tiểu không kiểm soát, cho dù tác dụng phụ này không đủ để ngăn chặn việc dùng thuốc theo đơn.
 
Tuy nhiên, bệnh nhân hoàn toàn có thể yêu cầu bác sĩ kê thuốc thay thế để tránh gây thương tổn cho thận và bàng quang.
 

Uống một cách tiết chế. Bia, cà phê, chè và nước giải khát hoặc bất kỳ đồ uống chứa cồn hay caffeine có thể làm gia tăng hoạt động ở bàng quang và dẫn đến són tiểu

Quan trọng vẫn là sự điều độ. Uống nhiều thì hay phải vào nhà vệ sinh, trong khi không chịu uống nước có thể hại thận hoặc bị táo bón. Cả hai tình trạng này đều có thể gây kích thích bàng quang. Nguyên tắc chung nhất vẫn là tiêu thụ khoảng 2 lít chất lỏng mỗi ngày, bao gồm cả nước, nước canh và đồ uống.

Tránh thực phẩm kích thích.
Một số thực phẩm có thể khiến tình trạng mất tự chủ về đường tiết niệu của một số người trở nên tồi tệ hơn. Trong số đó, cẩn thận với chocolate (cũng là nguồn cung cấp caffeine), thức ăn cay hoặc có tính axit như cà chua, họ cam bưởi…

Không hút thuốc. Thuốc lá về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang nhưng khói thuốc lá và nicotine cũng được coi là chất gây kích thích bàng quang ngay lập tức. Lưu ý là ho mãn tính liên quan đến hút thuốc lá cũng có thể dẫn đến tình trạng thỉnh thoảng bị “rò rỉ”.

Bảo vệ chính mình từ nhiễm trùng đường tiểu.
Nhiễm trùng đường tiểu có thể gây ra triệu chứng tiêu tiểu không tự chủ tạm thời bởi các vi khuẩn hay xâm nhập vào bàng quang sẽ làm suy yếu các cơ ở niệu đạo. Hầu hết mọi người sẽ không gặp phải tình trạng mất kiểm soát nghiêm trọng nhưng với người đã dễ són tiểu thì nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn.

Tránh táo bón. Tạo điều kiện cho ruột hoạt động trơn tru với một lượng đáng kể chất xơ và các chất lỏng có thể hỗ trợ bộ phận bàng quang lân cận. Lý do là trực tràng quá no sẽ gây áp lực lên bàng quang, tạo ra nhu cầu “giải quyết” thường xuyên và khẩn trương hơn.

Hãy xem xét quá trình sinh con. Sinh thường được cho là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tiểu không kiểm soát nhưng còn nhiều yếu tố nguy cơ khác. Trong khi đó, sinh mổ được cho là ít xảy ra “trục trặc” này nhưng bằng chứng tới nay chưa thuyết phục.
 
Hiện nay, phụ nữ sinh con trên một lần hầu hết gặp phải vấn đề rò âm đạo cho đến thời kỳ mãn kinh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nên tránh cắt tầng sinh môn khi sinh con để để bảo vệ cơ sàn khung chậu.

Đi tiểu không tự chủ
Tiểu không tự chủ ở phụ nữ
Dạy bé đi tiểu và đi ngoài
Tiểu són khi mang thai
Đi tiểu buốt
Ngứa âm đạo và đi tiểu buốt


(st)
em bị một số nốt đỏ ở vùng ngực, có màu đỏ, gãi thấy ngứa, thưa bác sĩ em có bị ung thư vú không ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Trời, từ mấy nốt đỏ đó mà bạn lo lắng đến ung thư vú là hơi lo xa nha. Có thể đấy chỉ đơn giản là mấy vết viêm lỗ chân lông hoặc mẩn ngứa thông thường, bạn giữ vệ sinh tốt và chú ý không gãi nhé.Mọi chuyện sẽ ổn cả thôi. Chúc bạn vui khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (6)
em năm nay 24 tuổi là nữ giới chưa có gia đình.Em thường xuyên đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm .và só lượng nước tiểu cũng lúc ít lúc nhiều và mỗi khi tiểu xong em vẫn cảm thấy buồn tiểu nên thường hay rặn và nước tiểu vẫn ra nhiều hơn .em cảm thấy đi tiểu nhiều lần rất mệt mỏi với em .nên em cố nhịn tiểu nhưng lại ko nhịn được vì cảm thấy tức ngực bứt rứt khó chịu.em đã có đi khám phụ khoa nhưng bác sĩ lại nói bình thường.nhưng tình trạng của em thì đã bị lâu năm nay rồi. mong các bác giúp em với.em xin cám ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (3)
Cach dieu tri beñh tieu dem
hơn 1 tháng trước - Thích (16)
Cach dieu tri beñh tieu dem
hơn 1 tháng trước - Thích (4)
Gửi hỏi đáp - bình luận