Đi tiểu không tự chủ

TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ

Điều này xảy ra khi cơ vòng bàng quang bị yếu đi (hoặc cơ bàng quang quá nhạy) đến độ bạn không thể tự chủ được dòng tiểu. Có vài loại tiểu không tự chủ, hãy xem phần sau đây để biết tình trạng nào thường gặp nhất.

CÁC LOẠI TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ

Dưới đây là 3 loại tiểu không tự chủ thường gặp nhất.

Không tự chủ do căng thẳng (tiểu són). Đây là chứng tiểu són do áp suất tăng lên trong vùng bụng khi bạn hắt hơi, ho, cười lớn hoặc nâng vật nặng.

Không tự chủ được, phải tiểu ngay (tiểu gấp). Tình trạng tiểu gấp này xảy ra ngay lúc bạn đang đợi tiểu. Bàng quan bắt đầu tự động co thắt và nước tiểu tự thoát ra. Tình trạng này thường bị tác động do đột ngột thay đổi tư thế (đứng, ngồi…).

Không tự chủ cả tiểu són và tiểu gấp. Đây là tình trạng phối hợp của chứng tiểu són và tiểu gấp. Có thể là kết quả của hai khiếm khuyết chức năng của bàng quang.

TỰ GIẢI QUYẾT

Tiểu không tự chủ dạng nhẹ thường là do các cơ đáy chậu đã yếu. Bạn có thể cải thiện việc kiểm soát bàng quan bằng cách tập thể dục theo phương pháp Kegel. Đây là bài tập co lại và giãn ra liên tục các cơ đường niệu sinh dục. Nếu bạn mắc chứng tiểu gấp, thì phương cách tự đối phó là cứ cách 2 giờ lại đi tiểu để làm trống bàng quang. Tránh dùng các thức uống lợi tiểu như trà, cà phê. Có nhiều vật dụng trợ giúp cho những người bị són tiểu như tấm trải giường thấm nước, tã thấm, quần lót không ướt. Tuy nhiên bạn cần phải đi bác sĩ chữa bệnh. Còn nếu bạn bị tiểu không tự chủ do căng thẳng khi tập thể dục hãy thử bằng cách đi tiểu hết ra trước rồi nịt lại bằng băng thấm nước trong lúc tập.
(St)

me e bi benh tieu duong len cao da vao benh vien va da ha duong nhung khi tinh thi luc tinh luc noi lung tung va ko kiem soat duoc tieu va di cau vay cho e biet la do nguen nhan gi ma nhu vay me e co bi viem duong tieu vay co chua duoc ko cho e cau tra loi nha cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (18)
Nếu mẹ bạn đi tiểu không tự chủ được cả tiểu són và tiểu gấp thì rất có thể bị khiếm khuyết chức năng của bàng quang. Bạn nên đưa mẹ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và chữa trị bệnh kịp thời, tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúc mẹ bạn sớm khỏi bệnh!
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Gửi hỏi đáp - bình luận